Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Chiến thuật '2 không' của Trung Quốc ở biển Đông

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

>> Chiến thuật '2 không' của Trung Quốc ở biển Đông



Việc quấy rối tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam là sự leo thang rất đáng lo ngại trong các chiến thuật “bắt nạt” đặc trưng của Chính phủ Trung Quốc trên biển Đông.


Phóng viên Đất Việt Online (ĐVO) đã liên hệ phỏng vấn với ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu. Ông Brown thường xuyên nghiên cứu và có nhiều bài viết về tình hình biển Đông và sông Mekong được đăng tải trên tờ Asia Times.

Sau đây là nội dung phỏng vấn:

ĐVO - Xin ông cho biết quan điểm của mình về việc tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 và Viking-II thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam khi hai tàu này đang hoạt động trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam?

Ông David Brown - Sự quấy rối và phá hoại đối với tàu thăm dò dầu khí Binh Minh và Viking II của tàu Trung Quốc là một sự leo thang rất đáng lo ngại. Đây là một phần trong các chiến thuật bắt nạt đặc trưng của Bắc Kinh trên biển Đông.

Những sự kiện này để tại chút nghi ngờ rằng, mục tiêu của Trung Quốc là để đảm bảo kiểm soát lượng dầu mỏ và khí đốt tại biển Đông. Trung Quốc đã không quan tâm đến sự đàm phán với các quốc gia trong khu vực hay những vấn đề khác. Chiến thuật của Trung Quốc là 2 không:

- Không đàm phán đa phương và không có bên thứ 3 để đứng ra hòa giải.
- Không bao giờ phải chờ được phép mới tiến tới một giải pháp về lãnh thổ và lãnh hải.


Hoạt động của lực lượng Hải giám Trung Quốc đang gây quan ngại sâu sắc trong công đồng quốc tế.

- Theo ông, Chính phủ Việt Nam cũng như các nước ASEAN nên làm gì để giảm bớt sự căng thẳng hiện tại cũng như tránh các tình huống tương tự về sau?

- Việt Nam đã đặt hy vọng của mình trong sự tham vấn đa phương phối hợp với ASEAN, thể hiện sự sẵn sàng giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải theo công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982.

Bất chấp những nỗ lực rất tốt của chủ tịch ASEAN hiện tại là Indonesia, đang có những nghi ngờ 10 quốc gia ASEAN có sẵn lòng để đứng lên đối trọng với Trung Quốc hay không? Theo quan điểm của tôi, nên dành thời gian xem xét và đàm phán một cách chân thành nhất giữa 5 nước có tranh chấp chủ quyền trực tiếp với Trung Quốc là Việt Nam, Phillippines, Brunei, Malaysia và Indonesia.

Nếu nhóm 5 này có thể sắp xếp và ra một tuyên bố chung về một quy tắc ứng xử, đó có thể coi là một xuất phát điểm hợp lý cho một cuộc đàm phán chung với Trung Quốc. Hội đàm với Trung Quốc nên nhấn mạnh đến quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và sự tham gia vào sự phát triển của khu vực biển Đông.

- Xin ông cho biết quan điểm của mình về vai trò của Mỹ tại ASEAN?

- Mỹ không có vai trò trong ASEAN, Mỹ không phải là một thành viên của tổ chức này, và điều đó là không nên. Nếu ASEAN hoặc một nhóm thành viên của ASEAN cần Mỹ hỗ trợ về kỹ thuật hay các quy phạm pháp luật, Mỹ có thể cung cấp.

Có thể Trung Quốc mong muốn hợp tác quân sự tốt hơn với Mỹ trên toàn cầu, điều đó có thể tránh được nhiều hành động khiêu khích trên biển Đông. Tuy nhiên tôi không lạc quan về khả năng này.

- Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian trả lời các câu hỏi phỏng vấn của chúng tôi.


[BĐV news]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang