Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tổ hợp tên lửa Sapsan

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổ hợp tên lửa Sapsan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổ hợp tên lửa Sapsan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

>> Tên lửa Sapsan - Ứng viên “đáng giá” thay thế tên lửa Scud của Việt Nam

Sapsan là loại tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật đa năng thế hệ mới, một “hậu duệ” lý tưởng cho tên lửa Scud có trong biên chế của quân đội Việt Nam.
Tên lửa ngày càng cho thấy giá trị chiến lược của nó trong việc tạo nên thế trận răn đe hiệu quả và đảm bảo an ninh quốc gia. Thực tế những quốc gia sở hữu kho tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa liên lục địa luôn tạo được thế áp đảo về sức mạnh quân sự.

Từng là một phần của tổ hợp công nghiệp quốc phòng đồ sộ trước đây của Liên Xô, Ukraine nắm giữ nhiều công nghệ quan trọng để cho ra đời các hệ thống vũ khí đẳng cấp. Trong đó Viện thiết kế (KB) Yuzhnoie đã nhiều lần đề xuất chế tạo các hệ thống vũ khí chính xác cao có chức năng khác nhau là dự án Borisfen và hệ thống Grom.

Đặc biệt trong năm 2013 này dự án phát triển tên lửa đạn đạo chiến dịch-chiến thuật đa năng Sapsan đã bước vào giai đoạn thực hiện. Hiện nay đã hoàn thành giai đoạn công việc đặc biệt quan trọng nhằm chế tạo hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Sapsan như: Đã đưa ra bản vẽ phác thảo, xác định diện mạo kỹ thuật của các hệ thống, hình thành cơ cấu hợp tác, tính toán các tính năng của hệ thống, thông qua chương trình cấp nhà nước, thời hạn và quy mô tài trợ kinh phí.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa chiến dịch - chiến thuật Sapsan là ứng viên lý tưởng để thay thể tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud của Việt Nam.

Bộ Quốc phòng Ukraine dự định mua gần 100 hệ thống Sapsan để thay thế các hệ thống Tochka-U đã lạc hậu. Sapsan dự kiến được trang bị cho quân đội Ukraine vào năm 2016. Mặc dù thiếu kinh phí trong năm 2009-2012, KB Yuzhnoe đã phát triển các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các tính năng kỹ thuật của Sapsan chủ yếu cho biến thể xuất khẩu.

Tên lửa Sapsan có chiều dài 7,2 mét, đường kính ống phóng 1 mét, đường kính tên lửa 80cm, trọng lượng tổng thể gồm tên lửa, ống phóng, xe mang ống phóng nặng 21 tấn, trọng lượng phóng 3,5 tấn, trọng lượng tên lửa 2,5 tấn.

Đầu đạn của tên lửa nặng 480kg, tầm bắn hiệu quả từ 50-280km, tên lửa Sapsan có độ chính xác khá cao, bán kính lệch mục tiêu của tên lửa dao động từ 2-200 mét tùy vào điều kiện cụ thể của mục tiêu. Thời gian sẵn sàng phóng chỉ từ 2-20 phút, tốc độ của tên lửa đạt tới 1.300 mét/giây. Hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải KRAZ 8×8 bánh nên có khả năng cơ động cao.

Dự kiến tên lửa Sapsan đang được xúc tiến xuất khẩu ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ phục vụ cho quá trình phát triển và hoàn thiện tên lửa. Mặc dù tên lửa vẫn đang trong quá trình phát triển nhưng với nền tảng công nghệ vững chắc của Ukraine chắc chắn đây sẽ là một hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật đẳng cấp hoàn toàn có thể so sánh được với hệ thống 9K720 Iskander của Nga.
Trong bối cảnh hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Ukraine đang phát triển tốt đẹp, phía bạn lại đang cần hợp đồng để hoàn thiện hệ thống. Việt Nam hoàn toàn có thể tính đến khả năng nhập khẩu hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật này để bổ sung và thay thế cho loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud đã có phần lạc hậu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Dự án Sapsan đang được xúc tiến cho xuất khẩu đây là cơ hội tốt để Việt Nam có thể sớm sở hữu loại tên lửa này.

Cũng không loại trừ khả năng thông qua sự hợp tác mua bán hệ thống tên lửa Sapsan từ Ukraine sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển công nghệ tên lửa của Việt Nam. Trong bối cảnh nền khoa học kỹ thuật và tiềm lực tài chính của đất nước chưa đủ khả năng để tự phát triển các hệ thống tên lửa riêng thì việc nhập khẩu từ nước ngoài và cải tiến chúng là một giải pháp khả thi để đảm bảo an ninh quốc gia.

Việt Nam từng nhập khẩu tên lửa Scud từ Liên Xô và nâng tầm bắn cho tên lửa thì việc làm tương tự đối với hệ thống Sapsan hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta sẽ không bao giờ tạo được thế trận răn đe hiệu quả nếu không có các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật đủ mạnh.

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

>> Hợp tác an ninh, quân sự Ukraine-Trung Quốc khiến Nga lo ngại




Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có chuyến công du chính thức đến Ukraine vào nửa cuối tháng 6 với nhiều chương trình liên quan đến hợp tác an ninh, quân sự.

Đây là cuộc gặp thứ hai của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ukraine trong vòng hơn 1 năm qua. Cuộc gặp đầu tiên diễn ra vào tháng 9/2010 khi Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich đến thăm Trung Quốc.

Trong cuộc gặp năm 2010, chủ đề được hai nhà lãnh đạo cấp cao đưa ra thảo luận là việc thực hiện dự án có liên quan đến quy trình sản xuất tên lửa chiến thuật – chiến dịch.

Phòng thiết kế “Yuzdniu” và “Yuzdmash” (Ukraine) là 2 nhà sản xuất có nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo tên lửa đạn đạo, nhưng chưa bao giờ sản xuất các tên lửa chiến thuật – chiến dịch.

Vào tháng 4/2011, Ukraine đã bắt tay chế tạo tổ hợp tên lửa Sapsan. Trên cơ sở của tổ hợp này, các chuyên gia Trung Quốc có thể phát triển các thiết kế mới. Hợp tác với Trung Quốc là một vấn đề quan trọng với Ukraine, không ngoại trừ khả năng vấn đề này được tính toán cho tương lai.



Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Victor Yanukovich hội đàm


Kết quả cụ thể các vấn đề đưa ra thảo luận trong hai cuộc gặp của 2 nguyên thủ cấp cao không được tiết lộ, cả 2 bên đã tránh đưa ra các cuộc bình luận công khai liên quan đến triển vọng hợp tác kỹ thuật quân sự cũng như hợp tác về an ninh.

Sự phát triển đối thoại giữa Trung Quốc và Ukraine, cũng như chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong không gian hậu Xô Viết làm Nga đặc biệt quan tâm. Bởi Moscow xem Trung Quốc không chỉ là thị trường đầy hứa hẹn về năng lượng mà còn là mối đe dọa tiềm năng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Chính vì vậy, Nga coi Tuyên bố về đối tác chiến lược giữa Ukraine và Trung Quốc vừa ký kết ngày 20/6 tại Kiev là một vấn đề hết sức quan trọng.

Tuyên bố này bao gồm các điều khoản quy định cấm nước thứ 3 sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành các hoạt động xâm phạm chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của một nước khác. Đây thực sự là một điều ám chỉ cho Moscow biết rằng, Bắc Kinh đang theo sát các lợi ích kinh tế và chính trị của Nga tại Ukraine, Kazakhstan và Azerbaijan.

Ngoài ra, trong chuyến thăm vừa qua, 2 bên đã ký hợp đồng trị giá 3,5 tỷ USD để thực hiện hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho việc tổ chức giải vô địch bóng đá Euro-2012. Trong đó, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc sẽ đầu tư vốn xây dựng đường sắt kết nối sân bay quốc tế Borispol với Kiev.

Có thông tin cho rằng, Ukraine và Trung Quốc đã ký hàng loạt các hợp đồng lâu dài trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Theo đó, Trung Quốc sẽ sở hữu các hệ thống radar, các tên lửa không đối không và thủy phi cơ đổ bộ.

Bắc Kinh từng tìm kiếm khả năng sở hữu các phương tiện tương tự ở Nga. Tuy nhiên, trong giai đoạn đàm phán, ý định “mập mờ” của Trung Quốc trong việc chế tạo các radar và tên lửa khiến Nga thay đổi quan điểm. Nga cho rằng, nếu Trung Quốc có được các hệ thống trên, nước này sẽ sử dụng để chống lại Nga trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.

Trước đó, cũng có ý tưởng để “Su-27” của Trung Quốc được trang bị động cơ “Motor Sich” của Ukraine, các chuyên gia không quân đã ủng hộ. Cũng theo đó, trên các máy bay này sẽ trang bị các loại vũ khí chiến đấu của Nga và Ukraine như tên lửa không đối không.

Ý tưởng này rất có lợi cho Ukraine, bởi trong tương lai gần, Ukraine sẽ thay các loại máy bay cũ. Đây là dự án duy nhất được nói đến trước khi ký các hợp đồng.

Các vấn đề trong "mối quan hệ tốt đẹp"

Hợp tác giữa Ukraine và Trung Quốc cũng tồn tại khá nhiều vấn đề. Trung Quốc sẽ không mua các lô hàng lớn. Bởi mục đích chính của Trung Quốc là sở hữu các công nghệ của Ukraine.

Kịch bản này có thể xảy ra như sau: Sau khi nhận các sản phẩm với số lượng hạn chế, tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ, Trung Quốc có thể bắt đầu tự sản xuất hàng loạt các sản phẩm này với thương hiệu riêng của mình. Sau đó, xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Ukraine vừa qua đã xác định hàng loạt các xu hướng địa chính trị hết sức quan trọng. Mục đích của việc Trung Quốc tích cực xâm nhập vào không gian hậu Xô Viết - sân sau của Nga là nhằm hạn chế sự hiện diện của Nga ở hướng Tây và Caucasus trong trường hợp xuất hiện xung đột Nga – Trung với mục đích sáp nhập phần lãnh thổ phía đông của Nga vào Trung Quốc.

Việc ký kết các hợp đồng trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, tiếp tục thực hiện kế hoạch hoạt động Ukraine – NATO, cũng như tiến hành các cuộc tập trận mới đây tại Biển Đen đã và đang làm giấy lên sự quan ngại của Moscow.

Như vậy, không ngoại trừ khả năng đề tài được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp sắp tới ngày 25/6/2011 giữa Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich và Thủ tướng Nga Vladimir Putin tại Krym sẽ là kết quả chuyến thăm Ukraine của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trọng tâm là các khía cạnh về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Ukraine và Trung Quốc.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang