Khu trục hạm Kongo của Hải quân Nhật Bản được sử dụng để làm nhiệm vụ phòng không, săn ngầm và chống tàu chiến mặt nước của đối phương.
Khu trục hạm Arleign Burke của Hải quân Mỹ. Xét về mặt kết cấu, chiến hạm Kongo của Hải quân Nhật Bản khá giống với tàu quét mìn Arleign Burke của Mỹ. Tàu được trang bị thiết bị động năng chính hai van với 4 động cơ tuốc bin khí loại LM-2500 có tổng công suất 102.000 mã lực. Vũ khí trang bị trên tàu gồm: 2 hộp phóng (8 ống phóng) tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon; 2 thiết bị phóng dạng thẳng đứng Mk41 mang 90 tên lửa có điều khiển loại Standard SM2MR và tên lửa chống ngầm ASROC. Ngoài ra, loại tàu chiến này còn được trang bị 1 khẩu pháo 127 mm loại OTO Melara, 2 tổ hợp pháo phòng không sáu nòng Mk15 Vulcan Phalanx, 4 khẩu súng máy 12,7 mm, 2 thiết bị phóng ngư lôi Mk32 Mod14 mang ngư lôi săn ngầm Mk46 Mod5 và máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J Sea Hawk. Ngoài hệ thống vũ khí đa dạng, hỏa lực mạnh, khu trục hạm Kongo của Hải quân Nhật Bản còn được hệ thống radar hỗn hợp khá hiện đại bao gồm: trạm radar phát hiện mục tiêu trên không SPY-1D; trạm radar phát hiện mục tiêu mặt nước OPS-28C; 3 trạm radar điều khiển hỏa lực SPG-62 và một trạm loại Mk2/21. Không những thế, khu trục hạm Kongo còn được trang bị trạm radar dẫn đường URN-25, trạm trinh sát kỹ thuật vô tuyến và tác chiến vô tuyến điện tử NOLR-6C, OLR-9C và OLT-3, hệ thống định vị thủy âm QQS-102, hệ thống định vị thủy âm mang an-ten kéo tải QQR-2 và hệ thống chống định vị thủy âm dạng kéo AN/SLQ-25 Nixie. Chiếc tàu khu trục đầu tiên lớp này của Hải quân Nhật Bản đã được đưa vào biên chế tác chiến từ năm 1993. Tính đến năm 1998, Nhật Bản đã sở hữu tất cả 4 chiếc khu trục hạm loại Kongo. Đến nay, vẫn chưa rõ số lượng tàu chiến này đã được tăng lên hay chưa. Tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon. Tổ hợp pháo phòng không sáu nòng Mk15 Vulcan Phalanx. Thiết bị phóng ngư lôi Mk32 Mod14. Thiết bị phóng thẳng đứng Mk41. Ngư lôi săn ngầm Mk46 Mod5. Pháo 127 mm loại OTO Melara. Máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J Sea Hawk. Tên lửa có điều khiển loại Standard SM2MR. Trạm radar điều khiển hỏa lực SPG-62. Radar phát hiện mục tiêu trên không SPY-1D. |
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
>> Sức mạnh khu trục hạm tên lửa Kongo của Nhật Bản
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét