Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Hợp tác hải quân Trung - Xô qua các thời kỳ (kỳ 2)

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

>> Hợp tác hải quân Trung - Xô qua các thời kỳ (kỳ 2)



Đầu những năm 1990, quan hệ Trung - Xô được cải thiện, thời kỳ này quân đội Trung Quốc hiện đại hóa mạnh mẽ hải - lục - không quân với sự trợ giúp đặc lực từ Nga.

Xung đột biên giới Trung - Xô 1969 đã làm mối quan hệ giữa hai quốc gia "anh em" này đóng băng suốt một thời gian dài, tất cả sự viện trợ kinh tế và quân sự cho Trung Quốc hoàn toàn bị cắt đứt. Nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc thời điểm đó vẫn chưa đủ khả năng độc lập phát triển nếu không có sự giúp đỡ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật của Liên Xô. Kết quả, hải – lục – không quân Trung Quốc không được hiện đại hóa trong thời gian dài, trở nên kém cỏi trước các cường quốc quân sự tiên tiến.

Đầu những năm 1980, Trung Quốc từng bước thiết lập trao đổi hợp tác quốc phòng với Mỹ và phương tây. Thời kỳ này Trung Quốc nhận được một số phương tiện khí tài quân sự từ các đối tác mới nhưng họ thừa khôn ngoan để không cho Trung Quốc vực dậy nền quốc phòng. Năm 1989, những vấn đề chính trị trong nước của Trung Quốc đã bị Mỹ và phương Tây lấy làm cớ để cắt đứt quan hệ quân sự.

Đứng trước tình thế khó khăn và nhu cầu cần thiết phải hiện đại hóa, Trung Quốc đành phải quay sang cầu viện người anh em Liên Xô. Năm 1989, tổng thống Liên Xô, Mikhail Gorbachev thăm Trung Quốc thiết lập lại mối quan hệ mới sau nhiều năm gián đoạn. Hai chính phủ đã ký nhiều bản hợp đồng liên quan tới chuyển giao trang bị vũ khí mới.

Năm 1991, Liên Bang Xô Viết tan vỡ, kinh tế nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Do đó, các hợp đồng mua bán vũ khí khổng lồ là cứu cánh cho nước Nga thời hậu Xô Viết. Năm 1991, Liên Xô bán 24 chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Sukhoi Su-27 cho Trung Quốc.

Bản hợp đồng hải quân đầu tiên ký năm 1992, Trung Quốc đặt đóng hai tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel lớp Kilo (Type 877EKM). Hai tàu được đóng tại nhà máy Krasnoye Sormovo (Niizhny Novgorod) và chuyển giao trong tháng 2 và tháng 11/1995.

Sau đó, Trung Quốc ký mua thêm 2 tàu ngầm Kilo cải tiến (project 636) đóng ở nhà máy Admiralty (Saint Petersburg) và chuyển giao lần lượt trong năm 1997-1998. Ước tính, trị giá 4 tàu ngầm khoảng 1 tỷ USD.

Ngày 3/5/2002, Rosoboronexport ký hợp đồng đóng 8 tàu ngầm Kilo (Type 636) trang bị hệ thống tên lửa diệt hạm Club-S với tổng trị giá 1,6 tỷ USD.

Theo một số thông tin, 5 chiếc do nhà máy Admiratly đóng, hai chiếc do Sevmash và một chiếc do Krasnoye Sormovo đóng.


Khu trục hạm Sovremenny.

Tháng 8/1997, Trung Quốc chi 885 triệu USD mua hai khu trục hạm lớp Sovremenny (project 956) và hợp đồng với nhà máy Severnaya Verf hoàn thiện hai tàu đang đóng dở này.

Hai tàu này mang tên Yekaterinburg và Alexander Nevsky được đóng năm 1988-1989 nhưng do thiếu kinh phí nên dự án bị bỏ dở nửa chừng. Khi hợp đồng với Trung Quốc ký thì công việc mới hoàn thành mức 70% và 30%.

Cuối năm 1999, cả hai khu trục Sovermenny được chuyển giao cho hải quân Trung Quốc. Chiến hạm lớp Sovremenny trang bị hệ thống điện tử và vũ khí tiên tiến của nước Nga. Trước đó, chưa có một tàu chiến nào của Trung Quốc sánh được với lớp tàu này.

Hai tàu chiến Sovremenny đã tăng cường đáng kể sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc trong tác chiến vùng biển xa.

Tháng 1/2002. Trung Quốc ký hợp đồng với Rosoboronexport trị giá 1,5 tỷ USD đóng hai tàu khu trục Sovremenny cải tiến (project 956EM). Nhà máy đóng tàu Severnaya giành chiến thắng trong bản hợp đồng đắt giá này. Không có nhiều thông tin liên quan tới trang bị của project 956EM, nhưng có thể nó tương tự phiên bản 956U đóng cho hải quân Liên Xô. Project 956EM vũ trang tổ hợp tên lửa chống hạm Yankhont thay vì Moskit và nâng cấp hệ thống phòng không.

Trung Quốc đã thể hiện mối quan tâm không chỉ mua tàu chiến mà nhập khẩu công nghệ vũ khí hải quân đặc biệt là tên lửa chống hạm.

Năm 1997, Zvezda – Strela ký hợp đồng với Trung Quốc cùng hợp tác sản xuất tên lửa đối hạm siêu âm X-31 mà tên hiệu của Nga là KR-1 còn Trung Quốc là YJ-91. Ngoài ra, Trung Quốc và Nga tiến hành nhiều cuộc đàm phán liên quan đến việc chuyển giao công nghệ tên lửa chống hạm 3M80E Moskit, 3M55E Yankhont và 3M54E Club.

Tháng 4/2002, Trung Quốc nhập khẩu thành công hai hệ thống tên lửa hải đối không tầm xa S-300FM Rif-M (SA-N-6) lắp trên khu trục hạm Type 052B do Trung Quốc đóng. Các vị lãnh đạo hải quân Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm tới pháo hạm tự động do Nga thiết kế.

Năm 1998, Trung Quốc mua một pháo hạm tự động Ak-176 cỡ 76mm lắp cho tàu tấn công lớp Houjian (project 520T) để thử nghiệm.

Trong lĩnh vực không quân hải quân, năm 1993 Trung Quốc mua hai trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 để thử nghiệm. Sau đó, họ mua tiếp 4 chiếc Ka-28 và đặt hàng 4 chiếc Ka-27PS. Tháng 1/2003, Trung Quốc ký hợp đồng mua 28 chiến đấu cơ đa năng Su-30MKK với khả năng chống hạm trị giá khoảng 1 tỷ USD.

Với sự "tiếp trợ" kỹ thuật mới từ Nga, hải quân Trung Quốc từ đầu những năm 1990 đã có bước phát triển đột phá, mạnh mẽ. Hải quân Trung Quốc từ lực lượng trang bị lạc hậu đã trở thành lực lượng có tiềm lực mạnh mẽ trên thế giới.

Hải quân Trung Quốc ngày nay được tổ chức thành 3 hạm đội chính với số quân hơn 200.000 người. Mỗi hạm đội tổ chức đầy đủ với các đơn vị tàu chiến nổi, tàu ngầm, không quân thuộc hải quân, tuần tra bờ biển... .

(Moscow Defence Brief)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang