Trung Quốc và đồng minh trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải giúp Nga lên án hệ thống phòng thủ tên lửa. 6 nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzberkistan vừa ký một tuyên bố lên án hành động đơn phương xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, ngay sau khi lãnh đạo các nước gặp nhau tại Thủ đô Kazakhstan. Các nước thành viên SCO cho rằng các hành động đơn phương xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của một quốc gia hoặc một nhóm nhỏ các quốc gia có thể làm ảnh hưởng tới sự ổn định chiến lược và an ninh quốc tế. Ngoài Trung Quốc và Nga, SCO còn có Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, là các nước Hồi giáo nằm trong Liên Bang Xô Viết ở Trung Á. Iran, Pakistan, Ấn Độ và Mông Cổ là bốn nước quan sát viên trong SCO. Moscow gần đây đã tăng cường chỉ trích kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu của Mỹ và lên tiếng đòi NATO ký hiệp định đảm bảo hệ thống này sẽ không nhằm vào kho vũ khí hạt nhân của Nga. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu đang là mối đe dọa với Nga. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đe dọa Nga sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới nếu Moscow và Washington không thể giải quyết các tranh cãi liên quan tới hệ thống phòng thủ tên lửa. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các thành viên SCO đã nhất trí trong việc phê phán lá chắn tên lửa và tuyên bố trên nhằm tới toàn bộ các hệ thống phòng thủ tên lửa khác không chỉ đối với châu Âu. Theo ông Lavrov, lá chắn tên lửa ở châu Âu chỉ là một phần trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Sau châu Âu, Mỹ sẽ tiếp tục xây dựng các lá chắn tên lửa khác ở Đông Á và Nam Á. Dù Mỹ cho biết hệ thống phòng lửa tên lửa của nước này là để giảm sự đe dọa từ Triều Tiên và Iran nhưng Nga bày tỏ sự lo ngại cho rằng mục đích thực sự là để nhắm vào kho vũ khí hạt nhân của nước này. Phái viên của Nga ở NATO, Dmitry Rogozin phát biểu trong buổi nói chuyện ở viện nghiên cứu Royal United Services (London, Anh) ví von: "NATO cầm một khẩu súng săn gấu tới rủ gấu Nga đi săn thỏ". Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của họ chưa đủ để đối trọng với kho vũ khí hạt nhân của Nga nên nước này không có gì đáng phải lo sợ. Phát biểu tại viện nghiên cứu Royal United Services, ông James Miller phó thứ trưởng phụ trách các chính sách của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: "Lá chắn tên lửa của Mỹ sẽ không đi theo chiều hướng chống lại Nga". Trước đó, Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen cũng đưa ra lời đảm bảo: "Tôi có thể đảm bảo NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga và chúng tôi tin tưởng Nga cũng sẽ hành động tương tự đối với NATO". Xu hướng chống lại phương Tây Nga và Trung Quốc thường đoàn kết với nhau trong việc lên tiếng phản đối sự thống trị toàn cầu của Mỹ. Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc tuy nhiên Nga và Trung Quốc thường bảy tỏ sự phản đối với các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu trong việc ra nghị quyết bao gồm cả nỗ lực lên án cuộc đàn áp của Syria với cuộc biểu tình chống chính phủ. Quan chức cấp cao các nước thành viên tham dự trong cuộc họp của SCO ở thủ đô Kazakhstan. Ảnh: Tân Hoa Xã Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phát biểu tại viện nghiên cứu Royal United Services: "Nhiệm vụ bảo vệ hòa bình toàn cầu và thúc đẩy sự phát triển chung đang ngày càng trở nên khó khăn và nặng nề". Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã có bài phát biểu chống lại phương Tây trong lễ tổng kết cuộc họp của SCO kêu gọi các thành viên của tổ chức này đoàn kết chống lại các cường quốc phương Tây. Ông nói: ""Tôi tin rằng, thông qua các hành động phối hợp, chúng ta có thể thay đổi trật tự thế giới theo chiều hướng ủng hộ hòa bình, công lý và sự thịnh vượng của người dân". Hãng tin Nga Interfax cũng dẫn lời Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari cho biết nước này cũng đang mong muốn trở thành thành viên của khối SCO. Tuy nhiên, một quan chức giấu tên của Nga cho biết nếu Pakistan và Ấn Độ chỉ có thể gia nhập SCO sau khi 2 nước này giải quyết được mẫu thuẫn tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước. [BDV news] |
Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011
>> Trung Quốc và đồng minh lên án lá chắn tên lửa Mỹ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét