Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Defence News

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Defence News. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Defence News. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

>> Các thủy phi cơ huyền thoại của Hải quân Xô Viết



Là sự kết hợp “kỳ quái” giữa một chiếc tàu chạy trên đệm không khí và một chiếc máy bay, những chiếc thủy phi cơ đặc biệt này được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Lạnh.

Chúng “bay lượn” trên mặt nước với vận tốc lên đến 400 km mỗi giờ, có thể mang trọng lượng hàng hóa và binh lính nhiều hơn bất kỳ một chiếc máy bay bình thường nào. Những chiếc thủy phi cơ vẫn được gọi tên là Ekranoplan được xem là phương tiện di chuyển thú vị nhất mà con người từng tạo ra.

Hầu hết những chiếc Ekranoplan do Liên Xô thiết kế trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cụ thể là công ty thiết kế Rostislav Alexeev. Một số thủy phi cơ có chiều dài 100 m và nặng trên 500 tấn. Chúng di chuyển trên mặt nước với tốc độ cao, kể cả trong điều kiện bão tố và hoàn toàn “loại bỏ” được sự theo dõi của radar nhờ vào nguyên tắc khí động lực gọi là “hiệu ứng mặt đất”.

Tất cả phi công đều quen thuộc với loại hiệu ứng này, đó là khi một chiếc máy bay chuẩn bị hạ cánh, nó gần như bay trên không khí một vài khoảnh khắc trước khi chạm đất. Lớp không khí dồn nén giữa phần cánh và mặt đất trở thành “tấm đệm hơi” giúp máy bay có khả năng trượt một cách uyển chuyển. Đối với trường hợp thủy phi cơ, hiệu ứng này rất hiệu quả giúp nó bay thật thấp.

Dưới đây là một số thông tin về các thủy phi cơ huyền thoại của hải quân Soviet:

KM, “Quái vật biển Caspian”
KM là thủy phi cơ loại lớn có chiều dài 100m, nặng 544 tấn, sử dụng 10 động cơ tuabin phản lực Dobryin VD-7. Cho đến nay KM vẫn giữ kỷ lục cất cánh với trọng tải lớn nhất, vượt qua trọng lượng mà máy bay chở hàng lớn nhất Antonov An 225 "Mriya" có thể mang. KM “mai danh ẩn tích” trong một thời gian dài, được thử nghiệm bí mật trên vùng biển Caspian năm 1966 và bị phát hiện bởi một vệ tinh của Mỹ.












KM là thủy phi cơ giữ kỷ lục về trọng tải cất cánh.

Tuy số lượng máy bay KM ít nhưng và các phiên bản của nó khá đa dạng với chiều dài và trọng lượng khác nhau. Tất cả phiên bản của KM đều có hình dáng kỳ quặc, được thiết kế để lướt trên đại dương với tốc độ cao và tránh radar phát hiện.

Theo các nguồn tin quân sự, Chính phủ Liên Xô đã lên kế hoạch đóng tới 100 “quái vật” biển này tại thời điểm cao trào của Chiến tranh Lạnh nhưng trên thực tế con số đó đã giảm xuống còn 24 chiếc.


Phiên bản SM-8 của "quái vật" KM.

Sau một tai nạn va chạm do nguyên nhân tầm nhìn hạn chế trong sương mù, KM đã bị cấm hoạt động trong vùng nước sâu 20 m, cản trở những nỗ lực phục hồi “quái vật biển” này. Phiên bản mới dự định sẽ thay thế KM là Orlenok, một loại thủy phi cơ tầm trung phù hợp với các nhiệm vụ vận chuyển trong quân đội.

Ấn tượng A-90 Orlyonok
Orlyonok có trọng lượng 140 tấn, dài 58 m và có chuyến bay đầu tiên vào năm 1972. A-90 chạy trên hai động cơ tuabin phản lực và một động cơ tuabin cánh quạt, có thể đạt được tốc độ 400 km mỗi giờ, khả năng di chuyển quãng đường dài 1.500 km ở độ cao từ 5 đến 10m so với mặt nước biển.







Orlyonok có ngoại hình hết sức ấn tượng.

Quân đội Liên Xô đã lên kế hoạch đóng 20 chiếc thủy phi cơ như vậy với mục đích tạo ra một hạm đội thiện chiến trên Biển Baltic. A-90 được cấp cho quân đội vào năm 1979, đến năm 1993, ba chiếc A-90 vẫn hoạt động.




Orlyonok có chở 150 binh lính và hai xe tăng.

Orlyonok có chở 150 binh lính và hai xe tăng. Sau khi Liên bang Xô Viết tan ra, nhà máy chịu trách nhiệm đóng những chiếc Orlyonok đã rơi vào tay tư nhân. Hiện Orlyonok đã đổi tên thành Volga Shipyard, và vẫn được sử dụng như máy bay cứu hộ và tìm kiếm thương mại. Trên thực tế, Orlyonok có thể vừa chở hàng hóa (với trọng lượng 50 tấn trong phạm vi 1.500 km), vừa chở hành khách (khoảng 30 người trong phạm vi 3.000 km).

VVA-14M, thủy phi cơ tầm trung
Thủy phi cơ VVA-14M là bản chuyển đổi từ máy bay VVA-14. VVA-14M có chiều dài 25, 97m, sải cánh 30 m, chiều cao 6,97 m, trọng lượng tối đa 50.000 kg với vận tốc tối đa 760 km mỗi giờ.




VVA-14M được thiết kế với mục đích triệt phá các tàu ngầm tên lửa của Hải quân Mỹ.

VVA-14M là sản phẩm của Robert Bartini, nhà khoa học và thiết kế máy bay người Nga, với mục đích triệt phá các loại tàu ngầm tên lửa Polaris của Hải quân Mỹ. Sau khi Bartini qua đời năm 1974, dự án VVA-14M sụp đổ sau 107 lần cất cánh với tổng số 103 giờ bay. Chiếc VVA-14M số hiệu 19172 duy nhất còn lại hiện đang “an dưỡng” trong bảo tàng Không quân Liên Bang Nga, Monino, Moscow. Thủy phi cơ Lun (Spasatel), “nuốt trọn” quái vật biển KM






M-160 Lun còn lớn hơn cả "quái vật" KM.

Với trọng lượng 280 tấn, chiều dài 74 m, M-160 Lun là một dòng thủy phi cơ khác cũng được ra đời từ công ty thiết kế Alexeev năm 1987 và đi vào hoạt động năm 1989. Sự khổng lồ của M-160 Lun thường được miêu tả bằng hình ảnh có thể "nuốt trọn" quái vật biển KM.


M-160 Lun được trang bị tên lửa siêu âm ZM-80 “Moskit”.
M-160 Lun được trang bị rocket siêu âm ZM-80 “Moskit” vô song, có khả năng làm chìm bất kỳ tàu địch nào. Những chiếc thủy phi cơ M-160 Lun có thể trở thành mối đe dọa lớn đối với NATO nếu như không có sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Do thiếu nguồn kinh phí để tiếp tục nghiên cứu nên dự án này đã “lặn mất tăm” trước sự nuối tiếc của nhiều người.

Người Mỹ vào cuộc
Trước sự phát triển như vũ bão của dòng máy bay thủy phi cơ Liên Xô, người Mỹ đã không thể khoanh tay đứng nhìn. Steven Hooker, kỹ sư hàng không, đã quan sát “quái vật biển Caspian” năm 1967 và quyết định thành lập công ty Aerocon, có nhiệm vụ thực hiện giấc mơ chế tạo những chiếc thủy phi cơ lớn gấp 10 lần của Nga nhưng vẫn vượt đại dương một cách nhẹ nhàng.


Mô hình thủy phi cơ mơ ước Atlantis-1 của Mỹ.

Ngoài ra, theo thiết kế, Boeing Ultra Pelican có thể mang tới 1.400 tấn (bằng 17 xe tăng cộng thêm vài trăm binh lính) với quãng đường lên tới 16.000 km. Chiếc thủy phi cơ “khổng lồ” này có độ sải cánh 106 m và dài 152 m, với vận tốc nhanh hơn 10 lần so với những chiếc tàu chở container hiện đại.



Boeing Ultra Pelican có thể mang tới 1.400 tấn.

Loại thủy phi cơ này có thể bay với “hiệu ứng mặt đất” ở độ cao 6 m trên mặt nước biển và cũng có thể hoạt động như một chiếc máy bay bình thường ở độ cao trên 6.000 m. Nếu như không có gì cản trở, giấc mơ “triển khai một sư đoàn trong vòng 5 ngày tới bất kỳ đầu trên thế giới” của Mỹ có thể trở thành hiện thực.


Bảng so sánh về kích thước của các loại thủy phi cơ so với máy bay dân dụng.

Tuy nhiên, giấc mơ thủy phi cơ khổng lồ và dã chiến của Mỹ vẫn chưa thành hiện thực. Dù vậy, các nhà công nghệ vẫn nuôi hy vọng thiết kế được "những cánh chim biển khổng lồ" mở ra một kỷ nguyên mới trong giao thông.

(tổng hợp bdv)

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

>> 1.000 chiếc J-20 sẽ làm Nga, Mỹ điêu đứng?



Một chuyên gia quân sự của Trung Quốc đưa ra một giả thuyết rằng, nếu Trung Quốc chế tạo 1.000 máy bay J-20 Nga và Mỹ sẽ "điêu đứng".

"Trung Quốc có thật sự cần 1.000 máy bay chiến đấu J-20 và có đủ ngân sách nhà nước để phát triển hay không?", vị chuyên gia kia đặt ra câu hỏi.

Và chính ông đưa ra câu trả lời: "Đáp án là chắc chắn cần phải có, Trung Quốc còn vấn đề Đài Loan vẫn chưa giải quyết xong, ắt phải chuẩn bị cho chiến lược tương lai, chuẩn bị càng chu đáo thì khả năng giành thắng lợi càng lớn".

Dưới đây là một vài phân tích của vị chuyên gia giấu tên này:

Xét theo một góc độ khác, Trung Quốc đang phát triển sức mạnh không quân, 1.000 máy bay chiến đấu J-20 đối với Trung Quốc không phải là nhiều.

Ngoài ra, Trung Quốc còn phải đảm bảo một số lượng lớn các máy bay chiến đấu dự phòng, 1.000 chiếc J-20 ngoài việc biên chế cho Không quân Trung Quốc còn phải bảo đảm việc dự phòng thay thế khi cần thiết.



Máy bay J-20 của Trung Quốc tạo ra "làn sóng" bình phẩm quốc tế.

Đối với vấn đề tài chính, Trung Quốc tuyên bố có đủ khả năng để phát triển 1.000 máy bay J-20. Máy bay chiến đấu F-22 có giá khoảng 240 triệu NDT, trong khi đó mỗi máy bay J-20 của Trung Quốc có giá khoảng 200 triệu NDT, 1.000 máy bay J-20 khoảng 200 tỷ NDT.

Số tiền này chỉ tính riêng các khoản nợ của Mỹ đối với Trung Quốc đã có đủ. Nếu như Mỹ không trả đủ cho Trung Quốc, Trung Quốc vẫn còn các ngân sách khác đủ để phát triển 1.000 máy bay J-20. Ngoài ra, còn chế tạo thêm một vài tàu sân bay mới để đe doạ Mỹ.

Mỹ đối phó thế nào?
Một điều dễ dàng nhận thấy rằng Mỹ, Trung Quốc và Nga đang chạy đua vũ trang.

Trung Quốc có 1.000 máy bay J-20 chắc chắn Mỹ sẽ chế tạo 1.000 hoặc 2.000 máy bay chiến đấu F-22 nhằn cân bằng sức mạnh với Trung Quốc.


1.000 máy bay F-22 sẽ làm nền kinh tế Mỹ sụp đổ?

Tuy nhiên trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, Mỹ đang rơi vào khủng hoảng tài chính. Nếu như chế tạo F-22 nhằm đối trọng với 1.000 máy bay J-20 chắc chắn chính phủ Mỹ phải cho in thêm tiền và điều này làm cho đồng USD rớt giá trên thị trường. Kế hoạch trang bị cho quân đội của Mỹ trong tương lai đã làm cho Bộ tài chính Mỹ phải “đau đầu”, thêm nữa Mỹ đã phải chi rất nhiều cho thương vụ F-35.

Do vậy Mỹ cứ tiếp tục chạy đua vũ trang với Trung Quốc sẽ làm cho đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Bên cạnh đó, sau khi chế tạo thành công một số lượng lớn máy bay chiến đấu để cân bằng sức mạnh với Trung Quốc phía Mỹ sẽ phải tập trung vào việc khôi phục nền kinh tế.

Sách lược của Nga?
Hiện nay không quân Nga đứng vị trí thứ 2 trên thế giới, nếu như Trung Quốc có 1.000 máy bay J-20 Nga cũng sẽ chế tạo 1.000 máy bay Su-T-50 hoặc các loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 cùng loại để cân bằng với Trung Quốc. Đối với nền kinh tế của Nga hiện nay, việc chế tạo 1.000 máy bay T-50 sẽ làm cho nước Nga đến bên bờ vực phá sản.

Việc chế tạo 1.000 máy bay J-20 của Trung Quốc chỉ là giả thuyết, nhưng giả thuyết này rất có khả năng sẽ xảy ra vì Trung Quốc chỉ tuyên bố chế tạo 200 máy bay J-20 đã khiến cho Nga và Mỹ liên tục tăng chi phí quốc phòng. Cuộc chạy đua vũ trang một cách âm thầm này đã khiến cho nền kinh tế của Nga và Mỹ “điêu đứng”.

Một chuyên gia quân sự khác của Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc chế tạo 1.000 máy bay J-20 sẽ tạo thành một cuộc chạy đua vũ trang lớn đối với Nga và Mỹ, nhưng sau đó Trung Quốc nên lùi lại vị trí thứ 2 hoặc 3 để giải quyết các vấn đề tranh chấp với Nhật Bản và tại các khu vực ở Thái Bình Dương.

Chuyên gia này chỉ ra, sau khi thực hiện một cuộc chạy đua vũ trang như vậy, Nga và Mỹ sẽ khó lòng can thiệp vào các vấn đề của Trung Quốc vì còn phải khôi phục nền kinh tế đang trượt dốc của mình. Điều này sẽ tạo ra một sự thuận lợi lớn đối với Trung Quốc trong việc thống nhất đất nước và giải quyết các vấn đề tranh chấp.

(vitinfo news)

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

>> Malaysia chi 600 triệu USD mua xe bọc thép FNSS



Chính phủ Malaysia cùng với tập đoàn sản xuất xe bọc thép hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận mua 257 xe bọc thép FNSS trị giá 600 triệu USD.

Đây là hợp đồng xuất khẩu lớn nhất của công nghiệp quốc phòng Thỗ Nhĩ Kỳ.

Hợp đồng mua bán này được ký kết ngày 22/2/2011, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia Najib Razak đến Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, Malaysia đã từng mua một loạt xe bọc thép tương tự trị giá 300 triệu USD.




Xe bọc thép FNSS loại 8 bánh, chở được 14 binh sĩ.

Theo thỏa thuận mua FNSS, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, sản xuất, cung cấp các hỗ trợ hậu cần, kỹ thuật. Công việc lắp ráp sẽ được tiến hành tại nhà máy DEFTECH của Malaysia, xe bọc thép này sẽ sử dụng tháp pháo được sản xuất bởi Denel của Nam Phi.

“Chúng tôi đã quyết định nâng cấp mối quan hệ ngoại giao hai bên lên tầm đối tác chiến lược”, thủ tướng Malaysia Raxzak trao đổi với các phóng viên tại thủ đô của Thỗ Nhĩ Kỳ.

257 chiếc xe bọc thép được mua lần này, bao gồm nhiều biến thể 4 bánh, 6 bánh, và 8 bánh tùy thuộc vào nhiệm vụ.

Đặc điểm của xe thiết giáp FNSS

FNSS là xe chiến đấu đổ bộ bọc thép có khả năng lội nước, được sản xuất bởi Tập đoàn FNSS của Thổ Nhĩ Kỳ, chính thức phục vụ trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2006. Xe đã trải qua quãng đường thử nghiệm là 11.000 km trên sa mạc và trên các địa hình khác, với kết quả rất khả quan.

Thân xe được bọc thép dày 7,62mm, theo tiêu chuẩn Nato STANAG-4569 Level 4 dành cho xe thiết giáp hạng nhẹ. Xe được vũ trang một pháo 25mm FNSS Sharpshooter Turret, hợp tác phát triển cùng với BAE Systems của Anh.

Pháo được trang bị hệ ổn định hai trục, cho phép bắn chính xác trong phạm vi 2.000-6.800m, tốc độ bắn 200 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 1.100m/s, góc nâng của pháo từ -8 đến +49 độ, tầm bao quát 3600, súng máy đồng trục 7,62mm.


Phía sau xe bọc thép FNSS


Xe được trang bị hệ truyền động 2 trục (4x4 bánh), 3 trục (6x6 bánh ), 4 trục (8x8 bánh) với hộp số tự động 7 số tiến và 1 số lùi. Hệ thống treo khí nén bán tự động bằng máy kiểm soát và điều chỉnh khí nén, hệ thống chống bó phanh ABS giúp xe hoạt động hiệu quả trên các địa hình ghồ ghề, đồi núi. Xe có khả năng leo dốc 450, vượt vật cản cao 0,7m, mương rộng 1m.

Được trang bị động cơ diesel loại 525 Caterpillar Diesel, tiêu chuẩn khí thải EURO-3, công suất xe đạt 600 mã lực, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng là 24,5 mã lực/tấn. Tốc độ tối đa 100km/giờ, tốc độ lội nước 10km/giờ, tầm hoạt động 1.000 km.

Kích thước cơ bản: Dài 6,6m (6×6), 8 m (8×8), rộng 2,7m, cao 2,17m, trọng lượng rỗng 16 tấn, đầy tải 24,5 tấn, xe có khả năng chở 10 người (6×6), 14 người (8×8).

(Defence News, FNSS)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang