Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

>> Số phận Maddox sau 'sự kiện Vịnh Bắc Bộ'



Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ 1964, khu trục Maddox - cái tên "khó quên" trong cuộc chiến tranh Việt Nam chủ yếu làm công việc tuần tra và huấn luyện hải quân.


Tàu Maddox thuộc lớp Allen M.Summer được chính thức hạ thủy ngày 19/3/1944 và đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ tháng 6/1944.

Maddox có lượng giãn nước 3.300 tấn, kích thước tổng thể 114,8x12,2x4,8m. Tàu lắp động cơ tuốc bin cho phép đạt tốc độ 34 hải lý/h (63km/h), tầm hoạt động 12.000km (yêu cầu tốc độ 15 hải lý/h). Số lượng thủy thủ và sĩ quan lên tới 336 người. ỏa lực của Maddox gồm: 6 pháo 127mm, 12 pháo 40mm, 11 pháo 20mm, 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.

Tham gia cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 vào những ngày cuối cùng, tàu Maddox hoạt động ở vùng biển Tây Thái Bình Dương chống lại Hải quân Nhật.

Trong quá trình tham chiến tại đây, cuối tháng 1/1945 nó bị một chiếc chiến đấu cơ của Nhật tấn công gây hư hỏng và buộc phải tới Ulithi để sửa chữa rồi tiếp tục tham gia chiến dịch pháo kích hỗ trợ quân đổ bộ lên Nhật Bản.


http://nghiadx.blogspot.com

Khu trục hạm Maddox trong những năm 1950.


Sau thế chiến thứ 2, khu trục Maddox trong thành phần Hạm đội 7 tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Sau 1953, hoạt động chủ yếu của Maddox là tuần tra trên biển, thực hiện các hoạt động diễn tập huấn luyện với các quốc gia thuộc khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) và quân phòng vệ Nhật Bản, Hải quân Hàn Quốc, Hải quân Đài Loan.

Trận hải chiến ngày 2/8 (*)

Tháng 5/1964, tàu Maddox trong thành phần Hạm đội 7 lần đầu xuất hiện tại lãnh hải Việt nam (miền Nam Việt Nam).

Ngày 31/7/1964, Maddox ngang nhiên xâm phạm vùng biển miền bắc Việt Nam thực hiện các hành động do thám hệ thống bố phòng, phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Thực tế, trong thời gian này Hải quân Mỹ triển khai chiến dịch DESOTO, trang bị cho các tàu khu trục thiết bị trinh sát điện tử tiến hành thám thành bờ biển Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên và sau đó mở rộng tới Việt Nam.

Trước hành động xâm phạm lãnh hải đó, Hải quân Nhân dân Việt Nam điều phân đội tàu phóng lôi 135 (ba tàu 333/336/339) lên đường chặn đánh địch.

Chiều ngày 2/8, các tàu phóng lôi của phân đội 135 chạm trán Maddox. Trận hải chiến diễn ra ác liệt, mặc dù thua kém quân Mỹ về mọi mặt, nhưng với ý chí kiên cường dũng cảm Hải quân Nhân dân Việt Nam đánh đuổi tàu Maddox, đồng thời bắn hạ một chiếc F-8.

Sau trận này, Maddox bị hư hỏng nhẹ sau khi dính một số phát đạn 14,5mm từ các tàu phóng lôi của Hải quân Nhân dân Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com

Ba tàu phóng lôi của Hải quân Nhân dân Việt Nam truy kích Maddox.


Tiếp đó, đêm ngày 4/8 Mỹ dựng lên cái gọi là "sự kiện Vịnh Bắc Bộ" vu cáo Hải quân Nhân dân Việt Nam tiến công tàu Mỹ (USS Maddox và USS Turner Joy) ở hải phận quốc tế và lấy cớ đó dùng không quân tập kích.

Ngày 5/8, Mỹ mở chiến dịch "Mũi tên xuyên" huy động các máy bay từ hai tàu sân bay Ticonderoga và Constellation oanh tạc các căn cứ Hải quân Việt Nam và kho xăng dầu ở Vinh.

Tuần tra và sửa chữa

Sau “sự kiện vịnh bắc bộ”, Maddox tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuần tra tới hết tháng 8/1964 rồi trở về Long Beach (bang California, Mỹ) nghỉ ngơi.

Tại đây, từ tháng 9/1964 tới tháng 1/1965, khu trục Maddox trải qua đợt bảo dưỡng sửa chữa. Tiếp đó, nó tham gia các hoạt động huấn luyện và chuẩn bị cho hành trình tới vùng biển Tây Thái Bình Dương.

Ngày 10/7/1965, Maddox rời Long Beach hành quân tới Vịnh Bắc Bộ. Trong 4 tháng, Maddox tham gia hoạt động hỗ trợ hỏa lực ở vùng biển miền Nam Việt Nam.

Sau nhiệm vụ này, Maddox không bao giờ trở lại vùng biển Việt Nam. Ngày 16/12, khu trục Maddox quay trở lại Long Beach bảo dưỡng tới tận mùa hè 1966.


http://nghiadx.blogspot.com

Khu trục Maddox tại Trân Châu Cảng, Hawaii (năm 1966).


Tháng 11/1966, Maddox lại lên đường thực hiện công việc tuần tra trong Hạm đội 7. Trong 2 năm 1967-1968, khu trục Maddox chủ yếu tham gia hoạt động tuần tra trên biển, viếng thăm một số quốc gia đồng minh Mỹ. Maddox trải qua hai lần đại tu sửa chữa lớn vào tháng 2 và tháng 9/1968.

Năm 1969, khu trục hạm Maddox ngừng hoạt động trong Hải quân Mỹ và chuyển sang cho Hải quân Trừ bị Mỹ. Tháng 7/1972, Maddox được chuyển giao cho Hải quân Đài Loan sử dụng. Kể từ thời điểm này, cái tên Maddox không còn tồn tại.

Kết thúc sứ mệnh ở Đài Loan

Tàu Maddox biên chế trong Hải quân Đài Loan với tên gọi là Po Yang. Số hiệu trên thân ban đầu là DD-10, sau đó đổi thành DD-918 và cuối cùng là DD-910 (năm 1979).

Khu trục Po Yang (DD-910) thực hiện các nhiệm vụ tuần tra bảo vệ eo biển Đài Loan, vùng biển xung quanh, hộ tống bảo vệ đoàn tàu vận tải, huấn luyện học viên hải quân. Po Yang đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Hải quân Đài Loan.

Tháng 6/1984, Po Yang bị loại bỏ khỏi thành phần trang bị Hải quân Đài Loan sau khi bộ phận động lực tàu hỏng hoàn toàn cùng với đó là cấu trúc thân tàu bị lão hóa.

(*) Chi tiết trận đánh ngày 2/8 của HQNDVN

Ngày 31/7/1964, khu trục Maddox mang số hiệu 731 thuộc biên đội xung kích 77 – Hạm đội 7 xâm phạm vùng biển Việt Nam, tiến sâu Quảng Bình. Tàu Maddox ngày càng tiến gần bờ hơn, khi đi qua khu vực Đèo Ngang, Hòn Mát, Hòn Mê thì các máy móc điện tử trinh thám trên tàu mở hết công suất tiến hành do thám xác định hệ thống bố phòng bảo vệ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Quân đội ta với quyết tâm trừng trị hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh hải, các chiến sĩ thuộc đoàn 135 tàu phóng lôi và các lực lượng khác sẵn sàng chiến đấu cao. Ngày 1/8, Bộ tư lệnh Hải quân nhận lệnh của Bộ Tổng tham mưu dùng lực lượng đánh tàu địch nếu chúng tiếp tục xâm phạm vùng biển của ta.

Thực hiện nhiệm vụ Bộ tư lệnh Hải quân giao phó, cán bộ đoàn 135 tàu phóng lôi lệnh cho phân đội 3 tàu (333/336/339) lên đường đánh địch. Các tàu phóng lôi được trang bị một súng máy 14,5mm và 2 ngư lôi.

Lúc 13h10 phút 2/8, tàu Maddox cách Đông Nam Hòn Nẹ 10 hải lý, xâm phạm Hòn Mê, Lạch Trường. Phân đội trưởng Nguyễn Xuân Bột ra lệnh đội tàu phóng lôi đồng loạt xuất kích, ba tàu 333/336/339 mở radar sục sạo mục tiêu. Sau khi phát hiện Maddox, tàu ta tăng tốc tiếp cận địch để phóng lôi.

Pháo 127mm của Maddox bắt đầu nổ súng về phía đội tàu của ta, vào gần hơn thì hỏa lực 40mm và 20mm của địch bắn dữ dội, quyết liệt hơn. Quân Mỹ điều động thêm 4 máy bay F-8 từ tàu sân bay USS Ticonderoga tới hỗ trợ Maddox.

Mặc dù thua kém địch về mọi mặt, các chiến sĩ trên 3 tàu phóng lôi của ta vẫn đánh trả quyết liệt và bắn hạ một chiếc F-8. Tuy ngư lôi từ các tàu phóng lôi của ta không đánh trúng Maddox nhưng cũng đủ làm cho quân địch phải hoảng sợ trước ý chí chiến đấu kiên cường, anh dũng của các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Kết thúc trận đánh, về phía ta hai tàu 336 và 339 hư hỏng, về phía địch mất một chiếc F-8 riêng Maddox bị trúng một số phát đạn 14,5mm làm hỏng vài thiết bị trên tàu.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

>> Kỷ nguyên 'Dân chủ Tomahawk'



[Vietnamdefence] Libya đang là nạn nhân tiếp theo của chính sách bạo lực cường quyền dưới chiêu bài đạo đức giả hiệu. Tên lửa Tomahawk trở thành phương tiện “truyền bá, cưỡng ép dân chủ” hữu hiệu của thế giới tự do.




Libya - thêm một cuộc chiến tranh có mùi dầu lửa

Thế kỷ XVII, thời trị vì của Vua Pháp Louis XIV (1661-1715), Hồng y áo xám khét tiếng Armand Jean du Plessis de Richelieu đã hạ lệnh khắc trên tất cả khẩu đại bác đúc tại Pháp dòng chữ Ultima ratio regum (Lý lẽ cuối cùng của các ông vua).

Một thế kỷ sau, Vua Phổ Friedrich II cũng cho dập dòng chữ Ultima ratio regis (Lý lẽ cuối cùng của nhà vua) trên các khẩu đại bác của Phổ.

Đó chính là triết lý của người phương Tây trong các cuộc chiến phong kiến tương tàn ở châu Âu khi mà các vị quân chủ tranh giành đất đai, của cải và quyền lực bằng lý lẽ, ngoại giao không được phải chuyển sang dùng binh đao, phải vận dụng “lý lẽ” cuối cùng là đại bác.

Người Pháp cũng có câu ngạn ngữ: “Muốn giết chó thì bảo chó điên”, tức là muốn gia hại ai đó thì chỉ cần tạo ra cớ.

Người Mỹ vận dụng rất giỏi và linh hoạt ngạn ngữ này.

Lúc Mỹ chia cắt và xâm lược Việt Nam thì họ nói để “ngăn chặn hiểm họa cộng sản, bảo vệ thế giới tự do”. Để có cớ đưa không quân ra đánh phá miền Bắc Việt Nam, họ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

Năm 1999, Mỹ và NATO không kích Nam Tư với cớ Nam Tư vi phạm nhân quyền ở Kosovo.

Sau sự kiện 11.9.2001, Mỹ dùng chiêu bài “chống khủng bố” hết đánh Afghanistan, lại đi bắt cóc người trên khắp thế giới, tra tấn, hành hạ, ngược đãi họ trong những nhà tù chính thức và bí mật; cả thế giới bó tay để Mỹ tung hoành, tác oai tác quái.

Để xâm chiếm Iraq và loại bỏ ông Saddam Hussein năm 2003, Mỹ, Anh và nhiều nước phương Tây đồng thanh quy kết Iraq phát triển vũ khí hủy diệt lớn.

Và nay, họ lại đánh Libya tơi bời với cớ bảo vệ dân lành chống lại sự đàn áp của ông Gaddafi, thúc đẩy dân chủ ở nước này.

Tóm lại, khi kẻ mạnh muốn đánh kẻ yếu thì không thiếu lý do, nếu có thật thì tốt, còn không thì có thể ngụy tạo ra vô số.

Một điều lạ là tuy Libya bị chiến tranh thông tin của báo chí phương Tây tấn công mãnh liệt, họ lại có rất ít “bằng chứng” về sự tàn bạo, dã man của chế độ Gaddafi, trái ngược hẳn với những “bằng chứng” ấn tượng và phong phú, phần nhiều là ngụy tạo ở Nam Tư.

Phương Tây chỉ cần những thông tin báo chí nghèo nàn, định kiến, ác ý và thiếu bằng cớ đó, cộng với những lời kêu cứu thê thảm của phe đối lập nổi dậy ở Benghazi là đủ cho ra lò 1 Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ, mở đường cho chiến dịch quân sự chống Libya khai diễn vào tối 19.3.2011.

Ô, thế thì vì sao mà các nhà dân chủ lại thích dùng bom với tên lửa để “dân chủ hóa” nước khác thế nhỉ?!

Mỹ và các nước phương Tây suốt ngày và ở đâu cũng “tụng kinh” dân chủ. Dân chủ đã trở thành bài học dạy đời đặc quyền của các ông thầy đạo đức này, đã trở thành thứ giáo lý, thứ tôn giáo thật sự.

Nhưng sự đời oái oăm là những “nhà truyền giáo” hiện đại có lượng từ bi hải hà này mà tấm lòng chỉ đăm đăm lo cho tương lai nhân loại và quyền lợi con người không hiểu sao lại hay dụng võ, lại hay dùng chiêu “truyền giáo bằng thanh kiếm”, hay nói một cách hình tượng và cập nhật hơn là bằng “tên lửa Tomahawk” đến thế.

Tên lửa Tomahawk đã trở thành “lý lẽ cuối cùng” của Mỹ và phương Tây trong vài chục năm trở lại đây và có lẽ còn như vậy trong nhiều năm nữa.

Nếu thế kỷ XVIII-XIX, người ta nói nhiều đến kỷ nguyên của “Ngoại giao pháo thuyền” trong quan hệ quốc tế, thì từ cuối thể kỷ XX, chúng ta chứng kiến sự ra đời một biến tướng của nó, của kỷ nguyên “Dân chủ Tomahawk”.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang