Thủ tướng Anh Margaret Thatcher từng chuẩn bị hạ lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân chống Liên Xô.
Anh đã nghiên cứu kịch bản Liên Xô tấn công cùng lúc một số nước châu Âu bằng vũ khí hóa học, còn các thành phố Anh thì bị Không quân Liên Xô oanh tạc. Các biên bản của cuộc tập trận tham mưu chính phủ nhằm đánh trả cuộc xâm lược của Liên Xô tiến hành ở Anh vào tháng 3.1981 đã được giải mật sau hơn 30 năm. Tấn công hạt nhân(Ảnh minh họa) Trong trò chơi tham mưu có tên “Quá độ sang chiến tranh” này, người ta đã tập dượt kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân chống Liên Xô. Hồi đó, khi quan hệ giữa Liên Xô và các nước phương Tây trở nên căng thẳng sau khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, “nguy cơ đỏ”, xét theo các tài liệu được công bố, đã là mối đe dọa đặc biệt hiện thực đối với người Anh. Trên 250 trang của các tài liệu được giải mật sau 30 năm có nêu kịch bản diễn biến các sự kiện giống như một tiểu thuyết viễn tưởng. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev mất quyền lực sau cuộc đảo chính do các sĩ quan cao cấp KGB tổ chức. Ban lãnh đạo mới của Liên Xô theo đuổi chính sách rất cứng rắn và tiến hành xâm lược Nam Tư, các lực lượng lớn được tập kết trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và Nauy, căng thẳng quốc tế gia tăng. Bà đầm thép Margaret Thatcher. Ảnh: telegraph.uk Trong khi đó, ở Anh đang diễn ra vô số các cuộc biểu tình do một tổ chức được Liên Xô tài trợ tổ chức, chủ nghĩa ly khai ngóc đầu mạnh mẽ ở xứ Walles và Bắc Ireland. Trong nước, cuộc khủng hoảng gia tăng, xuất hiện sự thiếu thốn nhiên liệu và thực phẩm, bọn khủng bố và đốt phá hoành hành, các thành phần hạ tầng then chốt bị dừng hoạt động. Chính phủ áp dụng các biện pháp cứng rắn để đàn áp biểu tình. Sáng sớm một ngày tháng 3, các máy bay ném bom Liên Xô xâm nhập không phận nước Anh và bắt đầu tấn công các mục tiêu quân sự chủ chốt của Anh. Diễn ra đồng thời là cuộc xâm lược vào lãnh thổ CHLB Đức, Nauy, Hy Lạp, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau vài ngày ném bom, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher nhất trí với kế hoạch của NATO tấn công hạt nhân vào Liên Xô. Kịch bản tập trận chấm dứt tại sự kiện này, khi mà thế giới ở trên miệng vực Thế chiến III. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bom nguyên tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bom nguyên tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012
>> Anh từng chuẩn bị tấn công hạt nhân Liên Xô
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011
>> Mây phóng xạ là gì?
[Vnexpress news] Thuật ngữ "mây phóng xạ" xuất hiện trên các phương tiện truyền thông tại Việt Nam và thế giới trong nhiều ngày qua, tuy nhiên không phải ai cũng biết khái niệm cụ thể về nó.
Mô hình di chuyển của mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I hôm 18/3. (Ảnh: paranoidnews.org) Bộ Quốc phòng Mỹ và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) dùng thuật ngữ "mây phóng xạ" để chỉ khí nóng, hơi nước, khói, bụi và các sản phẩm của phản ứng phân hạch hạt nhân được tạo ra sau vụ nổ bom nguyên tử. Thuật ngữ này cũng được dùng cho các sự cố trong nhà máy điện hạt nhân, mặc dù các lò phản ứng không phát nổ giống như bom nguyên tử. Trên thực tế tỷ lệ các chất đồng vị phóng xạ trong đám vật chất phát sinh từ vụ nổ của bom hạt nhân hoàn toàn khác với vụ nổ của lò phản ứng. Thông tin từ Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Bộ Khoa học và Công nghệ chiều 28/3 cho biết trạm quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã phát hiện đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí, nhưng hàm lượng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đối phó với tình hình ô nhiễm phóng xạ từ Nhật Bản sắp ảnh hưởng tới Việt Nam, 3 bệnh viện đã được chuẩn bị để điều trị nhiễm phóng xạ đó là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TƯ Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy. Trường hợp nếu có biểu hiện nghi vấn sẽ được chuyển tiếp đến các cơ sở y tế như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TƯ Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện TƯ Quận đội 108, Viện Y học phóng xạ quân đội… kiểm tra nhiễm xạ trong. Theo từ điển Khoa học và Công nghệ McGraw-Hill, mây phóng xạ là thuật ngữ dùng để chỉ một lượng không khí và hơi nước mang theo các chất phóng xạ từ vụ nổ hoặc sự cố hạt nhân. Các nguyên tố hóa học có thể có một hoặc nhiều đồng vị. Các đồng vị có số nguyên tử và số proton trong hạt nhân nguyên tử giống nhau song số neutron của chúng khác nhau nên số khối cũng khác. Chúng được gọi là "đồng vị" vì nằm cùng vị trí trong bảng tuần hoàn hóa học. Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại: ổn định và không ổn định. Phân rã phóng xạ hay phân rã hạt nhân là hiện tượng hạt nhân nguyên tử không ổn định tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân để đạt tới trạng thái ổn định. Các nguyên tử có tính phóng xạ (không ổn định) được gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các đồng vị không có tính phóng xạ được gọi là đồng vị bền. Chẳng hạn, nguyên tố Carbon (C) có hai đồng vị phóng xạ là C-12 và C-13, một đồng vị phóng xạ là C-14. Tia phóng xạ là các dòng hạt chuyển động nhanh phát ra từ các chất phóng xạ trong quá trình phân rã hạt nhân. Chúng có thế là chùm các hạt mang điện dương (như hạt alpha, hạt proton) hay mang điện âm (như electron) hay không mang điện (như hạt neutron, hạt gamma, hạt neutrino). Một số người cũng chưa hiểu tại sao người dân Trung Quốc đổ xô đi mua muối chứa i-ốt do lo ngại mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, trong khi báo chí Nhật Bản đưa tin các chuyên gia phát hiện đồng vị phóng xạ i-ốt bên ngoài nhà máy. Tại sao người dân Trung Quốc muốn đưa muối i-ốt vào cơ thể họ trong khi nguyên tố này cũng có thể tồn tại trong mây phóng xạ? Nguyên tố i-ốt có tới 37 đồng vị, trong đó chỉ có I-127 là đồng vị ổn định. Muối chứa I-127 và những viên nén i-ốt kali (KI) có thể được dùng để rửa trôi đồng vị phóng xạ I-131, một sản phẩm phụ của phản ứng phân hạch hạt nhân, trong cơ thể người. Như vậy có nghĩa là người ta dùng đồng vị bền duy nhất của i-ốt để ngăn chặn tác động của đồng vị phóng xạ i-ốt. |
Nhãn:
Bom nguyên tử,
Bộ quốc phòng Mỹ,
Công nghệ McGraw-Hill,
Fukushima-1,
Hải quân Việt Nam,
khí hạt nhân,
liên quân NATO,
mây phóng xạ,
Nhật Bản,
trung quốc,
viet nam
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011
>> Người Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân
[ BDV news] Đa số người dân Hàn Quốc ủng hộ ý tưởng phát triển vũ khí hạt nhân hoặc triển khai lại các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên, theo một cuộc khảo sát được công bố hôm 23/3.
Viện nghiên cứu chính sách ASAN đã tiến hành một cuộc khảo sát với người dân Hàn Quốc với hai ý tưởng được đưa ra: một là phát triển vũ khí hạt nhân trong nước, hai là triển khai lại các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ. Kết quả cho thấy đối với việc phát triển vũ khí hạt nhân trong nước thì có tới 68,6% người dân ủng hộ việc phát triển bom nguyên tử, 28,9% phản đối ý tưởng phát triển vũ khí hạt nhân và 2,5% còn lại không đưa ra ý kiến của mình. Đối với việc triển khai lại các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ có 67,3% ủng hộ ý kiến này, 30,1% phản đối, và 2,6% không bình luận gì. Cuộc khảo sát được thực hiện qua điện thoại với 1.000 người được mời tham gia trả lời. Người dân Hàn Quốc mong muốn phát triển vũ khí hạt nhân. Hàn Quốc không có vũ khí hạt nhân nhưng một số chính trị gia bảo thủ đã kêu gọi một chương trình phát triển hạt nhân độc lập. Hay là tái triển khai tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ để đáp trả lại các hành động mà họ cho là khiêu khích của Triều Tiên. Hiện tại, giới chức Hàn Quốc chưa có bình luận gì về kết quả của cuộc khảo sát này. Cuộc khảo sát này cũng không đại diện cho quan điểm của chính phủ Hàn Quốc về vấn đề vũ khí hạt nhân. Quân đội Mỹ đã rút toàn bộ tên lửa hạt nhân chiến thuật ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc vào năm 1991, khi hai miền Triều Tiên ký một thỏa thuận về giải trừ vũ khí hạt nhân. Trong chuyến thăm Seoul vào ngày 2/3, ông Robert Einhorn - cố vấn đặc biệt của Bộ Ngoại Giao về vấn đề không phổ biến và quản lý vũ khí hạt nhân đã loại trừ khả năng tái triển khai các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ ở Hàn Quốc. Việc Bình Nhưỡng tiết lộ và cho các quan chức của Mỹ thăm nhà máy làm giàu Uranium của họ vào tháng 10/2010 đã làm dấy lên mối lo ngại về vũ khí hạt nhân. Mặc dù Bình Nhưỡng cho biết nhà máy làm giàu Uranium của họ để phục vụ cho mục đích hòa bình. Tuy nhiên các chuyên gia về hạt nhân cho biết, cơ sở này có thể gia tăng số lượng dự trữ plutonium để chế tạo bom nguyên tử. |
Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011
>> Hình ảnh ghê rợn sau vụ nổ nguyên tử ở Nagasaki
Sau vụ nổ ở Hiroshima, tổng thống Mỹ Truman tuyên bố, "nếu họ không chấp nhận các điều kiện của chúng ta, họ sẽ phải gánh chịu cơn mưa tàn phá từ trên trời, những thứ chưa hề được biết đến trên Trái Đất".
Hiện trường vụ ném bom nguyên tử tại thành phố Nagasaki ngày 9/9/1945. Nạn nhân không chịu đựng được nhiệt độ cao trong các hầm trú ẩn, một số đã bị "nướng chín". Nụ cười rạng rỡ của một cô gái từ trong hầm trú ẩn phòng không đi ra khi biết mình sống sót. Nhưng lúc đó, cô không hề biết những gì đón chờ mình phía trước, tử thần lấp ló trong đám bụi phóng xạ bao trùm kín thành phố. Tay phải của nạn nhân vẫn nắm chặt vào cổ đến lúc chết như thể muốn hít thở chút không khí duy nhất còn xót lại bên ngoài. Liệu rằng, ai có thể nhận ra nạn nhân trong tình cảnh như thế này? Những đứa trẻ nằm bất động như những búp bê vô hồn. Đây là một trong những gia đình sống xót sau vụ nổ hạt nhân, nhưng sau đó là những gì thì không ai tưởng tượng được. Hình ảnh tuyệt vọng của người mẹ khi cố gắng cho đứa con của mình bú những giọt sữa cuối cùng. Việc thống kê những xác chết sau vụ nổ là một điều vô cùng khó khăn với mọi người. Hình ảnh thành phố Nagasaki trước vụ nổ. Hình ảnh thành phố Nagasaki sau vụ nổ. Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử Fat Man ném xuống Nagasaki, Nhật Bản cao đến 18 km. Hình dạng bom nguyên tử Fatman. Thành phố Nagasaki sau vụ nổ như một nấm mộ khổng lồ không bia mộ. |
Nhãn:
B-29,
Bom nguyên tử,
bom nguyên tử Fat Man,
Hoa Kỳ,
Japan,
Mỹ,
Nagasaki
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)