Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hạm đội 7

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội 7. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội 7. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

>> Báo Hoàn Cầu : Trung Quốc đang bị bao vây

Một khi xảy ra chiến tranh Trung-Mỹ trên biển Đông, ưu thế chiến thuật lúc ban đầu thuộc về Trung Quốc, do Mỹ cần thời gian điều động lực lượng.

>> "Một TQ đáng sợ" trên báo Hoàn Cầu
>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)



http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội 7 - Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


Ngày 24/6, Thời báo Hoàn Cầu "dẫn" nội dung mà báo này nói có nguồn gốc từ trang mạng Quỹ Văn hóa chiến lược Nga cho rằng, trong thời gian Mỹ xâm lược Đông Nam Á trước đây, cảng Cam Ranh luôn tấp nập tàu chiến của quân Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền với giọng điệu quy chụp nói: "Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, tàu chiến của Liên Xô đã thắng tiến đến đây. Hiện nay, quân Mỹ lại muốn quay trở lại, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã gợi ý rõ ràng là, Mỹ muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh, ý đồ cuối cùng là ngăn chặn Trung Quốc".

Theo Thời báo Hoàn Cầu, vịnh Cam Ranh của Việt Nam sở dĩ được quan tâm, không chỉ do đây là cảng nước sâu, thích hợp cho tàu chiến cỡ lớn neo đậu, mà còn do nó nằm trên biển Đông, nơi có nguồn tài nguyên dầu khí phong phú, ưu thế địa lý thuận lợi, có ý nghĩa địa-chiến lược quan trọng đối với toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Biển Đông là tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Đông Bắc Á và Ấn Độ Dương, là trọng điểm quan tâm của các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước lớn trên thế giới.

Đến nay, tranh chấp chủ quyền các hòn đảo trên biển Đông ngày càng kịch liệt. Trong khi đó, Mỹ coi quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương là phương hướng ngoại giao chính của Chính phủ Obama, Mỹ không thể không coi trọng khu vực này, gần đây Lầu Năm Góc đã bắt đầu thực hiện kế hoạch quân sự của chính sách quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Hawaii, Hải quân Mỹ.

Panetta tuyên bố, Hải quân Mỹ sẽ điều chỉnh lớn việc triển khai lực lượng, trong tương lai sẽ triển khai 60% lực lượng, trong đó có 6 tàu sân bay ở Thái Bình Dương. Mặc dù chính quyền Mỹ luôn phủ nhận, nhưng mục tiêu cuối cùng của những động thái này rõ ràng là ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Báo Hoàn Cầu dẫn lời báo Nga cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông (những vùng biển cũng quan trọng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia), đưa nó vào phạm vi kiểm soát tối đa của Quân đội Trung Quốc, vì vậy họ đã đề ra chiến lược “chống can dự”, hết sức cố gắng giảm đến tối thiểu các hoạt động quân sự của lực lượng bên ngoài ở những vùng biển này.

Hiện nay, mặc dù Hải quân Trung Quốc còn kém xa Mỹ về số lượng và tính năng trang bị kỹ thuật, nhưng một khi biển Đông nổ ra xung đột, quân Mỹ cần thời gian điều động binh lực, điều động lực lượng có khả năng chiến đấu với số lượng cần thiết, mới có thể mạnh mẽ can thiệp, vì vậy Trung Quốc hoàn toàn có thể giành được ưu thế chiến thuật lúc mới bắt đầu.

Để có thể ngăn chặn Trung Quốc, Mỹ ra sức củng cố quan hệ với các đồng minh truyền thống khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, đồng thời tích mở quan hệ với các nước khác, phát triển quan hệ đối tác mới. Quân Mỹ bắt đầu đóng quân ở Australia, cam kết cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Philippines, có kế hoạch triển khai tàu chiến ở Singapore, tổ chức diễn tập liên hợp với Thái Lan, Philippines, tranh giành Myanmar với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ chuẩn bị triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore. Trong hình là tàu chiến đấu duyên hải USS Forth Worth (LCS-3) của Hải quân Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu tự viết: Các nước Đông Nam Á mặc dù là láng giềng của Trung Quốc, nhưng lại coi Trung Quốc là đối thủ để ngăn chặn. Mỹ hết sức tận dụng tình hình này, tăng cường tiếp xúc quân sự với các nước ASEAN, đồng thời đã giành được thành quả rõ rệt. Trong tình hình đó, các căn cứ quân sự tương tự như vịnh Cam Ranh rất quan trọng đối với quân Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu cho rằng: "Mỹ “thành công tận dụng tâm lý lo sợ Trung Quốc” của Việt Nam (!?-PV), đã đặt nền tảng cho tàu chiến quân Mỹ quay trở lại vịnh Cam Ranh. Mặc dù hiện nay tàu chiến quân Mỹ vẫn chưa đến cảng Cam Ranh, người dân Việt Nam cũng hoàn toàn không hoan nghênh đại quân Mỹ, nhưng thời gian mở cửa vịnh Cam Ranh cho quân Mỹ đã không còn xa (!?-PV)".

Đương nhiên, điều Mỹ quan tâm nhất là tính minh bạch và có thể dự đoán được của quan hệ quân sự giữa các nước lớn ở châu Á-Thái Bình Dương. Cho dù là Mỹ hay Trung Quốc, cho dù như thế nào đều sẽ không lấy xung đột quân sự làm cái giá để giành lấy quyền chủ đạo khu vực. Các nước khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng không muốn nổ ra chiến tranh.

Thời báo Hoàn Cầu viết: chuyên gia và nhà chính trị Nga cũng tranh cãi mạnh mẽ vấn đề Quân đội Nga có nên quay trở lại Việt Nam hay không (Nga rút khỏi vịnh Cam Ranh năm 2001). Có người cho rằng, là nước đang tìm kiếm vai trò toàn cầu, Nga phải mở rộng ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương, theo đó cần quay trở lại vịnh Cam Ranh; cũng có người cho rằng, là quốc gia Thái Bình Dương, Nga cần trước tiên phát triển kinh tế duyên hải miền Đông, bảo đảm sự ổn định khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục tên lửa Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.

Hoàn Cầu báo viết: mặc dù quân Nga quay trở lại vịnh Cam Ranh thì cũng chưa chắc đã giành được thành quả quan trọng, huống hồ ở đây còn là “nơi đau lòng” của người Nga. Năm 1989, một chiếc máy bay An-12 của Quân đội Liên Xô đã rơi vỡ ở đây, khiến cho 32 người thiệt mạng. Năm 1995 có 3 chiếc máy bay Su-27 của Quân đội Nga cũng bị rơi ở vịnh Cam Ranh.

"Ngoài ra, nếu Nga muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh, e rằng cũng khó chịu được khoản tiền thuê khổng lồ, tiêu chuẩn sẽ cao hơn nhiều so với 300 triệu USD/năm vào thập niên 1990". - Thời báo Hoàn Cầu loan truyền thông tin.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục)

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

>> Số phận Maddox sau 'sự kiện Vịnh Bắc Bộ'



Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ 1964, khu trục Maddox - cái tên "khó quên" trong cuộc chiến tranh Việt Nam chủ yếu làm công việc tuần tra và huấn luyện hải quân.


Tàu Maddox thuộc lớp Allen M.Summer được chính thức hạ thủy ngày 19/3/1944 và đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ tháng 6/1944.

Maddox có lượng giãn nước 3.300 tấn, kích thước tổng thể 114,8x12,2x4,8m. Tàu lắp động cơ tuốc bin cho phép đạt tốc độ 34 hải lý/h (63km/h), tầm hoạt động 12.000km (yêu cầu tốc độ 15 hải lý/h). Số lượng thủy thủ và sĩ quan lên tới 336 người. ỏa lực của Maddox gồm: 6 pháo 127mm, 12 pháo 40mm, 11 pháo 20mm, 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.

Tham gia cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 vào những ngày cuối cùng, tàu Maddox hoạt động ở vùng biển Tây Thái Bình Dương chống lại Hải quân Nhật.

Trong quá trình tham chiến tại đây, cuối tháng 1/1945 nó bị một chiếc chiến đấu cơ của Nhật tấn công gây hư hỏng và buộc phải tới Ulithi để sửa chữa rồi tiếp tục tham gia chiến dịch pháo kích hỗ trợ quân đổ bộ lên Nhật Bản.


http://nghiadx.blogspot.com

Khu trục hạm Maddox trong những năm 1950.


Sau thế chiến thứ 2, khu trục Maddox trong thành phần Hạm đội 7 tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Sau 1953, hoạt động chủ yếu của Maddox là tuần tra trên biển, thực hiện các hoạt động diễn tập huấn luyện với các quốc gia thuộc khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) và quân phòng vệ Nhật Bản, Hải quân Hàn Quốc, Hải quân Đài Loan.

Trận hải chiến ngày 2/8 (*)

Tháng 5/1964, tàu Maddox trong thành phần Hạm đội 7 lần đầu xuất hiện tại lãnh hải Việt nam (miền Nam Việt Nam).

Ngày 31/7/1964, Maddox ngang nhiên xâm phạm vùng biển miền bắc Việt Nam thực hiện các hành động do thám hệ thống bố phòng, phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Thực tế, trong thời gian này Hải quân Mỹ triển khai chiến dịch DESOTO, trang bị cho các tàu khu trục thiết bị trinh sát điện tử tiến hành thám thành bờ biển Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên và sau đó mở rộng tới Việt Nam.

Trước hành động xâm phạm lãnh hải đó, Hải quân Nhân dân Việt Nam điều phân đội tàu phóng lôi 135 (ba tàu 333/336/339) lên đường chặn đánh địch.

Chiều ngày 2/8, các tàu phóng lôi của phân đội 135 chạm trán Maddox. Trận hải chiến diễn ra ác liệt, mặc dù thua kém quân Mỹ về mọi mặt, nhưng với ý chí kiên cường dũng cảm Hải quân Nhân dân Việt Nam đánh đuổi tàu Maddox, đồng thời bắn hạ một chiếc F-8.

Sau trận này, Maddox bị hư hỏng nhẹ sau khi dính một số phát đạn 14,5mm từ các tàu phóng lôi của Hải quân Nhân dân Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com

Ba tàu phóng lôi của Hải quân Nhân dân Việt Nam truy kích Maddox.


Tiếp đó, đêm ngày 4/8 Mỹ dựng lên cái gọi là "sự kiện Vịnh Bắc Bộ" vu cáo Hải quân Nhân dân Việt Nam tiến công tàu Mỹ (USS Maddox và USS Turner Joy) ở hải phận quốc tế và lấy cớ đó dùng không quân tập kích.

Ngày 5/8, Mỹ mở chiến dịch "Mũi tên xuyên" huy động các máy bay từ hai tàu sân bay Ticonderoga và Constellation oanh tạc các căn cứ Hải quân Việt Nam và kho xăng dầu ở Vinh.

Tuần tra và sửa chữa

Sau “sự kiện vịnh bắc bộ”, Maddox tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuần tra tới hết tháng 8/1964 rồi trở về Long Beach (bang California, Mỹ) nghỉ ngơi.

Tại đây, từ tháng 9/1964 tới tháng 1/1965, khu trục Maddox trải qua đợt bảo dưỡng sửa chữa. Tiếp đó, nó tham gia các hoạt động huấn luyện và chuẩn bị cho hành trình tới vùng biển Tây Thái Bình Dương.

Ngày 10/7/1965, Maddox rời Long Beach hành quân tới Vịnh Bắc Bộ. Trong 4 tháng, Maddox tham gia hoạt động hỗ trợ hỏa lực ở vùng biển miền Nam Việt Nam.

Sau nhiệm vụ này, Maddox không bao giờ trở lại vùng biển Việt Nam. Ngày 16/12, khu trục Maddox quay trở lại Long Beach bảo dưỡng tới tận mùa hè 1966.


http://nghiadx.blogspot.com

Khu trục Maddox tại Trân Châu Cảng, Hawaii (năm 1966).


Tháng 11/1966, Maddox lại lên đường thực hiện công việc tuần tra trong Hạm đội 7. Trong 2 năm 1967-1968, khu trục Maddox chủ yếu tham gia hoạt động tuần tra trên biển, viếng thăm một số quốc gia đồng minh Mỹ. Maddox trải qua hai lần đại tu sửa chữa lớn vào tháng 2 và tháng 9/1968.

Năm 1969, khu trục hạm Maddox ngừng hoạt động trong Hải quân Mỹ và chuyển sang cho Hải quân Trừ bị Mỹ. Tháng 7/1972, Maddox được chuyển giao cho Hải quân Đài Loan sử dụng. Kể từ thời điểm này, cái tên Maddox không còn tồn tại.

Kết thúc sứ mệnh ở Đài Loan

Tàu Maddox biên chế trong Hải quân Đài Loan với tên gọi là Po Yang. Số hiệu trên thân ban đầu là DD-10, sau đó đổi thành DD-918 và cuối cùng là DD-910 (năm 1979).

Khu trục Po Yang (DD-910) thực hiện các nhiệm vụ tuần tra bảo vệ eo biển Đài Loan, vùng biển xung quanh, hộ tống bảo vệ đoàn tàu vận tải, huấn luyện học viên hải quân. Po Yang đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Hải quân Đài Loan.

Tháng 6/1984, Po Yang bị loại bỏ khỏi thành phần trang bị Hải quân Đài Loan sau khi bộ phận động lực tàu hỏng hoàn toàn cùng với đó là cấu trúc thân tàu bị lão hóa.

(*) Chi tiết trận đánh ngày 2/8 của HQNDVN

Ngày 31/7/1964, khu trục Maddox mang số hiệu 731 thuộc biên đội xung kích 77 – Hạm đội 7 xâm phạm vùng biển Việt Nam, tiến sâu Quảng Bình. Tàu Maddox ngày càng tiến gần bờ hơn, khi đi qua khu vực Đèo Ngang, Hòn Mát, Hòn Mê thì các máy móc điện tử trinh thám trên tàu mở hết công suất tiến hành do thám xác định hệ thống bố phòng bảo vệ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Quân đội ta với quyết tâm trừng trị hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh hải, các chiến sĩ thuộc đoàn 135 tàu phóng lôi và các lực lượng khác sẵn sàng chiến đấu cao. Ngày 1/8, Bộ tư lệnh Hải quân nhận lệnh của Bộ Tổng tham mưu dùng lực lượng đánh tàu địch nếu chúng tiếp tục xâm phạm vùng biển của ta.

Thực hiện nhiệm vụ Bộ tư lệnh Hải quân giao phó, cán bộ đoàn 135 tàu phóng lôi lệnh cho phân đội 3 tàu (333/336/339) lên đường đánh địch. Các tàu phóng lôi được trang bị một súng máy 14,5mm và 2 ngư lôi.

Lúc 13h10 phút 2/8, tàu Maddox cách Đông Nam Hòn Nẹ 10 hải lý, xâm phạm Hòn Mê, Lạch Trường. Phân đội trưởng Nguyễn Xuân Bột ra lệnh đội tàu phóng lôi đồng loạt xuất kích, ba tàu 333/336/339 mở radar sục sạo mục tiêu. Sau khi phát hiện Maddox, tàu ta tăng tốc tiếp cận địch để phóng lôi.

Pháo 127mm của Maddox bắt đầu nổ súng về phía đội tàu của ta, vào gần hơn thì hỏa lực 40mm và 20mm của địch bắn dữ dội, quyết liệt hơn. Quân Mỹ điều động thêm 4 máy bay F-8 từ tàu sân bay USS Ticonderoga tới hỗ trợ Maddox.

Mặc dù thua kém địch về mọi mặt, các chiến sĩ trên 3 tàu phóng lôi của ta vẫn đánh trả quyết liệt và bắn hạ một chiếc F-8. Tuy ngư lôi từ các tàu phóng lôi của ta không đánh trúng Maddox nhưng cũng đủ làm cho quân địch phải hoảng sợ trước ý chí chiến đấu kiên cường, anh dũng của các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Kết thúc trận đánh, về phía ta hai tàu 336 và 339 hư hỏng, về phía địch mất một chiếc F-8 riêng Maddox bị trúng một số phát đạn 14,5mm làm hỏng vài thiết bị trên tàu.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

>> Hồ sơ Hạm đội 7 của Mỹ




Với 50-60 chiến hạm, 350 máy bay và 60.000 lính, Hạm đội 7 là lực lượng tác chiến chủ yếu nhằm tạo sức răn đe của Washington ở tây Thái Bình Dương.

Được thành lập ngày 15/5/1943 tại Brisbane (Australia), Hạm đội 7 từng tham gia chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và những trận đánh ác liệt như hải chiến Vịnh Leyte tháng 10/1944.

Kịch bản can dự

Hiện nay, Hạm đội 7 đóng đại bản doanh tại căn cứ Yokosuka (Nhật Bản) được đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương. Các đơn vị thuộc quyền Hạm đội 7 đóng rải rác tại một số căn cứ Hải quân ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các đảo của Mỹ ở tây Thái Bình Dương.

Khu vực trách nhiệm bao gồm toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương với 3 chức năng và cũng là nhiệm vụ chính: Bộ tư lệnh lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp trong cứu trợ thiên tai, hoặc khi hành quân hỗn hợp; Bộ tư lệnh hành quân của tất cả các lực lượng hải quân trong vùng; bảo vệ bán đảo Triều Tiên.

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Hải quân Mỹ đã xây dựng một số kịch bản quân sự chính khi sử dụng Hạm đội 7. Đó là trong trường hợp xảy ra xung đột tại Triều Tiên, hoặc xung đột tại eo biển Đài Loan.

Bên cạnh đó, Hạm đội 7 có trách nhiệm bảo đảm an ninh hành lang biển chiến lược từ Trung Đông đến Đông Bắc Á qua Tây Thái Bình Dương; bảo vệ các đồng minh của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ xác định đây là khu vực “sinh tử” đối với lợi ích an ninh quốc gia. Điều này giải thích tại sao Hạm đội 7 luôn được ưu tiên tăng cường về mọi mặt.

Theo tính toán của Washington, việc củng cố sức mạnh cho Hạm đội 7 sẽ giúp Mỹ ứng phó kịp thời với một số điểm “nóng” trong khu vực, đồng thời chủ động ngăn chặn bất kỳ nguy cơ nào đe dọa tuyến hàng hải huyết mạch.

Giới chức Mỹ từng khẳng định rằng, trọng tâm địa chính trị thế giới đang chuyển sang khu vực châu Á – Thá Bình Dương, một khu vực có nhiều nước “trỗi dậy cùng một lúc về sự giàu có và sức mạnh”.

Vì thế, việc duy trì tình trạng cân bằng chiến lược sẽ giúp Mỹ đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia của mình đối với khu vực. Trong bối cảnh đó, điều hiển nhiên là Lầu Năm Góc sẽ không tiếc tiền để đầu tư cho Hạm đội 7.

Phân bố lực lượng

Trong số chiến hạm của Hạm đội 7 có 18 chiếc hoạt động tại các căn cứ hải quân phía trước ở Nhật Bản và Guam. Đây là lực lượng chủ yếu thể hiện sự hiện diện của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hằng ngày đều có khoảng 50% lực lượng của Hạm đội 7 được triển khai trên khắp các vùng biển trách tại đây.

Trong khu vực đảm trách của mình ở Tây Thái Bình Dương, Hạm đội 7 tham gia gần 20 cuộc tập trận lớn hằng năm như: Rimpac, Carat, Seacat, Ulchi Focue Lens, Southern Frontier, Cope North...

Riêng cuộc tập trận Carat với một số nước ASEAN nhằm mục đích giữ “ổn định Đông Nam Á”, mà thực chất là bảo vệ hành lang biển đi qua khu vực này.



Kỳ hạm Blue Ridge của Hạm đội 7.


Để tiện cho việc chỉ huy tác chiến và điều hành hoạt động khác, Hạm đội 7 được tổ chức thành các lực lượng đặc nhiệm theo chức năng chuyên biệt.

Mỗi lực lượng đều có nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và vũ khí chuyên biệt gồm các loại tàu nổi như tàu sân bay, tầu tuần dương, tầu khu trục, khinh hạm, tàu tuần tiễu, tàu chiến đấu ven biển, tàu rải và quét mìn, tàu chỉ huy, tàu đổ bộ, và tàu ngầm.

Trong số 10 lực lượng đặc nhiệm, Đặc nhiệm 70 là lực lượng chiến đấu chủ yếu của hạm đội mà nòng cốt là tầu sân bay USS George Washington (CVN-73) và Liên đoàn Không quân số 5 (CVW-5).

Còn Lực lượng Đặc nhiệm 74 là lực lượng tầu ngầm có trách nhiệm hoạch định và điều phối các hoạt động của tầu ngầm trong phạm vi trách nhiệm của Hạm đội 7.



Súng máy 25mm trên kỳ hạm Blue Ridge.

Kỳ hạm của Hạm đội 7 là tàu chỉ huy đổ bộ Blue Ridge (LCC-19) được tái triển khai từ tháng 9/2004. Nhiệm vụ chủ chốt của LCC-19 là hỗ trợ về chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc và tình báo (C4I) cho toàn bộ Hạm đội 7. LCC-19 được trang bị tên lửa Mark 36 SRBOC, súng máy 25mm Bushmaster, trực thăng SH-60 Seahawk…

“Ngôi sao” CVN-73

Được mệnh danh là “ngôi sao” Hạm đội 7, USS George Washington (CVN-73) là tàu sân bay hạt nhân thứ 6 thuộc lớp Nimitz. Con tàu này do hãng Newport News đóng ra và được đưa vào biên chế Hải quân Mỹ từ ngày 4/7/1992.

Tàu có chiều dài 333m, rộng 78m, cao 74m, nặng 97.000 tấn, có thể chứa khoảng 80 máy bay và 6.250 thủy thủ với tổng diện tích lên tới 18.000m². Trên tàu có 4 thang máy để chuyển máy bay từ kho chứa lên sân đỗ, rộng 360m².

Như một căn cứ quân sự di động trên biển, động cơ của tàu sân bay Washington sử dụng năng lượng từ 2 lò phản ứng hạt nhân A4W, bảo đảm hoạt động trong hành trình dài 3 triệu hải lý trước khi phải tiếp liệu, và giúp điều khiển 4 bánh lái nặng 30.040kg/chiếc.

USS George Washington có thể đạt tốc độ khoảng 30 hải lý/giờ. “Ngôi sao” Hạm đội 7 được trang bị 2 hệ thống đánh chặn tên lửa 20mm Phalanx CIWS, 2 hệ thống phóng tên lửa Sea Sparrow SAM, và các máy bay hiện đại như F/A-18E/F, F/A-18A/C, E-2C…



"Ngôi sao" Hạm đội 7 - USS Geogre Washington.

Chuyến đi đầu tiên của “Ngôi sao” diễn ra vào năm 1994 nhân kỷ niệm 50 năm ngày D-Day (quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy trong Thế chiến 2).

Sau khi bị "bà hỏa" hỏi thăm ở ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ và tiêu tốn 70 triệu USD để sửa chữa thiệt hại ở San Diego (California), tháng 5/2008, tàu George Washington được chuyển tới căn cứ Yokosuka.

Hiện USS George Washington thường xuyên tham gia các cuộc tập trận với đồng minh của Mỹ trong khu vực, đồng thời thực hiện những chuyến tuần tra vùng Tây Thái Bình Dương.

[BDV news]


Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Mỹ-Việt tập luyện hải quân chung



Báo Hong Kong cho hay Việt Nam và Hoa Kỳ chuẩn bị diễn tập chung, trong khi một thượng nghị sỹ Mỹ nói nước này cần mạnh mẽ hơn về Biển Đông.


Tàu chiến Hoa Kỳ

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post - SCMP) loan tin hoạt động chung sẽ được thực hiện vào tháng tới.

Quan chức Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ xác nhận với báo này rằng một khu trục hạm của Mỹ sẽ tới Đà Nẵng vào tháng tới nhằm tham gia hoạt động luyện tập tìm kiếm cứu hộ với Hải quân Việt Nam.

Họ cũng nói đây là việc luyện tập thường niên mà Hạm đội 7 tiến hành với các nước đồng minh trong khu vực.

Ngay cuối tháng này, cũng trong khuôn khổ hợp tác hải quân chung, hai tàu chiến của Mỹ sẽ tham gia diễn tập với Philippines ngoài khơi đảo Palawan trong Biển Đông.

Trước đó đã có tin hàng không mẫu hạm USS George Washington rời căn cứ Yokosuka hôm Chủ nhật để tham gia các cuộc tuần tra đa quốc gia ở Tây Thái Bình Dương, kể cả vùng Biển Đông.

Người phát ngôn của Hạm đội 7 Jeff Davis được SCMP dẫn lời nói các hoạt động dồn dập nói trên đã được lên lịch từ lâu và không liên quan tới tình hình căng thẳng hiện tại giữa các nước Việt Nam, Philippines và Trung Quốc.

Ông nói: "Rõ ràng là chúng tôi luôn theo dõi tình hình Biển Đông một cách cẩn trọng. Chúng tôi hy vọng rằng các tranh chấp có thể được giải quyết qua con đường ngoại giao".

Năm ngoái, Hạm đội 7 cũng đã có các hoạt động chung với Hải quân Việt Nam kéo dài một tuần, mà hai bên giải thích là để kỷ niệm 15 năm thành lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

'Lập trường quá yếu ớt'

Trong khi đó, Thượng nghị sỹ bang Virginia của Mỹ Jim Webb vừa lên tiếng kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ phải có động thái tương thích trước các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực.

Ông Webb, nghị sỹ đảng Dân chủ và là chủ tịch tiểu ban Đông Á của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, yêu cầu các dân biểu lên án cách hành xử của Bắc Kinh trong các tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng.

Ông phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại hôm thứ Hai 13/06 rằng ông đang đề xướng một dự luật lên án việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc và đòi hỏi nước này phải tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.

Ông Webb nói: "Tôi cho rằng chính phủ chúng ta giữ lập trường quá yếu ớt trong vấn đề này".

"Khi chúng ta nói rằng chính phủ Mỹ không có lập trường gì trong các vấn đề chủ quyền, thì việc không có lập trường cũng có nghĩa là tỏ lập trường rồi."

Ông thượng nghị sỹ, người sẽ không ra tiếp tục tranh cử trong cuộc bầu cử 2012, không kêu gọi Mỹ hành động can thiệp vào các tranh cãi chủ quyền nhưng đề xuất: "Chúng ta cần làm việc trong một diễn đàn đa phương để giải quyết các vấn đề này".

Việt Nam tuần trước ngỏ ý hoan nghênh "nỗ lực của cộng đồng quốc tế", trong có Hoa Kỳ, trong việc duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã lớn tiếng cảnh báo các nước thứ ba không nên can thiệp vào tình hình Biển Đông.

Một bài xã luận trên nhật báo Giải phóng quân Trung Quốc hôm thứ Ba 14/06 tuyên bố "các nước không liên quan cần lui ra".

Cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc khẳng định lại lập trường của Bắc Kinh: "Tranh chấp này phải được giải quyết một cách hòa bình thông qua tham vấn hữu nghị giữa hai bên liên quan".

"Trung Quốc cực lực phản đối bất cứ quốc gia không liên quan nào can thiệp vào tranh chấp, đồng thời phản đối việc quốc tế hóa vấn đề Nam Hải (Biển Đông)."


[Vietnamdefence news]



Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

>> Tàu sân bay Trung Quốc được chăm sóc bởi UAV Mỹ



Mỹ đang chế tạo máy bay không người lái trên tàu sân bay để tăng khả năng đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc.


Các quan chức Mỹ đặc biệt giữ bí mật về nơi họ sẽ đưa các máy bay không người lái vũ trang này vào sử dụng, nhưng một sỹ quan cấp cao Hải quân nói với hãng AP rằng một số sẽ được triển khai ở châu Á.

Phó Đô đốc, Tổng chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình dương, Scott Van Buskirk cho biết: "Những máy bay không người lái này sẽ đóng môt vai trò mật thiết trong các chiến dịch của chúng tôi tại khu vực trong tương lai”.

Mỹ đang sử dụng rộng rãi các loại máy bay không người lái trên đất liền trong cuộc chiến ở Afghanistan, nhưng phải mất vài năm nữa Mỹ mới chế tạo được các loại máy bay không người lái trên biển.




UAV có khả năng tác chiến trên biển, cất/hạ cánh trên tàu sân bay có thể thay đổi tư duy tác chiến của không quân hải quân Mỹ, đối phó hiệu quả với sự ra đời của tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay và các tàu sân bay của Trung Quốc.

Đầu năm 2011, công ty Northrop Grumman lần đầu cho bay thử UAV tác chiến trên biển, nhưng thử nghiệm diễn ra trên đất liền.

Các nhà phân tích quân sự thống nhất nhận định rằng: Máy bay không người lái có khả năng ngăn chặn những bước tiến gần đây của Trung Quốc, đặc biệt là tính năng hoạt động như một tên lửa "diệt tàu sân bay của nó”.

Patrick Cronin, nhà phân tích về An ninh mới của Mỹ làm việc tại Washington đánh giá: “Hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài mà Mỹ phải chuẩn bị ở khu vực châu Á - Thái Bình dương, và các loại máy bay tự động – trên không hay trên biển – ngày càng trở nên quan trọng để chống lại những mối đe dọa tiềm tàng”.

Tuy Quân đội Trung Quốc còn lâu mới xây dựng được một lực lượng hùng mạnh như Mỹ, nhưng Bắc Kinh đang không ngừng phát triển tiềm lực không quân, hải quân và tên lửa có khả năng thách thức vị trí độc tôn của Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng như khả năng bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng cùng các đồng minh của Mỹ như Nhật và Hàn Quốc của Washington.

Trung Quốc khăng khăng cho rằng họ không có ý đồ tấn công và chỉ bảo vệ những lợi ích của họ như các tuyến hàng hải cũng quan trọng đối với nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của mình. Nhưng ở đó có một vài điểm nóng, nhất là vấn đề Đài Loan và một loạt các đảo nhỏ mà cả Trung Quốc và các nước châu Á khác đang đòi chủ quyền.




UAV mới được Mỹ kỳ vọng sẽ mở rộng năng lực tác chiến của các hạm đội vốn đã rất hùng mạnh trên đại dương.

Việc Hải quân Mỹ theo đuổi chương trình UAV tác chiến trên biển là sự thừa nhận nhu cầu phát triển vũ khí và những chiến lược mới không chỉ nhằm đối phó với Trung Quốc mà với cả một bối cảnh quốc phòng đầy thách thức nói chung ở khu vực.

Các chuyên gia nói rằng máy bay không người lái có thể được triển khai trên bất cứ 11 tàu sân bay nào hiện có của Mỹ, và không phải được chế tạo để làm đối trọng riêng với Trung Quốc… Nhưng những thông tin về tiến bộ trong công nghệ tên lửa của Trung Quốc dường như đã làm cho việc chế tạo thêm khẩn trương hơn.

Tên lửa “diệt tàu sân bay” DF 21D của Trung Quốc được thiết kế phóng từ đất liền với độ chính xác đủ tiêu diệt một tàu sân bay đang hoạt động trong tầm 1.500km . Tuy thông tin này chưa được kiểm chứng, nhưng các nhà phân tích nhấn mạnh rằng không một nước nào trên thế giới có một vũ khí như vậy.

Hiện, những máy bay tiêm kích hiện tại của Hải quân Mỹ chỉ có thể tấn công các mục tiêu trong tầm 900km, nằm trong tầm kiểm soát của tên lửa của Trung Quốc.

Ngược lại, các máy bay tiêm kích không người lái không phải tiếp thêm nhiên liệu có bán kính hoạt động là 2.789km, có thể hoạt động trong vòng 50-100 giờ - so với tối đa là 10 giờ của các máy bay có phi công.

Công ty Northrop Grumman có hợp đồng 635,8 triệu USD để chế tạo 2 máy bay không người lái trong 6 năm và sẽ có thêm vốn nếu khả thi. Một mẫu nghiên cứu X-47B đã bay thử 29 phút tại sân bay quân sự Edwards tại California tháng 2/2011. Các chuyến bay thử trên tàu sân bay dự kiến sẽ được tiến hành trong năm 2013.

Các công ty máy bay khác như Boeing và Lockheed cũng tham gia vào cuộc chơi. Công ty General Atomics Aeronautical Systems – nhà chế tạo máy bay không người lái Predator được sử dụng tại chiến trường Afghanistan – đã tiến hành các thử nghiệm trong hầm gió vào tháng 2/2011.
Một số chuyên gia cảnh báo rằng các máy bay không người lái cho đến nay vẫn chưa được thử nghiệm trên tàu sân bay, đồng thời nhấn mạnh rằng những tiến bộ của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn làm cho tàu sân bay hết vai trò.

Vào những năm đầu của thập kỷ này Không quân và Hải quân Mỹ cùng hỗ trợ một dự án phát triển máy bay không người lái trên tầu sân bay nhưng năm 2005, Không quân Mỹ đã rút khỏi dự án, chỉ còn hải quân tiếp tục cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu khả thi.

Đô đốc Gary Roughhead, Tổng chỉ huy các hoạt động Hải quân Mỹ đánh giá mục tiêu hiện tại là lực lượng này có được các máy bay ném bom không người lái trước năm 2018 là “quá chậm”. "Nghiêm túc mà nói, chúng ta cần ý thức sự khẩn thiết phải có các máy bay đó. Vì nó làm thay đổi cơ bản tư duy của chúng ta về không lực hải quân”, Đô đốc Roughhead nói.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang