Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Thực hư quanh chuyện dỡ cột mốc cũ ở biên giới Việt - Trung

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

>> Thực hư quanh chuyện dỡ cột mốc cũ ở biên giới Việt - Trung



Bài viết liên quan đến việc Trung Quốc đào cột mốc biên giới Việt - Trung theo Công ước Pháp - Thanh (1887) đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.

Một bài bài viết đăng trên mạng Hoàn Cầu (Trung Quốc) với nội dung và hình ảnh liên quan đến việc thu hồi các cột mốc biên giới cũ có từ sau Công ước Pháp - Thanh đã dược dịch ra tiếng Việt, đăng tải trên internet. Tuy nhiên, bài viết phản ánh thông tin không chính xác về biên giới, lãnh thổ, không giúp độc giả có cái nhìn rõ ràng và khách quan nhất về tình hình cắm mốc biên giới hiện nay.

Thậm chí, một số phần tử chống đối lợi dụng thông tin chưa đầy đủ, thiếu chính xác trên và sự thiếu thông tin của người dân để tung tin đồn thất thiệt. Một số bài viết và ý kiến cho rằng Trung Quốc đã có hành vi xâm phạm trắng trợn chủ quyền biên giới Việt Nam, còn phía Việt Nam không có động thái phản ứng nào, thậm chí còn giúp phía vận chuyển cột mốc về bảo tàng của Trung Quốc.

Vậy thực hư của vấn đề này ra sao?


Chuyển cột mốc lên vị trí cắm. Ảnh: ngoaivuhagiang.gov.vn.



Một cột mốc Pháp - Thanh. Ảnh: internet


Lịch sử cột mốc theo Công ước Pháp - Thanh

Công ước Pháp - Thanh 1887 hay còn có tên là Công ước Constans 1887 được thực hiện giữa Pháp và nhà Thanh nhằm thi hành Điều khoản 3 của Hòa ước Thiên Tân 1885 mà hai bên đã ký năm 1885. Nội dung của công ước này nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Đây cũng là một tiền đề lịch sử để cả Việt Nam và Trung Quốc lấy làm mốc trong công tác phân định biên giới sau này.

Theo Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ký kết ngày 30/12/2009), hai nước sẽ tiến hành thay thế nhiều cột mốc cũ bố trí theo Công ước Pháp - Thanh 1887.

"Hệ thống mốc giới này chưa thực sự khoa học và có nhiều điểm hạn chế như: các mốc được đánh số theo từng đoạn nhỏ liên tục, không theo một hướng thống nhất, đoạn thì đánh từ Đông sang Tây, đoạn thì đánh từ Tây sang Đông, mẫu thiết kế và kích thước mốc không thống nhất trên toàn tuyến, nội dung chữ khắc trên mốc giữa các đoạn không giống nhau, khoảng cách giữa các mốc giới trên toàn tuyến phân chia không đều nhau…

Mặt khác trải qua hơn 100 năm tồn tại với những biến động của thời gian, thời tiết, biến cố lịch sử, một số mốc giới đã bị hư hỏng, mất mát, thậm chí bị xê dịch không còn phù hợp với tình hình thực tế".

Nguyên nhân thay thế do có cột mốc đã bị hư hại theo thời gian, có cột mốc bố trí không khoa học...

Ngày 20/9/2010, Bộ chỉ huy Biên phòng, Sở Ngoại vụ tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Ban ngoại vụ - Kiều vụ huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) cùng lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới và chính quyền địa phương hai nước tiến hành dỡ bỏ đập Pạc Chì nằm trên suối biên giới Bá Kết, khu vực mốc Quốc giới 111, thuộc thôn Cốc Phương, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Theo Biên bản Hội đàm ký ngày 27/4/2010 giữa Đoàn đại biểu Uỷ ban liên hợp biên giới hai nước Việt Nam - Trung Quốc và Biên bản Hội đàm ký ngày 26/6/2010 giữa Sở ngoại vụ và Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Lào Cai với Ban Ngoại vụ - Kiều vụ huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc):

Đập Pạc Chì (tổng chiều dài 29,8m, mặt rộng 2,5m, chiều cao 1,5 m và mái nghiêng ra đến chân đập 3m) sau khi phân giới đã quy thuộc về Việt Nam 9,8 m chiều dài đập. Trước đó, trên toàn tuyến biên giới Lào Cai cũng đã tiến hành triển khai dỡ bỏ mốc cũ có từ Công ước Pháp - Thanh 1887 (Việt Nam dỡ bỏ móc mốc chẵn, Trung Quốc dỡ bỏ mốc lẻ).

Như vậy, cả Việt Nam và Trung Quốc đều nắm giữ 1/2 số lượng cột mốc cũ và không có chuyện Trung Quốc “âm thầm” gỡ bỏ cột mốc mà không thông báo cho Việt Nam như một số trang mạng đưa.

Việt Nam, Trung Quốc đều có triển lãm cột mốc

Đồng thời với việc thu hồi, cả 2 nước đều tiến hành triển lãm các cột mốc cũ, khác với những thông tin không chính xác lan truyền trên internet theo đó, chỉ Trung Quốc mới tổ chức triển lãm các cột mốc.

Tại Việt Nam, triển lãm lần đầu tiên tổ chức ngày 7/4/2009 có tên "Việt - Trung biên giới hòa bình, hữu nghị", giới thiệu gần 300 tư liệu, hiện vật về công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước.

Triển lãm do Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Bảo tàng Biên phòng, Cục Chính trị (Bộ Tư lệnh Biên phòng) và Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) phối hợp, diễn ra tại 45 Tràng Tiền (Hà Nội).

Triển lãm thứ hai diễn ra từ ngày 6/10/2009, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Bảo tàng cách mạng Việt Nam với tên gọi “Công tác Biên giới lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.



Ảnh trưng bày tại triển lãm "Việt - Trung biên giới hòa bình, hữu nghị" ngày 7/4/2009. Ảnh: Vnexpress.



Cột mốc tại triển lãm “Công tác Biên giới lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ngày 6/10/2009. Ảnh: Bienphong.com.vn


Có thể nhận thấy, Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam đã tổ chức những hoạt động hết sức công khai, minh bạch về tình hình biên giới, lãnh thổ và quá trình cắm mốc phân định chủ quyền. Việc thu hồi cột mốc cũ (cắm từ Công ước Pháp - Thanh) để làm hiện vật bảo tàng là hoàn toàn bình thường, và cả hai nước đều đã làm.

Biên giới Việt - Trung hiện tại được phân định bởi 1.970 cột mốc đã ghi rõ trong Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và không có gì thay đổi.
Theo Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được ký kết ngày 30/12/2009 thì:

- Hai bên đã cắm 1.970 cột mốc, bao gồm 1.627 cột mốc đơn, 232 cột mốc đôi và 111 cột mốc ba. Trong các cột mốc giới đơn chính, cột mốc mang số mốc lẻ do phía Trung Quốc cắn, cột mốc mang số mốc chắc do phía Việt Nam cắm.

- Trong các cột mốc giới đôi và cột mốc giới ba, các cột mốc nằm trong lãnh thổ Việt Nam do phía Việt Nam cắm, các cột mốc nằm trong lãnh thổ Trung Quốc do phía Trung Quốc cắm.

"Hệ thống mốc giới này chưa thực sự khoa học và có nhiều điểm hạn chế như: các mốc được đánh số theo từng đoạn nhỏ liên tục, không theo một hướng thống nhất, đoạn thì đánh từ Đông sang Tây, đoạn thì đánh từ Tây sang Đông, mẫu thiết kế và kích thước mốc không thống nhất trên toàn tuyến, nội dung chữ khắc trên mốc giữa các đoạn không giống nhau, khoảng cách giữa các mốc giới trên toàn tuyến phân chia không đều nhau…

Mặt khác trải qua hơn 100 năm tồn tại với những biến động của thời gian, thời tiết, biến cố lịch sử, một số mốc giới đã bị hư hỏng, mất mát, thậm chí bị xê dịch không còn phù hợp với tình hình thực tế".
(vtc news)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang