[VITINFO news]Trong năm nay, quốc gia đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự và kéo cộng đồng quốc tế vào cuộc chống lại những người chuyên quyền tại cả Libya và Bờ Biển Ngà: đó chính là nước Pháp.
Pháp đã từng phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược Iraq do Mỹ đứng đầu cách đây 8 năm và đã ủng hộ việc cố gắng tiếp cận mọi cách có thể trước khi mang súng vào các cuộc khủng hoảng quốc tế khác. Giới phân tích nhận định, sự thay đổi bất thường này có thể được bén rễ từ nỗ lực của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nhằm nới lỏng châu Âu khỏi sự phụ thuộc lâu nay vào chiếc ô an ninh của Mỹ. Trong bối cảnh bất ổn ở thế giới Ả Rập và sức mạnh kinh tế của châu Á ngày càng phát triển, giới chuyên gia cho rằng Pháp muốn thúc đẩy sự tham gia của châu Âu với các hoạt động can thiệp quân sự dựa trên nhân quyền và dập tắt tình trạng bất bình kéo dài trong dân chúng về sự suy sụp của lục địa này. Hiện cũng có một nhân tố khác liên quan đến sự thay đổi trên: Ông Sarkozy phải đối mặt với chiến dịch tái tranh cử vào năm tới và ông ấy có thể sẽ đánh cuộc rằng việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền của Pháp có thể giúp ông giành thắng lợi. Hành động can thiệp quân sự tại Libya cũng là sự chuyển hướng cá nhân đáng chú ý đối với ông Sarkozy, người đã nồng nhiệt đón chào lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi tới Paris trong năm 2007, thời điểm hai nước ký kết một loạt thỏa thuận vũ khí và thương mại. Tháng trước, Tổng thống Pháp đã tập hợp các nhà lãnh đạo châu Âu chống lại đại tá Gadhafi khi ông này phát động chiến dịch đẫm máu nhằm vào người biểu tình. Xác chiếc Soko của không quân Libya sau khi bị máy bay Rafale của Pháp bắn hạ hôm 24/3. (Ảnh Defensetalk) Tại Bờ Biển Ngà, một thuộc địa cũ của Pháp, Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên khai hỏa vào lực lượng của lãnh đạo Laurent Gbagbo trong tuần này. Hành động của họ tại Bờ Biển Ngà liên quan tới yếu tố kinh tế và văn hóa. Trong Liên minh châu Âu, Pháp và Anh là những nước có ảnh hưởng lớn nhất về quân sự. Trong khối này, một số quốc gia, đáng chú ý là Đức, hiện do dự trong việc điều binh lính của họ tới các chiến trường nước ngoài. “Tôi nghĩ rằng hiện nay Pháp có thể tự hào khi can thiệp quân sự và sự biểu hiện dân chủ tại Bờ Biển Ngà”, Thủ tướng Pháp Francois Fillon phát biểu trước quốc hội hôm 05/4. Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Pháp tiết lộ ông Gbagbo đang đàm phán về đầu hàng. Hôm 04/4, máy bay trực thăng của Pháp và Liên Hợp Quốc đã khai hỏa vào Bờ Biển Ngà và vô hiệu hóa các loại vũ khí hạng nặng, chẳng hạn như súng đại bác và máy phóng rocket, của lực lượng trung thành với ông Gbagbo, người từ chối chuyển giao quyền lực cho ông Alassane Ouattara. Liên Hợp Quốc khẳng định, ông Alassane Ouattara đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm ngoái. Trực thăng của LHQ và Pháp không kích một doanh trại của lực lượng thân ông Gbagbo ngày 04/42011. (Ảnh CNN) Theo một nhà phân tích, tại Bờ Biển Ngà và Libya, Pháp đang tìm cách lay chuyển châu Âu từ bỏ thái độ do dự trong việc sử dụng vũ lực khi cần thiết và có thể để bảo vệ công dân và các giá trị của họ. “Tại Pháp, các quan chức nhìn thấy các cơ hội tham gia – thường dưới tên của châu Âu – khi giương lá cờ châu Âu, bởi vì ngoài các bạn Anh của chúng ta, các nước đều lặng im về việc sử dụng vũ lực. Người Pháp nghĩ rằng châu Âu chưa chủ động trong việc ủng hộ nhân quyền”, Jean-Dominique Giuliani, Chủ tịch Quỹ Robert Schuman, cho biết. Ông khẳng định, Pháp muốn nhắc tới các bài học khó khăn trước đây như các bài học từ cuộc chiến những năm 1990 tại Nam Tư cũ, nơi những trì hoãn, những cuộc tranh luận và đường lối ngoại giao không hiệu quả đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng. “Bài học của những người vùng Balkan này là các cuộc tàn sát, và người Mỹ cuối cùng tới giúp đỡ chúng tôi khôi phục trật tự”, ông Giuliani nói. “Các bạn cảm nhận được ý nghĩ trong số các quan chức Pháp rằng không ai muốn tiếp tục chiều hướng này”, ông nói thêm. Nhưng nhà phân tích Philippe Moreau Defarges cho hay, hành động quân sự của Pháp tại Libya và Bờ Biển Ngà không nên gộp lại với nhau: điểm giống nhau duy nhất là họ nhắm tới những người chuyên chế - những người mà thể chế của họ đã giết hại dân thường trong nỗ lực duy trì quyền lực. “Mặc khác, có chiến dịch “duy tâm” ở Libya, và chiến dịch “thực tế” tại Bờ Biển Ngà – được ra lệnh bởi những lợi ích cụ thể”, Moreau Defarges, người thuộc Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Pháp (IFRI), nhận định. Dominique Moisi, một cố vấn cấp cao tại IFRI, khẳng định rằng sau khi Pháp đóng vai trò chính tại các cuộc không kích chống lại binh lính của ông Gadhafi, quốc gia này gần như buộc phải hành động tại Bờ Biển Ngà. “Sau chiến dịch can thiệp của Pháp tại Libya, sẽ không thể hiểu được nếu Pháp không hành động gì tại Bờ Biển Ngà”, ông cho biết, giải thích hàng ngàn người Pháp xa xứ và mối quan hệ văn hóa của Pháp với quốc gia châu Phi này. Khi cuộc chiến Nga - Gruzia đang ở thời điểm hết sức căng thẳng và có dấu hiệu ngày càng leo thang, Tổng thống Sarkozy, trên cương vị Chủ tịch EU, đã chủ động bay đến Moscow trong vai trò nhà trung gian hòa giải để thuyết phục ban lãnh đạo Nga về một thỏa thuận hòa bình 6 điểm mang tên Medvedev/Sarkozy, được các bên liên quan chấp thuận. Với nỗ lực ngoại giao con thoi không mệt mỏi của mình, ông Sarkozy đã thành công trong việc làm "nguội" cái đầu "nóng" của cả Moscow lẫn Tbilisi. Theo ông Giuliani, mục đích của ông Sarkozy là để “cho thấy rằng châu Âu muốn tồn tại, thậm chí chỉ có một số quốc gia thành viên, đặc biệt khi Tổng thống Barack Obama hi vọng châu Âu sẽ gánh vác trách nhiệm nhiều hơn về an ninh. Tại Libya và Bờ Biển Ngà, ông Sarkozy “đã cả gan đánh cuộc”, Moisi nói. “Thật là nguy hiểm khi có sự đánh cuộc là ông Gaddafi sẽ ra đi, và cộng đồng quốc tế sẽ nói “Ồ, Tổng thống Pháp đã đóng một vai trò then chốt”, ông khẳng định. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sarkozy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sarkozy. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011
>> Pháp cả gan đánh cuộc ở cả Libya và Bờ Biển Ngà?
Nhãn:
Ả Rập Xê út,
Alassane Ouattara,
Bộ quốc phòng Mỹ,
Bờ Biển Ngà,
Gadhafi,
HĐBA Liên Hợp Quốc,
Iraq,
Không quân Libya,
Libya,
Quân đội Pháp,
Sarkozy,
USA
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011
>> Tại sao Anh, Pháp đi đầu trong chiến dịch ở Libya?
Giữa chiến dịch lớn nhằm vào Libya, nhiều người vẫn không khỏi thắc mắc: Tại sao Anh, Pháp lại dẫn đầu trong cuộc chiến này? Tại sao lực lượng vũ trang của họ lại can thiệp quân sự và tại sao các nhà ngoại giao của họ gây áp lực trong cuộc đàm phán dẫn tới việc ra nghị quyết chống Libya?
Dưới đây là bài bình luận trên tạp chí Time xung quanh những câu hỏi này. Thủ tướng Anh David Cameron cho biết hành động quân sự chống Moammar Gadhafi là "cần thiết, nó hợp pháp và đúng đắn". Đúng đắn, "bởi vì tôi không tin rằng chúng ta nên thờ ơ trong khi tên độc tài này sát hại dân chúng của chính ông ta". Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thì nói: "Chúng ta can thiệp vì lẽ phải không cho phép dung thứ những tội ác như thế". Tuy thế, những lý luận của hai nhà lãnh đạo này không thực sự trả lời câu hỏi: Tại sao lại can thiệp vào Libya? Quân đội Mỹ nã tên lửa xuống Libya. Ảnh: US Navy. Liệu có phải những biến cố ở Libya có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích quốc gia của Anh và Pháp? Đúng là Libya nằm ở bên kia Địa Trung Hải, đối diện với châu Âu và hai bên có hợp tác thương mại. Tuy nhiên, Libya chỉ có hơn 6,5 triệu dân. Để so sánh, nó cũng chỉ tương đương với hai quốc gia ở Trung Mỹ là El Salvador và Honduras. Trong Chiến tranh Lạnh, các nhà lập pháp Mỹ phải tranh cãi khá lâu trước khi can thiệp quân sự tại Trung Mỹ. Libya có dầu mỏ và khí đốt, đúng, nhưng nó chỉ chiếm chưa tới 2% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu. Thật khó để nói rằng Anh và Pháp tham gia chiến dịch vì lý do thương mại. Vấn đề nhập cư? Đúng là bất ổn ở khu vực này có nhiều khả năng kéo theo làn sóng nhập cư lên phía bắc (châu Âu). Tuy nhiên, khó có thể tưởng tượng một cuộc khủng hoảng về làn sóng tị nạn sẽ diễn ra ở Bắc Phi nếu Moammar Gadhafi tiếp tục nắm quyền. Địa Trung Hải là biển lớn, nó đâu phải chỉ là một đường biên giới mà người ta chỉ việc bước qua. Lịch sử ư? Anh, dưới thời cựu thủ tướng Tony Blair dù có không hài lòng với chính phủ Gadhafi, thì nước này cũng không có nhiều lý do để yêu hay ghét Gadhafi. Các điệp viên Libya có bị đổ lỗi khiến phi cơ của hãng PanAm gặp nạn tại Scotland, nữ cảnh sát London có bị bắn từ sứ quán Libya năm 1984, những tội ác đó dù kinh khủng cũng không thể là lý do dẫn tới việc tham chiến. Muốn lấy lại hình tượng tốt đẹp? Sarkozy lỡ nhịp trong làn sóng nổi dậy ở thế giới Ảrập vì những mối liên hệ của chính quyền của ông với Tunisia. Nhiều người cho rằng Sarkozy lớn tiếng trong chiến dịch này để lập lại uy tín của Pháp trong thế giới Ảrập. Nếu điều đó là đúng, đây quả là một bước đi mạo hiểm vì không có gì đảm bảo can thiệp quân sự vào Libya sẽ thành công hoặc sẽ giúp Pháp lấy lại danh tiếng. Liệu có phải họ ảo tưởng về chuyện làm việc lớn? Nhiều người tranh cãi rằng Anh và Pháp hành động quân sự vì đơn giản lịch sử cho phép họ làm thế. Họ muốn chứng tỏ hai nước vẫn là cường quốc. Tuy nhiên, điều này không hợp lý vì cả Cameron và Sarkozy đều là những nhà lãnh đạo có lý lẽ. Cả hai nước đều là quốc gia dân chủ, tại đây, các cử tri không ủng hộ chủ nghĩa phiêu lưu về quân sự. Còn lại hai lý do cuối cùng có thể phần nào giải thích được hành động của Anh và Pháp lúc này. Thứ nhất, có lẽ Anh và Pháp tin rằng không phải lúc nào Mỹ cũng có thể gánh vác mọi chuyện. Thế giới sẽ an toàn hơn nếu các nền dân chủ khác giúp Mỹ thực hiện các sứ mệnh về ngoại giao và quân sự. Thứ hai, như cựu thủ tướng Tony Blair từng nói, khi đối mặt với khủng hoảng như ở Libya, việc không hành động cũng là một quyết định và đi kèm theo nó là hậu quả. Anh, Pháp, Mỹ và các nước khác có thể không lên tiếng khi Gadhafi ra tay trấn áp những người phản đối chính quyền của ông ta 3 tuần trước. Tuy nhiên, họ cực lực phản đối. Việc không làm gì khi mà Gadhafi có vẻ như sắp chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Libya sẽ phơi bày sự yếu kém của những nước từng muốn ông ta ra đi. Nhìn vào hai lý do đó, quyết định hành động quân sự ở Libya - dù khôn ngoan hay không - ít nhất có thể hiểu được. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)