[BDV news]Nguồn cung dầu lớn là Libya bị ngừng trệ và Nhật thiếu năng lượng do đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân khiến các bên liên quan càng cần dầu, khí đốt của Nga.
Châu Âu thiếu dầu Libya là nước sản xuất dầu lớn thứ 18 thế giới với thị trường chủ yếu là châu Âu như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Đức. Do đó, khi tình hình Libya bất ổn, nguồn cung dầu từ Libya cũng bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng. Dầu từ Libya chủ yếu chảy sang châu Âu. Nhiều nước xuất khẩu dầu khác như Arabia Saudi…trấn an châu Âu, rằng họ sẽ tăng sản lượng để bù đắp vào khoản thiếu hụt này. Tuy nhiên, thực tế thì dầu thô của Libya có chất lượng cao, phần lớn lượng dầu có trong 1,5 triệu thùng/ngày xuất ra bên ngoài là dầu nhẹ và ngọt (có lượng lưu huỳnh thấp, dễ lọc và sản xuất thành xăng và diêzen nhiên liệu). Chỉ có 25% dầu của thế giới có cùng chất lượng như vậy. Do đó, thâm hụt từ Libya có nghĩa là thâm hụt 9% của loại dầu này. Dầu thô của Arab Saudi là loại dầu nặng và chua, nên dù có sản xuất ra cũng không thể là một thay thế hoàn hảo cho dầu của Libya. Nói cách khác, Libya bất ổn, nguồn cung bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng. Bằng chứng dễ thấy nhất là cuối tháng trước, Italy phải đề nghị công ty năng lượng của Nga là Gazprom tăng lượng khí đốt từ mức 30 triệu m3 một ngày lên 48 triệu m3 một ngày sau khi công ty năng lượng của Italy là ENI phải đóng một đường ống chính vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Libya về Italy. Hàng loạt nhà máy hạt nhân phải đóng cửa. Tình hình ở Nhật còn tồi tệ hơn khi nước này phải đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân, nơi cung cấp khoảng 30% nguồn năng lượng cho toàn đất nước mặt trời mọc. Cộng với nhu cầu có thêm năng lượng sản xuất, tái thiết…Nhật càng cần năng lượng từ bên ngoài và xung quanh họ, chỉ có Nga mới có thể đáp ứng yêu cầu này. Xét trên quy mô toàn cầu, từ khi xảy ra khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, hàng loạt quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ... khẳng định sẽ xem xét lại chiến lược năng lượng nguyên tử. Thậm chí, Đức còn đóng luôn 7 lò phản ứng hạt nhân cũ nhất của họ. Một nhà phân tích của ngân hàng Deutsche của Đức cho rằng, chỉ cần 10% số nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới đóng cửa vì lý do an toàn, loài người cần thêm 7 tỷ m3 khí thiên nhiên một ngày. Nhiều nhà phân tích khẳng định, khủng hoảng hạt nhân ở Nhật làm xói mòn niềm tin của loài người vào năng lượng nguyên tử nhưng điều này lại là tín hiện tốt cho khí đốt như là nguồn năng lượng thay thế hợp lý. Khí đốt có khả năng lên ngôi. Thời cơ vàng của Nga Chỉ cần điểm qua vài nét như trên, dễ thấy là năng lượng hạt nhân sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới, nếu không muốn nói là sẽ thụt lùi. Tuy nhiên, đây lại là thời cơ của các loại năng lượng khác, nhất là khí đốt. Tranh thủ thời cơ này, Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller khẳng định: "Chúng tôi có thể bơm thêm 50-70 triệu m3 sang châu Âu” dù quyết định cuối cùng phụ thuộc vào các nhà tiêu dùng. Trong khi đó, Phó thủ tướng Nga Igor Sechin cho biết là Gazprom dự định tăng nguồn cung khí đốt hóa lỏng sang Nhật thêm 100.000 tấn trong hai tháng 4 và 5; bên cạnh kế hoạch “chuyển” cho Nhật 6.000 megawatt điện trong tương lai gần. Còn tính về lâu dài, Nga định tăng gấp đôi lượng dầu xuất khẩu sang Nhật trong năm nay lên mức 18 triệu tấn và tăng lượng sản phẩm dầu khí 28,5% lên mức 4,5 triệu tấn nhằm giúp Nhật vượt qua khó khăn. Nhật là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới và chủ yếu họ phải nhập khẩu. Mỗi năm, họ tiêu thụ hết khoảng 80 tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 15% tổng nhu cầu nhiên liệu của họ. Nhật cũng là nước nhập khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới. Phó giám đốc điều hành của Gazprom là Alexander Medvedev tuyên bố, việc Nga, Nhật cùng hợp tác trong khai thác hai mỏ Kovykta và Chayanda sẽ giúp Nhật giải quyết các khó khăn năng lượng mang tính chiến lược. Phó Thủ tướng Igor Sechin thông báo, Nhật cũng lên kế hoạch hợp tác với hãng sản xuất dầu lớn nhất của Nga là Rosneft nhằm xây một cơ sở chế biến dầu tại Viễn Đông. “Chúng tôi cũng đề nghị Nhật hợp tác với Nga trong các dự án lọc dầu. Tôi có thể nói là hai bên sắp đạt được hiệp định. Chúng tôi cũng thống nhất tăng nguồn cung năng lượng trong ngắn hạn cho Nhật”, ông Sechin chia sẻ. Ông Putin "biến" Nga thành Arabia Saudi về khí đốt tự nhiên, đủ sức tự mình ổn định thị trường thế giới. Tổng giám đốc điều hành công ty khí đốt và dầu ENI của Italy Paolo Scaroni nhận định, khủng hoảng ở Nhật và bất ổn tại Libya sẽ củng cố vị thế của Nga tại thị trường năng lượng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Một quan chức của Gazprom từ chối bình luận về tác động của các sự kiện ở Nhật, Libya với họ nhưng ông cũng thừa nhận là đây là tin tốt cho các nhà sản xuất năng lượng, trong đó có Gazprom. Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford Jonathan Stern tỏ ý nghi ngại rằng, chưa chắc châu Âu tăng cường nhập khí đốt của Nga bởi Nga hay “bắt chẹt” họ; điển hình là trong vụ tranh cãi với Ukraine năm 2009, Nga ngừng chuyển khí đốt sang châu Âu qua ngả Ukraine. Tuy nhiên, tình hình hiện tại không cho châu Âu và Nhật nhiều sự lựa chọn. Ai cũng cần có năng lượng để hoạt động. Do đó, không sớm thì muộn, ai cũng phải đi mua dầu, khí đốt; chỉ có điều là làm sao thương thảo để mua được với giá rẻ nhất mà thôi. Tuy nhiên, Nga cũng biết rõ lợi thế của mình nên tiến trình ký kết hợp đồng sẽ không đơn giản. Thậm chí, họ sẽ tiếp tục dùng năng lượng như một công cụ để gây sức ép với các đối tác. Và như Thủ tướng Vladimir Putin vừa hồ hởi tuyên bố, sang năm tới, Nga sẽ đạt mức GDP thời trước khủng hoảng và đóng góp không nhỏ vào sự hồi sinh này chắc chắn là giá dầu. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Japan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Japan. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
>> Nhật, Libya rối loạn đem lại nhiều lợi ích cho Nga
Nhãn:
Arabia Saudi,
Châu Âu,
chiến trường Viễn Đông,
Đức,
Italy,
Japan,
Libya,
Nga,
Nhật Bản,
pháp,
Tây Ban Nha,
Thủ tướng Nga Vladimir Putin,
Thụy Sỹ
Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011
>> Phóng xạ: Những điều cần biết
Những câu hỏi - đáp giản dị trong bài sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn về khái niệm "phóng xạ"...
Biểu tượng chỉ nguy cơ phóng xạ - Các hạt phóng xạ trong bụi, mưa phóng xạ có thể được hít vào phổi, bám vào da hoặc đi vào đường tiêu hóa qua thức ăn và nước uống nhiễm độc. Mức độ nhiễm rất khác nhau, thậm chí chỉ trong khoảng cách rất nhỏ, TS. Fred Mettler, chuyên gia X quang tại ĐH New Mexico và là trưởng nhóm nghiên cứu quốc tế về tác hại sức khỏe sau sự cố Chernobyl, cho biết. “Khi đi quanh một góc tường, bạn có thể tiếp xúc với lượng phóng xạ rất cao, nhưng khi đứng sau một cái cột thôi thì lượng phóng xạ thấp hơn rất nhiều”. Sự tiếp xúc còn phụ thuộc vào loại hạt trong bụi phóng xạ, vị trí đứng với mái che có tích tụ phóng xạ hay có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bụi phóng xạ từ bên ngoài. - Tác hại của phóng xạ như thế nào? - Trong ngắn hạn, phóng xạ phá hoại các tế bào đang phân chia nhanh, gồm tóc, lớp trong của dạ dày và tủy. Nó có thể gây buồn nôn, nôn, mệt mỏi, mất các tế bào bạch cầu và khiến máu vón cục. Một loại phóng xạ là Iot phóng xạ được tuyến giáp hấp thụ, gây ung thư tuyến giáp nếu không được uống thuốc ngay để chặn lại quá trình hấp thu này. Về lâu dài, phóng xạ phá hoại các ADN và có nguy cơ dẫn đến nhiều loại ung thư. - Lượng phóng xạ bao nhiêu thì nguy hiểm? - Hầu hết mọi người hấp thu khoảng 1/10 rem (đơn vị đo liều lượng phóng xạ) mỗi năm trong môi trường, hầu hết từ khí phóng xạ trong đất. Ủy ban điều hành hạt nhân Mỹ nói rằng, cơ thể hấp thu liều lượng dưới 10 rem trong thời gian dài thì không có vấn đề gì. - Khi nào phóng xạ đe dọa sức khỏe? - Các dấu hiệu của nhiễm phóng xạ như buồn nôn, nôn, rụng tóc xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với lượng phóng xạ 50-100 rem, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ cho biết. Người tiếp xúc với liều lượng 400 rem phóng xạ tử vong trong vòng hai tháng, liều lượng 1.000 rem gây tử vong trong vòng hai tuần. - Phóng xạ y học có nguy hiểm không? - Mỗi lần được chụp bằng tia X, cơ thể tiếp xúc với 1/10 rem phóng xạ, chụp cắt lớp đối với bụng và khung xương chậu thì lượng phóng xạ là 1,4 rem. Liều lượng phóng xạ dần tích tụ trong cơ thể, vì thế nên các chuyên gia y tế khuyên mọi người nên tránh những kiểm tra liên quan đến phóng xạ nếu không cần thiết. - Thuốc nào có thể dùng khi xảy ra sự cố bụi phóng xạ? - Iođua kali có thể chặn sự hấp thu Iot phóng xạ và bảo vệ tuyến giáp, nhưng thuốc này cần được uống nhanh, ngay sau khi tiếp xúc với phóng xạ. Sau 12 tiếng, công dụng của nó rất hạn chế, trừ khi cơ thể vẫn tiếp phải tiếp xúc với phóng xạ. - Nếu xảy ra mưa phóng xạ, mọi người nên sơ tán hay ở yên tại chỗ? - Còn tùy vào tình hình cụ thể. Quan chức Nhật Bản thúc giục hàng chục nghìn người dân sơ tán khỏi khu vực 11km, nhưng nay đã mở rộng bán kính ra 20 km quanh khu vực sự cố, cũng như bảo họ ở yên trong nhà. - Sự cố này có giống thảm họa Chernobyl? - Không. Nhà máy điện hạt nhân của Liên Xô (cũ) không có bể cách ly quanh các lò phản ứng. Vì thế nên khi xảy ra nổ, những thanh nhiên liệu hạt nhân từ lõi lò phản ứng tràn ra. Nhiên liệu này chứa xezi, chất phóng xạ độc hơn và tồn tại lâu hơn loại iot phóng xạ đang thoát ra từ các lò phản ứng ở Nhật. Đến nay đã có một số báo cáo cho thấy lượng xezi nhất định đã bị rò rỉ ở Nhật Bản, khiến nhiều người lo lắng các lõi hạt nhân ở nước này có thể tan chảy. |
Nhãn:
ADN,
Chernobyl,
đại hồng thủy,
động đất,
Iođua kali,
Japan,
liên xô,
Nhà máy điện hạt nhân,
Nhật Bản,
Phóng xạ,
Radiation,
sóng thần,
thảm họa Chernobyl
Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011
>> Khu trục hiện đại nhất hải quân Trung Quốc
Nhằm đáp ứng cho công cuộc hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh hải quân, từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã hạ thủy và đưa vào sử dụng 7 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A (*).
Chiếc Type-054A mang số hiệu 529, có tên Châu Hán. Khinh hạm La Fayette, nguyên mẫu thiết kế hình học của tàu khu trục lớp Giang Khải II . Type-054A được thiết kế chủ yếu cho vai trò đảm bảo phòng không hạm đội, song cũng có khả năng tấn công tàu nổi và chống ngầm. Vũ khí Với vai trò là đảm bảo phòng không hạm đội nên Type-054A được trang bị hỏa lực phòng không khá mạnh, sử dụng hệ thống 32 ống phóng thẳng đứng, dùng đạn tên lửa phòng không tầm trung đa kênh, loại tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil, (NATO định danh là SA-N-12, tầm bắn 38km của Nga) hoặc loại sao chép tương tự do Trung Quốc tự phát triển có tên HQ-16. Hệ thống được bố trí phía trước mũi tàu sau pháo chính. Bệ phóng thẳng đứng này cũng được cho là có khả năng dùng để phóng rocket chống ngầm Yu-8, phát triển từ ngư lôi Yu-7 (bản sao của ngư lôi Mk-46 của Mỹ). Vũ khí đáng kể nhất trên chiến hạm lớp Giang Khải II: Hệ thống ống phóng thẳng đứng, được cho là có thể phóng cả tên lửa đối không lẫn chống ngầm. 8 tên lửa chống tàu YJ-83 C-803, có đầu đạn nặng 165kg, tầm bắn 180 km, được bố trí trong 2 cụm phóng ở giữa thân. Tên lửa được dẫn đường bằng phương pháp quán tính và radar chủ động. Ngoài ra, tàu được trang bị pháo hạm 76mm (sao chép từ pháo hạm đa năng AK-176 của Nga), hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730 7 nòng cỡ 30mm, tầm bắn tối đa 3.000m, tốc độ bắn 5800 phát/phút, Để chống ngầm, tàu có hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-87,cơ số 36 quả rocket, cỡ nòng 240mm, đầu đạn nặng 34kg, tầm bắn 1.200m. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm Ka-28 của Nga hoặc Z-9C của Trung Quốc Hệ thống điện tử Hệ thống điện tử của Type-054A được xây dựng trên cơ sở hệ thống điện tử của tàu khu trục Project 956 Sovremenny của Nga (>> xem thêm); Radar tìm kiếm mục tiêu trên không 3D Fregat-MAE-5 (NATO định danh là Top Plate) băng tần E. Radar này có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc, tầm phát hiện với máy bay là 120km, với tên lửa chống tàu là 50km. 4 radar MR-90 (NATO định danh Front Dome) băng tần F, kiểm soát hỏa lực cho hệ thống tên lửa đối không 9M317 Shtil, mỗi radar cung cấp 2 kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc, phạm vi từ 35-50km. Radar tìm kiếm mục tiêu tàu nổi ở đường chân trời và dẫn hướng cho tên lửa chống tàu Mineral-ME của Nga, tầm phát hiện mục tiêu lên đến 450km, radar có khả năng phát hiện 200 mục tiêu, theo dõi 50 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống radar của chiến hạm lớp Giang Khải II. 3 hệ thống radar bản địa Type 347G băng tần I, 2 radar kiểm soát hỏa lực cho hai hệ thống phòng thủ tầm gần Type-730, 1 sử dụng kiểm soát hỏa lực cho pháo chính 76mm, ngoài ra còn có một radar tìm kiếm mục tiêu Type-364 (sao chép từ MR36 của Nga). Trái tim của tàu là hệ thống dữ liệu chiến đấu ZKJ-4B/6 sao chép từ hệ thống dữ liệu chiến đấu TAVITAC của Pháp trang bị cho kinh hạm lớp La Fayette. Hệ thống liên kết dữ liệu HN-900 được cho là tương đương với hệ thống liên kết dữ liệu TADIL-A/Link 11 được sử dụng trong khối NATO, hệ thống liên lạc vệ tinh SNTI-240 Satcom. Radar cảnh báo Type 922-1, hệ thống đối phó điện tử và cung cấp thông tin tình báo HZ-100, hệ thống sonar kéo theo MGK-335 của Nga để phát hiện và định vị tàu ngầm, hai hệ thống phóng mồi bẫy với 18 ống phóng được bố trí ở giữa thân tàu. Hệ thống động lực Type-054A được trang bị hệ thống động cơ kết hợp diesel-diesel CODAD với 4 động cơ diesel SEMT Pielstick 16 PA6 STC, được sản xuất bởi Nhà máy động cơ Thiểm Tây Trung Quốc theo giấy phép của MAN diesel của Pháp, công suất 6.330 sức ngựa, mô men xoắn cực đại 1084 vòng/phút, cung cấp tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3800 dặm. Thông số cơ bản: Dài 134m, rộng 16m, tải trọng 3600 tấn tiêu chuẩn, 4053 tấn đầy tải (*) Hiện tại đã có 7 chiếc được hạ thủy và đưa vào sử dụng bao gồm, 530 Từ Châu, 529 Châu Hán, 570 Hoàng Sơn, 568 Sào Hồ, 571 Vận Thành, 569 Ngọc Lâm, 548 Ích Dương, 549 Thường Châu, hai chiếc nữa có thể được đưa vào sử dụng trong năm 2011. (BDV news) |
Nhãn:
chiến hạm lớp Giang Khải II,
Hải quân Nga,
Hải quân Trung Quốc,
Hàn Quốc,
Japan,
Ka-28,
Mineral-ME,
Nhật Bản,
Project 956 Sovremenny,
tàu khu trục,
trung quốc,
Type-054A
Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011
>> Hình ảnh ghê rợn sau vụ nổ nguyên tử ở Nagasaki
Sau vụ nổ ở Hiroshima, tổng thống Mỹ Truman tuyên bố, "nếu họ không chấp nhận các điều kiện của chúng ta, họ sẽ phải gánh chịu cơn mưa tàn phá từ trên trời, những thứ chưa hề được biết đến trên Trái Đất".
Hiện trường vụ ném bom nguyên tử tại thành phố Nagasaki ngày 9/9/1945. Nạn nhân không chịu đựng được nhiệt độ cao trong các hầm trú ẩn, một số đã bị "nướng chín". Nụ cười rạng rỡ của một cô gái từ trong hầm trú ẩn phòng không đi ra khi biết mình sống sót. Nhưng lúc đó, cô không hề biết những gì đón chờ mình phía trước, tử thần lấp ló trong đám bụi phóng xạ bao trùm kín thành phố. Tay phải của nạn nhân vẫn nắm chặt vào cổ đến lúc chết như thể muốn hít thở chút không khí duy nhất còn xót lại bên ngoài. Liệu rằng, ai có thể nhận ra nạn nhân trong tình cảnh như thế này? Những đứa trẻ nằm bất động như những búp bê vô hồn. Đây là một trong những gia đình sống xót sau vụ nổ hạt nhân, nhưng sau đó là những gì thì không ai tưởng tượng được. Hình ảnh tuyệt vọng của người mẹ khi cố gắng cho đứa con của mình bú những giọt sữa cuối cùng. Việc thống kê những xác chết sau vụ nổ là một điều vô cùng khó khăn với mọi người. Hình ảnh thành phố Nagasaki trước vụ nổ. Hình ảnh thành phố Nagasaki sau vụ nổ. Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử Fat Man ném xuống Nagasaki, Nhật Bản cao đến 18 km. Hình dạng bom nguyên tử Fatman. Thành phố Nagasaki sau vụ nổ như một nấm mộ khổng lồ không bia mộ. |
Nhãn:
B-29,
Bom nguyên tử,
bom nguyên tử Fat Man,
Hoa Kỳ,
Japan,
Mỹ,
Nagasaki
Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011
>> Một số hình ảnh về Cobra Gold 2011
Cuộc diễn tập Cobra Gold của Mỹ và 6 nước châu Á bao gồm: Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore, đây được coi là cuộc diễn tập có quy mô lớn nhất Châu Á.
Ngày 11/02/2011, Lục quân Mỹ tiến hành các bài tập bắn súng cối 60 mm tại Thái Lan.
Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành làm nhiệm vụ có sự giám sát của trực thăng CH-46.
Lực lượng quân đội của Mỹ và Thái Lan đến nơi làm nhiệm vụ từ trực thăng CH-46.
Lính Mỹ được hỗ trợ hỏa lực từ trực thăng CH-53E.
Lực lượng thủy quân lục chiến Hàn Quốc tham gia khóa huấn luyện đột kích tại cuộc diễn tập lần này.
Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng bom khói tấn công các mục tiêu giả định.
Một lính Thủy quân lục chiến Mỹ ngắm bắn mục tiêu.
Thủy quân lục chiến Mỹ và Thái Lan hiệp đồng tác chiến.
Lực lượng vũ trang Mỹ và Thái Lan trao đổi thông tin qua liên lạc vô tuyến điện.
Mô phỏng giải cứu người bị thương.
Thủy quân lục chiến Mỹ và lực lượng tác chến đặc biệt của Thái Lan chuẩn bị tiến hành tấn công đột kích.
Sử dụng thuốc nổ để phá các tháp phát thanh gải định.
|
Nhãn:
Cobra Gold 2011,
Hàn Quốc,
Indonesia,
Japan,
Korean,
Malaysia,
Mỹ,
Nhật Bản,
Singapore,
Thái Lan
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)