Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Chương trình phòng thủ tên lửa Liên Xô (kỳ 2)

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

>> Chương trình phòng thủ tên lửa Liên Xô (kỳ 2)





Các thế hệ tên lửa đạn đạo trên thế giới phát triển không ngừng, để đối phó với mối nguy tên lửa từ Mỹ, Liên Xô thực hiện nhiều chương trình phát triển ABM mới. [+] Chương trình phòng thủ tên lửa Liên Xô (kỳ 1) 
A-35M (ABM-1B) A-35M là phiên bản nâng cấp của A-35. Công tác thử nghiệm A-35M bắt đầu năm 1977 và tới năm 1978 đưa vào hoạt động thay thế A-35 bố trí bảo vệ thủ đô Moscow. Hệ thống này được mong đợi là sẽ đánh chặn được các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa trang bị hệ thống đối phó chống ABM (như là bộ gây nhiễu hoặc mồi bẫy).


Sơ đồ bố trí hê thống A-35M.

Hệ thống A-35M bố trí các radar cảnh báo sớm, radar kiểm soát chiến đấu Dunai-3M, tên lửa đánh chặn A-350R.

Kể từ khi đưa vào biên chế, A-35M đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ bảo vệ Moscow. Một số điểm phóng tên lửa đánh chặn A-350Zh chuyển đổi thành A-350R. A-35M hoạt động cho tới khi A-135 hoàn thành đầu những năm 1990.

Điểm đáng nghi ngại của A-35M là tên lửa đánh chặn không nằm trực tiếp trên bệ phóng mà được lưu trữ ở một cơ sở gần đó. Trên bệ phóng chỉ là các ống phóng tên lửa giả, khi có lệnh chiến đấu các tên lửa sẽ được nạp nhiên liệu, lắp đầu đạn vận chuyển tới bệ phóng.

Thực tế, động cơ nhiên liệu lỏng thường không được đánh giá cao, dễ bay hơi và không ổn định, có thể gây ra vụ nổ nhiên liệu khủng khiếp “góp phần” phát tán chất phóng xạ ra bên ngoài môi trường.

Taran ABM

Hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo Taran được đề xuất năm 1963. Taran được trang bị tên lửa đánh chặn UR-100PRO, đây là biến thể của tên lửa đạn đạo liên lục địa UR-100 (SS-11 Sego). UR-100PRO lắp đầu đạn hạt nhân 10 Megaton để tiêu diệt mục tiêu nguy hiểm ở tầm xa.

Dự kiến, Liên Xô sẽ chế tạo radar kiểm soát hỏa lực TSSO-S và đặt ở gần Leningrad. Năm 1964, dự án chính thức hủy bỏ và không có bất kỳ radar TSSO-S nào được xây dựng.

Aurora (ABM-X-2)

Aurora là hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia được phát triển bổ sung cho hệ thống A-35 bảo vệ Moscow. Hệ thống được triển khai với hai loại tên lửa đánh chặn tầm xa A-900 và tầm ngắn A-351 (cả hai đều là biến thể tên lửa A-350Zh), radar kiểm soát hỏa lực 5N24 Argun.

Năm 1967, dự án Aurora hủy bỏ, nhưng radar Argun vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay ở trung tâm thử nghiệm Sary Shagan. Theo tạp chí Jane Defence, radar Argun đã được sử dụng cho các hoạt động thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh.

S-225 (ABM-X-3)

S-225 là hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo di động được hi vọng trở thành vũ khí phòng thủ khu vực chống lại các cuộc tấn công hạn chế của 1-2 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).


Radar kiểm soát hỏa lực RSN-225.
S-225 được phát triển trong giai đoạn 1965-1978, thành phần hệ thống bao gồm: radar mảng pha RSN-225 làm nhiệm vụ theo dõi mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa; hai loại tên lửa đánh chặn tầm xa 5Ya27 (V-825) và tầm ngắn 5Ya26 (PRS-1); trung tâm truyền tải lệnh dẫn đường tới tên lửa.

Theo kế hoạch ban đầu, S-225 sẽ tiếp nhận dữ liệu mục tiêu từ hệ thống radar cảnh báo sớm Dnestr-M. Năm 1978, dự án S-225 bị đình chỉ.

A-135 (ABM-4) Để tiếp tục nâng cao sức mạnh bảo vệ thủ đô Moscow trước các loại tên lửa đạn đạo tối tân từ phương tây, năm 1968 Liên Xô tiến hành phát triển hệ thống ABM A-135.

Nguyên mẫu A-135 được xây dựng ở Sary Shagan năm 1974. Trong giai đoạn 1976-1980, A-135 trải qua các bài kiểm tra khắt khe để đánh giá đầy đủ tham số hiệu suất hoạt động. A-135 chính thức đưa vào hoạt động năm 1989.

Thành phần chính của A-135 gồm: radar kiểm soát chiến đấu Don-2N; tên lửa đánh chặn tầm ngắn SH-08 (Gazelle) và tên lửa đánh chặn tầm xa SH-11 (Gorgon).

 
Radar kiểm soát hỏa lực độc đáo Don-2N.

 
Tên lửa đánh chặn tầm xa SH-11 (51T6).

“Trái tim” hệ thống A-135 là radar mảng pha 5V20 Don-2N. Don-2N thiết kế theo kiểu kim tự tháp chóp cụt, hình dáng kỳ lạ. Để xây dựng Don-2N Liên Xô phải tiêu tốn 32.000 tấn sắt thép, 50.000 tấn bê tông, 20.000 dây cáp điện và hàng trăm km đường ống các loại.

Bốn mặt phẳng hình thang Don-2N là khung trạm phát sóng và xử lý tín hiệu, các hình tròn ở mỗi mặt là ăng ten mảng pha phần tử thụ động.

Tên lửa đánh chặn tầm ngắn SH-8 (hay còn gọi là 53T6) được triển khai ở năm vị trí (gồm 68 giếng phóng) bao bọc thủ đô Moscow. SH-8 là tên lửa hai tầng nhiên liệu, sử dụng vật liệu nhẹ có độ bền cao để giúp cho SH-8 “vượt qua” nhiệt độ sinh ra khi bay với tốc độ Mach 10. SH-8 có tầm bắn tối đa 80 km, trang bị đầu đạn hạt nhân 10 kiloton.

Tên lửa đánh chặn tầm xa SH-11 (hay còn gọi là 51T6) được triển khai ở hai vị trí bảo vệ thủ đô Moscow. SH-11 là tên lửa ba tầng nhiên liệu, tầm bắn 350 km, trang bị đầu đạn hạt nhân 1 Megaton.

Hiện tại, cả hai loại tên lửa đánh chặn này đều đã gỡ bỏ đầu đạn hạt nhân và thay vào đó bằng đầu đạn thuốc nổ thông thường.
(báo đất việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang