Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hồ Cẩm Đào

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồ Cẩm Đào. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồ Cẩm Đào. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

>> Trung Quốc tăng bất thường các cuộc tập trận đổ bộ


Hạm đội Nam Hải đã tập trung huấn luyện các khoa mục như tác chiến đổ bộ, chống tàu ngầm… tăng cường phản ứng nhanh.

Ngày 11/1, tờ “Đại Công báo” Hồng Kông có bài viết cho rằng, trong thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và mới, Hải quân Trung Quốc tăng cường huấn luyện quy mô lớn, các binh chủng và tàu thuyền như tàu ngầm, tàu khu trục, thuyền máy (ca-nô), lực lượng trên không đều tới tấp tăng cường tập trận chung, nâng cao khả năng tác chiến hiệp đồng.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ

Ba hạm đội lớn gồm Hạm đội Nam Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Bắc Hải đều tăng cường huấn luyện có tính mục đích, đột phá một loạt vấn đề nan giải trong huấn luyện, tăng cường khả năng tác chiến ứng phó khẩn cấp.

Những năm gần đây, tranh chấp các vùng biển như biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng liên tục tăng lên,

nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi trên biển ngày càng nặng nề. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng, phát triển hải quân Trung Quốc được quan tâm rộng rãi.

Ngày 6/12/2011, khi hội kiến với các đại biểu Đại hội Đảng bộ Hải quân PLA lần thứ 11,

Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cho rằng,

đẩy nhanh xây dựng chuyển đổi hải quân, mở rộng và tăng cường chuẩn bị đấu tranh quân sự, thúc đẩy vững chắc hiện đại hải quân,

đóng góp mới và lớn hơn cho việc bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới.

Hạm đội Nam Hải diễn tập đổ bộ

Từ tháng trước đến nay, các tờ báo quân sự chính của Trung Quốc như báo Giải phóng quân, mạng quân sự chinamil,

trang mạng của Bộ Quốc phòng, CCTV quân sự… đã tiến hành đưa tin rộng rãi về công tác tập trận của Hải quân Trung Quốc.

Cuộc tập trận hàng năm của Hải quân cũng bắt đầu từ tuần trước.

Chi đội thuyền máy của Hạm đội Nam Hải tập trung vào các khoa mục như tác chiến đổ bộ, săn ngầm ở dưới biển sâu…, bám sát thực tiễn chiến đấu, tổ chức huấn luyện có khoa học.

Chú trọng nâng cao khả năng phản ứng nhanh cho bộ đội và khả năng đổ bộ trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và vùng biển mới lạ, gia tăng mức độ huấn luyện hiệp đồng giữa các tàu chiến khác nhau.

Các loại tàu chiến khác nhau như tàu đổ bộ, tàu săn ngầm tổ chức thành biên đội liên hợp, diễn tập tiến hành tấn công liên hợp đối với các mục tiêu trên không, trên mặt biển và dưới mặt biển. Chi đội thuyền máy này hoàn thiện đề án đổ bộ như chạy trong bụi nước, hoạt động tại vùng biển phức tạp và vùng nước nhỏ hẹp giữa các đảo đá,

tổ chức cho bộ đội trải nghiệm thực tế chiến đấu ở vùng biển lạ và trong các khu vực nước chảy xiết phức tạp, tăng cường khả năng tác chiến ứng phó khẩn cấp.

Chi đội tàu đổ bộ của Hạm đội Đông Hải cũng tập trung giải quyết những vấn đề nan giải trong huấn luyện liên hợp.

Đồng thời phá vỡ giới hạn giữa các quân binh chủng, tổ chức tập trận chung cho tập đoàn quân của Lục quân, chi đội tàu khu trục của Hải quân và lực lượng bảo đảm,

đã tổ chức tập trận chiến đấu thực tế (người thật, đạn thật) liên hợp, đã nâng cao hiệu suất huấn luyện, đã kiểm tra trang bị của nhiều quân binh chủng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tập trận cả ngày lẫn đêm

Trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tiết lộ, lực lượng máy bay của Hạm đội Bắc Hải đã tiến hành dự báo đầy đủ về ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ thấp, khí tượng trên biển phức tạp, tình huống đặc biệt trên không có thể xuất hiện và vấn đề khó trọng điểm trong huấn luyện, ngày 6/1 đã hoàn thành tốt tập trận bay đầu năm mới.

http://nghiadx.blogspot.com


Vào trung tuần tháng 12/2011, nhiều tàu ngầm của một chi đội hải quân đã tập trận với tàu khu trục và máy bay trực thăng chống tàu ngầm, làm thay đổi phương thức huấn luyện tàu ngầm sớm đi tối về trước đây, gia tăng mức độ huấn luyện liên tục cả ngày lẫn đêm với cường độ cao, làm nổi bật huấn luyện hiệp đồng, đã nâng cao hiệu quả huấn luyện tầm xa.

Trong huấn luyện qua đêm đã hoàn thành nhiều khoa mục có độ khó cao như “đột phá khu vực phong tỏa chống tàu ngầm lập thể hải, không quân”, phá giải một loại vấn đề khó trong huấn luyện, đạt mục đích một lần luyện nhiều khả năng.

http://nghiadx.blogspot.com


Năm 2011, chi đội tàu ngầm, sư đoàn hàng không của hải quân, chi đội tàu khu trục, chi đội tàu hỗ trợ đã lần lượt triển khai hơn 20 cuộc tập trận chung.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

>> Mỹ thẳng thừng tuyên bố đã mất bình tĩnh với TQ



Tổng thống Mỹ Barack Obam hôm 12/11 nói với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào rằng Mỹ đã "nản lòng" và "mất bình tĩnh" với tốc độ thay đổi trong chính sách kinh tế của Bắc Kinh.


http://nghiadx.blogspot.com
Đối thoại Mỹ - Trung

Nhà lãnh đạo Mỹ đã cảnh báo thẳng thừng như vậy trong các cuộc hội đàm trước thềm hội nghị thượng đỉnh châu Á Thái Bình Dương, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết.

Trước đó, Tổng thống Obama đã cảnh báo rằng Trung Quốc phải "chơi theo luật" thương mại quốc tế. "Chúng tôi muốn các vị chơi theo luật và tiền tệ có lẽ là ví dụ tốt nhất".

Cách nói thẳng thừng của Tổng thống Obama cho thấy Mỹ ngày càng lo lắng về sự tuân thủ các tiêu chuẩn sở hữu trí tuệ của Bắc Kinh lẫn mức độ của đồng nhân dân tệ, đồng tiền mà các nhà chỉ trích cho rằng nó được duy trì ở mức thấp một cách không tự nhiên nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào diễn ra trong bối cảnh sức ép chính trị đối với Obama về hồ sơ thương mại của Trung Quốc tăng cao. Vấn đề này đã được các ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa nhắc lại trong cuộc tranh luận về tranh cử hôm 12/11 khi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đang bắt đầu có đà.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã vặn lại rằng sự tăng giá của đồng nhân dân tệ không hề giúp gì cho Mỹ. Và rằng, thâm hụt thương mại, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ không phải do chính sách tỷ giá của Trung Quốc gây ra. Theo các bình luận đăng trên website của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Hồ Cẩm Đào nói với người đứng đầu nước Mỹ: "Cho dù giá trị đồng nhân dân tệ tăng đáng kể thì nó cũng không giải quyết được các vấn đề mà Mỹ đang đối mặt",.

Lúc xuất hiện công khai trước khi hội đàm tại một khách sạn ở Honolulu, hai nhà lãnh đạo Mỹ Trung không lạc khỏi những nụ cười ngoại giao và căng thẳng kinh tế chỉ nảy nở ở cuộc gặp kín.

Tổng thống Obama "đã khẳng định rõ ràng là người Mỹ và cộng đồng thương mại Mỹ đang ngày càng mất bình tĩnh và nản lòng với tình trạng thay đổi trong các chính sách kinh tế của Trung Quốc và quá trình phát triển của quan hệ kinh tế Mỹ-Trung", Michael Froman, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho biết.


Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

>> Trung Quốc gọi, Đài Loan trả lời như thế nào?



Đài Loan đã bác đề xuất cùng tổ chức sự kiện 100 năm ngày kết thúc chế độ phong kiến Trung Quốc đồng thời bác lời kêu gọi thống nhất của CT Hồ Cẩm Đào.


Hôm nay, tờ Thời báo New York đưa tin, đáp lại lời kêu gọi thống nhất của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhân lễ kỷ niệm 100 năm ngày Cách mạng Tân Hợi, người đứng đầu đảo Đài Loan Mã Anh Cửu đã có những phản ứng chính thức đầu tiên.

Theo đó, trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc chế độ phong kiến của mình ở Đài Bắc, ông Mã Anh Cửu đã nói, Trung Quốc cần tôn trọng lịch sử và nền độc lập của hòn đảo này.


http://nghiadx.blogspot.com
Theo Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đạt được nền thống nhất trong hòa bình là lợi ích căn bản của tất cả người dân Trung Quốc và đồng bào Đài Loan


Cả Đài Loan và Trung Quốc đều tiến hành kỷ niệm ngày 10/10 hàng năm là ngày đánh dấu sự chấm dứt 2000 năm phong kiến sau khi nhà Thanh sụp đổ, và cả hai đều muốn nhân sự kiện này mở ra những cơ hội đối thoại mới.

Nhưng giới chức Đài Loan đã bác đề xuất cùng tổ chức sự kiện này với Trung Quốc đại lục bởi lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ nhân cơ hội này sẽ tăng cường tuyên truyền về chính sách “một Trung Quốc”.

Đêm qua, trước thời điểm diễn ra lễ kỷ niệm năm nay, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Cẩm Đảo đã kêu gọi hai bên hãy gác lại lịch sử, cùng nhau kiến tạo một nền thống nhất hòa bình. Tuy nhiên, từ trước tới giờ, người Đài Loan vẫn luôn cảnh giác với lời kêu gọi này của Trung Quốc bởi lo rằng hòn đảo này sẽ không còn được độc lập nữa.

Tại buổi lễ diễn ra trước tòa nhà văn phòng của mình, ông Mã Anh Cửu đã thẳng thắn bác bỏ lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và rằng Trung Quốc cần tôn trọng Đài Loan.

Bài phát biểu ngắn của ông này được theo sau bằng một cuộc trình diễn sức mạnh quân sự với phi cơ bay lượn trên bầu trời, xe tăng và dàn xe chở tên lửa diễu binh. Những phi công trong trang phục đỏ đã nhảy dù biểu diễn ngay trước quảng trường.

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một hòn đảo đang chờ được thống nhất và có thể tiến hành điều này bằng một cuộc sức mạnh nếu cần. Theo sáng kiến của ông Mã Anh Cửu, hai bên đã có những bước tiến rất lớn xích lại gần nhau trên lĩnh vực kinh tế, nhưng vẫn từ chối các đối thoại chính trị nhằm giải quyết tương lai của hòn đảo này.

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nói, “đạt được một sự thống nhất trong hòa bình là lợi ích căn bản của tất cả người dân Trung Quốc, bao gồm cả đồng bào Đài Loan của chúng ta”.

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

>> Hợp tác an ninh, quân sự Ukraine-Trung Quốc khiến Nga lo ngại




Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có chuyến công du chính thức đến Ukraine vào nửa cuối tháng 6 với nhiều chương trình liên quan đến hợp tác an ninh, quân sự.

Đây là cuộc gặp thứ hai của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ukraine trong vòng hơn 1 năm qua. Cuộc gặp đầu tiên diễn ra vào tháng 9/2010 khi Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich đến thăm Trung Quốc.

Trong cuộc gặp năm 2010, chủ đề được hai nhà lãnh đạo cấp cao đưa ra thảo luận là việc thực hiện dự án có liên quan đến quy trình sản xuất tên lửa chiến thuật – chiến dịch.

Phòng thiết kế “Yuzdniu” và “Yuzdmash” (Ukraine) là 2 nhà sản xuất có nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo tên lửa đạn đạo, nhưng chưa bao giờ sản xuất các tên lửa chiến thuật – chiến dịch.

Vào tháng 4/2011, Ukraine đã bắt tay chế tạo tổ hợp tên lửa Sapsan. Trên cơ sở của tổ hợp này, các chuyên gia Trung Quốc có thể phát triển các thiết kế mới. Hợp tác với Trung Quốc là một vấn đề quan trọng với Ukraine, không ngoại trừ khả năng vấn đề này được tính toán cho tương lai.



Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Victor Yanukovich hội đàm


Kết quả cụ thể các vấn đề đưa ra thảo luận trong hai cuộc gặp của 2 nguyên thủ cấp cao không được tiết lộ, cả 2 bên đã tránh đưa ra các cuộc bình luận công khai liên quan đến triển vọng hợp tác kỹ thuật quân sự cũng như hợp tác về an ninh.

Sự phát triển đối thoại giữa Trung Quốc và Ukraine, cũng như chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong không gian hậu Xô Viết làm Nga đặc biệt quan tâm. Bởi Moscow xem Trung Quốc không chỉ là thị trường đầy hứa hẹn về năng lượng mà còn là mối đe dọa tiềm năng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Chính vì vậy, Nga coi Tuyên bố về đối tác chiến lược giữa Ukraine và Trung Quốc vừa ký kết ngày 20/6 tại Kiev là một vấn đề hết sức quan trọng.

Tuyên bố này bao gồm các điều khoản quy định cấm nước thứ 3 sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành các hoạt động xâm phạm chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của một nước khác. Đây thực sự là một điều ám chỉ cho Moscow biết rằng, Bắc Kinh đang theo sát các lợi ích kinh tế và chính trị của Nga tại Ukraine, Kazakhstan và Azerbaijan.

Ngoài ra, trong chuyến thăm vừa qua, 2 bên đã ký hợp đồng trị giá 3,5 tỷ USD để thực hiện hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho việc tổ chức giải vô địch bóng đá Euro-2012. Trong đó, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc sẽ đầu tư vốn xây dựng đường sắt kết nối sân bay quốc tế Borispol với Kiev.

Có thông tin cho rằng, Ukraine và Trung Quốc đã ký hàng loạt các hợp đồng lâu dài trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Theo đó, Trung Quốc sẽ sở hữu các hệ thống radar, các tên lửa không đối không và thủy phi cơ đổ bộ.

Bắc Kinh từng tìm kiếm khả năng sở hữu các phương tiện tương tự ở Nga. Tuy nhiên, trong giai đoạn đàm phán, ý định “mập mờ” của Trung Quốc trong việc chế tạo các radar và tên lửa khiến Nga thay đổi quan điểm. Nga cho rằng, nếu Trung Quốc có được các hệ thống trên, nước này sẽ sử dụng để chống lại Nga trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.

Trước đó, cũng có ý tưởng để “Su-27” của Trung Quốc được trang bị động cơ “Motor Sich” của Ukraine, các chuyên gia không quân đã ủng hộ. Cũng theo đó, trên các máy bay này sẽ trang bị các loại vũ khí chiến đấu của Nga và Ukraine như tên lửa không đối không.

Ý tưởng này rất có lợi cho Ukraine, bởi trong tương lai gần, Ukraine sẽ thay các loại máy bay cũ. Đây là dự án duy nhất được nói đến trước khi ký các hợp đồng.

Các vấn đề trong "mối quan hệ tốt đẹp"

Hợp tác giữa Ukraine và Trung Quốc cũng tồn tại khá nhiều vấn đề. Trung Quốc sẽ không mua các lô hàng lớn. Bởi mục đích chính của Trung Quốc là sở hữu các công nghệ của Ukraine.

Kịch bản này có thể xảy ra như sau: Sau khi nhận các sản phẩm với số lượng hạn chế, tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ, Trung Quốc có thể bắt đầu tự sản xuất hàng loạt các sản phẩm này với thương hiệu riêng của mình. Sau đó, xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Ukraine vừa qua đã xác định hàng loạt các xu hướng địa chính trị hết sức quan trọng. Mục đích của việc Trung Quốc tích cực xâm nhập vào không gian hậu Xô Viết - sân sau của Nga là nhằm hạn chế sự hiện diện của Nga ở hướng Tây và Caucasus trong trường hợp xuất hiện xung đột Nga – Trung với mục đích sáp nhập phần lãnh thổ phía đông của Nga vào Trung Quốc.

Việc ký kết các hợp đồng trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, tiếp tục thực hiện kế hoạch hoạt động Ukraine – NATO, cũng như tiến hành các cuộc tập trận mới đây tại Biển Đen đã và đang làm giấy lên sự quan ngại của Moscow.

Như vậy, không ngoại trừ khả năng đề tài được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp sắp tới ngày 25/6/2011 giữa Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich và Thủ tướng Nga Vladimir Putin tại Krym sẽ là kết quả chuyến thăm Ukraine của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trọng tâm là các khía cạnh về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Ukraine và Trung Quốc.

[BDV news]


Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

>> Kim Jong Un thăm Trung Quốc



Hôm nay, Hãng Thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết, con trai út của người đứng đầu CHDCND Triều Tiên, Đại tướng Kim Jong Un đã chính thức đến thăm Trung Quốc.


Theo Yonhap, đại tướng Kim Jong Un, người được cho là sẽ kế nhiệm cha mình đã qua cầu bắc trên sông Tuman sang đất Trung Quốc, bắt đầu chuyến công du vốn được báo chí quốc tế tốn giấy mực khá nhiều, vào sáng ngày 20/5.

Về lộ trình tiếp theo cũng như các đối tượng mà Đại tướng Kim Jong Un sẽ gặp gỡ tiếp xúc hiện nay chưa được tiết lộ.

Vào tháng 11/2010, theo thông báo, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã mời Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il và con trai Kim Jong Un viếng thăm Trung Quốc.

Đại tướng Kim Jong Un. Ảnh: AFP

Lời mời được chuyển thông qua một quan chức quân đội cấp cao Trung Quốc tham dự lễ duyệt binh được tổ chức ngày 10/5/2010 tại Bình Nhưỡng nhân kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng cầm quyền tại Triều Tiên.

Các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây và Hàn Quốc cho rằng, Kim Jong Un sẽ là người kế nhiệm cha mình.

Trong 2 năm gần đây, Kim Jong Un liên tiếp được bổ nhiệm nắm các vị trí chủ chốt trong giới lãnh đạo Triều Tiên (Quốc hội, Quân đội và Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên).

Ngoài ra, vị tướng trẻ tuổi này thường xuyên được các phương tiện thông tin đại chúng chính thống Triều Tiên đề cập đến.


[BDV news]


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Trung Quốc chú trọng phát triển chất lượng quân nhân



Quân đội Trung Quốc (PLA) đã thông qua kế hoạch hiện đại hóa quân đội trong bước tiến xa hơn.

PLA đang sở hữu một số vũ khí và khí tài công nghệ cao, điều này đặt ra vấn đề: Chất lượng đội ngũ cán bộ và binh lính của họ tụt hậu so với tốc độ hiện đại hóa của vũ khí.

Do đó, kế hoạch 8 điểm được xác định để tối ưu hóa năng lực cán bộ bao gồm, tìm kiếm và nuôi dưỡng các tài năng quân sự công nghệ cao, tìm kiếm thông tin tình báo nước ngoài, giáo dục tài năng chất lượng cao, đào tạo sử dụng vũ khí, khí tài trang bị mới, chiến tranh không gian mạng, đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống.

Quân đội Trung Quốc đang cố gắng phát triển và xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực cao hơn, có khả năng kiểm soát và xử lý tốt các vũ khí, khí tài hiện đại, và biến họ thành những bậc thầy trong chiến tranh thông tin đến năm 2020.

Kế hoạch này đã được sự nhất trí thông qua của Chủ tịch quân ủy trung ương Hồ Cẩm Đào, và đã được đăng tải trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, các trường cao đẳng, các học viện phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo cán bộ. Tu luyện các tài năng, thúc đẩy sự ra đời một số lượng lớn các tài năng chất lượng cao cho quân đội.

Ông nhấn mạnh rằng, kế hoạch tuyển dụng là chìa khóa cho sự thay đổi của quân đội trong tương lai. Các tài năng quân sự sẽ là trụ cột cho sự phát triển của khoa học quân sự của Trung Quốc.

Kế hoạch cũng hoan nghênh sự tham gia đóng góp của các nhân tài nước ngoài.

Tổng cục Chính trị PLA sẽ giám sát việc thực thi kế hoạch 8 điểm này không đưa ra bất cứ bình luận gì về điều này.



Nhân lực chất lượng cao là một trong những mục tiêu hàng đầu xây dựng quân đội của Trung Quốc.


Hiện tại, chất lượng của đội ngũ sỹ quan của PLA đã được cải thiện đáng kể, với 80% có bằng cử nhân, 20% có học vị Thạc sỹ. Tuy nhiên, hiệu suất quản lý tổng thể vẫn còn khá nghèo nàn, cùng với những bất cập trong hoạch định chính sách đào tạo và nguồn lực.

Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh tiến độ xem xét lại các hoạt động quân sự, tập trung vào việc đào tạo tin học và công nghệ cao.

Liu Yong một biên tập viên cao cấp nhận định trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, quân đội sẵn sàng tiếp thu các thành tựu của trí tuệ bên ngoài, và đó là một phần trong kế hoạch quân sự này của Trung Quốc. Điều đó chứng minh rằng, quân đội sẽ không đóng cửa với bên ngoài.

"Các quan chức cấp cao của quân đội nhận thấy tầm quan trọng của các bài học kinh nghiệm từ bên ngoài có thể thúc đẩy sự phát triển của Quân đội Trung Quốc, đặc biệt là trong các chương trình nghiên cứu", ông Liu nói.

Tuy nhiên, ông Liu tin rằng, Trung Quốc sẽ phải mất một thời gian để hoàn thành một mạng lưới với khả năng phát huy hết hiệu quả của các vũ khí tiên tiến và thiết bị công nghệ cao.

Li Jie một nhà nghiên cứu tại Học viện Hải quân Trung Quốc cho biết, Trung Quốc bắt đầu chuyển từ việc gia tăng số lượng binh sĩ sang chú trọng vào chất lượng của các binh sĩ nhằm đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh công nghệ cao.

"Trung Quốc đã nỗ lực để làm tăng khả năng sáng tạo khoa học và công nghệ của mình trong những năm gần đây, bao gồm đẩy mạnh phát triển vũ khí mới và công nghệ cao, mà cần phải được làm chủ bởi các tài năng công nghệ" ông Li Jie đã nói

Để nâng cao năng lực tác chiến, hiện tại, quân đội Trung Quốc đang tập trung xây dựng đội ngũ chiến sỹ tài năng. Họ không chuyên trong một lĩnh vực cụ thể nào, nhưng có thể thành thạo trong các hoạt động chung của 3 lực lượng Hải, Lục, Không quân.

Thế nhưng, ông Li Jie đánh giá thấp khả năng tuyển dụng chuyên gia nước ngoài trên quy mô lớn bởi những lo ngại về an ninh thông tin.

Với kế hoạch 8 điểm nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, binh sĩ chất lượng cao, PLA đang nuôi tham vọng đưa quân đội của mình lên một tầm cao mới.


[BDV news]


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Đài Loan lập hải đội tàu tên lửa mới



[BDV news]Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu chào mừng sự ra đời của đội tàu tên lửa mới vào ngày 7/4.

Tổng thống Mã Anh Cửu đích thân tham dự buổi lễ khai trương tại quân cảng Suao, đông bắc Đài Loan.

Ông Mã Anh Cửu cam kết tăng cường tiềm lực quân sự nhằm đối phó với sức mạnh quân sự từ Trung Quốc.

Hải đội bao ngồm 10 tàu tên lửa được chế tạo tại Đài Loan.



Tên lửa Hsiungfeng II được trang bị cho đội tàu mới.

Ông Mã Anh Cửu có xu hướng thân thiện với Bắc Kinh và cho rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia đã “nồng ấm” hơn nhiều kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2008. Tuy nhiên, tổng thống Đài Loan không từ bỏ các biện pháp đề phòng Trung Quốc.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn tuyên bố Đài Loan là một phần đất thuộc chủ quyền của quốc gia này. “Chúng ta không thể ngơi nghỉ trong quá trình xây dựng quân đội”, ông Mã Anh Cửu nói.

Ông Mã phủ nhận ý kiến cho rằng Đài Loan đang chạy đua vũ trang với Trung Quốc, do có sữ khác biệt rất lớn trong qui mô kinh tế giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục.


Tàu lớp Seagull lỗi thời sẽ được thay thế hoàn toàn bằng thế hệ tàu mới.


Dù vậy, “Đài Loan vẫn duy trì một lực lượng tự vệ nhỏ nhưng tinh nhuệ, hoạt động theo đường lối “chiến tranh phi đối xứng”, ông Mã nói.

“Chiến tranh phi đối xứng” là thuật ngữ để chỉ chiến tranh giữa hai phe với tương quan lực lượng khác nhau. Phía yếu hơn sử dụng chiến thuật và chất lượng để cân bằng với số lượng.

Hải quân Đài Loan tiết lộ, sẽ chế tạo thêm 10 tàu tên lửa và bàn giao vào cuối năm 2011. Khi đó, Hải quân Đài Loan sẽ có khoảng 30 tàu loại này.

Những tàu tên lửa này được sử dụng để thay cho tàu lớp Seagull nặng 50 tấn đã lỗi thời. Mỗi tàu chiến này nặng 171 tấn, được trang bị 4 tên lửa Hsiungfeng II.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang