Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bờ Biển Ngà

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bờ Biển Ngà. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bờ Biển Ngà. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

>> Pháp cả gan đánh cuộc ở cả Libya và Bờ Biển Ngà?



[VITINFO news]Trong năm nay, quốc gia đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự và kéo cộng đồng quốc tế vào cuộc chống lại những người chuyên quyền tại cả Libya và Bờ Biển Ngà: đó chính là nước Pháp.

Pháp đã từng phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược Iraq do Mỹ đứng đầu cách đây 8 năm và đã ủng hộ việc cố gắng tiếp cận mọi cách có thể trước khi mang súng vào các cuộc khủng hoảng quốc tế khác.

Giới phân tích nhận định, sự thay đổi bất thường này có thể được bén rễ từ nỗ lực của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nhằm nới lỏng châu Âu khỏi sự phụ thuộc lâu nay vào chiếc ô an ninh của Mỹ.

Trong bối cảnh bất ổn ở thế giới Ả Rập và sức mạnh kinh tế của châu Á ngày càng phát triển, giới chuyên gia cho rằng Pháp muốn thúc đẩy sự tham gia của châu Âu với các hoạt động can thiệp quân sự dựa trên nhân quyền và dập tắt tình trạng bất bình kéo dài trong dân chúng về sự suy sụp của lục địa này.

Hiện cũng có một nhân tố khác liên quan đến sự thay đổi trên: Ông Sarkozy phải đối mặt với chiến dịch tái tranh cử vào năm tới và ông ấy có thể sẽ đánh cuộc rằng việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền của Pháp có thể giúp ông giành thắng lợi.

Hành động can thiệp quân sự tại Libya cũng là sự chuyển hướng cá nhân đáng chú ý đối với ông Sarkozy, người đã nồng nhiệt đón chào lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi tới Paris trong năm 2007, thời điểm hai nước ký kết một loạt thỏa thuận vũ khí và thương mại. Tháng trước, Tổng thống Pháp đã tập hợp các nhà lãnh đạo châu Âu chống lại đại tá Gadhafi khi ông này phát động chiến dịch đẫm máu nhằm vào người biểu tình.




Xác chiếc Soko của không quân Libya sau khi bị máy bay Rafale của Pháp bắn hạ hôm 24/3. (Ảnh Defensetalk)


Tại Bờ Biển Ngà, một thuộc địa cũ của Pháp, Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên khai hỏa vào lực lượng của lãnh đạo Laurent Gbagbo trong tuần này. Hành động của họ tại Bờ Biển Ngà liên quan tới yếu tố kinh tế và văn hóa.

Trong Liên minh châu Âu, Pháp và Anh là những nước có ảnh hưởng lớn nhất về quân sự. Trong khối này, một số quốc gia, đáng chú ý là Đức, hiện do dự trong việc điều binh lính của họ tới các chiến trường nước ngoài.

“Tôi nghĩ rằng hiện nay Pháp có thể tự hào khi can thiệp quân sự và sự biểu hiện dân chủ tại Bờ Biển Ngà”, Thủ tướng Pháp Francois Fillon phát biểu trước quốc hội hôm 05/4.

Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Pháp tiết lộ ông Gbagbo đang đàm phán về đầu hàng.

Hôm 04/4, máy bay trực thăng của Pháp và Liên Hợp Quốc đã khai hỏa vào Bờ Biển Ngà và vô hiệu hóa các loại vũ khí hạng nặng, chẳng hạn như súng đại bác và máy phóng rocket, của lực lượng trung thành với ông Gbagbo, người từ chối chuyển giao quyền lực cho ông Alassane Ouattara. Liên Hợp Quốc khẳng định, ông Alassane Ouattara đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm ngoái.


Trực thăng của LHQ và Pháp không kích một doanh trại của lực lượng thân ông Gbagbo ngày 04/42011. (Ảnh CNN)


Theo một nhà phân tích, tại Bờ Biển Ngà và Libya, Pháp đang tìm cách lay chuyển châu Âu từ bỏ thái độ do dự trong việc sử dụng vũ lực khi cần thiết và có thể để bảo vệ công dân và các giá trị của họ.

“Tại Pháp, các quan chức nhìn thấy các cơ hội tham gia – thường dưới tên của châu Âu – khi giương lá cờ châu Âu, bởi vì ngoài các bạn Anh của chúng ta, các nước đều lặng im về việc sử dụng vũ lực. Người Pháp nghĩ rằng châu Âu chưa chủ động trong việc ủng hộ nhân quyền”, Jean-Dominique Giuliani, Chủ tịch Quỹ Robert Schuman, cho biết.

Ông khẳng định, Pháp muốn nhắc tới các bài học khó khăn trước đây như các bài học từ cuộc chiến những năm 1990 tại Nam Tư cũ, nơi những trì hoãn, những cuộc tranh luận và đường lối ngoại giao không hiệu quả đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng.

“Bài học của những người vùng Balkan này là các cuộc tàn sát, và người Mỹ cuối cùng tới giúp đỡ chúng tôi khôi phục trật tự”, ông Giuliani nói. “Các bạn cảm nhận được ý nghĩ trong số các quan chức Pháp rằng không ai muốn tiếp tục chiều hướng này”, ông nói thêm.

Nhưng nhà phân tích Philippe Moreau Defarges cho hay, hành động quân sự của Pháp tại Libya và Bờ Biển Ngà không nên gộp lại với nhau: điểm giống nhau duy nhất là họ nhắm tới những người chuyên chế - những người mà thể chế của họ đã giết hại dân thường trong nỗ lực duy trì quyền lực.

“Mặc khác, có chiến dịch “duy tâm” ở Libya, và chiến dịch “thực tế” tại Bờ Biển Ngà – được ra lệnh bởi những lợi ích cụ thể”, Moreau Defarges, người thuộc Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Pháp (IFRI), nhận định.

Dominique Moisi, một cố vấn cấp cao tại IFRI, khẳng định rằng sau khi Pháp đóng vai trò chính tại các cuộc không kích chống lại binh lính của ông Gadhafi, quốc gia này gần như buộc phải hành động tại Bờ Biển Ngà.

“Sau chiến dịch can thiệp của Pháp tại Libya, sẽ không thể hiểu được nếu Pháp không hành động gì tại Bờ Biển Ngà”, ông cho biết, giải thích hàng ngàn người Pháp xa xứ và mối quan hệ văn hóa của Pháp với quốc gia châu Phi này.

Khi cuộc chiến Nga - Gruzia đang ở thời điểm hết sức căng thẳng và có dấu hiệu ngày càng leo thang, Tổng thống Sarkozy, trên cương vị Chủ tịch EU, đã chủ động bay đến Moscow trong vai trò nhà trung gian hòa giải để thuyết phục ban lãnh đạo Nga về một thỏa thuận hòa bình 6 điểm mang tên Medvedev/Sarkozy, được các bên liên quan chấp thuận. Với nỗ lực ngoại giao con thoi không mệt mỏi của mình, ông Sarkozy đã thành công trong việc làm "nguội" cái đầu "nóng" của cả Moscow lẫn Tbilisi.

Theo ông Giuliani, mục đích của ông Sarkozy là để “cho thấy rằng châu Âu muốn tồn tại, thậm chí chỉ có một số quốc gia thành viên, đặc biệt khi Tổng thống Barack Obama hi vọng châu Âu sẽ gánh vác trách nhiệm nhiều hơn về an ninh.

Tại Libya và Bờ Biển Ngà, ông Sarkozy “đã cả gan đánh cuộc”, Moisi nói.

“Thật là nguy hiểm khi có sự đánh cuộc là ông Gaddafi sẽ ra đi, và cộng đồng quốc tế sẽ nói “Ồ, Tổng thống Pháp đã đóng một vai trò then chốt”, ông khẳng định.


Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

>> Bờ Biển Ngà trước 'giờ G'



[BDV news] Chiến sự tại Bờ Biển Ngà bước vào giai đoạn quyết định khi quân đội của ông Ouattara chuẩn bị tấn công Abidjan, cứ điểm cuối cùng của ông Gbagbo.



Lực lượng trung thành với Alassane Ouattara – người được cộng đồng quốc tế công nhận là tổng thống hợp pháp của Bờ Biển Ngà, đang tập trung ở ngoại ô của thành phố Abidjan, chuẩn bị cho “cuộc tấn công cuối cùng” để lật đổ ông Laurent Gbagbo.



Nhân chứng cho biết diễn biến tại thành phố Abidjan vẫn rất căng thẳng và Liên Hợp Quốc đã ra lệnh sơ tán nhân viên. Đây là một chiến binh ủng hộ ông Ouattara với quần áo mang các “vật thiêng chứa phép thuật” của các thợ săn.



Binh lính ủng hộ ông Ouattara đã chiếm quyền kiểm soát trên hầu hết các khu vực của Bờ Biển Ngà vào tuần trước.



Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, khoảng 50.000 thành viên của lực lượng an ninh ủng hộ ông Gbagbo đã đào ngũ chỉ vài giờ sau khi binh lính của ông Ouattara tới ngoại ô Abidjan.



Dân cư tại Abidjan hoảng loạn và cố gắng tìm chỗ trú ẩn an toàn khi thành phố chuẩn bị chứng kiến một trận quyết chiến ác liệt.



Quân đội Pháp đã bảo vệ sân bay Abidjan, do vậy máy bay thương mại có thể hạ cánh xuống sân bay và sơ tán người ngoại quốc. Tuy nhiên, lực lượng ủng hộ ông Gbagbo cho rằng quân đội Pháp là “quân chiếm đóng”.



Binh lính trung thành với tổng thống Gbagbo vẫn canh giữ phủ tổng thống và vài điểm trọng yếu khác tại Abidjan.



Tiếng súng và vũ khí hạng nặng đã vang lên tại nhiều vùng trong thành phố. Một trong những địa điểm diễn ra các trận chiến ác liệt là phủ tổng thống, trại lính gần đó và tòa nhà truyền hình quốc gia.



Một người thiệt mạng trên đường phố. Phía xa là binh lính ủng hộ ông Ouattara.



Cả hai phe đều sử dụng quân du kích – bao gồm cả lính đánh thuê đến từ quốc gia láng giềng Liberia. Quân đánh thuê đã gây ra cướp bóc tại Abidjan. Quân đội ủng hộ ông Gbagbo tuần tra tại khu vực Plateau – khu trung tâm đông dân cư tại Abidjan.



Quân đội của ông Gbagbo vẫn kiểm soát được phủ tổng thống. Ông Gbagbo đã thua trong cuộc bầu cử nhưng kiên quyết không từ bỏ quyền lực.



Tại thành phố phía tây Duekoue, hơn 1.000 người đã bị giết hại khi quân đội của ông Ouattara tiến vào khu vực này. Liên Hợp Quốc và hội chữ thập đỏ tố cáo cả hai phe phái đã tàn sát dân thường.



Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

>> Đội quân bí mật của ông Gadhafi



Lính đánh thuê là lực lượng vũ trang "không chính thống" được chính phủ của tổng thống Lybia Gadhafi sử dụng để đối chọi với lực lượng nổi dậy trong cuộc xung đột.

Châu Phi đầy rẫy lính đánh thuê thất nghiệp
Theo kênh truyền hình Al Jazeera, nhiều quảng cáo tìm kiếm lính đánh thuê với mức lương 2.000 USD đã được ghi nhận tại Guinea và Nigeria. Lính đánh thuê nước ngoài được trả tiền bằng kim cương đã làm cuộc nội chiến đẫm máu tại Sierra Leone kéo dài nhiều năm.

Theo các chuyên gia, những thông tin này rất đa dạng và khó xác định. Tuy nhiên, nếu thực sự, nhà cầm quyền Libya muốn kiếm lính đánh thuê thì tây Phi là một “khu chợ lớn” hấp dẫn.

Những cuộc xung đột gần đây tai Guinea, Sierra Leone, Liberia và Bờ Biển Ngà đã tạo ra một thế hệ những cựu chiến binh thất nghiệp. Những người này sẵn sàng tham gia mọi cuộc chiến khi được trả một mức giá hợp lý.



Lính đánh thuê "rất sẵn có" tại tây Phi.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC News, một bác sĩ giấu tên tại thành phố Benghazi nói rằng những cảnh sát ủng hộ người biểu tình đã bắt được vài lính đánh thuê nước ngoài. Những lính đánh thuê này không thể nói tiếng Anh hay tiếng Arab. “Chúng chỉ biết một điều: giết chết những người trước mặt. Chỉ đơn giản vậy thôi. Chúng giết người như những kẻ máu lạnh vậy”, bác sĩ nói với đài ABC News qua điện thoại.

“Chính phủ đã đưa những đoàn quân đặc biệt từ nước ngoài tới Libya. Họ đem lính từ các nước châu Phi tới và bố trí chúng ở Benghazi, Tripoli”, vị bác sĩ cho biết thêm. Theo người bác sĩ, những lính đánh thuê này chỉ biết nói tiếng Pháp và phân biệt với dân thường bằng cách đội mũ màu vàng.

Một số đoạn băng hình được đăng tải trên trang web chia sẻ hình ảnh YouTube quay cảnh người địa phương đánh một số đàn ông da sẫm màu. Những người này bị bắt và bị cho rằng đã nổ súng giết hại dân thường.

“Chúng đang tràn tới đây. Chúng tôi thấy những máy bay vận tải chở họ. Tiền của chúng tôi…tiền của người Libya đang được trả cho lính đánh thuê nước ngoài để giết chính người dân Libya. Đó là điều đang diễn ra”, người giấu tên trả lời phỏng vấn.


Người dân bắt và đánh một người được cho là lính đánh thuê tới từ Chad.

Ngay cả đại sứ Libya tại Ấn Độ cũng khẳng định những báo cáo này với đài Reuters. “Lính đánh thuê tới từ châu Phi, nói tiếng Pháp và một số ngôn ngữ khác”, ông Ali al-Essawi trả lời Reuters. Ông Ali al-Essawi cho biết nhận được thông tin trên từ các nguồn trong nước.

Việc một số quân nhân Libya đào ngũ và quay sang ủng hộ người biểu tình vì họ không muốn là kẻ có nợ máu với dân tộc. “Bởi vì họ là người Libya và họ không thể đứng nhìn những lính đánh thuê nước ngoài giết hại người dân. Vì vậy họ đã quay sang ủng hộ người biểu tình”, ông Ali al-Essawi cho biết.

Có nhiều điều khác biệt giữa lính đánh thuê tại Libya và lính đánh thuê cung cấp từ các công ty tư nhân hoạt động tại Iraq và Afghanistan như Blackwater, DynCorp, Triple Canopy... Nhân viên của những công ty tư nhân này tuân thủ theo luật lệ của các nước mà họ hoạt động. Trong khi đó, lính đánh thuê từ tây Phi là những cựu binh từ các cuộc nội chiến và không cần tuân thủ bất cứ luật lệ nào cả.

Hệ lụy từ việc sử dụng lính đánh thuê nước ngoài

Những thanh niên Tuareg trở về từ Libya có thể sẽ lại gây ra những bất ổn mới cho Mali và Niger.

Theo những quan chức Mali, chính phủ của ông Gadhafi đã thuê hàng trăm người Tuareg. Những người này bao gồm cả quân nổi dậy ở Mali và Niger.

“Chúng tôi rất lo lắng trên mọi khía cạnh. Những thanh niên này đang dồn tới Libya với số lượng lớn. Điều này rất nguy hiểm, cho ông Gadhafi thành công hay thất bại. Những thanh niên này sẽ làm cả khu vực bất ổn khi họ trở về”, Abdou Salam Ag Assalat – người đứng đầu tổ chức vùng Kidal nói.

Theo ông Assalat, một mạng lưới lớn đã được lập lên để tổ chức cho lính đánh thuê tới Libya. Chính quyền địa phương đang nỗ lực thuyết phục và ngăn chặn những cựu chiến binh tới Libya. Tuy nhiên, điều này là rất khó khăn khi “tiền và vũ khí” đang đợi họ tại Libya.

“Gadhafi biết cách làm dàn mỏng lực lượng của chúng tôi. Ông ta biết cần tìm ai. Có vẻ như đã có những chuyến bay thẳng mang người từ Chad tới. Nhiều người khác đi bằng đường bộ tới miền nam Libya. Điều đó làm tôi vô cùng lo lắng vì kết thúc cuộc chiến ở Libya, những thanh niên đó sẽ lại quay trở lại với tiền và vũ khí, và làm mất ổn định vùng Sahel”, ông Assalat nói.

Theo ông Assalat, nhiều thủ lĩnh của người Tuareg đã có mặt tại Libya. Người Tuareg đã gây rối loạn tại Niger và Mali. Tình hình mới chỉ lắng dịu từ năm 2009 khi người họ đồng ý ngừng bắn. Tuy nhiên, tình hình sẽ nhanh chóng xấu đi khi các cựu binh Tuareg quay lại từ Libya với tiền và vũ khí.

Một vài thông tin về tổ chức quân đội Libya
Ở Libya, quân đội được chia theo bộ lạc để đảm bảo không thể trở thành một lực lượng thật sự. Quân đội Libya hiện nay chỉ mang tính biểu tượng với không đầy 40.000 người, vũ khí trang bị lạc hậu và không nhận được sự huấn luyện đầy đủ. Quyền lực của ông Gaddafi dựa chủ yếu vào lực lượng an ninh do em rể Abdullah Senussi quản lý.

Ngoài ra còn có Ủy ban Cách mạng do Hannibal, con trai Gaddafi cầm quyền và lực lượng bán vũ trang “Dân quân Nhân dân” gồm toàn những người thân tín nhất của vị tổng thống này.


Lực lượng quân đội tại Libya chỉ là mang tính "biểu tượng".

Một lực lượng bí mật được ông Gaddafi tuyển chọn từ những nước có quan hệ với Libya bao gồm Mali, Niger, Chad, Sudan và những người Hồi giáo Bosnia. Lực lượng này gọi là Lê dương Hồi giáo thuộc Ủy ban Cách mạng Libya.

Ban đầu nhằm bảo vệ thế giới Hồi giáo trước nguy cơ từ bên ngoài sau đó bảo vệ trực tiếp cho tổng thống. Các binh sĩ chịu sự chỉ đạo của Đại tá Gaddafi và hoàn toàn trung thành với chế độ mà họ phụ thuộc. Hiện nay, lực lượng này được dùng để chống lại chính người dân Libya.

Ông Gaddafi đã dựa vào chính sách "chia để trị" trong suốt 40 năm. Trong khoảng 10 năm đầu cai trị, ông lên án mạnh mẽ cái gọi là bản sắc bộ lạc và điều này được đa số dân chúng ủng hộ. Tuy nhiên, khi uy tín giảm sút và mâu thuẫn với Phong trào Các sĩ quan Tự do Thống nhất, Gaddafi ngày càng dựa vào “bản sắc bộ lạc” để củng cố quyền lực.

Ông Gaddafi đã tiến hành chính sách bảo trợ có sự lựa chọn đối với các bộ lạc tại Libya nhằm tăng cường sự kiểm soát đối với quân đội.


Bản đồ phân bố cư dân Libya theo sắc tộc.

Các bộ lạc chính ở Libya:
Arab: Người Arab chiếm đa số ở Libya phần nhiều theo Hồi giáo Sunni.

Berbers: Là cư dân bản xứ của Libya. Họ thuộc nhóm bộ lạc Hamitic. Những người này theo giáo phái Kharijii.

Tuareg: Những người sống du mục trong sa mạc Sahara và các ốc đảo Ghadames và Ghat.

Tebo: Là nhóm du mục và bán du mục sống ở sườn phía nam núi Harouj và đông Fezzan, gần biên giới Ai Cập.

Libya là một xã hội bộ lạc, nên tin tức lan truyền rất nhanh. Tuy nhiên, những người biểu tình không thể sử dụng truyền thông xã hội như một công cụ để tổ chức, nên họ khó có thể tập hợp công chúng một cách đông đảo như các nước láng giềng.

(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang