Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: B-29

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn B-29. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn B-29. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Những hung thần đáng sợ trên bầu trời



Fokker, A6M Zero, B – 29 hay nhiều cái tên khác chính là những cái tên gây nên nỗi khiếp sợ trên bầu trời trong những chiến trường lớn trên toàn thế giới.

Dưới sự giúp đỡ của một số chuyên gia hàng không và các cựu phi công chiến đấu, Popular Mechanics tổng kết lịch sử những chiếc máy bay sử chiến đấu. Dưới đây là danh sách 6 chiếc máy bay “tử thần” nhất trong suốt 100 năm qua, dựa trên sự thống trị bầu trời của loại máy bay trong thời kỳ nó còn hoạt động:

Fokker Eindecker


Những hình ảnh tư liệu về chiếc Fokker phục vụ quân đội Đức.


Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu sau khi anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay đầu tiên khoảng một thập kỷ. Kể từ đó, công nghệ hàng không đạt được nhiều bước phát triển vượt bậc.

Các kỹ sư trên khắp thế giới cùng nhau sáng tạo và thiết kế nên những chiếc máy bay có khả năng hoạt động lâu dài và cơ động. Nhà nghiên cứu lịch sử hàng không Walter Boyne nhận xét: “Vào thời điểm đó, sự bổ sung, cải tiến mới liên tiếp xuất hiện. Chẳng có một chiếc máy bay nào có thể giữ vai trò thống trị trong thời gian dài”.

Thế nhưng, trong suốt 8 tháng cuối năm 1915, máy bay Fokker Eindecker của Không quân Đức đã hoành hành trên bầu trời châu Âu. Nhiều nhà sử học gọi giai đoạn này là “Tai họa Fokker”. Boyne nói, chiếc máy bay mới và khủng khiếp của quân Đức đã gây ra cả sự sợ hãi lẫn căm phẫn đối với những chính phủ phe Hiệp ước.


Điểm vượt trội của Fokker là việc đồng bộ hóa súng máy và cánh quạt trước.


Cha đẻ của Eindecker là nhà thiết kế người Đức, Anthony Fokker; tên ông được đặt cho sản phẩm của mình. Anthony đã tìm cách đồng bộ bánh răng của cánh quạt và súng máy, giúp hỏa lực được bố trí hợp lý và thuận tiện cho việc không kích hơn mà không ảnh hưởng tới hoạt động bay. Trước đó, hầu hết các loại máy bay chiến đâu đều bố trí súng máy ở bên sườn do đó, phi công không thể bắn qua cánh quạt hoặc thân máy bay. Chính điều kỳ lạ này đã gây sốc cho những phi công Pháp và Anh.

Ngoài ra, Fokker còn gây nỗi sợ hãi về mặt tâm lý cho lực lượng dưới mặt đất. Bên cạnh việc phải đối mặt với xạ thủ, khí độc và pháo binh, lực lượng dưới mặt đất còn phải lo lắng với cái chết đến từ trên không.

Nhờ hoạt động tình báo, Pháp và Anh đã có được bản vẽ của Eindecker, thiết kế giúp thay đổi quan điểm về máy bay quân sự. Boyne nhận xét, Fokker chính là sự khởi đầu cho những chiếc máy bay giết người.


Thời kỳ đầu, Fokker chỉ được trang bị động cơ Oberursel U-1 100 mã lực.


Trang bị kỹ thuật:

Phi hành đoàn : 1người

Dài : 7,30 m; Sải cánh : 10,04 m; Cao : 2,49 m

Trọng lượng không tải : 399 kg; Tối đa khi cất cánh : 610 kg

Động cơ : 01 động cơ cánh quạt 09 xi-lanh Oberursel U-1 có 100 mã lực.

Tốc độ : 150 km/giờ; Trần bay: 3.600 m; Tầm hoạt động : 360 km

Hỏa lực : 01 súng máy 7,92mm MG.08.

Bay lần đầu : tháng 12/1915; Số lượng sản xuất : 249 chiếc.

A6M Zero

A6M Zero chính là con bài chủ lực trong giai đoạn đầu Thế chiến II của Nhật.


Theo John Parshall, tác giả cuốn Thanh kiếm vỡ: Câu chuyện chưa kể về trận chiến Midway, vào thời điểm bắt đầu nổ ra Thế chiến II, Hải quân Đế quốc Nhật đã vượt trội hơn nhiều so với Mỹ nhờ khai thác hiệu quả sức tàn phá hủy diệt của những chiếc máy bay ném bom bổ nhào và thủy phi cơ.

Parshall cho biết, sức mạnh thật sự của Hải quân Nhật nằm ở những chiến đấu cơ Zero do Mitshibishi sản xuất. Sức mạnh của Zero chính là sự cơ động. Các nhà thiết kế Nhật Bản đã đánh đổi thiết kế tiêu chuẩn như thùng xăng, vỏ bảo vệ để tạo nên mẫu máy bay cơ động, giảm khả năng trúng đạn.

Với Zero quân đội Nhật Bản sử dụng những phi công lão luyện nhất để khai thác những lợi thế triệt để sự cơ động khiến phi công của quân Đồng Minh phải học cách phản ứng thật nhanh với những chiếc Zero trong các cuộc hỗn chiến trên không.


Khả năng ưu việt nhất của Zero là tính cơ động cực cao.


Điều không may cho Hải quân Nhật là chiến tranh kéo dài, tiến bộ của công nghệ không cho phép bất kỳ loại máy bay nào mãi là ông hoàng trên bầu trời.

Các phi công của phe Đồng Minh vạch ra cách đối phó với Zero bằng cách dụ phi công Nhật không chiến ở độ cao 6,7 km, khiến khả năng cơ động của những chiếc Zero giảm sút đáng kể, thay vào đó là sự vượt trội của những chiếc máy bay động cơ mạnh của Mỹ. Người Mỹ không chỉ tạo ra những chiếc máy bay tốt hơn mà còn chế tạo với số lượng nhiều hơn. Trong khi đó, quân đội Nhật không đáp ứng được khả năng sản xuất để cạnh tranh. Nhất là, trong sản xuất các bộ phận của Zero đều được làm thủ công. Chính những sự thay đổi này đã đem đến những chiến thắng cho quân đội Mỹ trong trận Biển San Hô, trận Midway và trận đánh tại quần đảo Solomon.

Nhật Bản sử dụng những chiếc phi cơ Zero đến tận năm 1945. Khi đó, nó trở nên lỗi thời so với chiến đấu cơ mới như Spitfires, Hurricanes của Không quân Anh; P-51 và P-38 của Mỹ. Tuy nhiên, Parshall cho rằng, không thể phủ nhận tầm quan trọng và khả năng hủy diệt của những phi cơ Zero vào thời kỳ hoàng kim của nó.


Hình ảnh một chiếc A6M Zero xuất phát từ một tàu sân bay của Nhật.


Trang bị kỹ thuật:

Phi hành đoàn : 1 người

Dài : 9,06 m; Sải cánh : 12,0 m; Cao : 3,05 m

Trọng lượng không tải : 1.680 kg; Tối đa khi cất cánh : 2.410 kg.

Động cơ : 01 động cơ cánh quạt Nakajima Sakae 12 có 950 mã lực.

Tốc độ : 533 km/giờ; Trần bay: 10.000 m; Tầm hoạt động : 3.105 km.

Hỏa lực : 2 súng máy 7,7mm; 2 pháo 20mm; 2 bom 60kg, hoặc 2 bom 250kg gắn cố định khi tấn công cảm tử (kamikaze).

Bay lần đầu : 1/4/1939; Số lượng sản xuất : 11.000 chiếc.

Pháo đài bay B-29

B-29 thực sự là pháo đài bay với khả năng mang tới 6 tấn vũ khí.


Thời kỳ Chiến tranh thế giới lần I và giai đoạn đầu Thế Chiến II, những chiếc máy bay chiến đấu là nỗi sợ hãi với bất kỳ lực lượng nào, nhưng so với giai đoạn sau, chiến đấu cơ chỉ là một ván bài nhỏ. Đó là bình minh của những chiếc máy bay thả bom, kẻ phá hoại khủng khiếp từ bầu trời.

Có thể kể đến những cái tên như: Ju-87 và Ju-88 của Không quân Đức, những chiếc Avro Lancaster với khả năng thả bom hằng đêm trên đất Đức hoặc những chiếc B-17, B-24 của Mỹ có khả năng thả bom suốt ngày. Tuy nhiên, những kẻ hủy diệt này không thể sánh được với B-29, chiếc máy bay thả bom tầm xa đầu tiên của Mỹ.


Trong những trận dội bom, B-29 đi theo đội hình 20 chiếc.


B – 29 là sản phẩm của hãng hàng không Boeing, tham gia Thế chiến II khá muộn. Chiếc máy bay ném bom này bắt đầu tham gia chiến đấu vào năm 1944, là một phần của chiến dịch Matterhorn.

Theo đó, B- 29 sẽ tiến hành oanh tạc bom lên Nhật Bản với điểm xuất phát từ căn cứ đặt tại Trung Quốc. Mỗi pháo đài bay có thể mang tới 6 tấn bom và dội bom khi bay với đội hình có tới 20 chiếc trong một trận càn quét.

Theo thống kê, con số thiệt hại về người do những trận mưa bom mà B-29 dội xuống những thành phố như Tokyo, Yokohama lớn hơn nhiều tổn thất về người do vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945 và thành phố Nagasaki ngày 9/8/1945. Tính đến cuối năm 1945, pháo đài bay B – 29 đã giết hại hàng trăm nghìn người.

Pháo đài bay B – 29 tiếp tục phục vụ trong chiến tranh Triều Tiên và không thường xuyên cho đến năm 1960, khi dần bị thay thế bởi những loại máy bay ném bom mới hơn.

Boyne nhận xét, chính khả năng vận chuyển tầm xa và mang vũ khí hạt nhân của B-29 đã mở ra con đường phát triển rực rỡ của dòng máy bay ném bom chiến lược, đặc biệt trong Chiến tranh lạnh.


B-29 là tiền đề phát triển cho các loại máy bay thả bom trong Chiến tranh lạnh


Trang bị kỹ thuật:

Phi hành đoàn : 11 người Dài : 30,17 m; Sải cánh : 43,05 m; Cao : 8,46 m

Trọng lượng không tải : 33.800 kg; Tối đa khi cất cánh : 60.560 kg

Động cơ : 4 động cơ cánh quạt Wright R-3350-23/23A công suất 2.200 mã lực mỗi chiếc.

Tốc độ : 574 km/giờ; Trần bay: 10.200 m; Tầm hoạt động : 9.380 km

Hỏa lực : 12 súng máy 12,7mm M2 Browning điều khiển tự động ở các pháo tháp; 1 pháo 20mm M2 ở đuôi; 9.000 kg bom, có thể mang 2 bom 10.000kg T-14 Earthquake.

Bay lần đầu : 21/9/1942; Số lượng sản xuất : 3.970 chiếc.


[BDV news]


Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

>> Hình ảnh ghê rợn sau vụ nổ nguyên tử ở Nagasaki



Sau vụ nổ ở Hiroshima, tổng thống Mỹ Truman tuyên bố, "nếu họ không chấp nhận các điều kiện của chúng ta, họ sẽ phải gánh chịu cơn mưa tàn phá từ trên trời, những thứ chưa hề được biết đến trên Trái Đất".

Ngày 8/8/1945, những truyền đơn được thả từ trên không, những cảnh báo phát tới Nhật Bản từ Đài phát thanh trên đảo Saipan (khu vực Nagasaki đã không nhận được những truyền đơn này cho đến ngày 10/8, dù chiến dịch rải truyền đơn trên toàn Nhật Bản đã bắt đầu trước đó cả tháng).

Sáng ngày 9/8/1945, pháo đài bay B-29 Bock's Car của Mỹ mang quả bom nguyên tử Fat Man. Nhiệm vụ của nó là thực hiện một cuộc tấn công nguyên tử thứ hai trên lãnh thổ Nhật Bản, với mục tiêu số một là Kokura, mục tiêu số hai là Nagasaki.

Vào lúc 7h50 (giờ Nhật Bản), báo động máy bay vang lên ở Nagasaki nhưng sau đó báo yên lúc 8h30. Khi chỉ có hai chiếc B-29 bay đến lúc 10h53 phút, người Nhật cho rằng đó là những máy bay do thám và không phát lệnh báo động nữa.

Lúc 11h1 phút, quả bom Fat Man, có lõi chứa khoảng 6,4 kg Plutonium 239 được thả xuống thung lũng công nghiệp ở thành phố Nagasaki.

43 giây sau, quả bom phát nổ ở độ cao 469 mét so vớ mặt đất, ở giữa xưởng thép và vũ khí thuộc xưởng thủy lôi của Misubishi-Urakami. Vụ nổ có đương lượng 21 Kiloton, nhiệt độ cao nhất đạt được là 3.871°C (7.000° F) và sức gió khoảng 1.000 km/giờ. Lúc bom nổ, có hơn 200.000 người trong thành phố.

Theo tính toán, 70.000 người trên tổng số 240.000 dân cư Nagasaki chết ngay và 60.000 người khác bị thương. Bán kính vụ nổ là 1,6 km, những đám cháy trải dài từ phần bắc của thành phố cho đến 3,2 km cách vụ nổ về phía nam. Không tính toán được những người sống sót từ vụ nổ ở Hiroshima sơ tán đến Nagasaki và lại bị đánh bom ở đây.

Những hình ảnh về thương vong trong không được công bố ngay lập tức, phải đến năm 1952, hình ảnh về tội ác của Mỹ mới có cơ hội được phơi bày.

Dưới đây là một số hình ảnh về tội ác chiến tranh của Mỹ gây ra cho nhân dân Nhật Bản:




Hiện trường vụ ném bom nguyên tử tại thành phố Nagasaki ngày 9/9/1945.


Nạn nhân không chịu đựng được nhiệt độ cao trong các hầm trú ẩn, một số đã bị "nướng chín".


Nụ cười rạng rỡ của một cô gái từ trong hầm trú ẩn phòng không đi ra khi biết mình sống sót. Nhưng lúc đó, cô không hề biết những gì đón chờ mình phía trước, tử thần lấp ló trong đám bụi phóng xạ bao trùm kín thành phố.


Tay phải của nạn nhân vẫn nắm chặt vào cổ đến lúc chết như thể muốn hít thở chút không khí duy nhất còn xót lại bên ngoài. Liệu rằng, ai có thể nhận ra nạn nhân trong tình cảnh như thế này?


Những đứa trẻ nằm bất động như những búp bê vô hồn.


Đây là một trong những gia đình sống xót sau vụ nổ hạt nhân, nhưng sau đó là những gì thì không ai tưởng tượng được.


Hình ảnh tuyệt vọng của người mẹ khi cố gắng cho đứa con của mình bú những giọt sữa cuối cùng.


Việc thống kê những xác chết sau vụ nổ là một điều vô cùng khó khăn với mọi người.


Hình ảnh thành phố Nagasaki trước vụ nổ.


Hình ảnh thành phố Nagasaki sau vụ nổ.


Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử Fat Man ném xuống Nagasaki, Nhật Bản cao đến 18 km.


Hình dạng bom nguyên tử Fatman.


Thành phố Nagasaki sau vụ nổ như một nấm mộ khổng lồ không bia mộ.


(tổng hợp Báo Đất Việt )

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang