Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu ngầm Scorpene

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm Scorpene. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm Scorpene. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

>> Con 'át' của Malaysia trên biển Đông


Trong những đội tàu tác chiến khá hiện đại của Malaysia, bên cạnh lớp tàu Lekiu ngang ngửa với tàu chiến các quốc gia Đông Nam Á, họ còn tàu ngầm Scorpene.

>> Tàu ngầm Kilo của Việt Nam mạnh nhất ở DNA ?

Đây là thứ vũ khí cực kì hiệu quả mà các quốc gia ASEAN chưa có (đã và đang đặt mua).

Scorpene là loại tàu ngầm hiện đại của Pháp, với khả năng “tàng hình” khá tốt cùng hệ thống trang thiết bị tiêu chuẩn. Hiện tại Scorpene cùng với Kilo của Nga và Type 214 của Đức là bộ ba tàu ngầm diesel-điện đắt hàng trên thế giới.

Trang bị vũ khí

Scorpene có 6 ống phóng lôi 21 inch, những ống phóng lôi này có thể bắn ngư lôi điều khiển và tên lửa chống hạm SM-39 Exocet có tầm bắn 50km, được hỗ trợ bởi hệ thống đo xa/tìm kiếm điện tử AR-900. Cơ số tàu ngầm mang theo sẽ là 18 quả ngư lôi hay tên lửa hoặc 30 quả mìn, tất cả cơ chế phân loại vũ khí và nạp ngư lôi đều tự động hóa hoàn toàn.

Nếu sử dụng ngư lôi tấn công thì loại ngư lôi hạng nặng Black Shark (Cá mập đen) sẽ được sử dụng, đây là loại ngư lôi điều khiển bằng dây được tích hợp với đầu dò thủy âm chủ động/ bị động Astra, hệ thống dẫn đường đa mục tiêu và thiết bị điều khiển kết hợp với một hệ thống “chống-đối phó”. Loại ngư lôi này có một động cơ điện là loại ắc-quy hỗn hợp ôxít bạc và nhôm.



Thiết kế tròn trơn láng của Scorpene




Một trong hai chiếc tàu ngầm Scorpene của Malaysia.


Hệ thống điều khiển và giám sát

Hệ thống điều khiển tác chiến SUBTICS có 6 màn hình đa chức năng và một bàn mô phỏng tác chiến trung tâm. Tất cả cả hoạt động của tàu đều được quyết định tại phòng điều khiển, và cũng như những chiếc sản phẩm của Pháp khác (Formidable là một ví dụ), khả năng tự động hóa được đẩy lên mức cao độ, với chế độ điều khiển tự động bánh lái và động cơ, hệ thống giám sát liên tục hệ thống đẩy và thiết bị, giám sát tập trung và liên tục các nguy cơ hiện hữu đối với tàu ngầm (như rò rỉ, hỏa hoạn hay sự xuất hiện các loại khí lạ), cũng như tình trạng của hệ thống máy móc có ảnh hưởng đến sự an toàn của tàu khi đang lặn.

Ở hệ thống giám sát của tàu ngầm Scorpene, thông tin dữ liệu sẽ được kết hợp từ hệ thống định vị toàn cầu GPS, bộ ghi nhật kí, máy đo độ sâu và hệ thống căn chỉnh hướng. Bản thân tàu ngầm sẽ hiển thị môi trường xung quanh lẫn nhiệt độ và độ ồn của con tàu phát ra, qua đó giúp kíp tàu giám sát trạng thái dễ bị phát hiện bởi các hệ thống dò tìm tàu ngầm hay không.




Các màn hình điều khiển trên Scorpene

Thiết kế bí mật cao

Thiết kế của Scorpene hướng đến khả năng trở thành một mẫu tàu ngầm cực kì yên tĩnh với khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu tuyệt vời. Hình dáng thân tàu ngầm được chế tạo với mục tiêu là giảm tiếng ồn thủy động học đến mức tối đa. Các thiết bị được lắp đặt trên các mấu đàn hồi tốt, giúp con tàu chống sốc tốt hơn.

Khi lặn Scorpene sẽ tạo ra các tín hiệu thủy âm nhỏ nhất có thể, qua đó giảm tầm phát hiện của các hệ thống theo dõi của đối phương, khả năng này có được nhờ vào thiêt kế tròn thon dài, ít các phần phụ nhô ra ngoài và một chân vịt cải tiến.


Một chiếc Scorpene chuẩn bị hạ thủy


Hình vẽ mặt cắt các khoang tác chiến

Còn ở giữa các khoang, thiết bị được gắn trên các chốt đàn hồi bất cứ chỗ nào có thể, và hệ thống ồn nhất thì sẽ được gắn tới 2 mấu cao su để làm giảm tiếng ồn con tàu.

Việc làm giảm tiếng ồn tàu ngầm, biến con tàu trở thành “tàng hình” và khả năng chịu sốc, vốn là mối nguy hiểm lớn nhất khi các loại vũ khí chủ yếu diệt tàu ngầm bằng sóng xung kích, là ưu điểm lớn giúp Scorpene tác chiến trong tình trạng chiến tranh hay hòa hoãn, cũng như hỗ trợ các nhóm biệt kích người nhái tác chiến tại các vùng ven biển.

Thân thiện với thủy thủ

Việc sử dụng thép cường độ cao giúp làm giảm áp lực thân tàu, đồng thời cho phép mang nhiều dầu và đạn dược hơn. Ngoài ra không gian của kíp tàu 32 người cũng được ở rộng, tạo điều kiện làm việc thoải mái cho các thủy thủ tàu ngầm.

Trên tàu, các không gian nghỉ ngơi và làm việc đều được điều hỏa không khí bởi máy chuyên dụng, Scorpene còn có 6 giường ngủ dành thêm cho các hoạt động đặc biệt.


Mô phỏng không gian sinh hoạt của thủy thủ

Đề đề phòng trường hợp khẩn cấp, hệ thống bảo vệ sẽ kích hoạt, cung cấp nước uống, đồ ăn lẫn áp suất và không khí để đảm bảo toàn bộ thủy thủ tàu sẽ sống trong ít nhất 7 ngày, dĩ nhiên, hệ thống cứu hộ khi tàu ngầm chìm cũng được trang bị kèm theo.

[BDV news]

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

>> Tạp chí Quân sự châu Á đánh giá hải quân khu vực (kỳ 1)




Tạp chí Quân sự Châu Á (số ra tháng 5/2011) đã đưa ra thống kê số lượng tàu trong Hải quân các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.


Dưới đây là con số cập nhật nhất về lực lượng hải quân các nước trong khu vực:

Indonesia

Với đặc điểm nhiều đảo và sở hữu vùng biển rộng lớn. Indonesia đã xây dựng một lực lượng hải quân đông đảo, trang bị hiện đại. Quân số thường trực của Hải quân Indonesia khoảng 74.000 người với biên chế 136 tàu các loại.

Hải quân Indonesia trang bị 9 khinh hạm chủ lực gồm: 5 tàu lớp Ahmad Yani, 4 tàu lớp Fatahillah. Các tàu này đều thiết kế với tổ hợp tên lửa chống hạm Harpoon và Exocet.

Hộ vệ hạm gồm: 4 chiến hạm lớp Sigma do Hà Lan đóng (Indonesia gọi là Diponegoro) lắp tổ hợp tên lửa Exocet và 16 hộ vệ chống ngầm lớp Parchim được mua lại từ Đức.



Tàu hộ vệ lớp Sigma của Hải quân Indonesia.

Về lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ thì Indonesia có: 4 tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Mandau, 4 tàu tuần tra lớp Kakap, 4 tàu cao tốc tuần tra lớp Singa, 4 tàu lớp Todak, 8 tàu lớp Siada, và 7 chiếc Type 35/36.

Đơn vị tàu đổ bộ của Indonesia có: 6 tàu đổ bộ tank lớp Teluk Gelimanuk, 2 tàu lớp Teluk Sirebong. Chính phủ Indonesia ký hợp đồng mua tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Makassar (2 tàu được đóng ở Hàn Quốc và 2 tàu ở Indonesia dưới dạng chuyển giao công nghệ).

Đơn vị tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Pulau Rengat, 2 tàu T43 và 9 chiếc lớp pulau Rote.

Đơn vị tàu hỗ trợ có: 1 tàu chở dầu Arun và 1 tàu bệnh viện lớp Tanjung Dalpele.

Về tàu ngầm, hiện tại Hải quân Indonesia biên chế 2 chiếc lớp Cakra đã được Hàn Quốc nâng cấp. Indonesia từng lên kế hoạch mua tàu ngầm tấn công lớp Amur và Kilo của Nga nhưng đều bị hủy bỏ. Dù vậy, giới lãnh đạo đất nước vạn đảo vẫn bày tỏ tham vọng sở hữu 39 tàu ngầm trong tương lai.

Malaysia

Hải quân Hoàng gia Malaysia được đánh giá là một trong những lực lượng sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á. Quân số thường trực có 14.000 người.

Số lượng khinh hạm chủ lực của Malaysia có: 2 tàu lớp Lekiu và 2 tàu lớp Kasturi. Ngoài ra, Malaysia còn có 4 tàu hộ vệ lớp Laksamana. (>> xem thêm)

Tàu chiến cỡ nhỏ và tàu tuần tra gồm: 6 tàu tuần tra ven biển lớp Kedah, 6 tàu SGPV (dài 99 mét, lượng giãn nước 2.200 tấn được trạng bị vũ khí tốt hơn Kedah), 4 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Handalan, 4 tàu cao tốc tên lửa lớp Perdana, 6 tàu pháo lớp Jerong, 2 tàu cao tốc lớp Sri Tiga, 15 tàu tuần tra lớp Kris và 12 tàu CB90.




Tàu ngầm tấn công Scorpene - bước đi đầu xây dựng lực lượng tàu ngầm Hải quân Malaysia.



Tàu quét mìn có 4 tàu lớp Mahamiru. Và 3 tàu làm nhiệm vụ hỗ trợ: 1 tàu lớp Gunga Mas Lima (mang được 10 trực thăng) và 2 tàu hỗ trợ chiến đấu lớp Sri Indera Sakti.

Trong khu vực Đông Nam Á, các quốc gia có vùng biển lớn đều dành sự quan tâm đặc biệt tới việc phát triển tàu ngầm – sức mạnh đáng sợ dưới lòng biển.

Malaysia cũng không phải ngoại lệ, năm 2002 Malaysia đã ký hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene từ Pháp. Năm 2009, chiếc đầu tiên đã được chuyển giao và đi vào hoạt động.

Myanmar

Hải quân Myanmar tổ chức với lực lượng khoảng 19.000 người và 122 tàu các loại. Hầu hết các tàu chiến và tên lửa của hải quân đều được nhập từ Trung Quốc.




Tàu tuần tiễu của Mymanmar.


Đội tàu chiến đấu chủ lực tốt nhất của Hải quân Myanmar gồm: 8 tàu hộ vệ lớp Anawratha (lắp tên lửa diệt hạm C-803) và 8 tàu lớp Aung Zeya (sử dụng tổ hợp tên lửa chống hạm C-802).

Đơn vị tàu chiến cỡ nhỏ gồm: 6 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 14 tàu pháo “5 Series”, 1 tàu pháo lớp Indaw, 10 tàu pháo lớp Hainan, 12 tàu tuần tiễu PGM và 3 tàu PB90.

Philippines

Hải quân Philippines sở hữu đội tàu chiến mỏng và ít hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á. Quân số thường trực có khoảng 24.000 người.

Khinh hạm chủ lực lớn nhất của Philipine là chiếc BRP Rajah Humabon, một chiếc tàu già cỗi trang bị vũ khí kiểu cũ, thích hợp cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ ven biển.

Hộ vệ hạm gồm: 2 tàu lớp Rizal và 6 tàu lớp Miguel Malval.

Tàu chiến cỡ nhỏ có: 1 tàu lớp Mariano Alvarez, 3 tàu lớp emilio Jacinto, 2 tàu lớp Emilio Aguinaldo, 22 tàu lớp Jose Andrada, 2 tàu lớp PC 394, 3 tàu lớp Conrado Yap, 8 tàu lớp Tomas batillo và 2 tàu lớp Kagitingan.



Chiến hạm "ba nhất" của Hải quân Philipines.


Hầu hết các chiến hạm của Philipines đều từng phục vụ trong Hải quân Mỹ và các nước đồng minh của Washington. Các kiểu tàu đều thiết kế pháo kiểu cũ, tốc độ bắn chậm, độ chính xác kém, tầm bắn ngắn.

Hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn vùng biển lớn, chính quyền Philipine trong những năm gần đây đã tiến hành chương trình hiện đại hóa hải quân. Philipine quyết định mua tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton từ lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ (tàu này có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn). Ngoài ra, Philipine cũng tự thiết kế và “nhờ” Đài Loan chế tạo tàu cao tốc đa năng.

Singapore

Với nền kinh tế mạnh, Hải quân Singapore đã được chính phủ đầu tư khá nhiều tiền bạc cho việc mua sắm các thế hệ tàu mới, hiện đại nhằm bảo vệ vùng biển nước này cũng như đối phó với các mối nguy hiểm xâm phạm.

Đơn vị tàu chiến chủ lực gồm 6 khinh hạm lớp Formidable mua từ Pháp.

Lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ có: 6 tàu lớp Victory và 11 tàu lớp Fearless (Singapore đang có kế hoạch thay thế lớp tàu này).



Khinh hạm Formidable của Singapore thiết kế với tính tự động hóa cao. Chiếc tàu có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn nhưng thủy thủ đoàn điều khiển chỉ có 71 người.


Về tàu ngầm, Singapore mua lại các tàu đã qua sử dụng của Hà Lan gồm: 4 tàu lớp Conqueror và 2 tàu lớp Archer.

Tàu quét mìn có 4 chiếc lớp Bedok và 12 chiếc FB31-42.

Tàu đổ bộ có 4 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance (lượng giãn nước 6.000 tấn) và 1 tàu đổ bộ tank lớp Perseverance.

Thái Lan

Trong khu vực Đông Nam Á, Hải quân Thái Lan có số quân thường trực đông đảo nhất lên tới 101.000 người (gồm cả Hải quân đánh bộ).

Thái Lan là nước đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm hiện tại sở hữu tàu sân bay (tàu Chakri Naruebet).

Khinh hạm chủ lực có: 2 tàu lớp Phutthayofta (mua lại từ Mỹ), 2 tàu lớp Naresuan, 4 tàu lớp Chao Praya.

Tàu hộ vệ có: 2 tàu lớp Pattanakosin, 2 tàu lớp Tapi và 3 tàu lớp Khamronsin.



Khinh hạm HTMS Naresuran do Trung Quốc đóng nhưng trang bị vũ khí của Mỹ. Tàu thiết kế cải tiến từ mẫu Type 053.


Tàu chiến đấu hạng nhẹ có: 2 tàu tuần tra ven biển lớp Pattani, 3 tàu lớp Hua Hin, 3 tàu pháo lớp Chonburi, 2 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Rajcharit, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Prabbrorapak, 6 tàu tuần tra lớp Sattahip, 6 tàu T-991.

Tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Lat Ya, 2 tàu lớp Bangrachan, 2 tàu lớp Bangkaew, 1 tàu lớp Thalang.

Tàu đổ bộ có: 2 tàu đổ bộ xe tăng lớp Sichang, 3 tàu đổ bộ đệm khí lớp Griffon 100TD. Thái Lan đang đặt mua 1 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance.

Ngoài ra, Thái Lan có kế hoạch mua ít nhất 6 tàu ngầm Type 206A đã qua sử dụng của Đức với giá 257 triệu USD.

Trung Quốc

Tàu khu trục gồm: 4 tàu lớp Sovremenny (mua của Nga), 2 tàu lớp Shenyak (Type 051C), 2 tàu lớp Langzhou (Type 052C), 1 tàu lớp Shenzen (Type 051B), 2 tàu lớp Harbin và 13 tàu lớp Zuhai.

Khinh hạm gồm: 8 tàu lớp Jiangkai II (Type 054A), 2 tàu lớp Jiangkai I (Type 054), 14 tàu lớp Jiangwei I/II và 23 tàu lớp Jianghu I/II/III.

Tàu chiến đấu cỡ nhỏ có: 18 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 5 tàu tên lửa lớp Huijan, 50 tàu tên lửa lớp Houbei, 95 tàu tuần tra lớp Hainan và 90 tàu tuần tra cao tốc Huchuan Hydrofoli.


Khinh hạm lớp Jiangkai II (Type 054A).



Tàu quét mìn có 28 tàu loại T43. Lực lượng tàu đổ bộ có: 2 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Yzhao (Type 071), 20 tàu đổ bộ tank lớp Yuting và 28 tàu đổ bộ hạng trung lớp Yudao/Yulin. Ngoài ra, Trung Quốc đóng 6 tàu chở trực thăng Type 081.

Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc có: 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Jin (Type 094), 1 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Xia (Type 092), 2 tàu ngầm tấn công lớp Shang (Type 093), 5 tàu lớp Song, 5 tàu lớp Yuan (Type 041), 10 tàu Kilo thuộc project 636), 2 tàu Kilo thuộc project 877EKM, 14 tàu lớp Minh và 8 tàu lớp Romeo (dùng cho việc huấn luyện thủy thủ).

Brunei

Hải quân Hoàng gia Brunei tổ chức nhỏ nhưng trang bị khá tốt. Nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ lãnh hải quốc gia.

Lực lượng tàu chiến đấu có: 3 tàu hộ vệ mang tên lửa có điều khiển lớp Darussalam, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Waspada, 3 tàu tuần tra lớp Perwira, 4 tàu tuần tra lớp Ijhtihad.

Mặc dù, Brunei ký hợp đồng với BAE System đóng mới 3 tàu hộ vệ tên lửa lớp Nakhodam Ragam nhưng do không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đặt ra nên toàn bộ số tàu này Brunei đã từ chối nhận.

Cambodia

Hải quân Hoàng gia Cambodia trang bị khá mỏng gồm: 4 tàu tuần tiễu lớp Stenka và 5 tàu lớp Schmel.

[BDV news]


Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

>> Hải quân Malaysia: 'Tên lửa hóa' hải quân



Philippines và Mỹ diễn tập hải quân chung vào cuối tháng này trên vùng biển phía tây Philippines, nhưng các quan chức quốc đảo khẳng định việc này không phải do tình hình căng thẳng trên Biển Đông, mà đã có kế hoạch từ trước.Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.


Qua 30 năm, đặc biệt trong giai đoạn 12 năm (từ 1997 – 2009), Malaysia đã hiện đại hóa các đội tàu mặt nước và tàu ngầm làm nòng cốt cho việc bảo vệ vùng biển kéo dài từ eo Malaca, nơi thông thương giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đến tận biển Sulu.

Những “quả đấm thép”

Nói tới sức mạnh của Hải quân Malaysia là nói tới bộ ba “quả đấm thép” gồm: tàu ngầm tấn công Scorpene, tàu hộ vệ tên lửa Lekiu và tàu hộ tống Laksamana.

Tháng 9/2009, sau 7 năm ký hợp đồng với Pháp, chiếc tàu ngầm đầu tiên của Malaysia đã được biên chế trong lực lượng hải quân nước này. Vũ khí chủ yếu của Scorpene là 30 tên lửa đối hạm SM-39, tầm bắn 50km, mang đầu đạn nặng 165kg. Ngoài ra, còn phải kể tới 6 ống phóng lôi cỡ 533mm với cơ số 18 quả.

Đứng đầu lực lượng các tàu chiến mặt nước của Malaysia là 2 tàu hộ vệ tên lửa Lekiu (mua của Anh), được trang bị tổ hợp tên lửa chiến thuật chống hạm Exocet MM-40 tầm bắn 70km (loại tên lửa “sáng giá” này từng lập công trong các cuộc xung đột giữa Anh – Argentina (1982), Iraq – Mỹ (1987). Để chống lại các mối nguy hiểm từ trên cao, Lekiu trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Sea Wolf 16 ống. Ngoài ra, phải kể đến pháo hạm Bofor 57mm, tầm bắn 17km, ngư lôi chống ngầm 324mm và trực thăng chống ngầm Super Lynx, có sàn đáp phía sau tàu.



Tàu ngầm Scorpene trong quá trình đóng.


Thành viên còn lại của “bộ ba” đáng gớm Hải quân Malaysia là tàu hộ tống Laksamana mua của Italy, 4 chiếc được biên chế trong giai đoạn 1997-1999. Laksamana được trang bị tên lửa hành trình đối hạm Otomat Mark 2/Toseo tầm bắn 150km (hơn hẳn tên lửa chống hạm trang bị cho Lekiu, xấp xỉ tên lửa chống hạm trang bị cho Gepard 3.9 nhưng thấp hơn Yakhont). Hệ thống phòng không trang bị cho Laksamana là tổ hợp tên lửa Albatros (tầm bắn 15km). Ngài ra, tàu còn có pháo hạm 76mm và 40mm. Có lượng giãn nước 2.000 tấn nhưng Laksamana di chuyển khá nhanh, tốc độ có thể lên tới 36 hải lý/h, tầm hoạt động của tàu khoảng 4.300km.

Bộ 3 tàu ngầm Scorpene, tàu hộ vệ Lekiu và tàu hộ tống Laksamana là hình ảnh tiêu biểu cho nỗ lực hiện đại hóa của Hải quân Malaysia trong giai đoạn 1997-2009, nhờ nền kinh tế đứng vững trong cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế 1997. Thế nhưng, quan trọng hơn cả vẫn là nền tảng của một lực lượng hải quân có bề dày xây dựng, phát triển gần 60 năm qua.

Phát triển cả chiều rộng và chiều sâu

Hải quân Malaysia được thành lập từ đầu những năm 1950 nhưng phải trải qua một giai đoạn tương đối dài (hơn 10 năm) mới được được đầu tư xứng đáng với vai trò quan trọng trong nền quốc phòng của đất nước. Từ 1952 tới 1958, Hải quân Malaysia được trang bị rất thô sơ, chỉ có 4 tàu quét mình ven bờ. Đến năm 1962, phục vụ hải quân chỉ có 2.000 người với 10 tàu tuần tiễu nhỏ, lượng giãn nước dưới 100 tấn.

Từ năm 1963, do nhận thức “Liên bang Malaysia mới thành lập, có vùng lãnh thổ rộng lớn, dân số tăng nhanh nên phát triển, mở rộng quân đội nói chung, hải quân nói riêng là điều tất yếu”, Bộ Quốc phòng nước này đã trình Quốc hội chương trình phát triển hải quân rất chi tiết để sau đó, chỉ trong vòng 3 năm, từ 1963 tới 1965, Malaysia nhanh chóng sở hữu 14 tàu tuần tiễu xa bờ tốc độ cao, 1 tàu hộ vệ Hang Tuah (nay đưa từ trực chiến sang nhiệm vụ huấn luyện)… Vào lúc đó, Malaysia được coi là có tiềm lực hải quân mạnh trong khu vực.



Chiến hạm hiện đại Lekiu của Hải quân Malaysia.


Những năm sau, Malaysia bắt đầu mua sắm thêm 2 tàu hộ tống tên lửa và nhiều tàu tuần tiễu tấn công trang bị tên lửa chống hạm nổi tiếng Exocet. Đồng thời, trong giai đoạn này, số quân nhân trong lực lượng hải quân phát triển đông đảo. Nếu năm 1973, Hải quân Malaysia có 4.800 người thì tới đầu những năm 1980, con số này là 11.000 người.

Cũng trong lộ trình xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, đủ khả năng đối phó các cuộc chiến tranh thông thường, Malaysia chi hàng trăm triệu USD đầu tư vào các căn cứ hải quân. Đồng thời, Chính phủ Malaysia thực thi nhiều chính sách phát triển công nghiệp quốc phòng. Nhà máy PSC Naval Dockyard Sdn, BhD (PSC-NDSB) tập trung đóng tàu tuần tiễu xa bờ và Hong Leony Lursssen đóng các tàu tuần tiễu cao cấp. Năm 1985, tàu tuần tiễu nội địa của Malaysia hạ thủy, tiếp đó là 12 tàu tuần giang, 6 tàu tấn công nhanh… được coi là “trái ngọt” đầu tiên của ngành đóng tàu quân sự nước này.

Hiện tại, Hải quân Malaysia có chương trình hợp tac đóng tàu hộ vệ với Anh. Trong tương lai, nước này chủ trương đóng 30 chiếc tàu tuần tiễu thế hệ mới với chi phí lên gần 2 tỷ USD. Đặc biệt, Malaysia có kế hoạch nghiên cứu và cử người học đóng tàu ngầm để tự chủ hơn trong việc trang bị vũ khí tối quan trọng của hải quân này.

Trên đà phát triển, năm 1997, Malaysia thành lập lực lượng không quân hải quân, đánh dấu một bước kiện toàn lực lượng vũ trang trên biển. Thời gian tới, Malaysia sẽ ưu tiên đầu tư hơn nữa cho không quân hải quân. Cụ thể, nước này có chương trình mua các máy bay tuần tra biển (trong giai đoạn 2011-2015).

Ngoài ra, Malaysia đang hợp tác phát triển viễn thông quân sự với Nam Phi, lập hệ thống cảnh giới biển và điều hành giao lưu ở eo biển Malacca với Canada. Có thể thấy, trong những năm gần đây, Hải quân Malaysia không ngừng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, quan tâm cả số lượng lẫn chất lượng.
Ngày nay, Hải quân Malaysia có 14.000 người, dưới Bộ Tư lệnh Hải quân có 2 vùng hải quân, 1 Bộ tư lệnh tác chiến, 4 căn cứ hải quân, đơn vị biệt kích hải quân và không quân hải quân. Số chiến hạm phục vụ trong lực lượng lên tới 160 chiếc, tất cả đều hiện đại hoặc tương đối hiện đại.

Trong số trên, có 32 tàu chiến đấu, gồm: 2 tàu ngầm, 2 tàu hộ vệ tên lửa, 10 tàu hộ tống tên lửa, 14 tàu tuần tiễu (8 chiếc trong số này là tàu tên lửa), 4 tàu quét mìn, 9 tàu phục vụ, 119 phương tiện độ bộ… và đặc biệt là, máy bay chiến đấu trong lực lượng không quân hải quân là 18 chiếc.


[BDV news]



Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

>> Hải quân Malaysia



Là một quần đảo giáp với Biển Đông, eo biển Malacca, Ấn Độ Dương, biển Andaman, biển Sulu và biển Sulawesi, có thể nói lợi ích địa chính trị chiến lược của Malaysia đều nằm trên biển. Do vậy, Malaysia đã tập trung đầu tư cho Lực lượng Hải quân của mình. Lực lượng hải quân Malaysia được đánh giá là lực lượng hải quân có tiềm lực mạnh tại khu vực.

Hải quân Hoàng gia Malaysia được chia thành 5 hải đoàn: 1 hải đoàn tàu ngầm; 2 hải đoàn tàu hộ tống số 22, 24; 2 hải đoàn tàu khu trục số 21 và 23; tổng quân số của lực lượng hải quân khoảng 8.000 người.

Trong trang bị của Hải quân Hoàng gia Malaysia có 2 chiếc tàu ngầm Scorpene mới mua của Pháp năm 2009 theo một hợp đồng đã được ký năm 2002. Theo hợp đồng này, Malaysia mua tổng cộng 6 tàu, chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao năm 2020.

Tàu ngầm Scorpene có động cơ chạy bằng diesel, có lượng choán nước 1.740 tấn, dài 67,7m, độ lặn sâu tối đa là 350m, vận tốc 20,5 hải lý, có thể hoạt động độc lập trong 45 ngày với ekip 31 người. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533mm, và 30 tên lửa chống tàu.





Hải quân Hoàng gia Malaysia có 2 chiếc tàu ngầm Scorpene mới mua của Pháp năm 2009

Năm 2000, Malaysia đã ký hợp đồng với Đức để đóng mới 6 chiếc tàu tuần tra thế hệ mới lớp Kedah được sản xuất dựa trên mẫu MEKO A-100. Tàu tuần tra lớp Kedah có chiều dài 91,1m, rộng 12m, lượng choán nước 1650 tấn, vận tốc di chuyển tối đa là 22 hải lý/giờ. Kedah được trang bị pháo Otobreda 76mm, tên lửa phòng không RIM-116, tên lửa chống hạm Exocet.






Tàu tuần tra thế hệ mới lớp Kedah


Malaysia hiện cũng đang sở hữu 2 tàu khu trục lớp Leiku mua của Anh. Đây là lớp tàu được coi là nhanh và hiện đại nhất trong lực lượng hải quân Malaysia. Tàu dài 97,5m, rộng 12,8m, cao 3,6m, lượng choán nước 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 5.000 dặm.

Tàu được trang bị tên lửa chống hạm Axocet, tên lửa phòng không Seawolf, pháo Bofors 57mm, pháo phòng không MSI 30mm, 3 ống phóng ngư lôi Whitehead B515 324mm và các trang thiết bị tác chiến điện tử hiện đại khác.

Malaysia có kế hoạch mua thêm 2 chiếc tàu loại này nhưng thông tin mới nhất từ phía BAE System (Anh) cho biết, kế hoạch này có thể bị hủy bỏ do thiếu kinh phí.





Malaysia cũng sở hữu 2 tàu khu trục lớp Leiku mua của Anh

Về thế hệ tàu cũ, Malaysia còn đang sở hữu 4 tàu hộ tống lớp Laksamana mua của Italia. Đây là lớp tàu có chiều dài 62,3m, rộng 9,3m, lượng choán nước 675 tấn, tốc độ tối đa 36 hải lý/giờ, tầm hoạt động tối đa là 2.300 hải lý. Tàu được trang bị 1 pháo Oto DP 76mm và 1 pháo Oto Melara, 4 hệ thống phóng tên lửa phòng không Albatros (12 tên lửa), 6 tên lửa chống hạm Otomat II, 6 ống phóng ngư lôi 324mm.





Tàu hộ tống lớp Laksamana mua của Italia

Ngoài ra, trong biên chế của Hải quân Hoàng gia Malaysia còn có 4 tàu phá mình, 2 tàu đổ bộ và 17 máy bay trực thăng.
[Bee news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang