Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Trung Quốc - Đài Loan

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Đài Loan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Đài Loan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

>> Lý do Trung Quốc không đánh chiếm Đài Loan?

Trung Quốc hiện đã có khả năng tiến hành một chiến dịch đổ bộ không-biển quy mô lớn.

>> Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan vào năm 2020?
>> Chiến tranh Trung Quốc - Đài Loan : Đâu dễ xảy ra

Câu hỏi về khả năng Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan bằng biện pháp quân sự đã xuất hiện từ khi lập ra quốc gia độc lập với Bắc Kinh trên hòn đảo vào năm 1949.

Trong suốt nửa cuối thế kỷ ХХ, câu hỏi này thuần túy là mỹ từ bởi lẽ đứng đằng sau là Mỹ, ngoài ra, bản thân Đài Loan cũng đủ mạnh để đẩy lùi cuộc xâm lược của Trung Quốc. Tình thế đã thay đổi hẳn đúng chỉ trong 10 năm. Điều đó đã xảy ra nhanh đến nỗi đến nay thậm chí ở ngay chính Đài Loan người tư vẫn chưa nhận thức được đầy đủ. Rất nhiều người ở đó đến giờ vẫn tin vào: một là sự trợ giúp của Mỹ, hai là khả năng tự mình duy trì cán cân sức mạnh.

Tuy nhiên, những hy vọng đó là ảo tưởng. GDP của Trung Quốc hiện nay lớn hơn ít nhất 10 lần so với Đài Loan. Khả năng khoa học-công nghệ của Trung Quốc không dưới Đài Loan, còn năng lực sản xuất lớn hơn thậm chí không tính bằng lần mà là hàng chục lần. Bởi vậy, không thể dù chỉ nói đến chuyện duy trì cán cân gì hết, ưu thế của Trung Quốc sẽ gia tăng ngày một nhanh mà không hề có hy vọng nhỏ nhoi nào vào sự thay đổi tình thế.

Không có cơ sở nào để hy vọng kể cả là vào nước Mỹ. Ở Đài Bắc và cả ở chính Bắc Kinh, người ta vẫn chưa hiểu rằng, nước Mỹ đã bán đứng Đài Loan, nhưng vẫn chưa quyết định được cách thực hiện chuyện bán đứng này như thế nào và nhận được gì từ việc đó. Không thể dù chỉ là nói đến một cuộc chiến tranh lớn với Trung Quốc: nó đã chỉ có thể cho đến khi điều đó không đe dọa gì nước Mỹ. Nay thì một cuộc chiến tranh như vậy tất yếu sẽ khiến quân đội Mỹ hứng chịu những tổn thất lớn, còn nước Mỹ nói chung phải chịu những phí tốn tài chính cực kỳ lớn. Bởi vậy, sự kiềm chế Bắc Kinh mà Washington rêu rao sẽ chỉ là phô trương sự sẵn sàng của quân đội Mỹ cho những hành động cương quyết nhất nếu Trung Quốc bắt đầu cuộc xâm lược chống các nước láng giềng (trong đó có Đài Loan). Tính toán của Washington là cả Bắc Kinh, lẫn các nước láng giềng của Trung Quốc đều tin vào quyết tâm của nước Mỹ.

Trên thực tế, trong những năm sắp tới, sự đối kháng Mỹ-Trung sẽ không mang tính chất quân sự mà mang tính chất tâm lý. Khả năng bành trướng của Trung Quốc sang các quốc gia và khu vực lân cận sẽ được quy định hoàn toàn bởi việc liệu Bắc Kinh có thể hiểu được rằng, người Mỹ không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh thực sự chống Trung Quốc hay không. Hơn nữa, dẫu thế nào thì tương quan tiềm lực kinh tế và quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tất yếu thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc, điều đó sẽ tự động thúc đẩy sự gia tăng quyết tâm của Trung Quốc và sự suy giảm quyết tâm của Mỹ.

Điều duy nhất hiện còn cho phép Đài Loan giữ được nền độc lập thực tế của mình là vị thế của hòn đảo cộng với sự thiếu vắng hoàn toàn kinh nghiệm tiến hành các chiến dịch đổ bộ lớn của hải quân Trung Quốc. Đẩy lùi đổ bộ dễ dàng hơn nhiều đổ bộ thành công.

Ưu thế không thể tranh cãi của Trung Quốc

Tuy nhiên, ngay hiện tại, Trung Quốc đã đạt được ưu thế áp đảo đối với Đài Loan cả trên biển, lẫn trên không, đồng thời ưu thế này liên tục tăng lên. Để hiểu được điều đó, chỉ cần xem xét cơ cấu lực lượng của hai bên. Hơn nữa, xem xét lục quân Trung Quốc đơn thuần là chẳng có ý nghĩa. So sánh lục quân Trung Quốc với lục quân Đài Loan cũng giống như so cái búa với quả trứng từ giác độ khả năng tấn công.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội Nam Hải tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông trong tháng 3/2013 (Nguồn : navy81)

Trong cơ cấu quân đội Trung Quốc, ngoài không quân, còn có không quân hải quân với số lượng chỉ thua kém Mỹ. Bởi vậy, tiếp sau đây, chúng tôi nói đến không quân Trung Quốc với ý nghĩa tổng lực bản thân không quân và không quân hải quân Trung Quốc.

Không quân tiến công của Trung Quốc gồm khoảng 140 máy bay ném bom tầm trung Н-6 và Н-6М (Tu-16), 150-200 máy bay ném bom chiến thuật JH-7, 150-550 máy bay cường kích Q-5. Không quân tiêm kích có không dưới 100 Su-30 và J-16, 200-350 Su-27 và J-11 các biến thể, 200-250 J-10, khoảng 200 J-8 và 700-800 J-7 (MiG-21).

Sở dĩ có sự khác biệt lớn về con số không chỉ là do việc giữ kín thông tin của Trung Quốc, dù cho là đã bớt nhiều so với trước đây, mà còn do các máy bay Q-5, J-7 và J-8 các đời đầu đang bị loại bỏ, đồng thời JH-7, J-16 (sao chép trái phép Su-30), J-11B (sao chép trái phép Su-27) và J-10 đang được sản xuất. Bởi vậy, số lượng máy bay cực kỳ không ổn định, tuy nhiên việc sản xuất các máy bay mới hoàn toàn bù đắp được việc loại bỏ các máy bay cũ. Tính ra, số lượng máy bay chiến đấu mà Trung Quốc đang sản xuất hàng năm lớn hơn so với tất cả các nước NATO, kể cả Mỹ cộng lại.

Đem lại ưu thế bổ sung cho Trung Quốc là sự hiện diện của hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn tên lửa đường đạn tầm trung và tên lửa chiến dịch-chiến thuật các loại, còn nay thì thêm cả hàng ngàn tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến, máy bay và mặt đất. Hơn nữa, đa số các tên lửa này được triển khai trên lục địa đối diện với Đài Loan và chĩa vào chính hòn đảo này.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội Nam Hải tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông trong tháng 3/2013 (Nguồn : navy81)

Các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của Trung Quốc dĩ nhiên sẽ không được huy động vào cuộc chiến chống Đài Loan, nhưng kể cả không tính chúng thì hạm đội tàu ngầm Trung Quốc vẫn là lớn nhất thế giới. Hạm đội này gồm 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công (4 tàu Type 091 và Type 093) và không dưới 60 tàu ngầm thông thường (đến tàu 10 lớp Type 041А, 8 Projekt 636EM, 2 Projekt 636 và 2 Projekt 877, 13 Type 039G, 5 Type 035G, 13 Type 035, đến 8 Type 033).

Tất cả các tàu ngầm hạt nhân tấn công và tàu ngầm thông thường thuộc các lớp Type 041А, Projekt 636EM và Type 039G đều được trang bị tên lửa chống hạm. Các tàu ngầm thông thường cũ lớp Type 033 và Type 035 đang bị loại bỏ, thay cho chúng, Trung Quốc đang đóng các tàu ngầm thông thường lớp Type 041А, các tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Type 095 và Type 043 cũng đã bắt đầu được đóng.

Tàu sân bay Liêu Ninh (tàu sân bay đóng dở Varyag của Liên Xô) thu hút nhiều sự chú ý của các nhà quan sát bên ngoài. Tuy nhiên, do đặc điểm thiết kế (dùng cầu bật thay cho máy phóng máy bay) và thiếu vắng thực tế các máy bay trên hạm (hiện chỉ có J-15), tàu này sẽ mãi mãi chỉ là tàu huấn luyện-thử nghiệm, chứ không thể là tàu chiến đấu thực thụ. Các tàu sân bay thực sự tự thiết kế không thể xuất hiện ở Trung Quốc trước 10 năm nữa. Tuy nhiện, do sự gần gũi địa lý của Đài Loan so với đại lục, quân đội Trung Quốc chỉ cần không quân triển khai trên bờ và tàu mặt nước thuộc các lớp cơ bản cũng sẽ quá đủ để tấn công hòn đảo này.

Hải quân Trung Quốc có trong biên chế 25 tàu khu trục: 2 tàu lớp Projekt 956, 2 tàu lớp Projekt 956EM, 3 tàu Type 052С, 2 tàu Type 052В, 2 tàu Type 052, 2 tàu Type 051С, 1 tàu Type 051В, 2 tàu Type 051 Lữ Đại III, 1 tàu Type 051 Lữ Đại II và 8 tàu Type 051 Lữ Đại I (còn 1 tàu Type 051 được chuyển giao cho lực lượng bảo vệ bờ biển). Tất cả các tàu Lữ Đại đang dần bị loại bỏ, Trung Quốc đang đóng các tàu khu trục Type 052С (còn thêm 3 tàu nữa, tức tổng cộng có 6 chiếc) để thay thế cho chúng.

Kể từ tàu thứ ba của loạt tàu này, các tàu Type 051C sẽ không sử dụng các hệ thống vũ khí Nga nữa. Chẳng hạn, hệ thống tên lửa phòng không S-300F với bệ phóng kiểu ổ quay được thay bằng ННQ-9 với bệ phóng thẳng đứng vạn năng. Đồng thời, họ cũng bắt đầu đóng các tàu khu trục được mệnh danh là “khu trục hạm Aegis của Trung Quốc” là Type 052D lắp bệ phóng thẳng đứng vạn năng với 64 tên lửa các loại (tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không có điều khiển, tên lửa chống ngầm có điều khiển). Hải quân Trung Quốc sẽ có ít nhất 10 tàu lớp này (hiện đang đóng 4 tàu đầu tiên).

Trung Quốc sẽ là quốc gia thứ tư trên thế giới (sau Mỹ, Nhật và Hàn Quốc) sở hữu các tàu loại này. Chúng có thể tham gia các binh đoàn tàu sân bay với tư cách tàu hộ vệ, lẫn các binh đoàn chiến dịch để tác chiến độc lập ngoài khơi xa, kể cả khi cách xa bờ biển Trung Quốc, trong đó có nhiệm vụ tác chiến chống mục tiêu bờ. Điều đó mang lại cho hải quân Trung Quốc một chất lượng hoàn toàn mới mà hạm đội Trung Quốc chưa bao giờ có trong lịch sử đương đại.

Hạm đội Trung Quốc hiện có 48 frigate.

Cùng với các vũ khí tiến công truyền thống của hải quân Trung Quốc (8 tên lửa chống hạm С-803 để trong bệ phóng containe), các tàu lớp Type 054А trở thành các frigate đầu tiên của Trung Quốc có vũ khí phòng không tương ứng với các tàu loại này: bệ phóng thẳng đứng vạn năng với 32 tên lửa phòng không HHQ-16 (được chế tạo trên cơ sở hệ thống tên lửa phòng không Shtil). Nhờ đó, các frigate sẽ là các tàu hộ vệ vạn năng, có thể sử dụng để bảo vệ các tàu sân bay ở gần bờ biển nhà và tăng cường cho các tàu khu trục ở ngoài khơi xa. Trung Quốc ngay hiện giờ đã có đội tàu frigate đông đảo nhất thế giới. Rõ ràng là số lượng các tàu này sẽ được duy trì ở mức gần 50 chiếc cùng với việc liên tục hoàn thiện chất lượng của chúng.

“Hạm đội tàu muỗi” có truyền thống rất phát triển ở Trung Quốc. Hiện nay, đội tàu này gồm 119 tàu tên lửa nhỏ (83 tàu cao tốc hai thân lớp Type 022, 6 tàu Type 037-II, 30 tàu Type 037-IG) và đến 250 tàu tuần tra. Một tin chấn động của năm 2012 là việc Trung Quốc đóng ồ ạt các tàu Type 056. Chỉ một năm trước, người ta hoàn toàn không biết gì về các tàu này. Tàu đầu tiên lớp này đã được khởi đóng vào tháng 5/2012. Hiện nay, 1 tàu này đã được đưa vào biên chế, 2 tàu đang thử nghiệm, 7 tàu đang đóng hoàn thiện trên mặt nước và không dưới 2 tàu đang ở trên triền đà. Tổng số tàu lớp này sẽ vượt quá 20 chiếc, thậm chí có thể lên đến 50.

Nhịp độ đóng tàu cao như vậy là chưa từng có trong lịch sử sau Thế chiến II ở bất kỳ nước nào khác. Nó đặc biệt ấn tượng khi xét đến việc các tàu đang được đóng là khá lớn (lượng giãn nước gần 1.500 tấn, chiều dài 95 m). Ở Trung Quốc, các tàu này được xếp loại là frigat, còn nước ngoài coi là corvette. Các tàu Type 056 xét về kích thước trên thực tế là loại tàu trung gian giữa hai lớp tàu này. Xét đến cự ly hành trình hạn chế (khoảng 2.000 hải lý), thì sẽ là đúng hơn nếu xếp chúng vào loại tàu corvette. Tuy nhiên, việc xếp loại chúng không có ý nghĩa quan trọng lắm. Rõ ràng là các tàu Type 056 sẽ thay thế phần lớn “hạm đội tàu muỗi” lạc hậu được Trung Quốc đóng trong những năm 1960-1980. Điều đặc biệt đáng lưu ý là kể cả trong trường hợp này, ban lãnh đạo Trung Quốc trong khi đổi mới chất lượng triệt để cũng không cắt giảm số lượng, nếu như tính đến việc đóng hàng loạt tàu cao tốc tên lửa nhỏ uy lực mạnh nhất và hoàn thiện nhất thế giới Type 022. Các tàu Type 056 được trang bị 4 tên lửa chống hạm, các tốc hạm Type 083 được trang bị 8 tên lửa chống hạm. Tuy nhiên, vũ khí phòng không của Type 056 rất yếu với chỉ 1 hệ thống tên lửa phòng không FL-3000N (8 tên lửa phòng không trên bệ phóng) giống với hệ thống tên lửa phòng không Pháp-Đức RAM.

Hệ thống tên lửa phòng không này chỉ dùng để tự vệ chống tên lửa chống hạm và không có khả năng tiêu diệt máy bay chiến đấu (ít nhất là không thể tưởng tượng tình huống chiến thuật khi mà một máy bay chiến đấu tiền vào khu vực sát thương của hệ thống tên lửa phòng không này). Phòng không của các tàu Type 022 hoàn toàn có tính tượng trưng. Tuy nhiên, điều đó rõ ràng không phải là vấn đề xét từ quan điểm của bộ chỉ huy hạm đội Trung Quốc. Các tàu Type 056 và Type 022 sẽ chỉ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc dưới sự bảo vệ của không quân từ trên bờ và/hoặc trong cùng đội hình chiến đấu với các tàu khu trục Type 052С/D và frigate Type 054А có phòng không mạnh.

Lực lượng tàu đổ bộ của hải quân Trung Quốc khá lớn, gồm 3 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Type 071, 30 tàu đổ bộ lớn và đến 60 tàu đổ bộ hạng trung. Mỗi tàu đốc đổ bộ chở trực thăng chở được đến 800 lính thủy đánh bộ và 50 xe thiết giáp, các lực lượng và phương tiện này có thể đưa từ tàu lên bờ nhờ 4 tàu đổ bộ đệm khí và 4 trực thăng bố trí ngay trên tàu đốc đổ bộ. Dự kiến, Trung Quốc sẽ đóng các tàu đổ bộ vạn năng. Ngoài ra, trong chiến dịch đổ bộ chống Đài Loan, họ có thể huy động một số lượng lớn tàu dân sự, thậm chí cả các tàu cá.

Tóm lại, cần nhấn mạnh rằng, hải quân Trung Quốc đã chấm dứt kỷ nguyên đóng loạt nhỏ thử nghiệm tàu mặt nước thuộc các lớp cơ bản. Bộ chỉ huy hải quân Trung Quốc đã lựa chọn được các biến thể tàu khu trục, frigate, corvette tối ưu và đã bắt tay vào đóng loạt lớn. Không thể không lưu ý đến khả năng cao chưa từng có của công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đang được thể hiện. Hiện tại, tại các xưởng đóng tàu và trên mặt nước đang đóng và đang hoàn thiện đồng thời 6 tàu khu trục, f frigate, không dưới 9 tàu corvette, cũng như gần 10 tàu ngầm hạt nhân và thông thường, và 1 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng, nghĩa là ít nhất 30 chiến hạm nói riêng. Nhịp độ xây dựng hải quân đó ngay cả Mỹ cũng không làm được, còn bất kỳ nước nào khác thì đơn giản là không thể sánh nổi. Nhịp độ xây dựng hải quân Trung Quốc hiện nay chỉ thua Hải quân Mỹ trong những năm Thế chiến II, nhưng các tàu thời đó đơn giản hơn đến mức không thể so sánh với các tàu hiện nay.

Quân đội dành cho một cuộc chiến

Quân đội Đài Loan là quân đội dành cho một cuộc chiến .
Không may là kẻ thù của họ trong cuộc chiến tranh này lại là quân đội Trung Quốc.
Lục quân Đài Loan thua kém lục quân Trung Quốc về số và chất lượng đến mức hoàn toàn không đáng nói. Có thể không quá khiên cưỡng khi coi lực lượng này là bằng không. Nếu như lực lượng đổ bộ Trung Quốc trụ vững được đầu cầu dù là tại một địa điểm và bắt đầu mở rộng nó thì người Đài Loan có thể thanh thản mà đầu hàng.

Không quân Đài Loan :

Về hình thức thì rất lớn với 328 tiêm kích thế hệ 4, tức là nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào. Đó là 145 chiếc F-16 (117 F-16А, 28 F-16В), 57 Mirage-2000-5 (47 Mirage-2000-5 EI, 10 Mirage-2000-5 DI) và 126 Ching Kuo (101 Ching Kuo А, 25 Ching Kuo В). Tất cả các máy bay này đều được mua sắm trong những năm 1990. Ngoài ra, còn có tới 250 chiếc F-5, trong đó có không quá 100 chiếc trong biên chế thường trực, số còn lại nằm trong lực lượng dự bị. Có thể liệt vào lực lượng máy bay chiến đấu còn có 58 máy bay cường kích АТ-3 vốn được sử dụng nhiều hơn làm máy bay huấn luyện.

Như vậy, xét tổng số máy bay chiến đấu (kể cả các máy bay thuộc lực lượng dự bị), không quân Đài Loan nằm trong số 5 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ), nhưng điều này là sự an ủi cực kỳ yếu ớt. Trong thế kỷ ХХI, không quân Đài Loan chưa nhận được một máy bay nào và cũng không có triển vọng nào về mặt này. Trung Quốc, như đã nói ở trên, hiện đã có từ 500-700 tiêm kích thế hệ 4, cộng với gần 100 chiếc bổ sung mỗi năm. Hơn nữa, bất kỳ tiêm kích nào của Trung Quốc cũng vượt trội về chất lượng bất kỳ tiêm kích Đài Loan nào và đơn giản là mới hơn nhiều về mặt vật lý. Ngoài ra, Trung Quốc còn có hơn 500 máy bay tiến công và không dưới 1.000 tiêm kích cũ. Do đó, không thể dù là nói đến sự cân bằng nào, kể cả về mặt số lẫn chất lượng. Bởi vậy, việc Đài Loan đàm phán nhiều năm về việc mua 66 tiêm kích Mỹ F-16C/D chẳng có ý nghĩa gì, ngoại trừ tạo ra sự cười cợt. Thậm chí, khi thương vụ này diễn ra (điều này cực kỳ khó xảy ra vì Washington không dám làm thế), có thể ví nó như “đắp thuộc cao cho người chết”.

Hạm đội tàu ngầm Đài Loan:

Gồm có 2 tàu ngầm do Hà Lan đóng trong những năm 1980 và 2 tàu ngầm do Mỹ đóng trong thập kỷ 1940, đứng trước hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, có thể coi là không tồn tại. Về hạm đội tàu nổi, Đài Loan có 4 tàu khu trục Mỹ lớp Kidd, 8 frigate Mỹ lớp Oliver Perry và 8 frigate Mỹ lớp Knox, 6 frigate Pháp lớp Lafayette, gần 90 tàu corvette và xuồng tên lửa. Trong thời gian tới, bộ chỉ huy hải quân Đài Loan đang định trông cậy chính vào các corvette tên lửa đóng theo công nghệ tàng hình và được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-III và hy vọng nhờ các tàu này, có thể gây tổn thất lớn cho các lực lượng xâm lược. Chiến thuật này xem ra là duy nhất đúng đắn, nhưng cả chiến thuật này cũng ngày một trở nên ảo tưởng.

Xét đến ưu thế chắc chắn của không quân và hải quân Trung Quốc trên không và dưới mặt nước, các frigate, corvette và xuồng tên lửa Trung Quốc sẽ dễ dàng đè bẹp bằng số lượng đông đảo hạm đội Đài Loan, kể cả các corvette mới của Đài Loan. Trung Quốc thậm chí sẽ không cần đưa vào trận các tàu khu trục hiện đại hơn nhiều, họ giữ chúng cho các cuộc hành quân đại dương tương lai trong thành phần các binh đoàn tàu sân bay. Việc Mỹ hứa cung cấp cho Đài Loan 4 tàu frigate lớp Oliver Perry (những tàu cực kỳ dở do vũ khí yếu) lại là một dạng thuốc cao cho người chết khác. Giống hư tiêm kích F-16, chúng không thể ảnh hưởng đến cán cân sức mạnh: thời gian đã bị bỏ phí mất rồi. Do không thể so sánh về năng lực sản xuất, khả năng chiến tranh của hai bên cũng không thể so sánh như thế.

Tác giả bài báo này mới chỉ 5 năm trước đã coi kết cục của một chiến dịch đổ bộ của Trung Quốc chống Đài Loan là hoàn toàn không thể tiên đoán và cho rằng, Đài Loan hoàn toàn có khả năng thực tế để đẩy lùi cuộc xâm lược, kể cả khi không có sự trợ giúp của Mỹ. Nhưng đã không dự đoán được tình thế lại xoay chuyển nhanh chóng và triệt để đến thế.

Trên thực tế, hiện nay, Trung Quốc không đánh chiếm Đài Loan bằng sức mạnh chỉ là vì họ hy vọng làm được việc đó bằng con đường hòa bình. Quốc dân đảng đã từ kẻ thù bất cộng đới thiên của đảng cộng sản Trung Quốc biến thành đạo quân thứ 5 của Trung Quốc khi tiếp tay cho việc thôn tính kinh tế hòa bình Đài Loan của Trung Quốc. Sự thôn tính này đang diễn ra rất nhanh. Dĩ nhiên, Bắc Kinh thực dụng sẽ không đời nào cắt cổ con gà đẻ trứng vàng. Họ sẽ có lợi hơn nhiều khi sáp nhập Đài Loan thịnh vượng với dự trữ ngoại tệ lớn và các công nghệ tiên tiến.

Và chỉ khi xảy ra “trục trặc chương trình” do những lý do nào đó, Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và cứng rắn bằng sức mạnh. Hơn nữa, sau độ 10 năm nữa, ưu thế của họ sẽ trở nên rõ rệt và áp đảo đến mức thì “trục trặc chương trình” cũng sẽ không thể nào xảy ra được. Đài Loan sẽ đơn thuần là không mạo hiểm chống lại, còn Mỹ sẽ quên hẳn “những “cam kết bảo đảm an ninh” của mình đối với hòn đảo.


(Nguồn : vietna
mdefence)

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

>> Tàu sân bay Trung Quốc có thể bị đánh chìm bởi tàu ngầm Đài Loan


Tàu ngầm Đài Loan trang bị tên lửa Harpoon đang được giao cho vai trò quan trọng hơn trước sức ép từ tàu sân bay, tàu đổ bộ cỡ lớn 071, 081 của TQ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm thông thường Hải Long - Hải quân Đài Loan.


Tuần san “Tin tức Quốc phòng” (Defense News) Mỹ kỳ mới nhất đăng bài viết của Wendell Minnick cho biết, chương trình tên lửa chống hạm của Đài Loan đưa Hải quân Trung Quốc vào tầm ngắm.

Báo Mỹ viết, những thông tin từ công nghiệp quốc phòng Đài Loan cho biết, nhà cầm quyền Đài Loan đang có kế hoạch sản xuất một loại tên lửa chống hạm có tầm phóng lớn hơn, loại tên lửa chống hạm này có thể thuộc dòng tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 (XF-3), nó sẽ được triển khai ở phía đông đảo Đài Loan, ngắm về phía tây eo biển Đài Loan và dọc bờ biển Trung Quốc.

Tin này còn cho biết, Đài Loan đang đưa tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-3 có phạm vi phòng thủ 300 km, động cơ phản lực xung áp (ép) lắp đặt trên 8 tàu hộ tống tên lửa lớp Thành Công do họ tự chế tạo.

Hành động này mang tên “Hướng Dương”, việc đặt tên này có thể đã tham khảo núi Hướng Dương giữa thành phố Hoa Liên (Hualien) và Đài Đông (Taitung) của Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Đài Loan đã phủ nhận sự tồn tại của “Hành động Hướng Dương”. Một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết:

“Nói thật là, tôi có thể cam kết với các bạn, thông tin này hoàn toàn không đúng sự thực”. Mặc dù vậy, một thông tin khác từ Bộ Quốc phòng lại chứng thực thông tin Đài Loan triển khai tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 ở hai bên bờ biển hòn đảo này, nhưng công trình này không bao gồm tên lửa tăng tầm phóng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ chế tạo.

Nhà cầm quyền Đài Loan đang gia tăng lượng dự trữ tên lửa chống hạm kiểu mới các kiểu cỡ, những tên lửa chống hạm này có thể phóng từ tàu ngầm, tàu chiến (tàu nổi), bệ pháo phòng thủ ven biển và máy bay chiến đấu.

Hành động này là một phần trong chiến lược lâu dài của Đài Loan, dưới sự giám sát chặt chẽ, triển khai các trang thiết bị nhằm vào hạm đội Hải quân Trung Quốc và ven biển.

Báo Mỹ cho rằng, nguồn tin từ công nghiệp quốc phòng và Bộ Quốc phòng Đài Loan đều nói là Hải quân Đài Loan đang cải tạo 2 tàu ngầm diesel Hải Long để trang bị 32 quả tên lửa chống hạm Harpoon kiểu phóng ngầm UGM-84L.

Những tên lửa chống hạm này được Mỹ bán cho Đài Loan năm 2008 trị giá 200 triệu USD. Chương trình này đang được tiến hành tại căn cứ hải quân Tsoying-Cao Hùng, phía nam Đài Loan.

Trung đội tàu ngầm 256 Đài Loan chỉ có 2 tàu ngầm có thể tác chiến, chúng đều là sản phẩm do Hà Lan chế tạo vào thập niên 1980, mỗi tàu có thể lắp 28 quả ngư lôi hoặc tên lửa.

Công năng mới này sẽ giúp cho Hải quân Đài Loan mở rộng khả năng của mình tới phạm vi xa hơn ở dọc bờ biển Trung Quốc cả về hướng bắc lẫn hướng nam, đảo Hải Nam, các quân cảng quan trọng Sán Đầu và Hạ Môn đều nằm trong phạm vi đe dọa.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Guppy - Hải quân Đài Loan.

Ngoài ra, Đài Loan còn có 2 tàu ngầm diesel lớp Guppy thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng hiện nay chỉ dùng để huấn luyện.

Trước đây, có phương tiện truyền thông từng đưa tin nhầm rằng, tàu Hải Long đã có khả năng phóng tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 kiểu cũ, thực ra, 2 tàu ngầm do Hà Lan chế tạo hoàn toàn không thể phóng tên lửa chống hạm.

Phó giám đốc quốc tế AMI của Công ty Phân tích Hàng hải Mỹ, Bob Nugent cho rằng, khả năng răn đe của tàu ngầm Đài Loan phải mạnh hơn khả năng điều động lực lượng quân sự của nó. Ông nói:

“Hải quân Trung Quốc hiểu rõ rằng, tàu ngầm trang bị tên lửa Harpoon được triển khai ở ngoài các cảng quan trọng sẽ tạo ra mối đe dọa, điều này khiến cho đánh giá chiến lược của và kế hoạch triển khai các hành động của hải quân ngoài eo biển Đài Loan của họ có xu hướng phức tạp hóa”.

Chuyên gia vấn đề Trung Quốc của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ Andrew Eriksson cho rằng, ở dọc tuyến bờ biển phía tây Đài Loan, Đài Loan đã triển khai tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 trên bờ biển, đồng thời còn triển khai tên lửa Harpoon loại phóng từ trên không và tàu chiến, trong đó có một số trang bị hệ thống ngăn chặn bờ biển, từ đó có thể tấn công các mục tiêu ven biển của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-3 do Đài Loan tự nghiên cứu chế tạo.


Nhưng, đối mặt với sự tấn công của tên lửa Trung Quốc, tên lửa bờ biển, tên lửa trang bị cho tàu chiến và máy bay của Đài Loan rất dễ bị tổn thương, do đó đã trao cơ hội tốt cho tàu ngầm Đài Loan tác chiến.

Nugent cho rằng, khi tác chiến với tàu chiến mặt nước càng phải như vậy, Hải quân Trung Quốc bắt đầu triển khai một số tàu chiến cỡ lớn quan trọng có giá trị cao, như tàu sân bay và tàu đổ bộ 071, 081, chúng dễ bị tổn thương nhất khi đối mặt với tên lửa Harpoon”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ tàu ngầm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến lớp Thành Công - Hải quân Đài Loan trang bị tên lửa chống hạm Hùng Phong-3.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Varyag - Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ Type 071 Côn Lôn Sơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng tàu tấn công đổ bộ 081 của dân mạng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục lớp Hiện Đại - Hải quân Trung Quốc phóng tên lửa chống hạm siêu âm Sunburn.


Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

>> Trung Quốc gọi, Đài Loan trả lời như thế nào?



Đài Loan đã bác đề xuất cùng tổ chức sự kiện 100 năm ngày kết thúc chế độ phong kiến Trung Quốc đồng thời bác lời kêu gọi thống nhất của CT Hồ Cẩm Đào.


Hôm nay, tờ Thời báo New York đưa tin, đáp lại lời kêu gọi thống nhất của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhân lễ kỷ niệm 100 năm ngày Cách mạng Tân Hợi, người đứng đầu đảo Đài Loan Mã Anh Cửu đã có những phản ứng chính thức đầu tiên.

Theo đó, trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc chế độ phong kiến của mình ở Đài Bắc, ông Mã Anh Cửu đã nói, Trung Quốc cần tôn trọng lịch sử và nền độc lập của hòn đảo này.


http://nghiadx.blogspot.com
Theo Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đạt được nền thống nhất trong hòa bình là lợi ích căn bản của tất cả người dân Trung Quốc và đồng bào Đài Loan


Cả Đài Loan và Trung Quốc đều tiến hành kỷ niệm ngày 10/10 hàng năm là ngày đánh dấu sự chấm dứt 2000 năm phong kiến sau khi nhà Thanh sụp đổ, và cả hai đều muốn nhân sự kiện này mở ra những cơ hội đối thoại mới.

Nhưng giới chức Đài Loan đã bác đề xuất cùng tổ chức sự kiện này với Trung Quốc đại lục bởi lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ nhân cơ hội này sẽ tăng cường tuyên truyền về chính sách “một Trung Quốc”.

Đêm qua, trước thời điểm diễn ra lễ kỷ niệm năm nay, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Cẩm Đảo đã kêu gọi hai bên hãy gác lại lịch sử, cùng nhau kiến tạo một nền thống nhất hòa bình. Tuy nhiên, từ trước tới giờ, người Đài Loan vẫn luôn cảnh giác với lời kêu gọi này của Trung Quốc bởi lo rằng hòn đảo này sẽ không còn được độc lập nữa.

Tại buổi lễ diễn ra trước tòa nhà văn phòng của mình, ông Mã Anh Cửu đã thẳng thắn bác bỏ lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và rằng Trung Quốc cần tôn trọng Đài Loan.

Bài phát biểu ngắn của ông này được theo sau bằng một cuộc trình diễn sức mạnh quân sự với phi cơ bay lượn trên bầu trời, xe tăng và dàn xe chở tên lửa diễu binh. Những phi công trong trang phục đỏ đã nhảy dù biểu diễn ngay trước quảng trường.

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một hòn đảo đang chờ được thống nhất và có thể tiến hành điều này bằng một cuộc sức mạnh nếu cần. Theo sáng kiến của ông Mã Anh Cửu, hai bên đã có những bước tiến rất lớn xích lại gần nhau trên lĩnh vực kinh tế, nhưng vẫn từ chối các đối thoại chính trị nhằm giải quyết tương lai của hòn đảo này.

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nói, “đạt được một sự thống nhất trong hòa bình là lợi ích căn bản của tất cả người dân Trung Quốc, bao gồm cả đồng bào Đài Loan của chúng ta”.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

>> Tổng thống Obama đã phê chuẩn bán vũ khí cho Đài Loan?



Theo báo Mỹ, Obama đã phê chuẩn bán vũ khí trị giá 4,2 tỷ USD cho Đài Loan, điều này có thể làm cho quan hệ Trung-Mỹ xấu đi.


Ngày 15/9, “Thời báo Washington” Mỹ đã dẫn lời các quan chức Quốc hội và Chính phủ Mỹ giấu tên cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định bán vũ khí có trị giá 4,2 tỷ USD cho Đài Loan, bao gồm việc nâng cấp các thiết bị của máy bay chiến đấu F-16A/B, và đến ngày 16/9 Quốc hội Mỹ sẽ nhận được một bản báo cáo vắn tắt.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-16A/B MLU của Không quân Đài Loan


Thông tin này nhanh chóng được báo giới cho là “quan hệ Trung-Mỹ sẽ tiếp tục xấu đi”. Đối với vấn đề này, ngày 16/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tái khẳng định, phía Trung Quốc kiên quyết phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.

“Giai đoạn ngừng chiến giữa hai siêu sức mạnh đã kết thúc, quay trở lại năm 2010” - Reuters ngày 16/9 đã bình luận như vậy về thông tin Washington bán vũ khí cho Đài Loan.

Năm 2010, do các vấn đề như Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỷ USD và Obama gặp Dalai Lama, quan hệ Trung-Mỹ đã rơi xuống vực thẳm, các chuyến thăm cấp cao gồm cả trao đổi quân sự đã gián đoạn, năm 2011 mới bắt đầu dịu lại.


Do sức ép từ Trung Quốc, Đài Loan chưa thể nhận được máy bay chiến đấu F-16C/D do Mỹ chế tạo


Có không ít tờ báo cho rằng, lần này Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan “đã giữ thể diện cho Trung Quốc”. Ngày 16/9, BBC cho biết, lần trước Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan có quy mô lớn là vào năm 2001, khi đó Đài Loan đã nhận được tên lửa Patriot, máy bay trực thăng Black Hawk và máy bay chiến đấu F-16, nhưng không bao gồm tàu ngầm và máy bay chiến đấu mới.

Sau đó, tuy hàng năm Mỹ đều bán vũ khí cho Đài Loan và huấn luyện quân sự cho binh sĩ Đài Loan, nhưng phần lớn đều là những linh kiện thay thế, không có vũ khí tiên tiến.




F-16 là máy bay chiến đấu phản lực, hạng nhẹ, đa nhiệm vụ, do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển và hiện hoạt động tại 24 quốc gia,

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

>> Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan vào năm 2020?



Khác hẳn với những phản ứng mạnh mẽ trong những vụ việc tương tự trước đây, lần này phía Đài Loan hầu như hoàn toàn im lặng trước vụ Su-27 Trung Quốc xua đuổi U-2. Vì sao ?


Chính sách quân sự mơ hồ, những khó khăn trong việc mua những vũ khí mới từ Mỹ và phản ứng yếu ớt gần đây cho thấy chính quyền Đài Loan dường như đã đầu hàng trong việc tìm ra đối sách trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc - nhà báo Jens Kastner bình luận trên tờ Asia Times.

Trung Quốc ngày càng khẳng định sức mạnh

Chính sách trắng quân sự vừa được Đài Loan tung ra ngày 19/7 nhận định: Sự áp đảo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc so với Đài Loan đang ngày càng trở nên dữ dội hơn, và trong vòng một thập niên tới Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) có thể dễ dàng khuất phục Đài Loan bằng các biện pháp quân sự nếu cần thiết.

Sách trắng đi sâu vào phân tích những tiến bộ rõ rệt của PLA trong khả năng tác chiến mặt đất – mặt nước – trên không, khả năng tấn công bằng tên lửa, khả năng trinh sát và tình báo, khả năng tác chiến điện tử cũng như những thay đổi trong học thuyết chiến lược của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Hùng Phong 3 của Đài Loan


Sách trắng quốc phòng Đài Loan cũng chỉ ra sự chênh lệch rõ rệt về quân sự giữa hai bên, cụ thể:

- Quân đội Đài Loan đánh giá ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hiện đã gấp 21 lần Đài Loan.
- PLA có 2,3 triệu binh sĩ so với 270.000 của Đài Loan
- Lực lượng Nhị pháo (tên lửa hạt nhân và phi hạt nhân) của Trung Quốc đang không ngừng tăng cường khả năng phản công và răn đe bằng vũ khí hạt nhân bằng cách phát triển các loại tên lửa đường đạn.
- Quân đội Mỹ khi ứng cứu Đài Loan sẽ không dám tấn công các mục tiêu nào khác ngoài các mục tiêu đang trực tiếp tham chiến.
- PLA đã phát triển một số tên lửa diệt hàng không mẫu hạm DF-21D, được xem như vũ khí chính PLA sẽ sử dụng để ngăn Hải quân Mỹ giúp đỡ Đài Loan nếu có chiến tranh.
- Trung Quốc tăng cường mạnh mẽ các căn cứ phòng không và chống hạm dọc bờ biển, do đó Đài Loan khó có khả năng đánh trả để buộc Trung Quốc ngưng chiến.
- Chỉ riêng tại 2 tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông gần Đài Loan nhất, ước tính PLA đã triển khai hơn 1.000 tên lửa hướng về đảo Đài Loan, cùng vô số máy bay chiến đấu và tàu tên lửa hiện đại.
- Để tấn công vào bộ máy chỉ huy của Đài Loan, Trung Quốc đang phát triển máy bay không người lái đồng thời trang bị khả năng tác chiến điện tử cho Hải quân và Không quân, với mục đích làm tê liệt khả năng điều khiển vũ khí của đối phương.

Đến năm 2020:

- Trung Quốc sẽ hạ thủy chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên được trang bị máy bay tàng hình.
- Hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu của Trung Quốc sẽ cho phép lực lượng tên lửa của nước này khả năng tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào di động trên mặt nước, như các tàu sân bay của Mỹ.

Như để kết luận về ảnh hưởng của những bước tiến quân sự của Trung Quốc đối với kịch bản chiến tranh tương lai, các chuyên gia quân sự Đài Loan nhận định đến năm 2020 Trung Quốc có thể phong tỏa hoàn toàn đảo Đài Loan, chiếm các đảo lân cận và tấn công trực diện vào đảo Đài Loan, cũng như ngăn chặn bất cứ thế lực nước ngoài nào muốn giúp đỡ đảo quốc này.

Đài Loan đã làm gì?

Chính sách trắng quốc phòng Đài Loan thừa nhận mặc dù quan hệ giữa hai bờ biển đã ấm dần lên kể từ 2008 nhưng tình trạng sẵn sàng thời bình (của PLA) có thể nhanh chóng biến thành sức mạnh quân sự nhắm vào Đài Loan”.

Bên cạnh những khẩu hiệu như kêu gọi xây dựng một lực lượng quân đội “không biết sợ, không biết đến thất bại”, hay một thông báo mù mờ về việc nghiên cứu khả năng tác chiến phi đối xứng trong thời gian tới, sách trắng đã không đưa ra được tuyên bố nào ấn tượng. Có chăng là những đề cập chung chung rằng Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn (Chung-shan) đang nghiên cứu một số loại khí tài như vũ khí xung điện từ (EMP).

Cũng không có đề cập gì cụ thể về những tiến triển trong việc nghiên cứu các loại tên lửa dòng Hùng Phong như HF-3 và HF-2E, cũng như công nghệ tàng hình mà quân đội Đài Loan từng dự kiến áp dụng trên các tàu tên lửa. Đáng lo ngại nhất là hoàn toàn không có phân tích nào về những chuyển biến chiến lược cần phải thực hiện để đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Khả năng tấn công Đài Loan của các tên lửa Trung Quốc.


Ngay bản thân các chính trị gia Đài Loan cũng đang mâu thuẫn với nhau. Ngay sau khi công bố sách trắng quốc phòng, Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) - đảng đối lập chính ở Đài Loan – đã tố cáo chính quyền Quốc dân Đảng của Tổng thống Mã Anh Cửu chịu trách nhiệm về sự mất cân bằng quân sự với Trung Quốc.

DPP chỉ trích ông Mã không giữ lời hứa duy trì 3% GDP cho quốc phòng (ngân sách quốc phòng năm 2011 của Đài Loan chỉ chiếm 2,2% GDP) và gián tiếp vẫy cờ trắng cho phía Trung Quốc bằng cách im lặng trước những sự cố như vụ ngày 29/6.

Tuy nhiên ông Mã khó có thể làm gì hơn trước những khó khăn mà quân đội Đài Loan đang phải đối mặt trong việc hiện đại hóa quân đội, giữa lúc quan hệ Trung – Mỹ đang có dấu hiệu ấm dần lên.

Chẳng hạn việc Đài Loan hối thúc Mỹ chuyển giao máy bay F-16 C/D đã mang lại rất ít kết quả. Tổng thống Mỹ Obama đã hứa hẹn sẽ trả lời vào ngày 1/10, nhưng theo nhiều nhà phân tích, có lẽ ông Obama đã gián tiếp nói “không”. Bởi thật khó tin là Washington sẽ bán loại máy bay này cho Đài Loan vào thời điểm diễn ra các chuyến thăm của Phó Tổng thống Joe Biden đến Trung Quốc và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hawaii.

Giải pháp tình thế cho ông Mã, theo chuyên gia Oliver Braeuner của Viên nghiên cứu hòa bình Stockholm, đó là tìm kiếm thế cân bằng trong mối quan hệ với Bắc Kinh. “Ông Mã cần phải làm rõ rằng quan hệ giữa 2 bên chỉ có thể được cải thiện nếu Bắc Kinh từ bỏ mối đe dọa sử dụng vũ lực”, ông Broener nhận định.

[news]

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang