Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa Bulava

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Bulava. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Bulava. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

>> Bí mật siêu tên lửa tối tân của Quân đội Nga

Mẫu chế thử tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) mới của Nga được thử nghiệm ngày 23/5/2012 tại sân bay vũ trụ Plesetsk là biến thể của R-30 Bulava.

http://nghiadx.blogspot.com
R-30 Bulava (militaryrussia.ru)

Hai tên lửa này có nhiều thông số gần giống nhau. Vì thế, mẫu chế thử ICBM thế hệ 5 vừa phóng thử được xem là biến thể triển khai trên mặt đất của hệ thống ICBM phóng từ tàu ngầm R-30 Bulava.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)

Sau khi chấm dứt chuỗi thất bại khi phóng thử Bulava từ tàu ngầm, bằng vụ phóng thử này, Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT), cơ quan thiết kế các ICBM mới nhất của Nga như RS-12М2 Topol-M, RS-24 Yars và R-30 Bulava, thực tế đã bắt tay vào việc chuẩn hóa các phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân tương lai triển khai trên bộ và trên biển có tính năng cực mạnh để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Tên lửa mới được phóng vào lúc 10 giờ 15 (giờ Moskva) ngày 23/5/2012 tại Plesetsk, tỉnh Arkhangelsk từ xe bệ phóng cơ động bởi kíp phóng hỗn hợp của RVSN và Bộ đội Phòng không-vũ trụ Nga.

Vụ thử được đánh giá là thành công khi đầu đạn tập đã tiêu diệt mục tiêu đã định ở trường thử Kura ở bán đảo Kamchatka sau nửa giờ bay. Các mục tiêu của vụ phóng đã đạt được.

Lần phóng trước của tên lửa này ở Plesetsk vào ngày 28/9/2011 đã thất bại vì tên lửa bị rơi chỉ cách sân bay vũ trụ do trục trặc tầng 1.

Tham dự lần thử mới nhất có Tổng công trình sư MIT Yuri Solomonov, vị phó của ông là Aleksandr Dorofeyev và Tổng giám đốc MIT Sergei Nikulin.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, mục đích chính của lần phóng là nhằm có được thông tin về khả năng làm việc của các hệ thống của ICBM, kiểm tra các giải pháp KHKT và công nghệ được áp dụng. Mấy ngày trước khi phóng, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Mỹ về địa điểm và thời gian phóng - đây là điều kiện bắt buộc của hiệp ước song phương. Tuy nhiên, ở Nga kể cả sau khi phóng, tất cả vẫn bị giữ kín, hôm 23/5, các quan chức Bộ Quốc phòng Nga vẫn quyết liệt từ chối tiết lộ với báo chí về tên lửa mà họ đã phóng.

Cùng với vụ phóng này, MIT đã tiến sát đến việc tiến hành các vụ thử biến thể mặt đất của Bulava. Theo các nguồn tin trong ngành tên lửa, Bulava và tên lửa được thử nghiệm rất giống nhau. Chúng đều có trọng lượng gần 36 tấn, chiều dài 12 m và có cùng số tầng (R-30 có 3 tầng). Tên lửa mới cũng sử dụng nhiên liệu rắn cùng loại với Bulava và phần chiến đấu có khả năng mang đến 10 đầu đạn.

“Tên lửa này được chế tạo có sử dụng và phát triển tối đa các kết quả nghiên cứu và giải pháp kỹ thuật mới hiện có có được khi phát triển các hệ thống tên lửa thế hệ 5, nên rút ngắn được nhiều thời gian và giảm được nhiều chi phí chế tạo”, đại diện Bộ Quốc phòng Nga về Bộ đội tên lửa chiến lược (RVSN) Vadim Koval cho biết hôm 23/5. Điều này khẳng định thông tin nói rằng tên lửa mới được chuẩn hóa với các hệ thống Yars, Topol và Bulava.

Để có tính năng chiến đấu cao hơn các hệ thống ICBM mặt đất hiện có Topol-M và Yars, tên lửa mới sử dụng nhiều công nghệ mới. Một là, sử dụng loại nhiên liệu rắn hoàn toàn mới như của Bulava, cho phép rút ngắn thời gian làm việc của động cơ ở giai đoạn bay tích cực. Nhờ vậy mà tăng được đáng kể cơ hội vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa. Hai là, tên lửa sẽ có khả năng mang nhiều đầu đạn hơn (đến 10 đầu đạn). Hiện chỉ có ICBM siêu nặng (trọng lượng hơn 200 tấn), nhiên liệu lỏng, triển khai trong giếng phóng RS-20 (SS-18) do Ukraine phát triển là mang được số lượng đầu đạn như vậy (Nga còn một số tên lửa RS-20, nhưng tuổi thọ của chúng sau nhiều lần tăng hạn cũng đã đến giới hạn).

Tuy nhiên, Nga còn phải thiết kế phần chiến đấu mới cho tên lửa này (lần phóng vừa rồi mới chỉ mang phần chiến đấu giả có trọng lượng-kích thước tương đương), cải tiến thích ứng hệ thống điều khiển tên lửa với điều kiện phóng mặt đất (chứ không phải phóng ngầm từ dưới nước), containe vận chuyển-phóng và một số thiết bị khác. Nếu thành công, Nga sẽ có cơ hội có được một hệ thống tên lửa chiến lược có tính năng cực cao mà đến nay chưa có được.

Tuy nhiên, giới phân tích Nga vẫn chưa thống nhất ý kiến về bản chất của tên lửa mới.

Theo tờ Izvestia, tên lửa vừa thử nghiệm có ứng dụng một số thành phần của hệ thống ICBM tối tân RS-24 Yars (chế tạo dựa trên tên lửa Topol-М RS-12М2).

Một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, hệ thống tên lửa mới trong tương lai có thể thay thế các hệ thống Yars và Topol mặc dù nó có những khác biệt thiết kế không lớn so với chúng. Theo nguồn tin, đây là một tên lửa khác, lớn hơn Yars và thể nhận thấy sự khác biệt bằng mắt thường. Nó có đường kính và trọng lượng khác. Nhưng cũng có những bộ phận và hệ thống lấy từ Yard. Các thông số của tên lửa, kể cả tên gọi, sẽ được bảo mật ít nhất trong 6 tháng nữa.

Belarus đang phát triển một khung gầm bánh lốp mới cho loại ICBM mới. Khung gầm này khác với khung gầm MZKT-79221 mà Yars và Topol-M đang sử dụng, mặc dù cũng được sản xuất tại Nhà máy xe kéo bánh lốp Minsk (MZKT). Những khác biệt về khung gầm không được tiết lộ vì qua số lượng trục hay kích thước bánh xe có thể tính ra trọng lượng tên lửa, mà biết trọng lượng sẽ đoán ra tính năng của nó.

Nguồn tin cho hay, những khác biệt chính là ở bên trong. Tên lửa sử dụng nhiên liệu mới, hiệu quả hơn nhiên liệu hỗn hợp của Yars và Topol. Các nguồn tin ở Trung công nghệ lưỡng dụng liên bang Soyuz, nơi sản xuất nhiên liệu cho tên lửa mới, cho hay, đây không phải là hợp chất hoàn toàn mới mà là nâng cao chất lượng của chúng.

Một đại diện của Trung tâm Soyuz nói rằng, các tham số nhiên liệu được cải thiện nhờ hiện đại hóa công nghệ sản xuất các thành phần nhiên liệu và nâng cao chất lượng của chúng. Hiện không thể tạo được đột phá trên hướng này nên họ chỉ cải tiến những gì đang có. Song nguồn tin này cũng không tiết lộ nhiên liệu mới làm tăng được bao nhiêu công suất động cơ. Hiện nay, đa số tên lửa nhiên liệu rắn sử dụng kim loại (nhôm, manhê…) làm chất cháy, kim loại này cháy trong chất oxy hóa.

Cựu Tham mưu trưởng RVSN, Thượng tướng Viktor Esin giải thích rằng, nhờ nhiên liệu mới giai đoạn bay tích cực của tên lửa sẽ ngắn hơn nên nó sẽ có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO một cách hiệu quả hơn và có thể xem như câu trả lời của Nga đối với việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Đó là vì động cơ làm việc càng ít thì càng khó phát hiện tên lửa. Nhưng ông Esin cũng nói thêm rằng, theo các thông tin được công bố thì tên lửa mới không phải là sản phẩm có tính đột phá mà chỉ là một bước tiến bộ mới.

Tháng 3/2011, ông Solomonov lần đầu tiên tiết lộ về việc bắt đầu phát triển ICBM mới và cho biết thời gian phóng thử lần đầu là trong năm 2011 và hoàn thành thiết kế vào năm 2013.

Tháng 9/2011, một số hãng tin Nga cho biết, tại sân bay vũ trụ Plesetsk đã tiến hành thử nghiệm phần chiến đấu mới của hệ thống tên lửa cơ động mặt đất Yars vốn được trang bị tên lửa nhiên liệu rắn RS-24. Phần chiến đấu mới được cho là sẽ có khả năng cao đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa.

Một nguồn tin cho hay, vụ phóng vừa qua ban đầu dự kiến tiến hành vào tháng 6/2012, nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định đổi sang tháng 5 theo ý kiến của lãnh đạo cấp trên vài ngày sau khi hội nghị quốc tế về vấn đề phòng thủ tên lửa châu Âu được tiến hành ở Moskva. Lần phóng tiếp theo dự kiến tiến hành trước tháng 9/2012.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề kiểm soát vũ khí Yevgeny Myasnikov cho rằng, việc Nga đồng thời phát triển mấy loại ICBM như Bulava, ICBM nhiên liệu lỏng hạng nặng và tên lửa vừa phóng sẽ là cực kỳ tốn kém.

Còn ông Vladimir Dvorkin thì tin rằng, hệ thống mới sẽ không “giết chết” các hệ thống Yars và Topol. Vì Topol và Yars là các tên lửa mới nên phát triển loại tên lửa mới để thay thế chúng là vô nghĩa. Không ai đi thay thế các tên lửa vốn có tuổi thọ rất dài.

Một nguồn tin khác trong công nghiệp quốc phòng Nga thì nói rằng, tên lửa mới có các thông số trọng lượng-kích thước gần như giống hệt Toppol và Yars. Người ta đã dùng một bệ phóng của Yars được cải tiến đôi chút để phóng tên lửa mới. Về nguyên tắc, tên lửa mới sẽ tương thích với các xe bệ phóng cũ, mặc dù các giải pháp về điện tử, các hệ thống điều khiển và các hệ thống khác sẽ thay đổi, và có thể sẽ phải sửa đổi lớn đối với bệ phóng.
Hãng thiết kế tên lửa MIT và Nhà máy Votkinsk chế tạo tên lửa đều từ chối tiết lộ gì về tên lửa mới, dù chỉ là cái tên, nhưng đó không phải là Yars hay Avangard.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga gọi tên lửa đang được MIT phát triển là Avangard. Theo các chuyên gia, tên lửa này là sự phát triển của thiết kế Yars, còn Yars được phát triển trực tiếp từ các hệ thống tên lửa Topol (RS-12М Topol và RS-12М2 Topol-M). Tên lửa Bulava vốn được phát triển trên cơ sở Topol cũng được sản xuất theo công nghệ giống như vậy.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

>> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai?

Mỹ cần các thông tin tuyệt mật về tên lửa Bulava để xây dựng các phương án đánh chặn.



http://nghiadx.blogspot.com
A. Gniteyev tại phiên tòa. Ảnh: FSB

http://nghiadx.blogspot.com
Kỹ sư A. Gniteyev lãnh án 8 năm tù vì tội phản quốc. Ảnh: FSB


Mỹ đã có thể sử dụng thông tin lấy được về hệ thống điều khiển siêu tên lửa Bulava của Nga để xây dựng chiến thuật đánh chặn trong quá trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa.

Theo các nguồn tin trong các cơ quan công lực, thông tin mật về Bulava đã bị một cán bộ của Liên hiệp NPO Avtomatika bán cho “một nước lớn phương Tây”.

>> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga

Chủ tịch Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Igor Korotchenko xác nhận rằng, tin tức đã lọt vào tay CIA Mỹ.

Vụ scandal bùng nổ ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh G8 mà Thủ tướng Nga Medvedev sẽ tham dự và gặp Tổng thống Mỹ Obama thay cho Tổng thống Nga Putin.

Liệu sự cố này có đặt dấu chấm hết cho dự án tên lửa tiên tiến của Nga hay không và Mỹ có thể sử dụng thông tin về “bộ não” của Bulava như thế nào để vạch kế hoạch đánh chặn tên lửa này?

Tại tòa án tỉnh Sverdlovsk đã kết thúc phiên tòa xử kín xử công dân Nga Аleksandr Gniteyev, cán bộ thuộc Liên hiệp khoa học-sản xuất NPO Avtomatika mang tên viện sĩ N.A. Semikhatov, một cơ quan nghiên cứu tuyệt mật của Nga, bị buộc tội phản quốc (Điều 275 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga).

Công tác điều tra vụ án này do Cục Điều tra thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga FSB tiến hành. Vụ án này được khởi tố căn cứ vào các tài liệu nghiệp vụ của Sở FSB tỉnh Sverdlovsk.

Bên điều tra đã xác định được rằng, Gniteyev theo yêu cầu của các nhân viên tình báo nước ngoài đã thu thập và chuyển giao những tin tức, kể cả tin tức là bí mật nhà nước, về các nghiên cứu của Nga trong lĩnh vực chế tạo tên lửa.

Tòa án tỉnh Sverdlovsk đã ra phán quyết khẳng định Gniteyev phạm tội theo Điều 275 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga (tội phản quốc) và tuyên án 8 năm tù giam chế độ nghiêm ngặt đối với bị cáo.

Phó Thủ tướng Nga phụ trách công nghiệp quốc phòng Dmitri Rogozin đã bày tỏ sự bất bình đối với bản án được đưa ra. “Giá như là 80 (năm tù) thì sẽ ít hơn những kẻ muốn bán rẻ các bí mật nhà nước”, ông Rogozin viết trên Twitter.

Vụ án này liên quan đến việc cung cấp thông tin về hệ thống điều khiển tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm tối tân nhất của Nga Bulava. FSB không tiết lộ thông tin công nghệ tuyệt mật bị bán cho nước nào. Tuy nhiên, một nguồn tin giấu tên trong các cơ quan công lực lại tiết lộ, đó là “một nước phương Tây lớn”, nhưng không nói rõ đó là nước nào vì “sự việc có thể có sự tiếp diễn”.

Nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm An ninh quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO) Vladimir Yevseyev thì cho biết, quốc gia đó chính là Mỹ.

“Nếu như nói về các nước phương Tây, thì Anh không có tên lửa đường đạn của riêng mình, họ sử dụng tên lửa Mỹ Trident trên các tàu ngầm của họ. Pháp có các tên lửa, song sẽ rất khó hiểu Pháp có thể sử dụng các thông tin ra sao để đối phó (tên lửa Nga). Israel đang chế tạo các hệ thống như thế, song chúng không dùng để đánh chặn các đầu đạn dạng như Bulava. Bởi vậy nếu như nói phương Tây, thì đó chí cỏ thế là Mỹ”, ông Yevseyev nói.

Theo ông Yevseyev, Mỹ không cần thông tin về Bulava để phát triển các tên lửa của họ: “Họ không đang phát triển các tên lửa mới, họ vẫn đang sử dụng những sản phẩm mà họ đã có. Đó là các tên lửa hải quân Trident II lẫn các tên lửa trên mặt đất”.

Tuy nhiên, thông tin về Bulava có thể hữu dụng để đánh giá khả năng của Nga vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.

“Có các loại đầu đạn khác nhau, chúng có thể bay đơn giản theo quỹ đạo đường đạn, song cũng có thể thực hiện những động tác cơ động nhất định, động tác cơ động có thể được thực hiện cả trong vũ trụ bằng cách dừng các động cơ nào đó, cũng như khi đi vào khí quyển. Không hiểu người ta nói đến cái gì, về giai đoạn bay tích cực của tên lửa hay là nói về chính đầu đạn. Nếu nói về Bulava thì có khả năng đánh giá khả năng đánh chặn bằng các hệ thống Aegis. Đó là hệ thống điều khiển tên lửa của các tàu chiến trang bị tên lửa đánh chặn SM-3. Bởi vì, không thể loại trừ việc các tàu trang bị hệ thống này tiến vào Biển Bắc”, ông Yevseyev nêu ý kiến



http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ đánh chặn tên lửa Bulava bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Ảnh: Nakanune

Tây Ban Nha đã cung cấp địa điểm trú đóng cho các tàu trang bị hệ thống Aegis và chúng đang hoạt động thường xuyên ở Địa Trung Hải. “Nhưng chúng có thể tiến vào Biển Bắc để đánh chặn các tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm, chủ đề này thường xuyên được thảo luận và việc này khiến Nga cực kỳ bất bình”, ông Yevseyev bình luận.

Theo lời ông, nhờ lấy được thông tin về Bulava, Mỹ có thể điều chỉnh nếu như không phải là các kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu thì là các kế hoạch hiện đại hóa vũ khí. “Chuyện này đã có thể liên quan đến việc hiện đại hóa các tên lửa đánh chặn, khi người ta triển khai các tên lửa có tốc độ cao hơn nữa. Điều đó có thể được sử dụng không phải ở các tên lửa hiện có mà ở các tên lửa đang được phát triển”, nhà phân tích này nói.

Theo ông, scandal gián điệp này không kết liễu dự án phát triển tên lửa tiên tiến của Nga, song có thể làm giảm hiệu quả sử dụng tên lửa này, cũng như “gợi ra những ý nghĩ rất nghiêm trọng về vấn đề cùng hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa”.

Chủ tịch Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Igor Korotchenko cũng đồng tình với ý kiến của ông Yevseyev.

“Rõ ràng ở đây là nói đến Mỹ mà cụ thể là CIA, vốn là cơ quan tình báo chính, tiến hành hoạt động tình báo ở Liên bang Nga, thu thập thông tin về các hệ thống tên lửa chiến lược thế hệ mới. Bulava là một trong những ưu tiên trong hoạt động của các cơ quan tình báo Mỹ. Tất cả chuyện này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng chiến đấu các tên lửa này trong tương lai. Trong khi đó, khả năng tấn công theo nhiều phương án vào các mục tiêu tiềm tàng cho phép triệt tiêu các rủi ro có thể, liên quan đên đến việc rò rỉ thông tin vào tay Mỹ”, ông Korotchenko nói.
“Ví dụ, chúng ta có thể bắn về hướng khác, không phải sang hướng Tây mà sang hướng Đông”, ông Vladimir Yevseyev nói thêm.

http://nghiadx.blogspot.com
Nguyên lý hoạt động của tên lửa Bulava. Ảnh: Nakanune

Theo các chuyên gia, việc bán thông tin về Bulava không thể liên quan đến việc tiến hành các vụ thử nghiệm và dĩ nhiên không thể ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của các vụ phóng thử. “Chỉ còn cách hy vọng là tiềm năng của tên lửa sẽ cho phép giảm thiểu tối đa tổn hại tiềm tàng, và tổn hại sẽ không quá nghiêm trọng.. NPO Avtomatika đang phát triển các hệ thống điều khiển, đó thực tế là “các bộ não” của tên lửa.Tình huống này thật khó chịu bởi vì đó là các thuật toán dẫn đường, các thuật toán tách các đầu đạn”, ông Korotchenko nói.

Tuy nhiên, ông cho rằng, vụ này sẽ không ảnh hưởng đến quá trình đàm phán về phòng thủ tên lửa. “Các cơ quan tình báo làm việc theo hướng thu thập các bí mật, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến tiến trình quan hệ quốc tế ”, ông Korotchenko dự báo.

Hiện Nga cũng đang phát triển tên lửa hạt nhân nhiên liệu lỏng phóng từ tàu ngầm Liner mà một số chuyên gia coi là phương án thay thế cho tên lửa đầy lận đận Bulava. Tuy nhiên, ông Vladimir Yevseyev không cho rằng, sau vụ gián điệp liên quan đến Bulava, Nga lại bất ngờ chuyển sang ưu ái tên lửa Liner.

“Tên lửa Liner trù tính việc sử dụng các tàu ngầm lớp Projekt 667BDRM, còn dành cho tên lửa Bulava là lớp tài ngầm Projekt 955 Borey. Đó là các tàu ngầm và các hệ thống khác nhau. Liner là nỗ lực tăng hạn sử dụng và mở rộng khả năng của tên lửa Sineva. Nó không phải là phương án thay thế cho Bulava”, ông Yevseyev nhận định.

Về mức án tù dành cho bị cáo, các chuyên gia nêu ra hai nguyên nhân: “Chúng tôi không biết khối lượng thông tin bị chuyển giao. Mức án tối đa là 20 năm. Có thể mức án đó là do hoặc là mức độ tổn thất không lớn (các tin tức cho dù có thể quan trọng nhưng lại không gây tổn hại nghiêm trọng chẳng hạn), hoặc là do anh ta ở giai đoạn nhất định đã chấp nhận hợp tác với bên điều tra”, ông Korotchenko nói.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

>> Nga phóng thành công tên lửa đạn đạo Bulava lần 2



Sáng 27/8, Hải quân Nga đã phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava R-30 3M30 từ tàu ngầm nguyên tửYuri Dolgorukyi.


Đây là lần thứ 16 Hải quân Nga phóng tên lửa Bulava và là lần thứ hai trong năm nay. Lần phóng tên lửa Bulava R-30 3M30 sáng 27/8 được coi là thành công nhất vì nó được phóng với tầm bắn xa nhất từ Biển Trắng tới khu vực Thái Bình Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Thử nghiệm tên lửa Bulava



Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2011, Hải quân Nga sẽ tiến hành thêm hai lần phóng tên lửa Bulava nữa.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava R-30 3M30 (RSM-56) mà NATO gọi là SS-NX-30, là loại tên lửa siêu chính xác, sử dụng nhiên liệu rắn và hiện đại nhất của Quân đội Nga.

Tên lửa dài 12,1 mét và nặng 36,8 tấn, được trang bị từ 6 đến 10 đầu đạn hạt nhân với mỗi đầu đạn có sức công phá 100-150 kilôtôn. Tên lửa có khả năng bay dích dắc để tránh mọi loại tên lửa đánh chặn của đối phương và có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa tới 8.000km.

Hải quân Nga dự định bước đầu sẽ trang bị tên lửa Bulava cho hai loại tàu ngầm chiến lược mang tên Dmitry Donskoy và Yuri Dolgorukyi.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

>> Lainer - Tên lửa "siêu khủng" mới của Hải quân Nga



Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Makeyev (GRTS) đã chế tạo thành công tên lửa chiến lược hải quân Lainer có sức công phá vượt trội hơn tên lửa đạn đạo triển vọng bố trí trên tàu ngầm R-30 Bulava gấp 2 lần.



http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Sineva của Nga (Theo cách gọi của NATO là Skiff)

Báo chí Nga cho biết, tên lửa chiến lược Lainer đã được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 20/5/2011 và được các chuyên gia đánh giá rất thành công.

Theo thông tin từ nhà sản xuất, nếu đưa tên lửa Lainer vào trang bị sẽ cho phép gia hạn sử dụng nhóm tàu ngầm dự án 677 BDRM đang trong biên chế hoạt động đến năm 2025-2030.

Về các đặc tính chi tiết của tên lửa Lainer hiện vẫn chưa được công bố. Chỉ biết rằng, tên lửa này có khả năng mang từ 6 đến 12 khối tác chiến với sức công phá nhỏ hoặc 4 khối tác chiến với sức công phá trung bình.

Trong khi đó, theo GRTS, tên lửa Bulava, dự kiến được đưa vào biên chế cuối năm nay cũng chỉ có thể mang đến 6 khối tác chiến với sức công phá nhỏ.

Theo thông báo trước đây, Tên lửa R-30 Bulava có thể được trang bị từ 6 đến 10 khối hạt nhân, mỗi khối có sức công phá đến 15 kilotons. Ngoài ra, Lainer cũng có khả năng mang tải chiến đấu hỗn hợp, gồm các khối tác chiến khác nhau.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Bulava được phóng từ tàu ngầm nguyên tử Dmitry Donskoy


Vụ thử nghiệm đầu tiên tên lửa Lainer được tiến hành ngày 20/5/2011, tuy nhiên khi đó theo thông báo, Hải quân Nga tiến hành phóng kiểm tra tên lửa đạn đạo Sineva, là vũ khí chủ lực của tàu ngầm dự án 667BDRM “Delphin”.

Tên lửa được phóng từ boong tàu ngầm nguyên tử K-84 “Ekaterinburg”. Sau đó mới biết tên lửa được phóng vào ngày 20/5 vừa qua là tên lửa Lainer.

Theo đánh giá của các chuyên gia, rất có thể tên lửa Lainer là biến thể cải tiến của tên lửa Sineva.



http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Lainer được thử nghiệm ngày 20/5/2011 và được đánh giá rất thành công


Tên lửa Sineva là tên lửa nhiên liệu lỏng, được đưa vào biên chế năm 2007. Chiều dài gần 15m, đường kính 1,9m, trọng lượng phóng hơn 40 tấn.

Tổ hợp tên lửa cho phép tiến hành phóng riên lẻ hoặc đồng thời khi tàu cơ động với tốc độ đến 7 hải ly/h và ở độ sâu đến 55m.

Tên lửa Sineva có khả năng mang từ 4 đến 8 khối chiến đấu, cự ly hoạt động khoảng 8.300km. Theo thông báo trước đây, tên lửa này sẽ được sử dụng trong trong biên chế Hải quân Nga tối thiểu đến năm 2030.


Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

>> Nga 'ruồng bỏ' tàu sân bay và xe tăng nội



Trong cuộc họp báo ở Moscow, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serdyukov chỉ trích các xe tăng nội địa và thông báo việc sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo Bulava.


Trước đó, ông này đã phủ nhận các thông tin về kế hoặc đóng tàu sân bay mới.

Về tên lửa

Tại một cuộc họp với các nhà phân tích quân sự ở Moscow, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov công bố với phương tiện truyền thông rằng Nga đã sẵn sàng để sản xuất loạt tên lửa đạn đạo liên lục địa trên biển Bulava. "Bulava đã được phóng, đây là tin tốt lành. Chúng tôi hiểu rằng phiên bản này có thể đưa vào sản xuất hàng loạt”, ông Serdyukov nói.

Lưu ý rằng, thông tin này được đưa ra sau khi tên lửa Bulava phóng 3 lần liên tiếp với kết quả thành công. Lần phóng sau cùng được tổ chức ngày 28/6 năm nay từ tàu ngầm Yuri Dolgoruky (project 955). Bộ trưởng cho biết rằng đến tận bây giờ, lần đầu tiên tên lửa được phóng đi từ chính tàu ngầm được thiết kế cho riêng nó.

Trong 15 lần phóng thử tên lửa Bulava trước kia đều được thực hiện trên một tàu ngầm đặc biệt, không phải loại dành riêng cho tên lửa này và chỉ có 7 lần thành công.

Ngoài ra, ông Anatoly Serdyukov còn cho biết, Nga dự định sẽ tăng số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa trong các lực lượng tên lửa chiến lược. Đến năm 2015, khối lượng tên lửa mới trong các lực lượng tên lửa chiến lược cần phải tăng gấp ba lần.

Về xe tăng

Theo ông Serdyukov, Bộ Quốc phòng Nga từ chối mua từ xe tăng sản xuất trong nước cho đến khi họ đáp ứng được “tiêu chuẩn hiện đại”. “Chúng tôi đã gặp gỡ với các nhà thiết kế, họ cung cấp cho chúng tôi thông tin về sản phẩm của họ, 60% đề xuất của họ là phát triển từ trước, vì thế trước mắt chúng tôi từ chối những đề xuất này”.

Ông nói thêm rằng, Bộ Quốc phòng muốn tìm các hình thức tối ưu hiện đại hóa xe tăng trong nước. “Chúng tôi đã đề xuất để tạo ra một mô hình mới của xe tăng".

Theo nguồn tin của các báo, ngày 15/3 tư lệnh lục quân Alexander Postnikov cũng bày tỏ không hài lòng với hệ thống vũ khí mới được cung cấp từ liên hiệp công nghiệp quốc phòng Nga.



Quân đội Nga chê T-90 còn kém hơn Leopard.


Thượng tướng Postnikov phàn nàn: “Những vũ khí mẫu được sản xuất công nghiệp, trong đó có xe bọc thép, pháo binh và súng bộ binh với các thông số không cân xứng với các mẫu của NATO và thậm chí cả Trung Quốc”.

Ông lấy ví dụ xe tăng mới nhất của Nga T-90 nổi tiếng trên toàn thế giới thực sự là một thay đổi của T-72 thời Liên Xô. Hơn nữa, giá trị của nó hiện nay là 118 triệu rub cho mỗi xe tăng. "Với số tiền đó chúng tôi có thể mua ba xe tăng Leopard của Đức", tướng Postnikov nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã lưu ý rằng hiện nay trên thế giới đã thay đổi số mệnh của những loại vũ khí này và đi đến xu hướng giảm số lượng xe tăng trong quân đội (trong Lục quân Nga hiện nay có 10.000 xe tăng và như vậy là đã trên giới hạn bình thường). Vì vậy ở thời điểm này thích hợp nhất là nâng cấp các xe tăng hiện có trong lực lượng vũ trang hơn là mua mới.

Phủ nhận việc đóng tàu sân bay mới

Ông Serdyukov cũng phủ nhận các thông tin xuất hiện gần đây về các kế hoạch thiết kế và đóng tàu sân bay của Nga. Ông bảo đảm rằng không có kế hoạch như vậy và kể cả trong thời gian dài tiếp theo.

Hiện tại, Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng với các nhà phát triển lập thiết kế sơ bộ để có thể xác định diện mạo của tàu sân bay trong nước. “Và chỉ sau khi có diện mạo cụ thể thì Bộ quốc phòng cùng với hải quân mới có quyết định về sự cần thiết đóng con tàu”, người đứng đầu Bộ Quốc phòng cho biết.

[BDV news]


Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

>> Nga phóng thử thành công tên lửa Bulava



Ngày 28/6, Nga đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Bulava, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho hay.

Theo Đại tá Igor Konashenkov, tên lửa Bulava đã được phóng từ tàu ngầm hạt nhân Yury Dolgoruky tại Biển Trắng.

Vụ phóng thử hôm Thứ 3, vụ thứ 15 trong lịch sử phóng thử tên lửa Bulava, đã thành công "theo mọi thông số kỹ thuật," ông nói và cho biết thêm rằng tên lửa đã phóng trúng một mục tiêu được định sẵn tại bãi thử Kura ở khu vực Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông của Nga, cách địa điểm phóng khoảng 6.000 km về phía đông.

Vụ phóng thử tên lửa Bulava trước đó đã được tiến hành vào ngày 29/10/2010.

Chỉ có 7 trong 14 vụ phóng thử trước đó được chính thức công bố là thành công. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự cho rằng một số vụ phóng thử cũng không thực sự thành công.

Bất chấp nhiều vụ phóng thử tên lửa thất bại trước đó, chính thức được cho là do lỗi sản xuất, nhưng quân đội Nga vẫn khẳng định rằng không có sự thay đổi nào đối với tên lửa Bulava và cam kết sẽ tiếp tục tiến hành thử nghiệm tên lửa này cho đến khi thành công và sẵn sàng biên chế cho Hải quân.


Một vụ phóng thử tên lửa Bulava


Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Bulava có thể mang được tới 10 đầu đạn MIRV và có tầm bắn hơn 8.000 km (5.000 dặm).

Nga có kế hoạch sẽ tiến hành ít nhất 4 vụ phóng thử tên lửa Bulava trong năm nay và sẽ triển khai loại tên lửa này trên các tàu ngầm chiến lược lớp Borey mới.

Việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava trong tương lai đã được một số nhà lập pháp và các quan chức ngành công nghiệp quốc phòng chất vấn. Họ cho rằng mọi nỗ lực cần phải được tập trung vào phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva hiện tại.

Quân đội Nga hy vọng tên lửa Bulava, cùng với các tên lửa đạn đạo trên đất liền Topol-M, sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong bộ ba hạt nhân chiến lược của Nga.

[Vitinfo news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang