Philippines và Mỹ diễn tập hải quân chung vào cuối tháng này trên vùng biển phía tây Philippines, nhưng các quan chức quốc đảo khẳng định việc này không phải do tình hình căng thẳng trên Biển Đông, mà đã có kế hoạch từ trước.Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình. Qua 30 năm, đặc biệt trong giai đoạn 12 năm (từ 1997 – 2009), Malaysia đã hiện đại hóa các đội tàu mặt nước và tàu ngầm làm nòng cốt cho việc bảo vệ vùng biển kéo dài từ eo Malaca, nơi thông thương giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đến tận biển Sulu. Những “quả đấm thép” Nói tới sức mạnh của Hải quân Malaysia là nói tới bộ ba “quả đấm thép” gồm: tàu ngầm tấn công Scorpene, tàu hộ vệ tên lửa Lekiu và tàu hộ tống Laksamana. Tháng 9/2009, sau 7 năm ký hợp đồng với Pháp, chiếc tàu ngầm đầu tiên của Malaysia đã được biên chế trong lực lượng hải quân nước này. Vũ khí chủ yếu của Scorpene là 30 tên lửa đối hạm SM-39, tầm bắn 50km, mang đầu đạn nặng 165kg. Ngoài ra, còn phải kể tới 6 ống phóng lôi cỡ 533mm với cơ số 18 quả. Đứng đầu lực lượng các tàu chiến mặt nước của Malaysia là 2 tàu hộ vệ tên lửa Lekiu (mua của Anh), được trang bị tổ hợp tên lửa chiến thuật chống hạm Exocet MM-40 tầm bắn 70km (loại tên lửa “sáng giá” này từng lập công trong các cuộc xung đột giữa Anh – Argentina (1982), Iraq – Mỹ (1987). Để chống lại các mối nguy hiểm từ trên cao, Lekiu trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Sea Wolf 16 ống. Ngoài ra, phải kể đến pháo hạm Bofor 57mm, tầm bắn 17km, ngư lôi chống ngầm 324mm và trực thăng chống ngầm Super Lynx, có sàn đáp phía sau tàu. Tàu ngầm Scorpene trong quá trình đóng. Thành viên còn lại của “bộ ba” đáng gớm Hải quân Malaysia là tàu hộ tống Laksamana mua của Italy, 4 chiếc được biên chế trong giai đoạn 1997-1999. Laksamana được trang bị tên lửa hành trình đối hạm Otomat Mark 2/Toseo tầm bắn 150km (hơn hẳn tên lửa chống hạm trang bị cho Lekiu, xấp xỉ tên lửa chống hạm trang bị cho Gepard 3.9 nhưng thấp hơn Yakhont). Hệ thống phòng không trang bị cho Laksamana là tổ hợp tên lửa Albatros (tầm bắn 15km). Ngài ra, tàu còn có pháo hạm 76mm và 40mm. Có lượng giãn nước 2.000 tấn nhưng Laksamana di chuyển khá nhanh, tốc độ có thể lên tới 36 hải lý/h, tầm hoạt động của tàu khoảng 4.300km. Bộ 3 tàu ngầm Scorpene, tàu hộ vệ Lekiu và tàu hộ tống Laksamana là hình ảnh tiêu biểu cho nỗ lực hiện đại hóa của Hải quân Malaysia trong giai đoạn 1997-2009, nhờ nền kinh tế đứng vững trong cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế 1997. Thế nhưng, quan trọng hơn cả vẫn là nền tảng của một lực lượng hải quân có bề dày xây dựng, phát triển gần 60 năm qua. Phát triển cả chiều rộng và chiều sâu Hải quân Malaysia được thành lập từ đầu những năm 1950 nhưng phải trải qua một giai đoạn tương đối dài (hơn 10 năm) mới được được đầu tư xứng đáng với vai trò quan trọng trong nền quốc phòng của đất nước. Từ 1952 tới 1958, Hải quân Malaysia được trang bị rất thô sơ, chỉ có 4 tàu quét mình ven bờ. Đến năm 1962, phục vụ hải quân chỉ có 2.000 người với 10 tàu tuần tiễu nhỏ, lượng giãn nước dưới 100 tấn. Từ năm 1963, do nhận thức “Liên bang Malaysia mới thành lập, có vùng lãnh thổ rộng lớn, dân số tăng nhanh nên phát triển, mở rộng quân đội nói chung, hải quân nói riêng là điều tất yếu”, Bộ Quốc phòng nước này đã trình Quốc hội chương trình phát triển hải quân rất chi tiết để sau đó, chỉ trong vòng 3 năm, từ 1963 tới 1965, Malaysia nhanh chóng sở hữu 14 tàu tuần tiễu xa bờ tốc độ cao, 1 tàu hộ vệ Hang Tuah (nay đưa từ trực chiến sang nhiệm vụ huấn luyện)… Vào lúc đó, Malaysia được coi là có tiềm lực hải quân mạnh trong khu vực. Chiến hạm hiện đại Lekiu của Hải quân Malaysia. Những năm sau, Malaysia bắt đầu mua sắm thêm 2 tàu hộ tống tên lửa và nhiều tàu tuần tiễu tấn công trang bị tên lửa chống hạm nổi tiếng Exocet. Đồng thời, trong giai đoạn này, số quân nhân trong lực lượng hải quân phát triển đông đảo. Nếu năm 1973, Hải quân Malaysia có 4.800 người thì tới đầu những năm 1980, con số này là 11.000 người. Cũng trong lộ trình xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, đủ khả năng đối phó các cuộc chiến tranh thông thường, Malaysia chi hàng trăm triệu USD đầu tư vào các căn cứ hải quân. Đồng thời, Chính phủ Malaysia thực thi nhiều chính sách phát triển công nghiệp quốc phòng. Nhà máy PSC Naval Dockyard Sdn, BhD (PSC-NDSB) tập trung đóng tàu tuần tiễu xa bờ và Hong Leony Lursssen đóng các tàu tuần tiễu cao cấp. Năm 1985, tàu tuần tiễu nội địa của Malaysia hạ thủy, tiếp đó là 12 tàu tuần giang, 6 tàu tấn công nhanh… được coi là “trái ngọt” đầu tiên của ngành đóng tàu quân sự nước này. Hiện tại, Hải quân Malaysia có chương trình hợp tac đóng tàu hộ vệ với Anh. Trong tương lai, nước này chủ trương đóng 30 chiếc tàu tuần tiễu thế hệ mới với chi phí lên gần 2 tỷ USD. Đặc biệt, Malaysia có kế hoạch nghiên cứu và cử người học đóng tàu ngầm để tự chủ hơn trong việc trang bị vũ khí tối quan trọng của hải quân này. Trên đà phát triển, năm 1997, Malaysia thành lập lực lượng không quân hải quân, đánh dấu một bước kiện toàn lực lượng vũ trang trên biển. Thời gian tới, Malaysia sẽ ưu tiên đầu tư hơn nữa cho không quân hải quân. Cụ thể, nước này có chương trình mua các máy bay tuần tra biển (trong giai đoạn 2011-2015). Ngoài ra, Malaysia đang hợp tác phát triển viễn thông quân sự với Nam Phi, lập hệ thống cảnh giới biển và điều hành giao lưu ở eo biển Malacca với Canada. Có thể thấy, trong những năm gần đây, Hải quân Malaysia không ngừng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, quan tâm cả số lượng lẫn chất lượng. Ngày nay, Hải quân Malaysia có 14.000 người, dưới Bộ Tư lệnh Hải quân có 2 vùng hải quân, 1 Bộ tư lệnh tác chiến, 4 căn cứ hải quân, đơn vị biệt kích hải quân và không quân hải quân. Số chiến hạm phục vụ trong lực lượng lên tới 160 chiếc, tất cả đều hiện đại hoặc tương đối hiện đại. Trong số trên, có 32 tàu chiến đấu, gồm: 2 tàu ngầm, 2 tàu hộ vệ tên lửa, 10 tàu hộ tống tên lửa, 14 tàu tuần tiễu (8 chiếc trong số này là tàu tên lửa), 4 tàu quét mìn, 9 tàu phục vụ, 119 phương tiện độ bộ… và đặc biệt là, máy bay chiến đấu trong lực lượng không quân hải quân là 18 chiếc. [BDV news] |
Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011
>> Hải quân Malaysia: 'Tên lửa hóa' hải quân
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét