Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ 1964, khu trục Maddox - cái tên "khó quên" trong cuộc chiến tranh Việt Nam chủ yếu làm công việc tuần tra và huấn luyện hải quân. Tàu Maddox thuộc lớp Allen M.Summer được chính thức hạ thủy ngày 19/3/1944 và đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ tháng 6/1944. Maddox có lượng giãn nước 3.300 tấn, kích thước tổng thể 114,8x12,2x4,8m. Tàu lắp động cơ tuốc bin cho phép đạt tốc độ 34 hải lý/h (63km/h), tầm hoạt động 12.000km (yêu cầu tốc độ 15 hải lý/h). Số lượng thủy thủ và sĩ quan lên tới 336 người. ỏa lực của Maddox gồm: 6 pháo 127mm, 12 pháo 40mm, 11 pháo 20mm, 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Tham gia cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 vào những ngày cuối cùng, tàu Maddox hoạt động ở vùng biển Tây Thái Bình Dương chống lại Hải quân Nhật. Trong quá trình tham chiến tại đây, cuối tháng 1/1945 nó bị một chiếc chiến đấu cơ của Nhật tấn công gây hư hỏng và buộc phải tới Ulithi để sửa chữa rồi tiếp tục tham gia chiến dịch pháo kích hỗ trợ quân đổ bộ lên Nhật Bản. Khu trục hạm Maddox trong những năm 1950. Sau thế chiến thứ 2, khu trục Maddox trong thành phần Hạm đội 7 tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Sau 1953, hoạt động chủ yếu của Maddox là tuần tra trên biển, thực hiện các hoạt động diễn tập huấn luyện với các quốc gia thuộc khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) và quân phòng vệ Nhật Bản, Hải quân Hàn Quốc, Hải quân Đài Loan. Trận hải chiến ngày 2/8 (*) Tháng 5/1964, tàu Maddox trong thành phần Hạm đội 7 lần đầu xuất hiện tại lãnh hải Việt nam (miền Nam Việt Nam). Ngày 31/7/1964, Maddox ngang nhiên xâm phạm vùng biển miền bắc Việt Nam thực hiện các hành động do thám hệ thống bố phòng, phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Thực tế, trong thời gian này Hải quân Mỹ triển khai chiến dịch DESOTO, trang bị cho các tàu khu trục thiết bị trinh sát điện tử tiến hành thám thành bờ biển Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên và sau đó mở rộng tới Việt Nam. Trước hành động xâm phạm lãnh hải đó, Hải quân Nhân dân Việt Nam điều phân đội tàu phóng lôi 135 (ba tàu 333/336/339) lên đường chặn đánh địch. Chiều ngày 2/8, các tàu phóng lôi của phân đội 135 chạm trán Maddox. Trận hải chiến diễn ra ác liệt, mặc dù thua kém quân Mỹ về mọi mặt, nhưng với ý chí kiên cường dũng cảm Hải quân Nhân dân Việt Nam đánh đuổi tàu Maddox, đồng thời bắn hạ một chiếc F-8. Sau trận này, Maddox bị hư hỏng nhẹ sau khi dính một số phát đạn 14,5mm từ các tàu phóng lôi của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ba tàu phóng lôi của Hải quân Nhân dân Việt Nam truy kích Maddox. Tiếp đó, đêm ngày 4/8 Mỹ dựng lên cái gọi là "sự kiện Vịnh Bắc Bộ" vu cáo Hải quân Nhân dân Việt Nam tiến công tàu Mỹ (USS Maddox và USS Turner Joy) ở hải phận quốc tế và lấy cớ đó dùng không quân tập kích. Ngày 5/8, Mỹ mở chiến dịch "Mũi tên xuyên" huy động các máy bay từ hai tàu sân bay Ticonderoga và Constellation oanh tạc các căn cứ Hải quân Việt Nam và kho xăng dầu ở Vinh. Tuần tra và sửa chữa Sau “sự kiện vịnh bắc bộ”, Maddox tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuần tra tới hết tháng 8/1964 rồi trở về Long Beach (bang California, Mỹ) nghỉ ngơi. Tại đây, từ tháng 9/1964 tới tháng 1/1965, khu trục Maddox trải qua đợt bảo dưỡng sửa chữa. Tiếp đó, nó tham gia các hoạt động huấn luyện và chuẩn bị cho hành trình tới vùng biển Tây Thái Bình Dương. Ngày 10/7/1965, Maddox rời Long Beach hành quân tới Vịnh Bắc Bộ. Trong 4 tháng, Maddox tham gia hoạt động hỗ trợ hỏa lực ở vùng biển miền Nam Việt Nam. Sau nhiệm vụ này, Maddox không bao giờ trở lại vùng biển Việt Nam. Ngày 16/12, khu trục Maddox quay trở lại Long Beach bảo dưỡng tới tận mùa hè 1966. Khu trục Maddox tại Trân Châu Cảng, Hawaii (năm 1966). Tháng 11/1966, Maddox lại lên đường thực hiện công việc tuần tra trong Hạm đội 7. Trong 2 năm 1967-1968, khu trục Maddox chủ yếu tham gia hoạt động tuần tra trên biển, viếng thăm một số quốc gia đồng minh Mỹ. Maddox trải qua hai lần đại tu sửa chữa lớn vào tháng 2 và tháng 9/1968. Năm 1969, khu trục hạm Maddox ngừng hoạt động trong Hải quân Mỹ và chuyển sang cho Hải quân Trừ bị Mỹ. Tháng 7/1972, Maddox được chuyển giao cho Hải quân Đài Loan sử dụng. Kể từ thời điểm này, cái tên Maddox không còn tồn tại. Kết thúc sứ mệnh ở Đài Loan Tàu Maddox biên chế trong Hải quân Đài Loan với tên gọi là Po Yang. Số hiệu trên thân ban đầu là DD-10, sau đó đổi thành DD-918 và cuối cùng là DD-910 (năm 1979). Khu trục Po Yang (DD-910) thực hiện các nhiệm vụ tuần tra bảo vệ eo biển Đài Loan, vùng biển xung quanh, hộ tống bảo vệ đoàn tàu vận tải, huấn luyện học viên hải quân. Po Yang đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Hải quân Đài Loan. Tháng 6/1984, Po Yang bị loại bỏ khỏi thành phần trang bị Hải quân Đài Loan sau khi bộ phận động lực tàu hỏng hoàn toàn cùng với đó là cấu trúc thân tàu bị lão hóa. (*) Chi tiết trận đánh ngày 2/8 của HQNDVN Ngày 31/7/1964, khu trục Maddox mang số hiệu 731 thuộc biên đội xung kích 77 – Hạm đội 7 xâm phạm vùng biển Việt Nam, tiến sâu Quảng Bình. Tàu Maddox ngày càng tiến gần bờ hơn, khi đi qua khu vực Đèo Ngang, Hòn Mát, Hòn Mê thì các máy móc điện tử trinh thám trên tàu mở hết công suất tiến hành do thám xác định hệ thống bố phòng bảo vệ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Quân đội ta với quyết tâm trừng trị hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh hải, các chiến sĩ thuộc đoàn 135 tàu phóng lôi và các lực lượng khác sẵn sàng chiến đấu cao. Ngày 1/8, Bộ tư lệnh Hải quân nhận lệnh của Bộ Tổng tham mưu dùng lực lượng đánh tàu địch nếu chúng tiếp tục xâm phạm vùng biển của ta. Thực hiện nhiệm vụ Bộ tư lệnh Hải quân giao phó, cán bộ đoàn 135 tàu phóng lôi lệnh cho phân đội 3 tàu (333/336/339) lên đường đánh địch. Các tàu phóng lôi được trang bị một súng máy 14,5mm và 2 ngư lôi. Lúc 13h10 phút 2/8, tàu Maddox cách Đông Nam Hòn Nẹ 10 hải lý, xâm phạm Hòn Mê, Lạch Trường. Phân đội trưởng Nguyễn Xuân Bột ra lệnh đội tàu phóng lôi đồng loạt xuất kích, ba tàu 333/336/339 mở radar sục sạo mục tiêu. Sau khi phát hiện Maddox, tàu ta tăng tốc tiếp cận địch để phóng lôi. Pháo 127mm của Maddox bắt đầu nổ súng về phía đội tàu của ta, vào gần hơn thì hỏa lực 40mm và 20mm của địch bắn dữ dội, quyết liệt hơn. Quân Mỹ điều động thêm 4 máy bay F-8 từ tàu sân bay USS Ticonderoga tới hỗ trợ Maddox. Mặc dù thua kém địch về mọi mặt, các chiến sĩ trên 3 tàu phóng lôi của ta vẫn đánh trả quyết liệt và bắn hạ một chiếc F-8. Tuy ngư lôi từ các tàu phóng lôi của ta không đánh trúng Maddox nhưng cũng đủ làm cho quân địch phải hoảng sợ trước ý chí chiến đấu kiên cường, anh dũng của các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam. Kết thúc trận đánh, về phía ta hai tàu 336 và 339 hư hỏng, về phía địch mất một chiếc F-8 riêng Maddox bị trúng một số phát đạn 14,5mm làm hỏng vài thiết bị trên tàu. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trân Châu Cảng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trân Châu Cảng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011
>> Số phận Maddox sau 'sự kiện Vịnh Bắc Bộ'
Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011
>> Hải quân Nhật Bản: Tìm lại niềm kiêu hãnh
Trong lịch sử, Hải quân Nhật Bản đã giành không ít vinh quang nhưng cũng từng nếm trải nhiều thất bại cay đắng.
Giờ đây, ít ai có thể hoài nghi về trình độ phát triển của hải quân nước này trong nỗ lực tìm lại chính mình.
Từ kiêu hãnh đến thảm bại Ngay từ thời Thiên hoàng Nhật Bản Mutsuhito lên ngôi (năm 1868) thực hiện cuộc cải cách Minh Trị, quân đội Nhật Bản đã phát triển 2 lực lượng chính là lục quân và hải quân. Với lực lượng này, Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga trong cuộc chiến 1904-1905. Ngày 7/12/1941, Hải quân Nhật tập kích vào căn cứ của hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Trân Châu Cảng, khiến hạm đội này tê liệt suốt 1 năm. Nói tới Hải quân Nhật Bản trước 1945, không thể không nhắc tới chủ lực hạm Yamato, là soái hạm của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản. Chiến hạm này có lượng giãn nước 72.800 tấn. Tàu được trang bị 9 pháo hạm cỡ nòng 460mm, loại pháo hạm lớn nhất từng được trang bị trên tàu chiến, tầm bắn 42km. Chỉ tính riêng tháp pháo và 6 khẩu pháo hạm 460mm ở trước mũi đã có tải trọng lên đến 3.000 tấn. Yamato còn có các pháo hạm cỡ “khủng” khác như 155mm, 127mm... Đặc biệt, thân tàu được bọc giáp dày 650mm ở phía trước tháp pháo, thép dày 410mm ở hai bên hông, 200mm ở sàn tàu trung tâm, 230mm ở sàn tàu phía ngoài. Hệ thống động lực của tàu có công suất 150.000 mã lực với 4 chân vịt có đường kính là 6m. Niềm kiêu hãnh một thời của Hải quân Nhật Bản Yamato tung hoành trên biển. Do chênh lệch về thế lực, nước Nhật và Hải quân Nhật Bản bị quân đồng minh khuất phục. Năm 1944, Hải quân Nhật thiệt hại nặng trong trận Leyte thuộc Philippines. Tháng 4/1945, “kỳ quan” và là biểu tượng của Hải quân Nhật Bản, chiến hạm Yamato, bị bị đánh chìm. Sau khi nước Nhật tuyên bố đầu hàng (tháng 8/1945), lực lượng hải quân một thời làm mưa làm gió trên các đại dương bị buộc phải triệt tiêu. Tái sinh từ “tro tàn” Tháng 5/1948, được sự ủng hộ của Mỹ, Nhật khôi phục lại hải quân với 1,5 vạn quân sĩ, 150 tàu chiến, 50 máy bay, chủ yếu do Mỹ cung cấp. Thế nhưng sau 63 năm, Hải quân Nhật không ngừng phát triển, trở thành lực lượng viễn dương hùng mạnh, với các tàu chiến, tàu ngầm, máy bay… hiện đại. Lực lượng này được ưu tiên đầu tư kinh phí với phương châm coi trọng chất lượng vũ khí với quân số phù hợp và lực lượng dự bị huấn luyện tốt, tập trung nhanh. Từng bị “xóa sổ” sau thất bại trong chiến tranh thế giới 2 (năm 1945), nền công nghiệp quốc phòng Nhật Bản đã đảm nhiệm trang bị cho hải quân nói riêng và quân đội Nhật Bản nói chung với tỷ lệ 95%, đối lập hoàn toàn với con số 18% vào cuối những năm 1940. Ngành công nghiệp đóng tàu của Nhật rất phát triển và có công nghệ đóng tàu đứng đầu thế giới, chiếm 50% hợp đồng trên toàn thế giới. Nhìn chung các tàu chiến và máy bay thuộc Hải quân Nhật Bản trên đều rất mới, có tuổi trung bình chỉ hơn 10 năm, tính năng ưu việt, khả năng cơ động cao. Trong biên chế của Hải quân Nhật Bản có những “thành viên” đáng chú ý như chiến hạm Kongo, Oyashio và Osumi. Khu trục hạm mang tên lửa Kongo thuộc loại tàu chiến cỡ lớn, tốc độ nhanh (lượng giãn nước 7.250 - 9.485 tấn, tốc độ 30 hải lý/giờ), được trang bị 8 tên lửa chống hạm Harpoon. Có kích thước to lớn, chiến hạm này đủ chỗ chứa 90 tên lửa phòng không Standard SM-2 và tên lửa chống ngầm ASROC. Ngoài ra, các vũ khí uy lực khác của Kongo phải kể tới pháo 127mm, 2 pháo bắn nhanh 6 nòng Vulcan-Phalanx, ngư lôi 324mm và sân đỗ cho các trực thăng chống ngầm. Tàu đổ bộ Oosumi - niềm tự hào mới của Hải quân Nhật Bản hiện đại. Một niềm tự hào khác của Hải quân Nhật Bản là tàu đổ bộ Oosumi (lượng giãn nước 8.900 - 13.000 tấn) có thể chứa 2 trực thăng CH-47j, 3 tàu đổ bộ đệm khí, 10 xe tăng Type-90 cùng 330 lính hải quân đánh bộ. Còn lực lượng tàu ngầm có đại diện tiêu biểu là tàu lớp Oyashio, có lượng giãn nước 1.750 – 3.000 tấn, tốc độ 26 hải lý/giờ, thời gian hoạt động 90 ngày đêm, trang bị 6 ống phóng lôi 533mm, tên lửa đối hạm Harpoon, quân số 69 người. Không dừng lại ở đó, Hải quân Nhật Bản hướng tới phát triển tàu khu trục cỡ lớn (hơn 20.000 tấn), có thể chở máy bay đi biển xa và nâng số tàu ngầm lên 22 chiếc. Trong đó, tàu khu trục cỡ lớn 20.000 tấn được coi là biểu tượng mới của hải quân nước này. Tàu ngầm tấn công lớp Oyashio. Bên cạnh lực lượng tàu chiến, hải quân Nhật Bản có lực lượng không quân cũng rất đáng gờm với máy bay P-3C vừa làm nhiệm vụ trinh sát vừa có khả năng vũ trang để tham gia chiến đấu; Trực thăng chống ngầm HSS-2B tầm hoạt động 1.200 km, trang bị radar sục sạo ESM ALR-66(V)1, sonar AQS 13/18... Trong tương lai gần, Tập đoàn Kawasaki Heavy Industries (Nhật Bản) vừa chế tạo thành công máy bay cảnh báo P-1, trang bị thiết bị và các máy dò hồng ngoại của Nhật Bản chế tạo, với khả năng trinh sát chống tàu ngầm được đánh giá cao. Đối với vùng biển sâu, P1 có thể nhận dạng tàu ngầm một cách mạnh mẽ, được cho là hơn hẳn máy bay P-3C cùng loại của Mỹ. Truyền thông Nhật Bản đã “phong thánh” cho P-1 là “sát thủ tàu ngầm ghê gớm nhất”. Trong năm 2011, Nhật sẽ trang bị 4 máy bay trinh sát P-1 cho Hải quân phòng vệ, và nỗ lực để có thể thay thế toàn bộ P-3C trong tương lai gần nhất. Khu trục hạm Kirishima thử nghiệm hệ thống Aegis. Từ "phòng thủ" tới "phản ứng răn đe" Có thành tựu kể trên ngoài việc có sẵn một nền tảng khoa học kỹ thuật với nghị lực và sức sáng tạo được vun đắp từ thời Minh Trị còn phải kể tới việc Nhật Bản có những chính sách phát triển đúng đắn, nắm bắt thời cơ chiến lược để vươn lên. Sau khi hình thái chiến tranh lạnh chấm dứt (năm 1991), nhiều cường quốc mới nổi lên. Do đó, Mỹ không giữ chặt Nhật Bản trong “ô hạt nhân” như trước mà tạo điều kiện để nước này phát triển sức mạnh quân sự nhằm tạo đối trọng với Trung Quốc. Nhật Bản tiếp tục sửa đổi hiến pháp, nhất là điều 9 để tăng cường khả năng tham gia các hoạt động phòng thủ đa phương, tăng cường quyền hạn hạm đội, đối phó chiến tranh quy mô lớn, chú trọng ứng phó tình huống bị chiếm đảo ở xa. Ngày nay, Hải quân Nhật Bản đang thực hiện phương châm chiến lược từ “phòng thủ” sang “phản ứng răn đe”, thực hiện “chủ động tiến công” can thiệp ra bên ngoài, đồng thời, phát triển theo hướng “tinh gọn, đa năng” linh hoạt và hiệu quả, “tích cực tham gia các hoạt động ở Đông Bắc Á và toàn cầu. Hợp tác với Mỹ, Nhật Bản đã tiếp thu và làm chủ hệ thống Aegis, đánh chặn tên lửa đường đạn (BMD). Tháng 11/2011, 2 chiến hạm lớp Kongo và JS Kirishima đã phối hợp với nhau để phá hủy thành công một mục tiêu giả định là tên lửa đường đạn trên bầu khí quyển. Sự kiện này đánh dấu khả năng đối phó hiệu quả với các mối nguy hiểm từ tên lửa đường đạn của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản, cùng với Hải quân Mỹ tạo nên lá chắn vững chắc trước mọi nguy cơ với an ninh quốc gia. Như vậy, sau một thời gian lặng lẽ, “chân quân sự” của Nhật Bản đang phát triển tương xứng với “chân kinh tế”, giúp nước này bước mạnh mẽ trở thành cường quốc toàn diện trên thế giới. Hải quân Nhật Bản đảm trách 5 vùng hải quân (Regional District) có quân số: 43.000 người. Lực lượng: Có 21 tàu các loại, gồm 16 tàu ngầm, 44 tàu khu trục và khu trục tên lửa, 10 hộ vệ tên lửa, 25 tàu đổ bộ, gần 80 tàu phục vụ; 330 máy bay hải quân, trong đó có 80 chiếc trinh sát chống ngầm P-3C và 110 trực thăng chống ngầm SH-60J, SH-60K..., 70 máy bay huấn luyện MD-500 MD, MD-500ME... |
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011
>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 3)
Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp tư bản, khoa học công nghệ, kỹ thuật quân sự cũng cho phép hoàn thiện cấu trúc thân tàu chiến, hệ thống điều khiển buồm và pháo hạm. >> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 2) Kinh nghiệm của chiến tranh Crưm 1853 – 1856 đã chứng minh sự vượt trội của tàu hơi nước so với tàu buồm trong tác chiến vận động trên biển. Nửa cuối thế kỷ 19 Anh, Pháp, Mỹ đã chế tạo các tàu chiến hơi nước và bọc thép. Lực lượng tấn công chủ lực của hạm đội là tàu hơi nước với giáp thép và pháo binh hạng nặng. Thời kỳ này cũng bắt đầu xuất hiện tàu tuần dương, tàu rải mìn, tàu khu trục. Sự thay đổi cơ bản hạ tầng kỹ thuật của tàu chiến đã làm thay đổi quan điểm tác chiến, đòi hỏi phải có lý luận tác chiến của các liên đội tàu bọc thép trong hải chiến. Một sự đóng góp to lớn vào nghệ thuật tác chiến hải quân là Đô đốc G.I.Butakov với tác phẩm "Những cơ sở lý luận mới cho tác chiến của tàu hơi nước" 1863. Trong tác phẩm đã trình bầy và tổng kết những kinh nghiệm tác chiến của tàu hơi nước trong chiến tranh Crưm. Những cơ sở lý luận cơ bản đó đã trở thành nguyên tắc tác chiến tàu hơi nước và được áp dụng trên các hạm đội toàn thế giới. Đô đốc G.I.Butakov trên kinh nghiệm của chiến tranh Crưm lần đầu tiên đã đánh giá cao vị trí của hạm đội tàu hơi nước trong các trân đánh trên biển. Đô đốc S.O.Macarov cũng đưa ra chiến thuật sử dụng ngư lôi, vũ khí chủ đạo của tác chiến biển. Trong tác phẩm "Nghiên cứu những vấn đề về nghệ thuật Hải chiến”, ông đã phát triển chiến thuật của tàu hơi nước bọc thép, ở đó, Makarov đã đưa ra những lý luận cơ bản về việc cần thiết liên kết phối hợp giữa ngư lôi và pháo hạm, đưa ra lý thuyết áp dụng đội hình mũi nêm nối đuôi nhau của các liên đội tàu chiến bọc thép, đưa ra nguyên tắc công phá hệ thống phòng thủ, phương pháp chống chống thủy lôi, chống tàu ngầm và hệ thống vật cản chống tàu. Vào những năm 1890, một trong những người xây dựng lên chiến lược hải quân Tướng 2 sao chuẩn Đô đốc Hải quân Rear Admiral A. Mahan và Trung tướng Hải quân F. Colomb cố gắng xây dựng lý thuyết "Thống trị biển khơi”. Lý thuyết được xây dựng trên cơ sở xây dựng một lực lượng hải quân áp đảo bằng các tàu tuần dương bọc thép hơi nước, sẵn sàng tiêu diệt các hạm đội tàu chiến của đối phương trong một trận đánh lớn trên biển. Kolomb tuyên truyền rộng rãi Điều lệnh tác chiến hải quân (Vĩnh viễn và không thay đổi), áp dụng một cách máy móc phương pháp và đội hình chiến đấu của tàu buồm vào tàu chiến hơi nước, không tính đến sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật và vũ khí trang bị hiện đại. Điều lệnh tác chiến "thống lĩnh biển khơi” đi ngược lại sự phát triển của Hạm đội và Hải quân, không tính đến lực lượng lục quân, không tính đến toàn bộ cục diện chiến trường và kết quả của các hoạt động tác chiến trên bộ và trên biển. Sau một thời gian dài của sự phát triển hải quân, các nhà lý luận chiến lược sau đại chiến thế giới lần thứ 2 1939 – 1945 lại quay trở lại với học thuyết "Thống trị biển khơi” của A.Mahan và Colomb với sự phát triển vượt trội về khoa học công nghệ, kỹ thuật quân sự và tiềm lực kinh tế quân sự. Trận chiến Sicum với sự thảm bại của Hạm đội Nga hoàng trên biển Thái bình dương. Trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 Nghệ thuật quân sự Hải quân được bổ sung kinh nghiệm tiến hành các hoạt động quân sự bảo vệ các căn cứ Hàng hải (phòng thủ Cảng Arthur). Trong các chiến dịch này đã sử dụng các chiến hạm của hạm đội, pháo binh bờ biển, thủy lôi và ngư lôi. Sử dụng ngư lôi và thủy lôi đã chứng minh rằng, mặc dù pháo hạm vẫn đóng vai trò vũ khí chủ đạo của chiến trường, đã không còn là vũ khí duy nhất để chiến đấu với đối phương. Cuộc chiến tranh đã làm xuất hiện các lớp chiến hạm mới như tuần dương, khu trục, tàu quét mìn và những tàu khác…đồng thời xuất hiện thêm nhiều loại ngư, thủy lôi và pháo hạm. Từ đó, hình thành cơ sở lý luận và áp dụng thực tiến kỹ chiến thuật hiệp đồng hải lực cho các trận đánh lớn trên biển với sự tham gia của các Tuần dương Thiết giáp trong trận đánh ở Tsushima, Biển Vàng (Yellow Sea), các hoạt động tác chiến của các liên đội tàu Viễn đông… Lực lượng chủ lực quyết định chiến trường được công nhận là các thiết giáp pháo hạm hạng nặng. Kinh nghiệm chống mìn – thủy lôi đã đặt ra yêu cầu sống còn của Hải quân là phải tổ chức các hoạt động chống mìn, thủy lôi, đảm bảo hoạt động ổn định của các căn cứ hải quân bờ biển. Để trinh sát, chiến đấu với các tàu khu trục và tác chiến trên các đường vận tải hàng hải của đối phương, ở lực lượng Hải quân các nước thường sử dụng các tàu chiến hạng nhẹ. Tuy nhiên, học thuyết quân sự hải quân của các cường quốc biển đại dương sau chiến tranh Nga - Nhật vẫn chưa có những thay đổi lớn, vẫn là chiếm đoạt quyền thồng trị trên biển bằng những trận đánh lớn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng lực lượng hạm tàu đối phương. Trong đại chiến thế giới lần thứ 1, các chiến hạm đa dụng được đưa vào biên chế là nhưng tàu khu trục hạng nặng, sử dụng các tàu khu trục hộ tống pháo hạm hạng nhẹ, và đặc biệt là sự áp dụng các tàu ngầm. Từ đó, tàu ngầm đã trở thành một lực lượng tác chiến độc lập của Hải quân, phát huy tác dụng ưu việt của nó là bí mật, bất ngờ và hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chiến dịch và chiến thuật được đặt ra. Lực lượng tác chiến tàu ngầm đã làm xuất hiện các tàu tuần tiễu và các tàu săn ngầm, đồng thời lần lượt xuất hiện các loại chiến hạm đặc thù khác như tàu sân bay, xuồng phóng lôi, các phương tiện đổ bộ của lính thủy đánh bộ. Điểm quan trọng nhất trong tác chiến hải quân giai đoạn này là các pháo hạm đã giảm giá trị trong hải chiến. Sự phát triển của máy bay đã hình thành một binh chủng mới trong hải quân, binh chủng không quân hải quân. Xuất hiện nghệ thuật chiến dịch hải dương Để thực hiện học thuyết "thống trị hải dương” bằng một trận hải chiến vĩ đại đã trở thành không tưởng trong tư duy chiến lược của các chuyên gia hải quân. Nghệ thuật tác chiến Hải quân bước sang một bước phát triển mới của những hoạt động chiến đấu trên hải dương- nghệ thuật tác chiến chiến dịch hải dương. Nghệ thuật chiến dịch Hải dương đòi hỏi những giải pháp đảm bảo: Trinh sát chiến dịch, ngụy trang, bảo vệ các chiến hạm hạng nặng trên mặt nước trong quá trình cơ động và chiến đấu trước các cuộc tấn công của tàu ngầm, cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật. Từ những hoạt động yểm trợ tác chiến và hậu cần kỹ thut, các hoạt động tác chiến hàng ngày của hạm đội có mục tiêu quan trọng là bảo đảm điều kiện an toàn, thuận lợi cho các hoạt động tác chiến trong khu vực căn cứ hải quân, tuyến phòng thủ bờ biển và khu vực hình thành chiến sự. Nghệ thuật quân sự hải quân Nga đã đưa ra phương pháp tác chiến hải dương trước hết phải xây dựng và chuẩn bị thế trận bằng ngư - thủy lôi và pháo hạm, đây là phương phát bắt buộc phải áp dụng đối với những lực lượng đối kháng mạnh hơn. Thế trận này đã được xây dựng trên biển Ban Tích trên tuyến đảo Nargen đến bán đảo (Porkkala Udd) với mục đích chặn cuộc đột kích của hạm đội Đức vào khu vực phía đông của Vịnh Phần Lan. Tuyến phòng thủ bao gồm những dãy thủy lôi được đặt trước của Vịnh, và nhưng trận địa pháo bờ biển bố trí bên sườn. Hậu phương của tuyến phòng thủ triển khai tuyến chiến đấu các hải đoàn chính của hạm đội. Kinh nghiệm của chiến tranh đã khẳng định hiệu quả phòng thủ của hạm đội trong khu vực gần bờ chống lại lực lượng hải quân đối phương mạnh hơn. Những yếu tố cấu thành của nghệ thuật quân sự hải quân Xô viết được hình thành trong cuộc chiến tranh nội chiến và cuộc chiến chống can thiệp quân sự năm 1918 – 1920, khi lực lượng Hải quân công nông Xô viết mới được thành lập đã lập tuyến phòng thủ bảo vệ Petrograd trước những cuộc đột kích từ phía biển, hỗ trợ cho các đơn vị Hồng quân bằng pháo hạm, yểm trợ hỏa lực đập tan lực lượng bạch vệ nổi loạn trong pháo đài Krastnaia Gorka và Serai Losad, tiến hành đổ bộ và triển khai chiến đấu cùng với các lực lượng trên hồ và trên sông. Lực lượng Hải quân Xô viết phát triển mạnh nhờ những thành quả cách mạng đạt được của quá trình công nghiệp hóa XHCN. Các hạm đội Hồng quân trong 5 năm trước chiến tranh đã đóng các tàu chiến hiện đại, tàu ngầm, xây dựng lực lượng không quân hải quân và pháo binh bờ biển. Trong giai đoạn giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới, Quân đội Xô viết đã xây dựng những cơ sở lý luận cho Nghệ thuật quân sự hải quân và đưa ra nhưng mô hình tác chiến khác nhau của Hải quân Xô viết với sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng Lục quân Hồng quân trên các hướng bên bờ biển, chiến thuật tác chiến của các binh chủng trong lực lượng, những phương thức cơ bản trong liên kết phối hợp tác chiến các lực lượng, các binh chủng trong Hải quân. Những cơ sở lý luận tác chiến đó được ghi rõ trong chỉ thị hướng dẫn các hoạt động tác chiến trên biển, điều lệnh tác chiến của Hải quân Xô viết và những tài liệu lý luận khác, được xuất bản trước Cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Thay đổi quan điểm sau chiến tranh thế giới 1, 2 Nghệ thuật quân sự hải quân các cường quốc biển sau chiến tranh thế giới lần thứ 1 có nhiều quan điểm, nhiều góc nhìn khác nhau về cách sử dụng Hải quân. Sức mạnh toàn năng của pháo hạm hạng nặng đã bị sụp đổ trong chiến tranh, các chuyên gia quân sự tìm kiếm các phương thức sử dụng các binh chủng trong Hải quân với các mục đích khác nhau, tìm kiếm các loại vũ khí trang bị giúp có thể duy trì sự "Thống trị trên hải dương”, học thuyết trận đánh quyết định trên đại dương, có thể thay đổi cục diện chiến trường cũng không có được ý nghĩa thực tế. Những phương tiện chiến tranh mới, mạnh hơn và hiệu quả hơn xuất hiện đã trở thành nhu cầu làm thay đổi những quan điểm cũ của hải chiến. Trước thời điểm xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ 2, các hạm đội tiếp nhận vào biên chế các tàu sân bay, tàu tuần dương, các tàu khu trục hạng nặng, xuồng phóng ngư lôi, và không quân hải quân. Đây cũng là thời điểm xuất hiện radar và sonar. Tuy nhiên, dù các học thuyết quân sự đã phát triển các lực lượng chiến đấu mới (không quân hải quân, tàu ngầm,…) nhưng những phương thức tác chiến mới hơn cũng không được phát triển. Đại chiến thế giới thứ 2 1939 – 1945 với kết quả được quyết định bằng những trận đánh trên bộ, nhưng cho thấy những trận hải chiến đã vượt xa những cuộc chiến đấu trong giai đoạn trước. Nhưng hoạt động tác chiến của Hải quân các nước tham chiến trên Thái bình dương (1941-1945) chủ yếu là tác chiến đổ bộ đường biển và chống đổ bộ đường biển, những đòn tấn công vào các hạm đội của đối phương trên đại dương, trong các căn cứ hải quân, và các cuộc chiến trên các tuyến đường vận tải biển. Trên biển Thái bình dương đã có những cuộc chiến đấu đổ bộ của quân đội Mỹ và Austranlia lên đảo Leyte Gulf, quân đội Mỹ lên quần đảo Marshall, Marina Palluu, đảo Okinawa 1945. Khu vực Địa trung Hải với những cuộc đổ bộ của lính thủy đánh bộ lên Angery và Maroc năm 1942, Tấn công lên đảo Sicily của Itay năm 1943 và các trận đánh khác. Tổng số có 600 trận hải chiến, trong đó có 6 trận mang tính chiến lược. Thời gian đầu của chiến tranh, hải quân các nước tham chiến như Nhật Bản, Mỹ đã tiếp nhận vào biên chế các tàu sân bay để tác chiến trên các vùng biển xa, các vùng biển kín là khu vực tác chiến của không quân hải quân có căn cứ cất cánh trên mặt đất, lực lượng không quân hải quân trên các tàu sân bay trở thành lực lượng tác chiến tiến công chủ lực của hải quân. Những cuộc đối đầu của không quân hải quân trong các trận hải chiến lớn của chiến tranh thế giới lần thứ 2, trong quá trình trận chiến, lực lượng không quân hải quân là lực lượng chủ lực tấn công các mục tiêu quan trọng của đối phương. Sử dụng lực lượng không quân hải quân và các tàu sân bay cho phép trận đánh diễn ra trong một không gian rộng, các cụm tàu chiến hai bên cách nhau hàng trăm dặm. Các hải đoàn tàu chiến, được sự yểm trợ từ trên không của không quân hải quân, có thể tác chiến rất hiệu quả trong vùng nước ven bờ của đối phương. Đặc biệt hải địa hình tại khu vực Thái bình dương có nhiều các cụm quần đảo lớn, cần tiến hành những chiến dịch tác chiến hải quân dài ngày trong khu vực quần đảo, phá hoại đường giao thông vận tải của đối phương, tấn công tiêu diệt lực lượng không quân trên đảo, bao vây cô lập các căn cứ phòng thủ cho đến khi đối phương kiệt sức kháng cự và đổ bộ lực lượng lính thủy đánh bộ. Trận chiến Trân Châu cảng với sự tấn công của không quân, hải quân, tàu ngầm cảm tử. Hải quân Nhật đã đánh thiệt hại nặng Hạm đội Thái bình dương của Hải quân Mỹ. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc Vĩ đại năm 1941 – 1945, trên chiến trường Liên xô - Đức, nảy sinh yêu cầu phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng không quân, hải quân và lục quân. Các hạm đội của hải quân Xô viết đã thành công trong các chiến dịch bảo vệ các căn cứ hải quân, bảo vệ các thành phố ven biển, phối hợp với không quân và lục quân tiến hành các chiến dịch lớn trên sông và trên biển yểm trợ tiêu diệt sinh lực quân đội phát xít. Trong các chiến dịch này, pháo hạm và pháo phòng không hạm đội đã phối hợp tốt với không quân bẻ gẫy các mũi tiến công đường không của không quân Đức. Hạm đội tiến hành các chiến dịch độc lập nhằm tiêu diệt đường vận tải của đối phương và bảo vệ đường vận tải trên biển của Hồng quân. Những hoạt động tác chiến của hạm đội mang tính đa dạng trong sử dụng lực lượng, từ tác chiến tàu ngầm, hỏa lực pháo hạm trong phòng thủ không - biển đến đổ bộ. và đặc biệt là lực lượng không quân hải quân, trong chiến tranh đã phát triển rất mạnh mẽ để trở thành một lực lượng tác chiến độc lập. Nghệ thuật quân sự hải quân đã có được những kinh nghiệm có giá trị chiến lượng trong các chiến dịch đổ bộ như Novorossian, Kerch-Etigen 1943 Moonsund năm 1944. Đồng thời các chiến dịch sử dụng tàu ngầm và tiến hành cuộc chiến tranh chống tàu ngầm trên biển. Phòng thủ căn cứ hải quân Khanco ngày 2/11/1941. Hải đồ phòng thủ căn cứ Hải quân Sevastopol. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, nghệ thuật quân sự cấp chiến dịch là phương thức đa dạng hóa các lực lượng tác chiến của hạm đội để tiến hành các hoạt động trên biển. Không gian hải chiến trải rộng trên biển và đại dương, chỉ đạo bởi một hệ tư duy tác chiến duy nhất và sự chỉ huy thống nhất, có sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các cụm hải đoàn (liên kết phối hợp cấp chiến dịch) liên kết phối hợp hiệp đồng binh chủng trong các trận đánh (hiệp đồng tác chiến) đòi hỏi kỹ năng điều khiển các lực lượng tham gia tác chiến cao trong chiến dịch và các trận đánh có tính quyết định. Ý nghĩa quan trọng trong nghệ thuật quân sự hải quân là sự chuẩn bị phải đảm bảo bí mật, trinh sát chu đáo, chi tiết, tốc độ hành tiến và cơ động nhanh, linh hoạt, chủ động chiếm lĩnh và khống chế trên không trung trong khu vực tác chiến. Đồng thời công tác tổ chức phòng thủ bảo vệ, quản lý đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho lực lượng chiến đấu, các nhiệm vụ đặc biệt và căn cứ hậu cần kỹ thuật có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi trên chiến trường. Hoạt động tác chiến của Hạm đội Vonga bảo vệ Stalingrad. Lực lượng chủ lực của hạm đội được công nhận là lực lượng tàu ngầm và không quân hải quân. Nghệ thuật quân sự đã hình thành những cơ sở lý luận và thực tiễn các phương pháp, kỹ thuật tác chiến có sử dụng tàu ngầm (cụm tàu ngầm) và không quân hải quân (ngụy trang bay từ nhiều hướng khác nhau). Với sự phát triển của radar hải quân và sonar, pháo hạm của các chiến hạm nổi hạng nặng đã nâng cao được hiệu quả hỏa lực trên biển, khả năng sử dụng hỏa lực cũng đa dạng hơn và trở thành vũ khí yểm trợ hỏa lực hiệu quả trên biển và tấn công bờ biển. Tàu ngầm đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công đặc nhiệm, nghệ thuật quân sự hải quân đã hình thành các phương pháp, kỹ thuật chiến đấu của tàu ngầm như tìm kiếm và tấn công mục tiêu trên biển, lẩn trốn đòn tấn công của không quân và các tàu săn ngầm, phục kích và tấn công các căn cứ hải quân đối phương. Những cụm pháo hạm khổng lồ trên tàu trong hải chiến hiện đại đã mất đi ưu thế hỏa lực chủ đạo của mình trong các trận hải chiến trên biển do sự phát triển mạnh mẽ của tàu ngầm và không quân hải quân. Mục đích sử dụng pháo hạm dần chuyển sang yểm trợ cho lục quân, tấn công các mục tiêu bờ biển và dọn đường cho đổ bộ lính thủy đánh bộ, hoặc dùng để tự vệ trước các đòn tấn công của các cụm tàu khu trục hạng nhẹ. Chiến dịch đổ bộ lên Kren - Etigen năm 1943. Tác chiến đổ bộ đường thủy đã hoàn thiện khả năng chiến đấu của lực lượng với sự phối hợp của lực lượng lục quân, hình thành các phương thức và kỹ thuật đổ bộ mới, kỹ chiến thuật độ bộ đánh chiến bàn đạp bờ biển, phát triển sâu với sự hiệp đồng của các binh chủng khác (thiết giáp, máy bay) và lực lượng lục quân được hoàn thiện. Những tổng kết kinh nghiệm của chiến tranh hiện đại đã cho phép nghệ thuật quân sự hải quân rút ra kết luận: trong những khu vực hải chiến trên biển và trên đại dương. Những hoạt động tác chiến của các hạm đội có thể có những ảnh hưởng to lớn, có tính quyết định trong chiến tranh hiện đại. [BDV news] |
Nhãn:
Căn cứ hải quân Khanco,
Căn cứ Sevastopol,
Chiến dịch Kren - Etigen,
Hải quân Mỹ,
Hải quân Nga,
Hạm đội Vonga,
Nghệ thuật quân sự Hải quân,
Trân Châu Cảng
Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011
>> Nhìn lại trận Trân Châu Cảng sau 70 năm (phần 1)
70 năm trước, vào ngày 7/12/1941, Hải quân hoàng gia Nhật Bản đã thực hiện một hành động mà không một vị lãnh đạo phương Tây nào có thể hình dung.
Hình ảnh chụp từ trên cao về một hàng tàu chiến trước giây phút mở màn cuộc tấn công của Nhật lên Trâu Châu Cảng vào ngày 7/12/1941. Hình ảnh chiếc máy bay ném bom Val 99 của Hải quân Nhật chuẩn bị cất cánh từ một hàng không mẫu hạm trong buổi sáng lịch sử đó. Con tàu khổng lồ đằng sau là tàu sân bay Soryu. Ảnh chụp tàu hàng không mẫu hạm Zuikazu của Nhật Bản, khi tướng tá vẫy tao chào chiếc máy bay thả bom Nakạima “Kate” B-5N cất cánh để tham gia đợt tấn công thứ hai. Máy bay chiến đấu Zero của Nhật Bản, với mã số đuôi là A1-108 cất cánh từ hàng không mẫu hạm Akagi. Ảnh chụp từ trên không đoàn tàu chiến của Mỹ bên cạnh đảo Ford sau đợt tấn công bằng ngư lôi của Nhật, trước khi chúng tiếp tục hứng chịu đợt dội bom bằng máy bay. Cảnh chụp bãi đậu máy bay ở căn cứ hải quân của không quân Mỹ trên đảo Ford. Những đám cháy bốc lên từ những con tàu cháy ở phía xa. Những chiếc tàu chiến “rực cháy” sau trận oanh tạc của Nhật Bản. Pháo phòng không của Mỹ tạo nên những đốm đen trên bầu trời, phía trên những chiếc tàu đang bốc cháy ở Trân Châu Cảng. Kho vũ khí của tàu khu trục Shaw (DD 373) phát nổ do sự oanh tạc của máy bay Nhật Bản. Hai chiếc tàu chiến West Virginia (BB 48) và Tennessee (BB 43) cháy lớn. Một chiếc máy bay ném bom bổ nhào trong đợt lao xuống cuối cùng do đã bị dính đạn của phòng không của Hải quân Mỹ. Một chiếc tàu chiến khác bốc khói đen nghi ngút. Binh sĩ hoảng loạn. Thủy thủ ở căn cứ hải quân của không quân Mỹ tại Kaneohe, Hawaii đang cố gắng cứu hộ thủy phi cơ Catalina đang cháy sau đợt tấn công. |
Nhãn:
Chiến Tranh Thế Giới thứ 2,
Hải quân Mỹ,
hàng không mẫu hạm Akagi,
hàng không mẫu hạm Zuikazu,
Hawaii,
Nhật Bản,
tàu sân bay Soryu,
Trân Châu Cảng,
USA
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)