Mỗi quốc gia đều có những bí mật riêng, đặc biệt là khi nó có liên quan đến chiến tranh. Liên Xô trước đây và nước Nga cũng không phải là một ngoại lệ. Dưới đây là “7 kỳ quan bị lãng quên của Liên Xô”. 1. Balaklava - căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất, Ukraine Căn cứ tàu ngầm ở thành phố nhỏ Balaklava, bán đảo Crimea, Ukraine là một trong những cơ sở quân sự lớn nhất bị lãng quên sau khi Liên Xô tan rã. Căn cứ này đã được xây dựng giữa những năm 1957 và 1961. Nó được thiết kế để trở thành một bến cảng an toàn - nơi quân đội có thể sửa chữa và nâng cấp tàu ngầm. Nằm trong những tảng đá trong vịnh của Balaklava, những chiếc tàu ngầm có thể vào căn cứ từ 2 đường. Mất khoảng 4 năm để phát triển cơ sở hạ tầng ở dưới ngọn đồi. Ở dưới mặt đất là một không gian có thể chứa hơn 7 tàu ngầm. Căn cứ này chứa đựng nhiều hơn chỉ là những chiếc tàu ngầm. Cạnh những đường hầm là các nhà kho đồ sộ được thiết kế để cất giữ vũ khí nguyên tử, tên lửa, ngư lôi, pháo, và những loại đạn dược khác. Căn cứ này vẫn hoạt động ở Balaklava cho đến năm 1993 và vẫn trong vòng bí mật tới thời điểm đó – ngay cả sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Giữa năm 1991 và 1993 thì quá trình ngưng sử dụng diễn ra, trong thời gian này các đầu đạn, ngư lôi, pháo, và tàu ngầm được đưa khỏi căn cứ. Từ khi chiếc tàu ngầm cuối cùng rời khỏi thì căn cứ vào năm 1995 thì căn cứ này được mở cửa để tham quan, cho người ta lần đầu tiên có một cái nhìn lướt qua về những hệ thống kênh đào, nhà kho, và quá trình hoạt động đã từng tồn tại ở trong ngọn đồi. ngày nay, những gì còn lại của các nhà máy trở thành viện bảo tàn – một sự nhắc nhở cho chúng ta rằng những chính phủ trên thế giới đã làm tốt như thế nào trong việc giữ gìn những bí mật rất lớn. 2. Hầm tên lửa Kekava, Latvia Nằm cách không xa thủ đô Latvia, những “tàn dư của tổ hợp căn cứ tên lửa Dvina vẫn còn đó. Được xây dựng từ năm 1964, tổ hợp này bao gồm 4 hầm phóng tên lửa có chiều sâu khoảng 35m cùng cả một hệ thống hầm ngầm sâu dưới mặt đất. Phần lớn những phòng ngầm nằm sâu dưới đất giờ đây đã được bịt lại. Khách du lịch được khuyến cáo không nên tới đây do vẫn tồn tại mối nguy hiểm từ những nhiên liệu tên lửa độc hại. 3. Hệ thống máy xúc khổng lồ, Nga Trước năm 1993, mỏ phốt pho Lopatin là một trong những cơ sở chiến lược, nơi khai thác chủ yếu loại khoáng sản cần thiết nhất ngành sản xuất nông nghiệp của Liên Xô với những chiếc máy xúc khổng lồ. Với sự xuất hiện của mô hình kinh tế thị trường, khu mỏ bị bỏ hoang cùng với những chiếc máy xúc khủng lồ đã trở thành địa điểm hành hương của khách du lịch. Tại mỏ phốt pho nằm cách không xa Voskresensk, khách du lịch sẽ bắt gặp rất nhiều những vật thú vị - những mẫu máy xúc khổng lồ và những hóa thạch thời tiền sử. Sau đó một thời gian, những kiệt tác khổng lồ trên cũng bị gỡ bỏ hết làm sắt vụn từ năm 2006. Dù vậy, khu mỏ với phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp vẫn là địa điểm du lịch phổ biến. 3. Hệ thống radar Duga, Ukraine Công trình khổng lồ gồm chủ yếu là sắt thép này được xây dựng từ năm 1985 nhằm phát hiện những vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa đã bị bỏ hoang chỉ sau chưa đầy một năm hoạt động. Do những chiếc anten khổng lồ có độ cao tới 150m trên đòi hỏi rất nhiều năng lượng điện, nên chúng được lắp đặt ngay sát vị trí nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Chính vì vậy, chúng đã kết thúc công việc của mình ngay sau sự cố tại nhà máy điện nguyên tử này. Hiện tại, khu vực trên đang là một địa điểm thu hút những khách du lịch mạo hiểm, nhưng cũng chỉ có vài người dám trèo lên những cột anten cao tới 150m này. 4. Thành phố khai thác dầu trên biển, Ajerbaidjan Ngay từ những năm 40 của thế kỷ XX, trước đòi hỏi về nhu cầu dầu mỏ cho công nghiệp, Liên Xô đã cho xây dựng một cơ sở khai thác dầu quy mô trên biển Caspian (nằm cách bán đảo Apseron 42km về phía Đông). Vào thời kỳ hoàn kim, ở vùng biển mở cách Baku 110km, ký túc xá cao 10 tầng, trạm phát điện, bệnh viện, nhà văn hóa, nhà máy sản xuất bánh mỳ và thậm chí cả một phân xưởng sản xuất nước chanh cũng đã được xây dựng. Tuy nhiên, những mỏ dầu mới phát hiện tại Siberia đã khiến cho việc khai thác dầu tại đây trở nên tốn kém hơn nhiều, khiến cả thành phố dần trở nên hoang phế. Hiện nay, đây là nơi sinh sống của khoảng 2.000 người. 6. Máy gia tốc hạt khổng lồ, Nga Vào cuối những năm 80 thế kỷ trước, Liên Xô quyết định kiến thiết một máy gia tốc hạt khổng lồ phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Máy được đặt trong một hệ thống đường hầm khép kín hình tròn dài 21km, nằm ở độ sâu 60m dưới mặt đất. Công trình này chưa được đưa vào sử dụng thì biến động chính trị xảy ra. Khu đường hầm này giờ đây chỉ là nơi dạo chơi của những khách du lịch ham mê khám phá. 7. Trạm nghiên cứu tầng điện ly, Ukraine Không lâu trước khi Liên Xô tan rã, một trạm nghiên cứu tầng điện ly nằm ngay gần thành phố Kharkov, tại Ukraine đã được xây dựng. Trạm nghiên cứu đặc biệt trên đã được hoàn tất với vai trò hoạt động tương tự như các công trình của dự án HAARP quy mô của người Mỹ tại Alaska. Trạm này bao gồm cả một vài cánh đồng lắp đặt anten rộng lớn, trong đó có một anten parabol khổng lồ đường kính lên tới 25m, có thể phát ra công suất 25 megawatt. Tuy nhiên, khi được giao lại cho nhà nước Ukraine non trẻ cũng như thiết bị khoa học quá đắt đỏ, vai trò của trạm này không còn được chính phủ Ukraine quan tâm, khiến nó gần như không còn hoạt động kể từ đó đến nay. Và tất nhiên nó đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. [Vitinfo news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn “Quái vật biển Caspian”. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn “Quái vật biển Caspian”. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011
>> Bảy kỳ quan bị lãng quên của Liên Xô
Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011
>> Các thủy phi cơ huyền thoại của Hải quân Xô Viết
Là sự kết hợp “kỳ quái” giữa một chiếc tàu chạy trên đệm không khí và một chiếc máy bay, những chiếc thủy phi cơ đặc biệt này được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Lạnh.
KM là thủy phi cơ giữ kỷ lục về trọng tải cất cánh. Tuy số lượng máy bay KM ít nhưng và các phiên bản của nó khá đa dạng với chiều dài và trọng lượng khác nhau. Tất cả phiên bản của KM đều có hình dáng kỳ quặc, được thiết kế để lướt trên đại dương với tốc độ cao và tránh radar phát hiện. Theo các nguồn tin quân sự, Chính phủ Liên Xô đã lên kế hoạch đóng tới 100 “quái vật” biển này tại thời điểm cao trào của Chiến tranh Lạnh nhưng trên thực tế con số đó đã giảm xuống còn 24 chiếc. Phiên bản SM-8 của "quái vật" KM. Sau một tai nạn va chạm do nguyên nhân tầm nhìn hạn chế trong sương mù, KM đã bị cấm hoạt động trong vùng nước sâu 20 m, cản trở những nỗ lực phục hồi “quái vật biển” này. Phiên bản mới dự định sẽ thay thế KM là Orlenok, một loại thủy phi cơ tầm trung phù hợp với các nhiệm vụ vận chuyển trong quân đội. Ấn tượng A-90 Orlyonok Orlyonok có trọng lượng 140 tấn, dài 58 m và có chuyến bay đầu tiên vào năm 1972. A-90 chạy trên hai động cơ tuabin phản lực và một động cơ tuabin cánh quạt, có thể đạt được tốc độ 400 km mỗi giờ, khả năng di chuyển quãng đường dài 1.500 km ở độ cao từ 5 đến 10m so với mặt nước biển. Orlyonok có ngoại hình hết sức ấn tượng. Quân đội Liên Xô đã lên kế hoạch đóng 20 chiếc thủy phi cơ như vậy với mục đích tạo ra một hạm đội thiện chiến trên Biển Baltic. A-90 được cấp cho quân đội vào năm 1979, đến năm 1993, ba chiếc A-90 vẫn hoạt động. Orlyonok có chở 150 binh lính và hai xe tăng. Orlyonok có chở 150 binh lính và hai xe tăng. Sau khi Liên bang Xô Viết tan ra, nhà máy chịu trách nhiệm đóng những chiếc Orlyonok đã rơi vào tay tư nhân. Hiện Orlyonok đã đổi tên thành Volga Shipyard, và vẫn được sử dụng như máy bay cứu hộ và tìm kiếm thương mại. Trên thực tế, Orlyonok có thể vừa chở hàng hóa (với trọng lượng 50 tấn trong phạm vi 1.500 km), vừa chở hành khách (khoảng 30 người trong phạm vi 3.000 km). VVA-14M, thủy phi cơ tầm trung Thủy phi cơ VVA-14M là bản chuyển đổi từ máy bay VVA-14. VVA-14M có chiều dài 25, 97m, sải cánh 30 m, chiều cao 6,97 m, trọng lượng tối đa 50.000 kg với vận tốc tối đa 760 km mỗi giờ. VVA-14M được thiết kế với mục đích triệt phá các tàu ngầm tên lửa của Hải quân Mỹ. VVA-14M là sản phẩm của Robert Bartini, nhà khoa học và thiết kế máy bay người Nga, với mục đích triệt phá các loại tàu ngầm tên lửa Polaris của Hải quân Mỹ. Sau khi Bartini qua đời năm 1974, dự án VVA-14M sụp đổ sau 107 lần cất cánh với tổng số 103 giờ bay. Chiếc VVA-14M số hiệu 19172 duy nhất còn lại hiện đang “an dưỡng” trong bảo tàng Không quân Liên Bang Nga, Monino, Moscow. Thủy phi cơ Lun (Spasatel), “nuốt trọn” quái vật biển KM M-160 Lun còn lớn hơn cả "quái vật" KM. Với trọng lượng 280 tấn, chiều dài 74 m, M-160 Lun là một dòng thủy phi cơ khác cũng được ra đời từ công ty thiết kế Alexeev năm 1987 và đi vào hoạt động năm 1989. Sự khổng lồ của M-160 Lun thường được miêu tả bằng hình ảnh có thể "nuốt trọn" quái vật biển KM. M-160 Lun được trang bị tên lửa siêu âm ZM-80 “Moskit”. Người Mỹ vào cuộc Trước sự phát triển như vũ bão của dòng máy bay thủy phi cơ Liên Xô, người Mỹ đã không thể khoanh tay đứng nhìn. Steven Hooker, kỹ sư hàng không, đã quan sát “quái vật biển Caspian” năm 1967 và quyết định thành lập công ty Aerocon, có nhiệm vụ thực hiện giấc mơ chế tạo những chiếc thủy phi cơ lớn gấp 10 lần của Nga nhưng vẫn vượt đại dương một cách nhẹ nhàng. Mô hình thủy phi cơ mơ ước Atlantis-1 của Mỹ. Ngoài ra, theo thiết kế, Boeing Ultra Pelican có thể mang tới 1.400 tấn (bằng 17 xe tăng cộng thêm vài trăm binh lính) với quãng đường lên tới 16.000 km. Chiếc thủy phi cơ “khổng lồ” này có độ sải cánh 106 m và dài 152 m, với vận tốc nhanh hơn 10 lần so với những chiếc tàu chở container hiện đại. Boeing Ultra Pelican có thể mang tới 1.400 tấn. Loại thủy phi cơ này có thể bay với “hiệu ứng mặt đất” ở độ cao 6 m trên mặt nước biển và cũng có thể hoạt động như một chiếc máy bay bình thường ở độ cao trên 6.000 m. Nếu như không có gì cản trở, giấc mơ “triển khai một sư đoàn trong vòng 5 ngày tới bất kỳ đầu trên thế giới” của Mỹ có thể trở thành hiện thực. Bảng so sánh về kích thước của các loại thủy phi cơ so với máy bay dân dụng. Tuy nhiên, giấc mơ thủy phi cơ khổng lồ và dã chiến của Mỹ vẫn chưa thành hiện thực. Dù vậy, các nhà công nghệ vẫn nuôi hy vọng thiết kế được "những cánh chim biển khổng lồ" mở ra một kỷ nguyên mới trong giao thông. |
Nhãn:
“Quái vật biển Caspian”,
A-90 Orlyonok,
chiến tranh lạnh,
Defence News,
ên lửa siêu âm,
Hải quân Nga,
http://military.china.com,
KM,
liên xô,
M-160 Lun,
Mỹ,
thủy phi cơ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)