Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Khu trục hạm

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Khu trục hạm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khu trục hạm. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

>> Khám phá chiến hạm Ticonderoga của Hải quân Mỹ

Tàu tuần dương mang tên lửa lớp Ticonderoga là lớp tàu chiến đầu tiên của hải quân Mỹ, được trang bị hệ thống thông tin điều hành tác chiến (CICS) Aegis và hệ thống radar AN/SPY-1.

>> Tìm hiểu tàu tên lửa đệm khí Bora của Nga
>> Khu trục hiện đại nhất hải quân Trung Quốc


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga USS Port Royal (CG-73).

Chiếc tàu đầu tiên của loạt chiến hạm này được đặt hàng và phê chuẩn ngân sách tài chính vào năm 1978 theo yêu cầu là tàu khu trục mang tên lửa (DDG-47). Nhưng vào ngày 01.01.1980, khi đang trong quá trình đóng khung và vỏ tầu, đã được chuyển loại lại thành lớp tàu tuần dương mang tên lửa Ticonderoga (CG-47) và Yorktown (CG-47) do ứng dụng khí tài radars mới đã tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của tàu. Cơ sở căn bản để phát triển tàu tuần dương lớp Ticonderoga là khung sườn, vỏ tàu và hệ thống động lực trạm nguồn của tàu khu trục lớp "Spryuens."

Thiết kế siêu bền, siêu mạnh

Tàu tuần dương của "Ticonderoga" có hình dáng thon dài đặc trưng vươn xa tới mũi tàu dạng bán trụ, kéo dài đến 85% chiều dài của nó, mũi tàu hình nêm và đuôi tàu có mặt cắt thẳng đứng phía sau. Các đường viền thép dọc vỏ tàu được thiết kế nhằm giảm biên độ va đập của sóng biển vào mạng tàu và lườn tàu, đồng thời giảm ma sát của nước biển khi tàu chuyển động.

Trên cơ sở kinh nghiệm thiết kế tàu khu trục "Spryuens", Tổng chiều dài thân tàu bằng do kéo dài thêm phần mũi tàu nên đã tăng lên 1,1 m, trên phần mũi tàu được đặt một tấm lan can đặc biệt có chiều dài khoảng 40 m và chiều cao khoảng 1,4 m để giảm tác động của sóng trong điều kiện thời tiết mưa bão, biển động đối với ụ pháo - 127 mm AC và hệ thống OHR (hệ thống các hầm phóng tên lửa thẳng đứng). Cũng nhằm tránh rung lắc và va đập mạnh với sóng biển, thân tàu tuần dương được trang bị hệ thống ổn định rung lắc và các sống tàu trên mạn tàu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Theo các thông số kỹ thuật thì tàu tuần dương lớp Ticonderoga có thể duy trì tốc độ hải trình đến 20 knots trong một thời gian dài khi biển đang động cấp 7. Các ống khói tàu được bố trí theo các boong thượng và dọc theo thân tàu. Phía sau đài chỉ huy và nằm ở giữa phần kiến trúc của boong tàu là các cột an ten song sắt hàn tam giác.

Trong cấu trúc của tàu được sử dụng các loại vật liệu siêu bền: (hợp kim nhôm, nhựa tổng hợp, các lớp phủ chịu mài mòn). Kho đạn hầm tàu được bảo vệ thép tấm có độ dày 25-mm. Phần quan trọng nhất của cấu trúc boong thượng tầng được bảo vệ bằng các tấm thép tổ ong. Tầng trên cùng được bọc bằng một lớp nhựa vinyl chống mòn, gỉ.

Ticonderoga trang bị 4 động cơ tuốc bin khí LM2500 cực khỏe, cho phép con tàu chạy với tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động hơn 10.000km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Nếu so sánh cùng với các chiến hạm tuần dương khác của hải quân Mỹ, tuần dương hạm lớp Ticonderoga được tăng cường diện tích sinh hoạt thủy thủ đoàn, các khoang sinh hoạt được bổ trí ở khoảng giữa thân tàu và khoang trên boong thượng. Các gường tầng nhỏ được lắp thành các block có 6 gường, các block được ngăn bằng các vách ngăn mỏng. Các nhà thiết kế cũng lắp đặt các khoang nhỏ dành cho nghỉ ngơi và học tập.

Các tàu tuần dương Ticonderoga có khả năng hoạt động trong khu vực đối phương sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. Trên các boong tầu và thân tầu không có cửa sổ. Các khoang làm việc, sinh hoạt được lắp đặt thiết bị lọc độc không khí.
Trên chiến hạm được lắp đặt các băng chuyền vận tải và thang máy để vận chuyển hàng hóa từ trên sàn tàu xuống hầm tàu và xếp đặt vào các khoang chứa hàng. Một trong những phương tiện vận chuyển đảm bảo di chuyển hàng trên toàn bộ mặt sàn, từ mũi tàu đến đuôi tàu. Trên phần mũi tàu và phần đuôi tàu được bố trí hai vị trí để tiếp nhận hàng hóa, được vận chuyển đến bằng máy bay trực thăng.

Các trang thiết bị được thiết kế theo dạng module cho phép sử dụng giải pháp sửa chữa các bộ phận riêng biệt bằng cách thay thế, nhanh chóng thay đổi các block bị hỏng hóc lực lượng theo biên chế trên tàu hoặc bằng lực lượng bảo dưỡng, sửa chữa của căn cứ Hải quân.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

'Vệ sĩ' tàu sân bay, bắn hạ cả vệ tinh

Các chiến hạm Ticonderoga trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến. Aegis làm nhiệm vụ phát hiện, bám bắt mục tiêu, dẫn đường tên lửa đánh chặn và phá hủy máy bay, tên lửa hành trình, kể cả tên lửa đạn đạo.

Ticonderoga được trang bị kho vũ khí phòng không đồ sộ mà ít tàu chiến nước nào trên thế giới có được. Ticonderoga thiết kế 2 hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk 41 (122 ống phóng) chứa hỗn hợp nhiều loại tên lửa bao gồm: Tên lửa đối không tầm trung SM-2MR Block IIIB có tầm bắn 74-170km, độ cao 24.400m, tốc độ hành trình Mach 3,5; Tên lửa đối không tầm xa SM-2ER Block IV có tầm bắn 120-190km, độ cao bay tiêu diệt mục tiêu 24.400m; Tên lửa đánh chặn SM-3 có tầm bắn siêu xa 500km, độ cao bay 160km, tốc độ bay 9.600km/h. SM-3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm ngắn; Tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM có tầm bắn 50km. Nó chuyên dùng để đánh chặn tên lửa hành trình đối hạm siêu âm có tính cơ động cao; Tên lửa đối không tầm xa SM-6 có tầm bắn 240km, độ cao bay 33km.

Các mục tiêu của kẻ thù nằm sâu trong đất liền cũng vẫn không thoát được vũ khí của Ticonderoga. Chiến hạm này trang bị tên lửa hành trình đối đất chính xác cao BGM-109 Tomahawk có tầm bắn tới 2.500km, tốc độ hành trình 880km/h. Kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, chiến tranh ở Afghanistan, Lybya, tên lửa Tomahawk luôn mở đầu các chiến dịch của Mỹ với vai trò triệt hạ các mục tiêu quan trọng nhất, dọn dẹp chiến trường trước khi không quân và các lực lượng khác vào cuộc.

Ticonderoga cũng dễ dàng tiêu diệt kẻ địch ẩn nấp dưới lòng đại dương. Để chống ngầm, nó mang theo tên lửa săn ngầm RUM-139. Con tàu còn có sự hỗ trợ của 2 cụm máy phóng ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324mm, 2 trực thăng săn ngầm SH-60B hoặc MH-60R. Tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC có tầm bắn 22km. Loại vũ khí này không lắp đầu đạn thuốc nổ thường mà mang theo một ngư lôi săn ngầm.

Ticonderoga có khả năng mang tất cả các loại tên lửa trên, hoặc kết hợp 2-3 loại theo yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh các vũ khí đối không, để tấn công đối phương, Ticonderoga vũ trang tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm RGM-84 Harpoon (8 quả, tầm bắn 120km). Tàu còn có 2 pháo hạm 127mm, 2 tổ hợp pháo bắn nhanh 20mm, 2 pháo 25mm, 2-4 súng máy 12,7mm. Các vũ khí này dùng để tấn công mục tiêu tầm gần, cỡ nhỏ.

Ít có chiến hạm nào trên thế giới sánh được với sức mạnh kinh hoàng của Ticonderoga. Siêu chiến hạm này là thành phần không thể thiếu trong biên chế nhóm tàu sân bay xung kích Mỹ và thực sự là “lá chắn thép” bảo vệ các hàng không mẫu hạm. Từ lâu, Ticonderoga luôn đóng vai trò trụ cột và là niềm tự hào của hải quân Mỹ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Từ năm 2000—2011 tất cả các tàu tuần dương Ticonderoga được hiện đại hóa để có thế lắp đặt các tên lửa RIM-161 Standard Missile 3. Các tên lửa này kết hợp với Hệ thống công nghệ thông tin điều khiển hỏa lực Aegis với Radar AN/SPY-1 có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên thượng tầng khí quyển với khoảng cách là 500 km và trên tầm cao đến 160 km.

Ngày 21.02.2008 tàu tuần dương USS «Lake Erie» sử dụng tên lửa này đã đánh chặn và phá hủy vệ tinh mất điều khiển USA-193 trên khoảng cách 275 km.

Lực lượng Hải quân Mỹ đã đóng tất cả 27 chiếc tuần dương tên lửa lớp Teconderoga.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

>> Khu trục hạm đắt nhất hành tinh thuộc về nước nào ?

Với đơn giá lên đến 1,48 tỷ USD, Atago là loại tàu khu trục đắt nhất hành tinh trong biên chế lực lượng phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF).

>> Truyền thống hải quân Nhật
>> Nhật Bản chuẩn bị đóng tàu sân bay 24.000 tấn
>> Kế hoạch đáp trả của Nhật bản khi bị TQ tấn công chiếm đảo


Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng 4 tàu khu trục Aegis lớp Kongo, Hải quân Nhật Bản có vẻ vẫn chưa hài lòng với các tính năng của loại tàu này. Nhật Bản quyết định phát triển nâng cấp tàu khu trục Aegis lớp Kongo lên một chuẩn mực mới.

Tàu khu trục Atago là kết quả của chương trình nâng cấp này. Atago có chiều dài tới 170m, rộng 21m, mớn nước 6,2m. Tàu có tải trọng đầy tải tới 10.000 tấn, như vậy theo tiêu chuẩn NATO, Atago thuộc loại tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển. Dù vậy, JMSDF vẫn gọi nó là khu trục hạm.

Chương trình tàu khu trục Aegis Atago được khởi xướng vào năm 2004 và đưa vào sử dụng năm 2007, 2 chiếc đã được hoàn thành mang số hiệu JDS Atago (DDG-177) và JDS Ashigara (DDG-178). Tàu được trang bị rất nhiều công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới, tuy nhiên điều đó cũng khiến tàu trở thành chiếc tàu khu trục đắt nhất hành tinh hiện nay.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục tên lửa tối tân JDS Ashigara (DDG-178).

Tạo thêm sự thoải mái cho thủy thủ đoàn

Về cơ bản, tàu khu trục Aegis lớp Atago giống với tàu khu trục lớp Kongo, tàu được kéo dài phần boong phía sau dài hơn so với trước.

Tàu được bổ sung một nhà chứa trực thăng phía sau cho trực thăng chống ngầm SH-60K, trong khi đó tàu khu trục lớp Kongo chỉ có sàn đá.

Do có kích thước lớn hơn nên nội thất bên trong tàu được thiết kế rộng rãi hơn, tạo thoải mái cho thủy thủ đoàn 300 người trong các hoạt động tác chiến và nghỉ ngơi.

Cột ăng ten của tàu khu trục Atago được thiết kế riêng ở Nhật Bản, ống khói cải tiến có khả năng ngụy trang tốt hơn.

Hệ thống Aegis tinh vi hơn

Không những kế thừa các đặc tính ưu việt về hệ thống điện tử, hỏa lực cực mạnh như trên khu trục hạm lớp Kongo. Tàu khu trục lớp Atago còn được bổ sung các hệ thống điện tử tinh vi nhất biến nó thành loại tàu chiến đẳng cấp nhất trên biển Thái Bình Dương cùng với những tàu Aegis của Hải quân Mỹ.

Atago được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis 7 Phase 1, đây là biến thể nâng cấp lần thứ 7 của hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Chương trình Aegis 7 được thực hiện vào năm 1998 và chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1 được thực hiện từ năm 1998, giai đoạn 2 được thực hiện từ năm 2002).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trên tháp chỉ huy được lắp đặt 4 anten mạng pha cố định của radar AN/SPY-1.

Aegis 7 gồm nhiều tính năng mới, như trang bị radar mạng pha AN/SPY-1D(V) nâng cấp, tính năng quan trọng của nó là có khả năng nhận dạng và phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn tại các khu vực ven bờ (tức là các mục tiêu nằm giữa các khu vực vừa có mặt đất, mặt nước, núi đồi…). Đây là điều mà radar trên tàu khu trục Kongo không làm được.

Gói nâng cấp này còn tích hợp năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật, trang bị máy tính tiên tiến với khả năng tính toán siêu tốc, hệ thống điện tử tích hợp AIEWS. Hệ thống hỗ trợ chiến thuật tiên tiến, hoàn thiện khả năng tích hợp tác chiến mặt nước, hoàn thiện khả năng tác chiến chống ngầm biển sâu.

Điểm nổi bật của hệ thống Aegis 7 là cải thiện độ chính xác trong việc bám, bắt mục tiêu, radar AN/SPY-1D(V) nâng cấp có khả năng bắt mục tiêu ở độ cao thấp hơn so với radar trước đó đã được lắp đặt trên tàu khu trục lớp Kongo.

Với khả năng bắt mục tiêu ở độ cao rất thấp cho phép hệ thống Aegis 7 trên tàu khu trục Atago có thể phát hiện và vô hiệu hóa các mục tiêu là tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình chống hạm thường bay ở độ cao thấp ngay khi nó vừa xuất phát từ các căn cứ ven bờ.

Như vậy, tàu khu trục Atago vừa có khả năng phòng thủ chống tên lửa đạn đạo liên lục địa vừa có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, tác chiến chống tàu chiến mặt nước, chiến tranh chống ngầm thậm chí là có thể tấn công mặt đất nếu cần. Có thể nói, Atago là loại tàu chiến đa năng nhất trong biên chế JMSDF và cả khu vực châu Á.

Hệ thống vũ khí mạnh mẽ

Hỏa lực của tàu khu trục Atago nhỉnh hơn một chút về số lượng so với lớp Kongo. Tàu được thiết kế với hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk-41 với 96 ống (so với 90 ống trên tàu Kongo).

Trong tác chiến phòng không, tàu trang bị tên lửa đối không tầm xa SM-2MR tầm bắn từ 74-170km, tầm cao 24km.

Khi thực hiện nhiệm vụ chống tên lửa đạn đạo, tàu sẽ sử dụng tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 block 1A. Loại tên lửa này có thể vô hiệu hóa các mục tiêu là tên lửa đạn đạo liên lục địa ở phạm vi tới 500km và ở độ cao tới 160km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk-41 trên tàu chiến lớp Atago.

Đối với tác chiến chống ngầm, tàu trang bị hệ thống tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC (tầm bắn 22km) và 2 máy phóng ngư lôi cỡ 324mm (bắn ngư lôi Type 68 hoặc Mk46 có tầm bắn 11km). Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng chống ngầm SH-60K.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx Mark 15 sử dụng pháo cao tốc 20mm để đối phó với các mục tiêu đường không tầm thấp hay tiêu diệt tên lửa chống tàu.

Về hỏa lực chống mục tiêu mặt nước, lớp Atago trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu cận âm SSM-1B có tầm bắn khoảng 200km. Đây là điểm khác so với lớp tàu Kongo khi nó trang bị tên lửa có tầm bắn xa hơn, do Nhật tự sản xuất trong nước.

Về mặt thiết kế, tàu khu trục lớp Atago có khả năng trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa BGM-109 Tomahawk. Tuy nhiên do quy định trong Hiến pháp nên khả năng này không được trang bị nhưng vẫn có thể thay đổi nếu cần.

Hệ thống động lực lớp Atago giống tàu khu trục lớp Kongo với 4 động cơ tuabin khí Ishikawajima Harima và General Electric LM2500-30 công suất 100.000 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 56km/h.

Trang bị hỏa lực cực mạnh, hệ thống điện tử siêu tối tân, điều đó lý giải tại sao tàu khu trục lớp Atago là loại tàu chiến đắt nhất hành tinh với đơn giá lên đến 1,48 tỷ USD.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

>> Tìm hiểu khu trục hạm F-22P của Hải quân Pakistan

Pakistan sẽ mua thêm 4 khinh hạm lớp F-22P được đóng mới tại nước này theo khuôn khổ chương trình hợp tác chuyển giao công nghệ với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Khinh hạm lớp F-22P

Cuối tuần trước, tờ News Tribe đưa tin rằng, quân đội Pakistan đã lên kế hoạch mua thêm 4 khinh hạm lớp F-22P được đóng mới tại nước này theo khuôn khổ chương trình hợp tác chuyển giao công nghệ với Trung Quốc.

>> Tìm hiểu chiến hạm tàng hình USS Johnson của Hải quân Mỹ
>> Giương oai gần bờ

F-22P là lớp tàu khu trục nhỏ được Trung Quốc xây dựng để trang bị cho lực lượng vũ trang Pakistan. Tháng 4 năm 2005, quân đội Pakistan và Tập đoàn China Shipbuilding Trading Company (CSTC) đã ký hợp đồng đóng mới 4 chiếc khinh hạm lớp F22P đầu tiên (Type-053H3 Jiangwei-2).

Theo thỏa thuận trị giá 750 triệu USD này, CSTC sẽ chuyển giao công nghệ để phía Pakistan tự đóng chiếc khinh hạm lớp F22P cuối cùng trong hợp đồng.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Saif (số hiệu 253)

Ba khinh hạm lớp F22P đầu tiên bao gồm Zulfiquar (số hiệu 251), Shamsheer (số hiệu 252) và Saif (số hiệu 253) đã được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua ở Thượng Hải và đã được chuyển giao cho Hải quân Pakistan trong giai đoạn 2009-2010.

Cũng trong khuôn khổ của bản hợp đồng này, Trung Quốc đã cung cấp cho Pakistan 6 máy bay trực thăng chống ngầm Z-9EC.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm F-22P thứ hai mang số hiệu 252

Khu trục hạm F-22P thứ tư được khởi đóng tại Pakistan vào mùa xuân năm 2011. Dự kiến, khinh hạm này sẽ hoàn thành vào năm tới với cái tên Aslat (số hiệu 254).

Lịch sử phát triển của F-22P

Việc xây dựng các khu trục hạm cho Hải quân Pakistan đã được Trung Quốc và Pakistan thảo luận vào những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, mãi đến mùa xuân năm 2005, hợp đồng mới chính thức được ký kết.

Thực hiện theo những thỏa thuận trong bản hợp đồng, Trung Quốc đã chuyển giao cho Hải quân Pakistan 3 khu trục hạm lớp F-22P đầu tiên là Zulfiquar - ngày 30 tháng 7 năm 2009, Shamsheer - 23 tháng 11 năm 2010 và Saif – 15 tháng 12 năm 2010.

Ba tàu khu trục này đã được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua, Thượng Hải. Khu trục hạm thứ 4 mang tên Aslat được khởi đóng vào ngày16 tháng 6 năm 2011tại nhà máy đóng tàu Karachi của Pakistan.

http://nghiadx.blogspot.com
Khinh hạm Zulfiquar thăm hải cảng Klang của Malaysia tháng 8 năm 2009

Khinh hạm F-22P đầu tiên Zulfiquar được hạ thủy vào mùa xuân năm 2008 và được chuyển giao cho Hải quân Pakistan vào cuối tháng 7 năm 2009.

Vào tháng 8 năm 2009, Zulfiquar đã có chuyến viếng thăm hải cảng Klang của Malaysia, và cảng Colombo của Sri Lanka vào đầu tháng 9.

Khu trục hạm thứ hai Shamsheer và thứ 3 - Saif được hạ thủy lần lượt vào tháng 10 năm 2008 và tháng 9 năm 2009 tại nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải.

Thiết kế và trang bị vũ khí của F-22P

Trong quá trình xây dựng các tàu thuộc lớp F-22P, các chuyên gia Trung Quốc đã sử dụng các công nghệ hiện đại của khu trục hạm nội địa 054 chẳng hạn như công nghệ tàng hình.

Công nghệ này cho phép làm giảm diện tích phản xạ hiệu dụng sóng radar từ các đài radar trên tàu và máy bay của đối phương đến mức thấp nhất.
http://nghiadx.blogspot.com
Pháo hạm AK-176M 76,2 mm trên tàu khu trục F-22P

Ngoài ra, công nghệ này còn làm giảm khả năng dẫn hướng chính xác và khóa mục tiêu của các tên lửa chống ngầm của đối phương.

Các tàu khu trục lớp F22-P được trang bị pháo hạm AK-176M 76,2 mm , một loại pháo hạm vạn năng được Trung Quốc cải tiến từ pháo 76,2 mm của Liên Xô.

Sự khác biệt chính giữa các biến thể Trung Quốc so với nguyên mẫu đó là tháp pháo được thiết kế có khả năng “tàng hình” trước sóng radar. Pháo AK-176M được sử dụng để tiêu diệt các máy bay, máy bay không người lái, và các tên lửa chống hạm của đối phương.

Ngay trước pháo là 2 bệ phóng với rocket chống ngầm 6 nòng RDC-32 nhằm mục đích chống ngầm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tàu C-802

Tàu được trang bị 8 tên lửa chống tàu C-802 được lắp đặt trong 2 bệ phóng, mỗi bệ 4 tên lửa. Các bệ phóng này được bố trí ở giữa mũi tàu và phần thượng tầng của tàu.

Chúng có khả năng tương thích với các loại tên lửa chống ngầm khác nhau, được sử dụng để tiêu diệt các tàu mặt nước hay tàu ngầm của đối phương.

Về hệ thống phòng không, khu trục hạm F-22P được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần FM-90N (Hongqi-7, Hồng Kỳ 7 hay HQ-7) với 8 tên lửa hạm đối không.

Hongqi-7 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với tốc độ cực đại khoảng Mach 2.3, có khả năng tiêu diệt các tên lửa đối hạm hoặc máy bay không người lái từ khoảng cách 6 km, và các máy bay trực thăng từ khoảng cách lên đến 12 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần FM-90N

Khinh hạm lớp F-22P được thiết kế với một pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS - Close in weapon system) Type 730 7 nòng cỡ 30mm, có tầm bắn tối đa 3 cây số.

Type 730 sử dụng radar điều khiển hỏa lực Type 347G với cảm biến quang điện OFC-3. Người ta cũng đã thử nghiệm lắp đặt tổ hợp tên lửa tầm gần hiện đại FL-3000N hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên” để thay thế cho tổ hợp pháo Type 730 và đã cho kết quả rất khả quan.

Tên lửa của FL-3000N được phát triển dựa trên tên lửa không-đối-không có điều khiển TY-90 vốn dùng để trang bị cho trực thăng.

FL-3000N có tầm bắn 9 km, sử dụng hệ dẫn kết hợp tự dẫn radar thụ động và tự dẫn ảnh nhiệt (RF/ImIR). Trên đầu tìm ảnh nhiệt được lắp một đầu tự dẫn bằng radar thụ động.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Type 730

Hệ thống điều khiển hỏa lực của FL-3000N có thể điều khiển đồng thời 2 bệ phóng và có thể tích hợp vào các hệ thống điều khiển khác trên tàu.

Về hệ thống hàng không trên tàu, F22-P được trang bị một máy bay trực thăng chống tàu ngầm Z-9EC, cất và hạ cánh ở sàn bay phía sau thân tàu.

Máy bay trực thăng Z-9 do Hafei, Trung Quốc sản xuất trên nền tảng AS-365 của Pháp. Z-9EC là loại máy bay trực thăng chống tàu ngầm hạng nhẹ 2 động cơ turbin Arriel-2C trang bị cho tàu chiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng chống ngầm Z-9EC

Trang bị của máy bay này có hệ thống sonar đã được cải tiến, radar dò tìm và ngư lôi chống tàu ngầm, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ trên biển.

Hiện nay, máy bay trực thăng chống tàu ngầm Z-9EC đã trang bị cho hải quân hai nước Trung Quốc và Pakistan.

Ngoài ra, ở mỗi bên mạn tàu khu trục F-22P còn được trang bị thêm 3 ống phóng ngư lôi ET-52C.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi ET-52C

Các tính năng kỹ thuật cơ bản của khu trục hạm lớp F-22P:

Lượng giãn nước: 2.500 tấn.

Chiều dài: 123 m

Chiều rộng: 8,13 m

Mướn nước trung bình: 3,7 m.

Tốc độ tối đa: 54 km/h.

Tầm hoạt động: 7.500 km.

Thủy thủ đoàn: 170 người.

Vũ khí: ngư lôi - 2x3 ngư lôi ET-52C; pháo - 2 × 6-cell RDC-32; tên lửa phòng không tầm gần FM-90N; pháo Type 730.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

>> Các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á



Thời gian gần đây, các nước Đông Nam Á có những đầu tư đáng kể cho hải quân, nhằm tăng cường sức mạnh trên biển.

Khinh hạm La Fayette
Tuy không có số lượng tàu chiến đông đảo như các nước khác, nhưng Singapore lại sở hữu 6 kinh hạm tàng hình lớp La Fayette do Pháp chế tạo, thuộc loại hiện đại bậc nhất khu vực.






Khinh hạm lớp La Fayette của hải quân Singapore.

Thông số cơ bản: Dài 125m, rộng 15,4m, mớn nước 4,1m, tải trọng 3600 tấn đầy tải, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Harpoon tầm bắn 70km, pháo hạm Oto Melara 76 mm, 16 tên lửa phòng không Aster 15 tầm bắn từ 1,7-13km, 2 pháo bắn nhanh 20mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Sylver, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng S-70B.

Tàu hộ tống Nakhoda Ragam
Là quốc gia có diện tích nhỏ bé trong khu vực, song Brunei sở hữu đội tàu chiến khá hiện đại, trong tiêu biểu là 3 tàu hộ tống tên lửa lớp Nakhoda Ragam do BAE System của Anh chế tạo, được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, vũ khí uy lực mạnh.


Hộ tống hạm Nakhoda Ragam.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm hạm Exocet MM40 Block II tầm bắn 70km, pháo hạm đa năng Oto Melara 76mm, hệ thống tên lửa đối không Sea wolf tầm bắn 6km, hai pháo phòng không 30mm, ống phóng ngư lôi 324mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm S-70B Seahawk.

Thông số cơ bản: Dài 89,9m, rộng 12,8m, mớn nước 3,6m, tải trọng 1.940 tấn, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.

Khu trục hạm Giang Hồ-III (Type-053H2)
Giang Hồ-III hay Type-053H2 theo cách gọi của Trung Quốc, là biến thể xuất khẩu cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Hiện nay, Thái Lan sở hữu 4 chiếc tàu thuộc loại này. Giang Hồ-III được các công ty công nghiệp tàu thủy Trung Quốc đóng.


Khinh hạm Giang Hồ-III.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống tàu YJ-82 C-802 tầm bắn 120km, hai pháo hạm nòng kép Type 79A 100mm, một ở phía trước mũi tàu và một ở sau đuôi tàu, 4 pháo phòng không AAA-37mm Type-76, hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-81, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng Z-9C.

Thông số cơ bản: Dài 103m, rộng 11,3m, mớn nước 3,19m, tải trọng 1960 tấn, tốc độ tối đa 26,5 hải lý/giờ.

Khinh hạm Gepard 3.9
Được sản xuất tại Nga, thuộc Project 1166.1E, thiết kế theo công nghệ hiện đại và có khả năng tàng hình nhẹ.

Sự xuất hiện của Gepard 3.9 tại Đông Nam Á phá vỡ thế độc tôn sở hữu kinh hạm tàng hình của Singapone.


Khinh hạm Gepard 3.9.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E, tầm bắn 130km, pháo hạm đa năng AK-176M 76,2mm, hệ thống pháo tích hợp tên lửa phòng không Palma-SU, hai pháo bắn nhanh AK-630M, ống phóng ngư lôi kép 533mm, hệ thống phóng mồi bẩy PK-10, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-27, Ka-28 hoặc Ka-31.

Thông số cơ bản: Dài 102,2m, rộng 13,2m, mớn nước 5,3m, tải trọng 2.100 tấn đầy tải, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ.

Tàu khu trục lớp Leiku
Được sản xuất bởi BAE System của Anh, đây là chiếc tàu khu trục hiện đại nhất trong biên chế của hải quân Malaysia.

Hiện tại hải quân Malaysia đang sở hữu 2 tàu khu trục loại này. Nước này còn đàm phán với Anh để mua giấy phép đóng trong nước.


Chiến hạm hiện đại lớp Leiku.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống tàu Exocet Block II tầm bắn 70km, pháo hạm đa năng 57mm, hai pháo bắn nhanh DS30 30mm, 16 tên lửa đối không Seawolf, hai ống phóng ngư lôi 324mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng Lynx 300.

Thông số cơ bản: Dài 106m, rộng 12,75m, mớn nước 3,08m, tải trọng 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải ly/giờ, tầm hoạt động 5000 hải lý.

(bdv news)

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

>> Hợp tác hải quân Trung - Xô qua các thời kỳ (kỳ 2)



Đầu những năm 1990, quan hệ Trung - Xô được cải thiện, thời kỳ này quân đội Trung Quốc hiện đại hóa mạnh mẽ hải - lục - không quân với sự trợ giúp đặc lực từ Nga.

Xung đột biên giới Trung - Xô 1969 đã làm mối quan hệ giữa hai quốc gia "anh em" này đóng băng suốt một thời gian dài, tất cả sự viện trợ kinh tế và quân sự cho Trung Quốc hoàn toàn bị cắt đứt. Nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc thời điểm đó vẫn chưa đủ khả năng độc lập phát triển nếu không có sự giúp đỡ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật của Liên Xô. Kết quả, hải – lục – không quân Trung Quốc không được hiện đại hóa trong thời gian dài, trở nên kém cỏi trước các cường quốc quân sự tiên tiến.

Đầu những năm 1980, Trung Quốc từng bước thiết lập trao đổi hợp tác quốc phòng với Mỹ và phương tây. Thời kỳ này Trung Quốc nhận được một số phương tiện khí tài quân sự từ các đối tác mới nhưng họ thừa khôn ngoan để không cho Trung Quốc vực dậy nền quốc phòng. Năm 1989, những vấn đề chính trị trong nước của Trung Quốc đã bị Mỹ và phương Tây lấy làm cớ để cắt đứt quan hệ quân sự.

Đứng trước tình thế khó khăn và nhu cầu cần thiết phải hiện đại hóa, Trung Quốc đành phải quay sang cầu viện người anh em Liên Xô. Năm 1989, tổng thống Liên Xô, Mikhail Gorbachev thăm Trung Quốc thiết lập lại mối quan hệ mới sau nhiều năm gián đoạn. Hai chính phủ đã ký nhiều bản hợp đồng liên quan tới chuyển giao trang bị vũ khí mới.

Năm 1991, Liên Bang Xô Viết tan vỡ, kinh tế nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Do đó, các hợp đồng mua bán vũ khí khổng lồ là cứu cánh cho nước Nga thời hậu Xô Viết. Năm 1991, Liên Xô bán 24 chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Sukhoi Su-27 cho Trung Quốc.

Bản hợp đồng hải quân đầu tiên ký năm 1992, Trung Quốc đặt đóng hai tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel lớp Kilo (Type 877EKM). Hai tàu được đóng tại nhà máy Krasnoye Sormovo (Niizhny Novgorod) và chuyển giao trong tháng 2 và tháng 11/1995.

Sau đó, Trung Quốc ký mua thêm 2 tàu ngầm Kilo cải tiến (project 636) đóng ở nhà máy Admiralty (Saint Petersburg) và chuyển giao lần lượt trong năm 1997-1998. Ước tính, trị giá 4 tàu ngầm khoảng 1 tỷ USD.

Ngày 3/5/2002, Rosoboronexport ký hợp đồng đóng 8 tàu ngầm Kilo (Type 636) trang bị hệ thống tên lửa diệt hạm Club-S với tổng trị giá 1,6 tỷ USD.

Theo một số thông tin, 5 chiếc do nhà máy Admiratly đóng, hai chiếc do Sevmash và một chiếc do Krasnoye Sormovo đóng.


Khu trục hạm Sovremenny.

Tháng 8/1997, Trung Quốc chi 885 triệu USD mua hai khu trục hạm lớp Sovremenny (project 956) và hợp đồng với nhà máy Severnaya Verf hoàn thiện hai tàu đang đóng dở này.

Hai tàu này mang tên Yekaterinburg và Alexander Nevsky được đóng năm 1988-1989 nhưng do thiếu kinh phí nên dự án bị bỏ dở nửa chừng. Khi hợp đồng với Trung Quốc ký thì công việc mới hoàn thành mức 70% và 30%.

Cuối năm 1999, cả hai khu trục Sovermenny được chuyển giao cho hải quân Trung Quốc. Chiến hạm lớp Sovremenny trang bị hệ thống điện tử và vũ khí tiên tiến của nước Nga. Trước đó, chưa có một tàu chiến nào của Trung Quốc sánh được với lớp tàu này.

Hai tàu chiến Sovremenny đã tăng cường đáng kể sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc trong tác chiến vùng biển xa.

Tháng 1/2002. Trung Quốc ký hợp đồng với Rosoboronexport trị giá 1,5 tỷ USD đóng hai tàu khu trục Sovremenny cải tiến (project 956EM). Nhà máy đóng tàu Severnaya giành chiến thắng trong bản hợp đồng đắt giá này. Không có nhiều thông tin liên quan tới trang bị của project 956EM, nhưng có thể nó tương tự phiên bản 956U đóng cho hải quân Liên Xô. Project 956EM vũ trang tổ hợp tên lửa chống hạm Yankhont thay vì Moskit và nâng cấp hệ thống phòng không.

Trung Quốc đã thể hiện mối quan tâm không chỉ mua tàu chiến mà nhập khẩu công nghệ vũ khí hải quân đặc biệt là tên lửa chống hạm.

Năm 1997, Zvezda – Strela ký hợp đồng với Trung Quốc cùng hợp tác sản xuất tên lửa đối hạm siêu âm X-31 mà tên hiệu của Nga là KR-1 còn Trung Quốc là YJ-91. Ngoài ra, Trung Quốc và Nga tiến hành nhiều cuộc đàm phán liên quan đến việc chuyển giao công nghệ tên lửa chống hạm 3M80E Moskit, 3M55E Yankhont và 3M54E Club.

Tháng 4/2002, Trung Quốc nhập khẩu thành công hai hệ thống tên lửa hải đối không tầm xa S-300FM Rif-M (SA-N-6) lắp trên khu trục hạm Type 052B do Trung Quốc đóng. Các vị lãnh đạo hải quân Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm tới pháo hạm tự động do Nga thiết kế.

Năm 1998, Trung Quốc mua một pháo hạm tự động Ak-176 cỡ 76mm lắp cho tàu tấn công lớp Houjian (project 520T) để thử nghiệm.

Trong lĩnh vực không quân hải quân, năm 1993 Trung Quốc mua hai trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 để thử nghiệm. Sau đó, họ mua tiếp 4 chiếc Ka-28 và đặt hàng 4 chiếc Ka-27PS. Tháng 1/2003, Trung Quốc ký hợp đồng mua 28 chiến đấu cơ đa năng Su-30MKK với khả năng chống hạm trị giá khoảng 1 tỷ USD.

Với sự "tiếp trợ" kỹ thuật mới từ Nga, hải quân Trung Quốc từ đầu những năm 1990 đã có bước phát triển đột phá, mạnh mẽ. Hải quân Trung Quốc từ lực lượng trang bị lạc hậu đã trở thành lực lượng có tiềm lực mạnh mẽ trên thế giới.

Hải quân Trung Quốc ngày nay được tổ chức thành 3 hạm đội chính với số quân hơn 200.000 người. Mỗi hạm đội tổ chức đầy đủ với các đơn vị tàu chiến nổi, tàu ngầm, không quân thuộc hải quân, tuần tra bờ biển... .

(Moscow Defence Brief)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang