Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Libya

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Libya. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Libya. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

>> Lý giải sự thất bại của phòng không Libya



Chiến tranh Libya đang dần đi đến hồi kết, ông Gaddafi bị bắt hoặc đầu hàng chỉ là vấn đề thời gian, tuy nhiên có một điều băn khoăn mà bấy lâu nay nhiều nhà phân tích vẫn chưa tìm thấy đáp án rõ ràng nhất: Tại sao lực lượng phòng không được đánh giá hàng đầu khu vực của Libya hầu như không hoạt động?

Hàng chục ngàn tên lửa phòng không của Libya đã đi đâu? Chiến thuật SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses) chế áp hệ thống phòng không đối phương của NATO quá tốt, hay ông Gaddafi đã tự thua ngay loạt đạn đầu tiên?

Đôi nét về phòng không Libya

Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS, lực lượng phòng không Libya có hàng chục ngàn tên lửa vác vai SA-7, 60 hệ thống tên lửa phòng không SA-9.

Lực lượng phòng không đặc biệt được trang bị rất nhiều các loại tên lửa đối không SA-2, SA-3, SA-8 đặc biệt là SA-5 Gammon.


http://nghiadx.blogspot.com
Trong tay của ông Gaddafi có nhiều vũ khí có thể làm nên điều bất ngờ lớn, tên lửa S/A-5 là một ví dụ.


Lực lượng radar cảnh giới của Libya có 17 hệ thống radar được bố trí trong 4 khu vực chiến lược được đặt dọc theo bờ biển phía Tây. Radar cảnh giới P-12 Nato định danh là Spoon Rest, là loại radar cảnh giới 2D, tầm phát hiện mục tiêu 200km, độ cao 25km. Một số loại khác, Radar P-18 tầm phát hiện mục tiêu 250km, độ cao 35km, Radar cảnh giới P-14 NATO định danh Tall King, tầm phát hiện mục tiêu lến đến 600km, độ cao 40km. Radar cảnh báo sớm bán di động P-35/37 NATO định dang Bar Lock, tầm phát hiện mục tiêu 350km, độ cao 25km...

Nếu nhìn vào số trang bị này, tuy rất khó để giành chiến thắng trước sức mạnh của NATO, nhưng hoàn toàn có thể làm một điều gì đó. Song số tên lửa phòng không lớn của Libya đã không một lần khai hỏa, NATO bay lượn trên bầu trời Libya như đi vào chốn không người.

Đòn đánh phủ đầu

Ngay trong ngày đầu tiên của chiến dịch Bình minh Odyssey, NATO đã phóng đi hơn 110 tên lửa hành trình Tomahawk. Như vậy có thể thấy rằng, NATO đã tung lực lượng đặc biệt tiến hành xác định các mục tiêu của ông Gaddafi từ trước. Rất có thể, NATO đã đi trước một bước trong chiến tranh tình báo.


http://nghiadx.blogspot.com
Việc không chuẩn bị trước khiến ông Gaddafi thua ngay sau đòn đánh phủ đầu của NATO. Ảnh: Getty Images


Tomahawk là loại tên lửa hành trình được dẫn đường kết hợp quán tính và GPS, tên lửa có khả năng bay kiểu men theo địa hình TERCOM. Tham số về mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng, trong suốt quá trình bay hệ thống GPS sẽ hiệu chỉnh các tham số về mục tiêu.

Tên lửa có khả năng tấn công chính xác rất cao, cùng với đó, lực lượng mặt đất của ông Gaddafi gần như không có khả năng gây nhiễu tín hiệu GPS. Xác suất trúng mục tiêu cũng vì thế mà tăng lên rất nhiều lần.

Sau loạt 110 tên lửa hành trình Tomahawk làm tê liệt phần lớn sự kháng cự của lực lượng phòng không Libya, NATO tiếp tục tung các máy bay có trang bị tên lửa hành trình Stom Shadow tiếp tục săn lùng các mục tiêu còn lại của lực lương phòng không Libya.

Đây là loại tên lửa hành trình được phóng từ máy bay chiến đấu, sử dụng để tấn công các mục tiêu như kho tàng, bến bải, căn cứ quân sự, trung tâm chỉ huy... Stom Shadow có nguyên tắc hoạt động tương tự như Tomahawk, tên lửa cũng được dẫn đường kết hợp quán tính và GPS, khả năng bay men theo địa hình TERCOM.

Tọa độ về mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng, ở giai đoạn cuối của hành trình, tên lửa bay lên cao và kích hoạt máy ảnh hồng ngoại để nhắm mục tiêu.

Tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, đây là loại tên lửa chống bức xạ tốc độ cao, được thiết kế để phá hủy các trạm radar của đối phương. Những tên lửa chống bức xạ thế hệ cũ như AGM-45 Shrike và AGM-78 có một nhược điểm là nếu đối phương ngắt trạm phát sóng radar tên lửa sẽ bị mất phương hướng.

AGM-88 Harm được bổ sung thêm hệ dẫn đường GPS, một khi mất tín hiệu phát xạ tên lửa vẫn có thể tiếp tục bay đến tọa độ mục tiêu đã được xác định trước bằng GPS.

Tại chiến trường Libya chưa có báo cáo về việc sử dụng tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm. Như vậy có thể nhận định lực lượng radar cảnh giới của Libya gần như không hoạt động.

Những lý giải

Sự im lặng của lực lượng phòng không Libya cho thấy, họ không hề được chuẩn bị cho việc chống SEAD.

Khi lực lượng nổi dậy tiến vào Tripoli, họ phát hiện ra hàng ngàn tên lửa phòng không đang được bảo quản trong kho và chưa hề được nạp nhiên liệu. Điều đó dẫn đến một nhận định rằng, lực lương phòng không của ông Gaddafi chưa bao giờ được ra lệnh phải chuẩn bị chiến đấu với máy bay NATO.

Phải chăng, ông Gaddafi đã phạm sai lầm khi “cả tin” vào các chính sách ngoại giao của phương Tây và NATO, cho rằng các quốc gia này sẽ không can thiệp vì đang sa lầy trên nhiều chiến trường khác, để đến nỗi không kịp trở tay? Ông đã quên mất một quy luật cơ bản rằng, sức mạnh quân đội mới chính là chìa khóa cho hòa bình và ổn định?

Đất nước Libya tuy rộng lớn, nhưng phần lớn diện tích là sa mạc, dân cư chỉ sống tập trung tại các khu vực ven biển Địa Trung Hải. Sơ đồ bố trí phòng không của Libya củng chỉ tập trung ở khu vực này. Do đó việc xác định mục tiêu cho các tên lửa của NATO cũng trở nên dễ dàng hơn.

Một số ý kiến khác cho rằng, ông Gaddafi không dám đương đầu với sức mạnh của không quân NATO. Họ nghĩ rằng, chạy trốn sẽ đảm bảo được an toàn hơn là đương đầu với NATO.

Một số khác lại cảm thấy tiếc cho lực lượng phòng không được đánh giá là khá hùng hậu của ông Gaddafi. Nếu họ giám mở máy phát sóng radar, quyết một trận sinh tử với không quân NATO, mọi chuyện có thể đã diễn biến theo chiều hướng khác.

Cũng có một số nhận định cho rằng, có nội gián trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự cấp cao, đã tham mưu cho ông Gaddafi kế sách "im lặng là vàng". Một khi không nhận được chỉ thị từ cấp trên về việc phải hành động, cho dù có hàng ngàn tên lửa phòng không hiện đại trong tay cũng trở nên vô dụng.

Ngoài sức mạnh áp đảo về vũ khí, NATO còn áp đảo luôn trong chiến tranh tình báo, chiến tranh thông tin, ông Gaddafi gần như thua toàn diện. Suy ngẫm từ sự thất bại của ông Gaddafi, thấy rằng câu tục ngữ Latinh cổ xưa “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh" vẫn mang tính thời sự.

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Cận cảnh "cỗ máy chiến tranh" NATO chống Libya



Sứ mệnh bảo vệ dân thường Libya bằng "mọi biện pháp cần thiết" của liên quân hiện đã được 4 tuần song sức mạnh của sứ mệnh này đang dần yếu đi.

Anh và Pháp hiện dẫn đầu sứ mệnh sau khi Mỹ chuyển giao quyền lãnh đạo vào 31/3. Tuy nhiên, liên quân NATO dường như đang tan rã khi cố gắng tiếp tục chặn bước tiến của lãnh đạo Libya - đại tá Gaddafi. Trong khi đó, lực lượng của Gaddafi vẫn đang bao vây Misurata và thực thi những chiến thuật khiến họ tránh được việc trở thành mục tiêu của không lực phương Tây.



Chiến đấu cơ Mirage 2000 của Pháp đang đậu ở căn cứ không quân Solenzara tại đảo Corsica hôm 5/4.



Lính thủy đánh bộ Hoàng gia Anh giúp thực thi lệnh phong tỏa hải quân Libya hôm 11/4.



Máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Pháp từ căn cứ không quân Istres xếp hàng chờ tới lượt tiếp nhiên liệu trên biển Địa Trung Hải hôm 30/3



Máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle của Mỹ chuẩn bị bay tới Libya từ căn cứ quân sự Lakenheath ở Anh hôm 19/3.



Máy bay AWACS của không lực Mỹ cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle ở biển Địa Trung Hải hôm 24/3



Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp rời Toulon để tới Libya hôm 20/3.



Chiến đấu cơ JAS 39 Gripen của không lực Thụy Điển cất cánh khỏi Kallinge, Thụy Điển.



Phi công Pháp leo lên khoang của chiếc chiến đấu cơ Rafael tại căn cứ không quân Solenzara trên đảo Corsica




[VITINFO news]


Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

>> Pháp cả gan đánh cuộc ở cả Libya và Bờ Biển Ngà?



[VITINFO news]Trong năm nay, quốc gia đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự và kéo cộng đồng quốc tế vào cuộc chống lại những người chuyên quyền tại cả Libya và Bờ Biển Ngà: đó chính là nước Pháp.

Pháp đã từng phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược Iraq do Mỹ đứng đầu cách đây 8 năm và đã ủng hộ việc cố gắng tiếp cận mọi cách có thể trước khi mang súng vào các cuộc khủng hoảng quốc tế khác.

Giới phân tích nhận định, sự thay đổi bất thường này có thể được bén rễ từ nỗ lực của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nhằm nới lỏng châu Âu khỏi sự phụ thuộc lâu nay vào chiếc ô an ninh của Mỹ.

Trong bối cảnh bất ổn ở thế giới Ả Rập và sức mạnh kinh tế của châu Á ngày càng phát triển, giới chuyên gia cho rằng Pháp muốn thúc đẩy sự tham gia của châu Âu với các hoạt động can thiệp quân sự dựa trên nhân quyền và dập tắt tình trạng bất bình kéo dài trong dân chúng về sự suy sụp của lục địa này.

Hiện cũng có một nhân tố khác liên quan đến sự thay đổi trên: Ông Sarkozy phải đối mặt với chiến dịch tái tranh cử vào năm tới và ông ấy có thể sẽ đánh cuộc rằng việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền của Pháp có thể giúp ông giành thắng lợi.

Hành động can thiệp quân sự tại Libya cũng là sự chuyển hướng cá nhân đáng chú ý đối với ông Sarkozy, người đã nồng nhiệt đón chào lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi tới Paris trong năm 2007, thời điểm hai nước ký kết một loạt thỏa thuận vũ khí và thương mại. Tháng trước, Tổng thống Pháp đã tập hợp các nhà lãnh đạo châu Âu chống lại đại tá Gadhafi khi ông này phát động chiến dịch đẫm máu nhằm vào người biểu tình.




Xác chiếc Soko của không quân Libya sau khi bị máy bay Rafale của Pháp bắn hạ hôm 24/3. (Ảnh Defensetalk)


Tại Bờ Biển Ngà, một thuộc địa cũ của Pháp, Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên khai hỏa vào lực lượng của lãnh đạo Laurent Gbagbo trong tuần này. Hành động của họ tại Bờ Biển Ngà liên quan tới yếu tố kinh tế và văn hóa.

Trong Liên minh châu Âu, Pháp và Anh là những nước có ảnh hưởng lớn nhất về quân sự. Trong khối này, một số quốc gia, đáng chú ý là Đức, hiện do dự trong việc điều binh lính của họ tới các chiến trường nước ngoài.

“Tôi nghĩ rằng hiện nay Pháp có thể tự hào khi can thiệp quân sự và sự biểu hiện dân chủ tại Bờ Biển Ngà”, Thủ tướng Pháp Francois Fillon phát biểu trước quốc hội hôm 05/4.

Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Pháp tiết lộ ông Gbagbo đang đàm phán về đầu hàng.

Hôm 04/4, máy bay trực thăng của Pháp và Liên Hợp Quốc đã khai hỏa vào Bờ Biển Ngà và vô hiệu hóa các loại vũ khí hạng nặng, chẳng hạn như súng đại bác và máy phóng rocket, của lực lượng trung thành với ông Gbagbo, người từ chối chuyển giao quyền lực cho ông Alassane Ouattara. Liên Hợp Quốc khẳng định, ông Alassane Ouattara đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm ngoái.


Trực thăng của LHQ và Pháp không kích một doanh trại của lực lượng thân ông Gbagbo ngày 04/42011. (Ảnh CNN)


Theo một nhà phân tích, tại Bờ Biển Ngà và Libya, Pháp đang tìm cách lay chuyển châu Âu từ bỏ thái độ do dự trong việc sử dụng vũ lực khi cần thiết và có thể để bảo vệ công dân và các giá trị của họ.

“Tại Pháp, các quan chức nhìn thấy các cơ hội tham gia – thường dưới tên của châu Âu – khi giương lá cờ châu Âu, bởi vì ngoài các bạn Anh của chúng ta, các nước đều lặng im về việc sử dụng vũ lực. Người Pháp nghĩ rằng châu Âu chưa chủ động trong việc ủng hộ nhân quyền”, Jean-Dominique Giuliani, Chủ tịch Quỹ Robert Schuman, cho biết.

Ông khẳng định, Pháp muốn nhắc tới các bài học khó khăn trước đây như các bài học từ cuộc chiến những năm 1990 tại Nam Tư cũ, nơi những trì hoãn, những cuộc tranh luận và đường lối ngoại giao không hiệu quả đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng.

“Bài học của những người vùng Balkan này là các cuộc tàn sát, và người Mỹ cuối cùng tới giúp đỡ chúng tôi khôi phục trật tự”, ông Giuliani nói. “Các bạn cảm nhận được ý nghĩ trong số các quan chức Pháp rằng không ai muốn tiếp tục chiều hướng này”, ông nói thêm.

Nhưng nhà phân tích Philippe Moreau Defarges cho hay, hành động quân sự của Pháp tại Libya và Bờ Biển Ngà không nên gộp lại với nhau: điểm giống nhau duy nhất là họ nhắm tới những người chuyên chế - những người mà thể chế của họ đã giết hại dân thường trong nỗ lực duy trì quyền lực.

“Mặc khác, có chiến dịch “duy tâm” ở Libya, và chiến dịch “thực tế” tại Bờ Biển Ngà – được ra lệnh bởi những lợi ích cụ thể”, Moreau Defarges, người thuộc Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Pháp (IFRI), nhận định.

Dominique Moisi, một cố vấn cấp cao tại IFRI, khẳng định rằng sau khi Pháp đóng vai trò chính tại các cuộc không kích chống lại binh lính của ông Gadhafi, quốc gia này gần như buộc phải hành động tại Bờ Biển Ngà.

“Sau chiến dịch can thiệp của Pháp tại Libya, sẽ không thể hiểu được nếu Pháp không hành động gì tại Bờ Biển Ngà”, ông cho biết, giải thích hàng ngàn người Pháp xa xứ và mối quan hệ văn hóa của Pháp với quốc gia châu Phi này.

Khi cuộc chiến Nga - Gruzia đang ở thời điểm hết sức căng thẳng và có dấu hiệu ngày càng leo thang, Tổng thống Sarkozy, trên cương vị Chủ tịch EU, đã chủ động bay đến Moscow trong vai trò nhà trung gian hòa giải để thuyết phục ban lãnh đạo Nga về một thỏa thuận hòa bình 6 điểm mang tên Medvedev/Sarkozy, được các bên liên quan chấp thuận. Với nỗ lực ngoại giao con thoi không mệt mỏi của mình, ông Sarkozy đã thành công trong việc làm "nguội" cái đầu "nóng" của cả Moscow lẫn Tbilisi.

Theo ông Giuliani, mục đích của ông Sarkozy là để “cho thấy rằng châu Âu muốn tồn tại, thậm chí chỉ có một số quốc gia thành viên, đặc biệt khi Tổng thống Barack Obama hi vọng châu Âu sẽ gánh vác trách nhiệm nhiều hơn về an ninh.

Tại Libya và Bờ Biển Ngà, ông Sarkozy “đã cả gan đánh cuộc”, Moisi nói.

“Thật là nguy hiểm khi có sự đánh cuộc là ông Gaddafi sẽ ra đi, và cộng đồng quốc tế sẽ nói “Ồ, Tổng thống Pháp đã đóng một vai trò then chốt”, ông khẳng định.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang