Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bộ Tư lệnh châu Phi

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Tư lệnh châu Phi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Tư lệnh châu Phi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

>> Mỹ cảnh báo châu Phi về đầu tư Trung Quốc



Hôm 10/6, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cảnh báo về sự manh nha hình thành của “chủ nghĩa thực dân mới” tại Châu Phi khi Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện tại châu lục này.



Ảnh minh họa


Đồng thời, bà cho biết, Mỹ muốn mở rộng thương mại với châu Phi bằng cách đầu tư vào khu vực. Theo bà, khác với Mỹ, Trung Quốc không thực sự quan tâm đến những lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế với châu Phi.

Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra trong chuyến công du đến 3 quốc gia Châu Phi (Zambia, Tanzania và Ethiopia) trong 5 ngày nhằm nhấn mạnh vai trò của chính quyền Tổng thống Obama trong việc đáp ứng những thách thức khác nhau của châu Phi, từ các thách thức về đại dịch HIV/AIDS cho đến an ninh lương thực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại châu lục này.

Phát biểu trên kênh truyền hình Nam Phi, bà nói: “Quan điểm của chúng tôi là, về lâu dài, đầu tư vào châu Phi cần phải bền vững và vì lợi ích của người dân tại đây.”

Bà cho biết, Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng của mình tại châu Phi. Năm 2009, Trung Quốc đã đầu từ gần 10 tỷ USD vào châu lục này. Đồng thời, thương mại giữa châu Phi và Trung Quốc cũng đã tăng mạnh khi Bắc Kinh tích cực mua dầu mỏ và các nguyên liệu thô khác để phục vụ cho nền kinh tế tăng trưởng bùng nổ của mình.

Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của châu Phi. Quan hệ thương mại Trung Quốc và châu Phi đang phát triển nhanh chóng, tăng 40% vào năm 2010, lên đến mức 126,9 tỷ USD.

Hơn một thập kỷ qua, hợp tác thương mại giữa Mỹ và các nước châu Phi vẫn ở tỉ lệ thấp, chiếm chỉ trên 1% kim ngạch xuất khẩu Mỹ và khoảng 3% kim ngạch nhập khẩu.

Mỹ vẫn được xem là nhà tài trợ hàng đầu của châu Phi với khoản đầu tư 7,6 tỷ USD trong năm 2009. Tuy nhiên, để so sánh là rất khó, bởi Trung Quốc không cung cấp thông tin chi tiết về chương trình viện trợ của mình.

Phát biểu trước các phóng viên tại Lusaka, bà Clinton cho biết, những mối quan tâm của Mỹ và Trung Quốc là không giống nhau và việc Trung Quốc ngày càng đóng vai trò lớn hơn trên thế giới sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người.

Tuy nhiên, bà cũng cho biết: “Chúng tôi đang lo ngại rằng viện trợ nước ngoài và đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi không nhất quán với tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch và quản trị tốt.”

Washington lo ngại rằng, đầu tư nhanh chóng của Trung Quốc vào châu Phi, bao gồm hàng tỷ USD viện trợ phát triển không bị trói buộc bởi các yêu cầu về kinh tế và chính trị, sẽ ảnh hưởng tới các nỗ lực phát triển thành một nền kinh tế trưởng thành và minh bạch hơn trong khu vực này.

Trung Quốc đã giúp nhiều nước châu Phi thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính trong thời gian gần đây. Tổng thống Zambia Rupiah Banda cho biết quốc gia này thu hút đầu tư từ Trung Quốc trong lĩnh vực dầu mỏ và tháng 5 vừa qua nhận được 180 triệu USD tiền vay từ Trung Quốc để nâng cấp hệ thống giao thông.

Ngoại trưởng Mỹ Clinton kêu gọi các quốc gia châu Phi gỡ bỏ rào cản mậu dịch với Mỹ, đồng thời hợp lý hóa quy định và mở rộng các cơ hội tại khu vực này.

Chuyến thăm của bà Clinton tới châu Phi là dấu hiệu mới nhất cho thấy Mỹ đang ngày càng quan tâm tới nền kinh tế được dự đoán là sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong những năm tới.


[BDV news]



Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

>> Bên lề chiến sự Libya: Mỹ và EU có "đồng sàng dị mộng"?



Xuất phát từ một phong trào xã hội mang tính nội sinh, nhưng sau khi quân đội nước ngoài tiến vào, chính biến tại Bắc Phi đã rất nhanh chóng trở thành trò chơi chiến lược giữa các nước lớn. Sự triển khai của tiến trình “ghi điểm tính công” đang đánh dấu việc Mỹ và châu Âu trở thành nhân vật chính trong cuộc chơi này.

Quan hệ Mỹ và châu Âu xưa nay vốn đã phức tạp, cùng với thay đổi của tình hình “ghi điểm”, mối quan hệ này sẽ phát triển theo hướng nào? Dưới đây là bài phân tích của GS. Vương Hồng Cương, Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại của Trung Quốc.

Mỹ và các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp có lợi ích chung rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như kiểm soát tài nguyên Bắc Phi, thúc đẩy dân chủ tại khu vực, bảo vệ quyền uy phương Tây… Dự trữ dầu khí tại Libya trong bản đồ năng lượng thế giới có vai trò rất quan trọng, giá trị kinh tế và chiến lược của nguồn tài nguyên này là rất rõ ràng; làn sóng dân chủ khu vực kết thúc trong các cuộc tấn công mạnh mẽ của Gaddafi đối với phe đối lập, Mỹ và châu Âu cũng không thể ngồi yên; hơn nữa, trong tình hình thế giới đều cho rằng chỉnh thể thế giới phương Tây đang suy yếu, tổ chức các quốc gia không thuộc phương Tây đang trỗi dậy, Mỹ và châu Âu cũng vì thế mà cảm thấy vui vẻ gì.

Những lợi ích và suy tính chung này là động lực chính để Mỹ và châu Âu bắt tay “ghi điểm”.




Biếm họa: Mỹ và EU cùng nhau "kiếm ăn" từ cuộc chiến Libya (Ảnh: VOD)


Tuy nhiên, những lợi ích chung này không thể che đậy những bất đồng sâu sắc của hai bên về vấn đề địa chính trị. Bất luận là trong chiến lược địa chính trị của Mỹ hay là của châu Âu, Bắc Phi đều là một mắt xích vô cùng quan trọng; mà lợi ích cơ bản của hai bên tại khu vực này lại là lợi ích mang tính cạnh tranh. Do đó, “mặt trận thống nhất” của hai bên không ổn định.

Trên bản đồ địa chính trị của Mỹ, Bắc Phi là cửa ngõ quan trọng trong việc can thiệp chiến lược vào môi trường phát triển của châu Âu, cũng như quyết định việc tiến vào châu Phi của các nước này. Với tư cách là “lãnh đạo của thế giới”, Mỹ cần cảnh giác với những thách thức tiềm ẩn đến từ tất cả các nước lớn khác đối với vị trí của mình. Tạo dựng môi trường phát triển xung quanh của các nước lớn này là phương án ứng phó địa duyên rất quan trọng.

Vì cảnh giác với việc Nga dựa vào môi trường xung quanh trỗi dậy trở lại, sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã trấn áp phạm vi chiến lược xung quanh nước Nga thông qua các biện pháp như mở rộng NATO về phía đông, can thiệp kinh tế, chính trị…

Mỹ lấy chống khủng bố làm lý do đưa quân vào Afghanistan và Pakistan, trên khách quan cũng chia Nam Á thành “Nam Á của Mỹ” và “Nam Á của Ấn Độ”, để Ấn Độ làm “ông lớn” tại Nam Á.

Để ngăn chặn Trung Quốc, Nhật Bản làm suy yếu vị trí thống trị của Mỹ thông qua hợp tác láng giềng và thúc đẩy nhất thể hóa khu vực, Mỹ đã áp dụng hàng loạt các biện pháp chiến lược để sắp đặt bàn cờ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Việc Mỹ kiểm soát toàn diện lâu dài đối với Châu Mỹ Latin vô hình trung cũng phần nào tạo dựng môi trường phát triển xung quanh cho sự trỗi dậy của Brazil.

Đối với cục diện lâu dài tại Trung Đông, Mỹ đã gây áp lực đến ảnh hưởng của các nước khác tại khu vực này.



Đồng thời, tuy là đồng minh của Mỹ, nhưng một châu Âu đang ngày một nhất thể hóa, hơn nữa không ngừng mở rộng ra xung quanh cũng là đối tượng Mỹ phải cảnh giác, thậm chí là đối tượng Mỹ phải cảnh giác hơn cả. Các nước Bắc Phi như Libya, Tunisia, Ai Cập,… vừa hay là con đường các nước châu Âu “nam hạ” xuống Châu Phi, ý nghĩa của những nước Bắc Phi này đối với chiến lược địa duyên của Mỹ thì không cần nói cũng đã rõ.

Nhìn từ phía châu Âu, từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các cường quốc công nghiệp hùng mạnh một thời nhưng đã thất thế như Anh, Pháp, Đức,… cũng đang nỗ lực tìm kiếm con đường trỗi dậy. Sự kiện thành lập EU đã thể hiện mục đích chiến lược trong ý đồ liên kết để lấy lại uy thế của các quốc gia này.

Tuy nhiên, sự trỗi dậy của châu Âu cũng cần dựa vào môi trường xung quanh thuận lợi. Tại phía đông, nhờ dựa vào sức Mỹ thành công, thuận lợi “đông tiến” trong quá trình hợp lực ứng phó với Nga. Tại phía nam, lại thông qua "tiến trình Barcelona" thúc đẩy Chính sách Địa Trung Hải mới, đẩy mạnh toàn diện quan hệ với các nước láng giềng Bắc Phi trong quá trình “nam hạ”. Với châu Âu mà nói, xâm nhập và can thiệp vào Bắc Phi có thể là điểm tựa chiến lược vững chắc để tiến hành trỗi dậy toàn diện. Châu Phi là mảnh đất chưa được khai phá hết, xây dựng Bắc Phi thành “sân sau” của châu Âu có ý nghĩa chiến lược đối với việc khẳng định vị trí của lục địa già trong thế giới đa cực hóa và phục hồi toàn diện về kinh tế - chính trị.

Do đó, dựa vào lợi ích chung hiện nay đối với việc thay đổi chính quyền Libya, Mỹ và châu Âu còn có thể “cùng hội cùng thuyền”; nhưng trong tương lai, một khi tình hình thay đổi, mâu thuẫn giữa 2 bên nhất định gia tăng. Chúng ta có thể mạnh dạn nghĩ rằng, nếu Mỹ quyết định xây dựng Bộ Tư lệnh châu Phi tại Libya thì cục diện địa duyên tại khu vực này sẽ có thay đổi to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ giữa Mỹ và châu Âu.

Đương nhiên, cạnh tranh tại Libya chỉ là một phần trong quan hệ Mỹ và châu Âu; trong vấn đề ngăn chặn “bên thứ 3” đặt chân vào châu Phi, Mỹ và châu Âu có sự đồng thuận chiến lược sâu sắc hơn. Ngoài ra, nhìn vào mức liên quan lợi ích của các bên ở phạm vi quốc tế và mối tương hỗ ràng buộc truyền thống giữa hai bên, tình trạng dễ xảy ra nhất đối với mối quan hệ 2 bên tại Bắc Phi nhiều khả năng sẽ là cạnh tranh nhưng không xung đột.


[Xinhua news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang