Tháng 4/1950, PLA đổ bộ lên đảo Hải Nam đuổi quân quân đội của Tưởng Giới Thạch chạy về Đài Loan. PLA đã mất hơn 6 tháng để chuẩn bị cho trận đánh này.
Thuyền gỗ vượt biển của PLA. Ảnh tư liệu. Vào thời điểm đó thì đây là một nhiệm vụ khó khăn vì thời gian gấp, thiếu kinh phí, kinh nghiệm, rào cản ngôn ngữ cũng hạn chế việc thực thi nhiệm vụ và bộ máy làm việc vẫn chưa được kiện toàn… Mất một khoảng thời gian dài lực lượng bộ đội ở đây mới tạo được một số tàu để phục vụ việc đổ bộ quân. Sau đó lại mất thêm một khoảng thời gian nữa để sửa chữa cải tiến các con tàu này. Mặc dù chất lượng tàu vẫn không cao. Thiếu kinh nghiệm tác chiến trên biển Đại đa số lực lượng của PLA tham gia tiến công đảo Hải Nam đến từ phương bắc, chưa từng chiến đấu trên biển, không tinh thông thủy tính, không có các công cụ cơ giới phục vụ chiến đấu trên biển do đó phụ trách chiến dịch, tư lệnh BNinh đoàn 15, Đặng Hoa đã phải tổ chức một cuộc họp. Thông qua đó, ngày 27/12/1949 đã liên lạc với Mao Trạch Đông xin chỉ thị lùi thời gian giải phóng. Đồng thời, bày tỏ ý định đưa một bộ phận không quân hiệp đồng tác chiến. Ngày 31/12/1949, Mao Trạch Đông đồng ý và quyết định tạm hoãn nhưng đến trước Tết âm lịch phải giải phóng đảo Hải Nam. Tuy nhiên, Đặng Hoa cảm thấy thời gian chuẩn bị vẫn chưa đủ, đặc biệt là không có sự giúp đỡ của lực lượng không quân càng làm cho vấn đề thêm phức tạp. Quân đội Trung Quốc tập luyện chiến thuật trên biển trước khi tiến hành giải phóng đảo Hải Nam. Ảnh tư liệu Lực lượng pháo binh không những không di chuyển được mà còn không thể kiểm soát được vùng biển. Trong khi đó lực lượng Quốc Dân Đảng có tàu chiến, máy bay chiến đấu trên biển. Đặng Hoa nhận đinh, cơ hội thành công gần như không có vì: Không có sự hỗ trợ của không quân, vượt biển bằng thuyền gỗ, khoảng cách lại quá xa, thủy tính không tinh thông, lực lượng lục quân đơn độc chống lại sự kết hợp ba quân chủng của Quốc Dân Đảng. Trước tình hình này, Đặng Hoa cử Hồng Học Trí xuống phương bắc báo cáo tình hình với Lâm Bưu và yêu cầu hoãn lại thời gian giải phóng. Tâm lí nặng nề sau trận Kim Môn Ngày 15/10/1949, Binh đoàn số 10 tiến hành tấn công Hạ Môn, trải qua 2 ngày đêm chiến đấu quân Quốc Dân Đảng đã thất thủ, Hạ Môn được giải phóng. Đối với Trận đánh Hạ Môn mà nói, đây là thắng lợi lớn nhất trong lịch sử, sĩ khí của binh lính được nâng cao tạo tiền đề cho cuộc giải phóng đảo Kim Môn. Do người phụ trách tiền tuyến của binh đoàn 28 không nắm bắt được rằng đại đa số các thuyền viên không phải là người bản địa, không thông thạo địa hình biển, cũng không nắm bắt được khả năng và trang bị của lực lượng quân Quốc Dân Đảng nên đã đưa ra một sự lựa chọn sai lầm, tổ chức chia quân đổ bộ thành 6 nhóm khoảng 13.000 người di chuyển theo từng lớp, lớp trước thiệt hại thì lớp sau có thể sử dụng tàu thuyền còn lại. Thất bại tại Kim Môn đã ảnh hưởng nặng nề tới việc giải phóng đảo Hải Nam. Ảnh tư liệu. Sự thất bại này đã tạo thành ảnh hưởng to lớn tới tâm lí quân giải phóng khi chiến đấu trên biển. Do vậy lực lượng quân đóng tại Lôi Châu đã phải tiến hành huấn luyện các chiến thuật tác chiến trên biển như: Huấn luyện bơi, thực hành đánh tàu, các chiến thuật đổ bộ… Ba lí do trên đã làm cho việc giải phóng đảo Hải Nam bị trì hoãn tới tháng 3/1950. |
Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011
>> Vì sao Trung Quốc chậm tiến công đảo Hải Nam?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét