Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Đầu đạn hạt nhân

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đầu đạn hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đầu đạn hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

>> Trung Quốc có thực sở hữu 1800 đầu đạn hạt nhân ?

Mặc dù các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố quy mô hạt nhân của nước này vẫn đang ở mức nhỏ, không thể so sánh với Mỹ, Nga...

Tạp chí “Sứ giả quân sự” của Nga dẫn lời Giáo sư Victor Korablin, nguyên giảng viên Học viện Khoa học Quân sự Nga cho hay, mặc dù các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố quy mô hạt nhân của nước này vẫn đang ở mức nhỏ, không thể so sánh với Mỹ, Nga và các cường quốc khác. Tuy nhiên, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể có tới 1.800 đầu đạn hạt nhân.

Hiện Trung Quốc đang có 1.800 đầu đạn hạt nhân?

Ông Korablin cho biết: “Những thống kê hiện nay về số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đang tồn tại nhiều số liệu khác nhau, từ 240-300 đầu đạn đến 10.000 đầu đạn. Vì vậy, tôi đang có gắng đưa ra một kết luận riêng về số lượng đầu đạn hạt nhân của quốc gia láng giềng này”.

Hiện nay, Trung Quốc đang có một ngành công nghiệp hạt nhân phát triển rất mạnh, hoàn toàn có khả năng tự sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, từ một loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đến bom hạt nhân.

Nhìn vào thực trạng sản xuất vật liệu hạt nhân của Trung Quốc có thể thấy, đến năm 2011, ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc đã sản xuất được tổng cộng 40 tấn vật liệu hạt nhân cấp độ vũ khí, đủ để sản xuất 3.600 đầu đạn hạt nhân (1.600 đầu đạn hạt nhân uranium và 2.000 đầu đạn hạt nhân plutonium).

Tất nhiên, không phải tất cả số vật liệu hạt nhân trên của Trung Quốc đều dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân, mà một nửa trong số này là dành cho việc dự trữ.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tầm xa H-6 của Trung Quốc


Theo ông Korablin, nếu giả thuyết này là đúng thì Trung Quốc có thể có từ 1.600-1.800 đầu đạn hạt nhân. Dự kiến Trung Quốc sẽ đưa 800-900 đầu đạn đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, ông Korablin cũng cho biết, đây chỉ là tính toán của riêng mình.

Vũ khí hạt nhân của Trung Quốc được phân chia như sau: bom hạt nhân B-4 chủ yếu được lắp đặt trên máy bay ném boom Q-5 và một số máy bay tấn công chiến thuật khác.

Bom hạt nhân B-5 chủ yếu được lắp đặt trên máy bay ném boom tầm xa H-6.

Ngoài ra, B-5 còn được lắp đặt trên tên lửa đạn đạo tầm trung DF-4, tên đạn đạo xuyên lục địa DF-5A, DF-31.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa JL-1 trong một lần phóng thử từ tàu ngầm

Còn tên lửa đạo chiến lược JL-1 và JL-2 thường được lắp đặt trên các tàu ngầm.

Ông Korablin cho biết thêm, tương lai của ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc sẽ phủ thuộc chủ yếu vào yếu tố bên ngoài, như việc Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa trên toàn thế giới và việc Ấn Độ tăng cường phát triển vũ khí hạt nhân.

Do Trung Quốc từ chối công khai số lượng đầu đạn hạt nhân của nước mình, bởi vậy, tương lai của năng lực hạt nhân Trung Quốc phải dựa vào đánh giá của các chuyên gia.

Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay năng lực hạt nhân của Trung Quốc đang bị đánh giá thấp. Số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có thể nhiều hơn nhiều so với con số mà các chuyên gia phương Tây đã từng đưa ra.

Ông Korablin cho rằng, thỏa thuận giữa Mỹ và Nga về các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân hiện nay cần phải tính đến yếu tố Trung Quốc.

Đồng thời hai cường quốc này cần đưa Trung Quốc vào cuộc đàm phán đa phương về việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Nếu không quá trình cắt giảm vũ khí hạt nhân sẽ không được thúc đẩy và không có nhiều hiệu quả.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

>> Con số thực đầu đạn hạt nhân của các cường quốc



Số lượng đầu đạn hạt nhân của các cường quốc hạt nhân phần nào thấy rõ tổng thể bức tranh hạt nhân trên toàn thế giới và mối đe doạ tiềm tàng của nó trong tương lai.


Theo báo cáo thường niên của Viện nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stokholm (SIPRI), các cường quốc hạt nhân trên thế giới hiện có 5.027 đầu đạn hạt nhân đã được triển khai. Ngoài ra, các quốc gia này có 15500 đầu đạn hạt nhân hiện chưa đưa vào sẵn sàng chiến đấu.

Theo số liệu của SIPRI, các cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới hiện nay bao gồm, Nga có 2.427 đầu đạn, Mỹ có 2.150, Pháp có 290 và Anh có 160. Tổng cộng có 20.530 đầu đạn hạt nhân được trang bị cho các lực lượng vũ trang trên khắp thế giới.

Các đầu đạn này đã được lắp đặt cho các loại tên lửa cũng như hiện đang nằm tại các kho của các quốc gia nói trên. Năm 2009, con số này là 22.600 đơn vị so với tổng số 20.530 đơn vị đầu đạn hạt nhân hiện nay.

Cũng theo các số liệu của Viện nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stokholm, hiện tại ngoài các cường quốc lớn nói trên, một số các quốc gia khác cũng đã có sự phát triển về đầu đạn hạt nhân như, Trung Quốc đã có 200 đầu đạn hạt nhân, Ấn Độ có khoảng 80-110, Pakistan 90-110 và Israel có khoảng 80 đơn vị.

Các nước này đang bảo quản các đầu đạn hạt nhân trong các kho, chưa đưa vào sẵn sàng chiến đấu.

Ngày 22/3/2011, Nga và Mỹ đã trao đổi các thông tin về thành phần và các vị trí bố trí các vũ khí hạt nhân chiến lược. Việc trao đổi các thông tin được tiến hành trong khuôn khổ hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START-3.

Theo các thông tin mới được công bố đầu tháng 6/2011 vừa qua, hiện nay Mỹ có 1.800 đầu đạn trang bị cho các lực lượng vũ trang, còn Nga có 1.537 đầu đạn.

Theo đánh giá của SIPRI, triển vọng về việc giải trừ vũ khí đầy ý nghĩa trong một tương lai gần là không cao trong bối cảnh tất cả 8 quốc gia nói trên không ngừng cải thiện hoặc duy trì các chương trình hạt nhân của mình và vẫn tiếp tục đầu tư vào các hệ thống vũ khí mới.

SIPRI cũng nhấn mạnh, 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân được công nhận hợp pháp theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 là Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ đang triển khai hệ thống vũ khí hạt nhân mới hoặc thông báo ý định sẽ làm như vậy.

Do đó, theo ông Daniel Nord Giám đốc SIPRI, việc giải trừ vũ khí hạt nhân khó có thể trở thành hiện thực trong một tương lai gần, mối đe doạ hạt nhân vẫn ở mức cao.

Đồng thời, ông Daniel Nord còn đưa ra nhận định rằng, Nam Á là nơi mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan dường như thường xuyên căng thẳng, là khu vực duy nhất trên thế giới xảy ra cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.

Hai quốc gia này đang tiếp tục nghiên cứu các loại tên lửa có cánh mới, mang đầu đạn hạt nhân có khả năng bắn đến các kho đạn hạt nhân của nhau. Báo cáo của SIPRI quả quyết rằng, cả 2 nước này cũng đã mở rộng khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, ông Nord cho rằng, Pakistan đã mất quyền kiểm soát một phần kho vũ khí hạt nhân của nước này vào tay một tổ chức khủng bố

Trong khi đó, Israel chưa bao giờ khẳng định mình sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng nước này đã được công nhận là nước sở hữu hạt nhân.

SIPRI nhấn mạnh Israel dường như muốn đánh giá chương trình vũ khí hạt nhân của Iran phát triển như thế nào. Ông Daniel Nord tỏ ra lo lắng về hậu quả có thể xảy ra nếu như Mỹ và Israel quyết định phải can thiệp hoặc làm một điều gì đó đối với chương trình hạt nhân ở Iran.

Về phần mình, Tehran vẫn liên tục khẳng định chương trình hạt nhân của nước này không nhằm mục đích quân sự. Msố cường quốc yêu cầu thanh sát chặt chẽ hơn các cơ sở hạt nhân ở Iran để kiểm chứng tuyên bố này.

Bên cạnh đó, bản báo cáo còn nêu, Triều Tiên được cho là đã sản xuất đủ plutonium để chế tạo một số ít đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, chưa có thông tin xác nhận liệu nước này có vũ khí hạt nhân sẵn sàng sử dụng hay không.


[BDV news]



Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Pakistan thử tên lửa có tầm bắn 350km



Ngày 29/4, Quân đội Pakistan đã thử nghiệm thành công tên lửa “có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và thông thường với độ tấn công chính xác cao”.



Loại tên lửa hành trình "Hatf-VIII Ra'ad", có tầm bắn 350 km, được phát triển trong nước, được phát triển để phóng đi từ trên không.

Phía Pakistan tuyên bố: Tên lửa Hatf-VIII Ra'ad cho phép nước này đạt được khả năng đối đầu chiến lược lớn hơn trên bộ và trên biển.



Tên lửa Hatf-VIII Ra'ad. Ảnh: AP


“Công nghệ tên lửa hành trình cực kỳ phức tạp và chỉ được phát triển ở một số ít quốc gia trên thế giới. Ra'ad của Pakistan có khả năng tàng hình, có tầm bay thấp, phù hợp với mọi địa hình và có khả năng cơ động cao, có thể tấn công bằng đầu đạn hạt nhân và thông thường với độ chính xác cao”, Quân đội Pakistan cho biết.

Tổng thống và Thủ tướng Pakistan đã đánh giá rất cao sự kiện phóng thành công tên lửa hành trình Hatf-VIII Ra'ad. Còn Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Pakistan đã chúc mừng các nhà khoa học và kỹ sư về thành tích xuất sắc của họ.

Các nhà phân tích cho rằng, Ra'ad có thể phóng từ tất cả các loại máy bay của Không quân Pakistan. Ra'ad trong tiếng Arab nghĩa là “Tiếng sét”.

Trong biên chế quân đội Pakistan đang có tên lửa H-2 (có tầm bắn 60km), H-3 (có tầm bắn 120 km). Do đó, sự xuất hiện của tên lửa Ra'ad sẽ mở rộng thêm tầm bắn cũng như khả năng tấn công ở bất kỳ thời điểm nào, dù ngày hay đêm.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang