Hiện nay, Cornet-EM được coi là một trong những loại loại vũ khí chống tăng tốt nhất và là tổ hợp phòng thủ-đột kích đa năng với hệ thống điều khiển có khả năng chống nhiễu hoàn toàn, cho phép tác chiến hiệu quả chống lại các mục tiêu mặt nước và trên không trong các điều kiện tác chiến khác nhau, kể cả trong thời tiết xấu và khi đối phương tổ chức gây nhiễu vô tuyến điện tử và quang học.
Tổ hợp Cornet-EM được lắp đặt trên xe bánh hơi có khả năng vượt địa hình cao Theo thông tin từ hàng loạt các phương tiện truyền thông đại chúng, với nhiệm vụ chống tăng, tổ hợp Cornet-EM có khả năng vượt trội so với các tổ hợp tương tự 3-5 lần, đơn giản trong sử dụng, bảo dưỡng và sử dụng các loại đạn có giá thành rẻ hơn gấp 3-4 lần các loại đạn khác, trong khi đó, việc dẫn hướng tên lửa đến mục tiêu được tiến hành bởi hệ thống điều khiển tia lazer tự động có khả năng chống nhiễu cao. Tổ hợp tên lửa Cornet-EM có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng hiện đại, được trang bị hệ thống bảo vệ động học; xe bọc thép hạng nhẹ; lô cốt; công sự; hầm hào cũng như các mục tiêu mặt nước và trên không (máy bay không người lái, trực thăng, máy bay cường kích). Sơ đồ hướng tên lửa Cornet-EM tiếp cận mục tiêu Để thực hiện nhiệm vụ, tổ hợp được trang bị 16 tên lửa, trong đó 8 tên lửa luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tổ hợp này cũng có thể sử dụng tất cả các loại tên lửa thuộc dòng Cornet-E, bảo đảm tiêu diệt mục tiêu ở cự ly từ 150-10.000m. Tổ hợp có khả năng tấn công đồng thời 2 mục tiêu, đầu đạn nổ lõm chứa 7kg TNT có khả năng xuyên thép có độ dày đến 1.300mm. Thời gian chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái chiến đấu là 7s. Tổ hợp Cornet-EM có thể sử dụng tất cả các loại tên lửa thuộc dòng Cornet-E Trong tổ hợp thực hiện nguyên tắc “bắn - quên” nhờ vào việc sử dụng quan sát kỹ thuật tự động theo dõi mục tiêu. Điều này cho phép không cần sử dụng con người trong quá trình dẫn hướng tên lửa, tăng 5 lần độ chính xác bám mục tiêu trong điều kiện chiến đấu thực tế và bảo đảm xác suất tiêu diệt cao trong toàn bộ dải tầm bắn của hệ thống, lớn hơn gấp đôi tầm bắn của thế hệ trước đó Kornet-E. Ngoài ra, khả năng bắn ở chế độ tự động giúp giảm áp lực tâm lý đối với trắc thủ, yêu cầu về trình độ chuyên môn và thời gian huấn luyện trắc thủ. Tổ hợp được bố trí 2 bệ phóng tự động bảo đảm bắn loạt đồng thời vào 2 mục tiêu, giúp nâng cao đáng kể vận tốc bắn và sức công phá của hỏa lực. Ngoài ra, Cornet-EM có thể bắn loạt 2 tên lửa vào một mục tiêu, bảo đảm vượt qua các hệ thống bảo vệ chủ động. Cornet-EM có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và trên không Hệ thống điều khiển cải tiến, kết cấu động cơ của các tên lửa có điều khiển và khả năng tự động bám mục tiêu giúp nâng cao cự ly bắn (khi sử dụng tên lửa chống tăng với đầu nổ lõm cự ly bắn đạt 8km, tên lửa có điều khiển với đầu đạn nổ mảnh – 10km). Đồng thời, độ chính xác bắn ở cự ly 10km sẽ cao hơn so với tổ hợp cơ sở Cornet-E ở cự ly 5km. Cự ly và độ chính xác bắn cao, khả năng theo dõi mục tiêu cơ động với tốc độ nhanh, sử dụng tên lửa có điều khiển với đầu đạn áp nhiệt (đầu nổ tiếp xúc và phi tiếp xúc) bảo đảm khả năng sử dụng tổ hợp Cornet-EM hiệu quả để chống lại trực thăng, máy bay không người lái và máy bay cường kích ở cự ly đến 10km. Tổ hợp Strela-10 có thể bị Cornet-EM thế chỗ trong thời gian tới Như vậy, tổ hợp Cornet-EM khi cần có thể sử dụng như là các phương tiện phòng không tầm ngắn và yểm trợ cho đội hình tác chiến của bộ đội ở tiền duyên trước sự tấn công của các máy bay, trực thăng và máy bay không người lái. Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet-EM gồm 1 xe chiến đấu với bệ phóng tự động và bàn điều khiển của trắc thủ, tên lửa có điều khiển với các loại đầu đạn khác nhau. Bệ phóng tự động lắp 4 tên lửa có điều khiển, được trang bị thiết bị ngắm bắn với camera quan sát truyền hình có độ phân giải cao và một thiết bị quan sát nhiệt thế hệ 3, thiết bị đo xa bằng lazer và kênh lazer dẫn hướng tên lửa, cũng như bộ tự động bám mục tiêu với các bộ dẫn động tầm/hướng. Qua những đặc tính cơ bản trên, nhiều khả năng cho thấy, trong tương lai gần Nga sẽ thay các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa Strela-10 bằng các tổ hợp Cornet-EM. |
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
>> Cornet-EM - Tổ hợp tên lửa đa năng của Nga
Nhãn:
Cornet-EM,
Lục quân Nga,
Tổ hợp Cornet-EM
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét