Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bastion

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bastion. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bastion. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

>> Việt Nam nhận 2 hệ thống Bastion/Yakhont và trang bị BrahMos cho Su-30MK2



Với Bastion và tên lửa Yakhont, Trường Sa trở thành mục tiêu khó gặm đối với Trung Quốc. Việt Nam có thể đã nhận được 2 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion dùng tên lửa Yakhont. Sau Việt Nam, Indonesia, Syria, Venezuela và Iran cũng muốn mua tên lửa này - Bản tin P2 của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga).



Ngày 21.5.2010, Việt Nam đã nhận được hệ thống đầu tiên trong số các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion sử dụng tên lửa Yakhont đã đặt mua. Chưa rõ đã diễn ra việc bàn giao chính thức hay chưa.






Dư luận từ lâu đã bàn tán về việc cung cấp hệ thống Bastion cho Việt Nam. Những đồn đoán càng nhiều sau khi tạp chí Kanwa số tháng 12.2009 khẳng định hệ thống Bastion đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trước cuối năm 2009.

Qua những bàn tán đó, có thể phỏng đoán là việc chuyển giao cho đến nay chưa được thực hiện, nhưng dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian gần nhất vì dư luận cho rằng, Việt Nam đang hoặc đã chuẩn bị tới 7 khu vực triển khai các hệ thống này, trong đó dự đoán có 2 ở Hải Phòng.

Tháng 12.2009, Kanwa dựa vào nguồn tin trong ngành công nghiệp Nga cho biết, Việt Nam từ năm 2009 sẽ bắt đầu nhận hệ thống tên lửa bờ biển trang bị tên lửa Yakhont và bình luận rằng, đây là lần đầu tiên biến thể triển khai trên bộ của Yakhont được xuất khẩu. Kanwa cũng nói rằng, dường như Indonesia đã mua một số tên lửa chống hạm Yakhont triển khai trên hạm để thử nghiệm, song không nêu rõ chi tiết.

Theo Kanwa, Việt Nam đã đặt mua tổng cộng 12 bệ phóng, mỗi bệ mang 6 tên lửa hành trình siêu âm Yakhont (? ). Mỗi hệ thống được trang bị 1-2 radar phát hiện-điều khiển tên lửa ngoài đường chân trời Monolit-B. Radar này cũng có thể nhận các tín hiệu từ radar Mineral-ME và các trực thăng chỉ huy/báo động sớm Ка-31.

Tạp chí này cũng cho hay, 8 máy bay tiêm kích Su-30МК2 dành cho hải quân mà Việt Nam đặt mua tháng 1.2009 cũng sẽ được trang bị tên lửa Yakhont do liên doanh Nga-Ấn BrahMos ASM sản xuất, mặc dù hợp đồng chính thức còn chưa được ký kết.



Biến thể phóng từ trên không của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos sẽ được trang bị cho Su-30MK2 của Việt Nam

Xác nhận cho những đồn đoán này là bức ảnh chụp được ngày 21.5.2010 tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh chụp con tàu biển được cho là chở 6 xe chiến đấu của Bastion, tức là hệ thống Bastion đầu tiên. Bản thân các xe này cũng bị chụp ảnh cả ở cảng và trên đường di chuyển.



Như vậy, P. 2 cho rằng, việc chuyển giao hệ thống Bastion đầu tiên đã diễn ra bởi vì Việt Nam thường không công bố thông tin về việc chính thức tiếp nhận vũ khí trang bị. Cần cho rằng, việc tiếp nhận này đã diễn ra hoặc sắp diễn ra trong vài ngày tới.

Song một bức ảnh đăng trên mạng của Việt Nam vào cuối tháng 6.2010 cho thấy rằng, Việt Nam đã nhận được cả 2 hệ thống tên lửa chống hạm Bastion đặt mua của Nga.




Biến thể phóng từ trên không của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos sẽ được trang bị cho Su-30MK2 của Việt Nam





Việt Nam cần Bastion làm gì?
Kanwa cho rằng, các tên lửa chống hạm siêu âm nhập khẩu sẽ tăng cường mạnh mẽ hệ thống phòng thủ bở biển của Việt Nam. Khi được triển khai ở gần các thành phố ven biển ở miền Bắc Việt Nam, ví dụ như Hải Phòng, hệ thống có thể phong tỏa căn cứ hải quân Tam Á của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.

Hiện chưa rõ là liệu các tên lửa chống hạm Yakhont mà Việt Nam mua có thể tiêu diệt các tàu chiến đang neo đậu ở cảng hay không, nhưng theo một công trình sư tên lửa chống hạm BrahMos, điều đó không phải là vấn đề. Để làm việc đó, chỉ cần sửa đổi phần mềm và chế độ làm việc của đầu tự dẫn bởi vì tên lửa đa năng BrahMos vốn có khả năng tấn công mọi mục tiêu tàu nổi neo đậu ở cảng.

Đối với hải quân Trung Quốc, thông tin về việc Việt Nam mua Yakhont có nghĩa là các tàu sân bay và tàu nổi cỡ lớn đóng tại căn cứ Tam Á ở Hải Nam không còn được bảo vệ đủ vững chắc nữa.

Nguồn tin trong ngành đóng tàu Nga nói với Kanwa rằng, mặc dù Yakhont và BrahMos sử dụng các máy tính trên khoang và phần mềm khác nhau, nhưng Yakhont không nằm trong danh sách vũ khí được phép bán cho Trung Quốc.

Hiện Hải quân Việt Nam đã có trong trang bị các hệ thống tên lửa bờ biển Redut và Rubezh, nay có thêm cả Bastion. Quần đảo Trường Sa đã trở thành khúc xương khó gặm đối với Trung Quốc.

Lịch sử hợp đồng Bastion
Tháng 8.1999, Phó Tổng giám đốc hãng NPO Mashinostroenie Viktor Tsarev đã thông báo với báo chí rằng, hãng của ông đã hoàn tất phát triển tên lửa chống hạm Yakhont và đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu với một nước ngoài.

Tháng 1.2006, báo chí đưa tin, NPO Mashinostroenie vào đầu năm 2006 đã ký được hợp đồng cung cấp 2 hệ thống Bastion cho Việt Nam, kèm theo 16 tên lửa và toàn bộ cơ sở hạ tầng. Việc cung cấp được ấn định vào năm 2007.

Tháng 11.2006. Giám đốc Cơ quan Hợp tác KTQS Liên bang Nga Mikhail Dmitriev cho biết, hiệp định với Việt nam về hỗ trợ kỹ thuật sản xuất tên lửa chống hạm Yakhonttrị giá khoảng 300 triệu USD đang được chuẩn bị.

Tháng 8.2009, Tổng Giám đốc, Tổng công trình sư tập đoàn NPO MashinostroenieAleksandr Leonov tiết lộ với báo chí rằng, các nhà máy sản xuất Yakhont và BrahMos “đang làm việc hết công suất”. Theo ông, hàng năm có “nhiều chục quả tên lửa chống hạm Yakhont được sản xuất”.

Tháng 8.2009, có tin Bastion đã thực hiện các cuộc bắn thử thành công và đang được chuẩn bị để chuyển sang Việt Nam.

Tháng 9.2009, có tin khẳng định sự tồn tại của hợp đồng bán 2 hệ thống Bastion cho Việt Nam, nhưng phỏng đoán việc chuyển giao còn chưa được thực hiện.

Tháng 10.2009, có tin nói rằng, Nga và Belarú bắt đầu chuyển giao 1 hoặc 2 hệ thống đã đặt mua vào năm 2005, đồng thời cũng nói rằng có cả các khách hàng khác, nhưng Việt Nam là khách hàng đầu tiên.

Các hợp đồng khác mua Yakhont
Tháng 5.2001, báo chí Nga dẫn nguồn tờ Times của Anh đưa tin về các cuộc đàm phán cung cấp Yakhont cho Iran trong chuyến thăm Nga của TT Iran Mahmoud Ahmadinejad.

Tháng 10.2008, Tư lệnh Hải quân Indonesia tuyên bố rằng, “Hải quân Indonesia rất muốn mua bằng tiền mặt (không phải bằng tín dụng) các tên lửa chống hạm Yakhont.

Trước đó, vào tháng 7.2008, có tin nói về chuyến thăm Moskva khẩn cấp của Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) do Nga có kế hoạch bán cho Indonesia các tên lửa chống hạm không được nêu tên, điều mà theo DRDO sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường của tên lửa BrahMos. Báo chí cho biết, các cuộc đàm phán với Indonesia cho đến thời điểm đó đã diễn ra được 3 năm.

Tháng 10.2009, xuất hiện thông tin nói rằng, Indonesia đã nhận được một số lượng chưa xác định tên lửa Yakhont.

Tháng 9.2009, có tin nói rằng, Venezuela có thể mua các hệ thống Bastion.

Tháng 10.2009, báo chí Israel đưa tin nói rằng, Nga “đã đồng ý bán” cho Syria một lô tên lửa Yakhont trong khuôn khổ thỏa thuận mở rộng sự hiện diện quân sự của Nga tại quân cảng Tartus P. 2 cho rằng, việc cung cấp Yakhont cho Syria là rất có khả năng, còn cho Iran là cực kỳ khó xảy ra.

[Vietnamdefence. news]


Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

>> ‘Mổ xẻ’ thương vụ Bastion của Nga ở Trung Đông



Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng bán hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion được trang bị tên lửa hành trình chống tàu P-800 Yakhont cho Syria, bất chấp sự phản đối của Ai Cập và Israel cũng như tình hình bất ổn đang leo thang tại khu vực.

“Hợp đồng cung cấp tên lửa cho Syria đang trong giai đoạn thực hiện”, cơ quan thông tấn dẫn lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov.



Bộ trường quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov

Theo hợp đồng vào năm 2007, Nga đã đồng ý bán một số lượng lớn tên lửa hành trình chống tàu P-800 Yakhont cho Syria, chi tiết về hợp đồng được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ vào cuối năm 2010. Bản hợp đồng này dẫn đến sự phản đối kịch liệt của Ai Cập, Israel cũng như Mỹ.

Về mặt lý thuyết Israel và Syria đang trong tình trạng chiến tranh, thêm vào đó là quốc gia này có mối quan hệ thân mật với Tehran. Nếu họ có trong tay hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion được trang bị tên lửa hành trình chống tàu P-800 Yakhont đó sẽ là một mối đe dọa lớn với các tàu chiến của Israel.

Đặc biệt, vì một lý do nào đó, hệ thống này rơi vào tay của phiến quân Hezbollah đang ẩn náu tại Lebanon, đó thực sự là một thảm họa với Israel (*).

Nhiều ý kiến cho rằng, dưới sức ép phản đối của Israel và Mỹ Nga sẽ hũy bỏ hợp đồng này như trường hợp thương vụ S-300 với Iran.

Mất trắng 10 tỷ USD?
Theo thông tin sơ bộ, hợp đồng cung cấp hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion trị giá trên 300 triệu USD, Syria có thể tùy chọn thêm 72 tên lửa P-800 Yakhont nữa.

Bên cạnh đó, tổng giá trị các hợp đồng cung cấp vũ khí cho các nước khu vực Trung Đông lên đến 10 tỷ USD. Với tình hình bất ổn đang leo thang trong khu vực, Nga đang đứng trước nguy cơ mất trắng số tiền này.

Tệ hại hơn nữa, đa phần các hợp đồng đều đang bước vào giai đoạn thực hiện, sản phẩm đã được sản xuất, chỉ chờ chuyển giao. Sẽ là một tổn thất không thể bù đắp với công nghiệp quốc phòng Nga nếu các hợp đồng này bị hủy bỏ.

Tất nhiên, là Nga sẽ không bó tay ngồi chờ, họ sẽ tiếp tục thực hiện các hợp đồng có thể, bất chấp sự phản đối của các nước lân cận. Kremlin sẵn sàng chịu tiếng "đổ thêm dầu vào lửa" ở Trung Đông, còn hơn là để mất trắng cả chục tỷ USD. Đó cũng là cách để Nga duy trì thị trường vũ khí của mình tại Trung Đông.

Không dừng lại ở đó, Nga đã xúc tiến trở lại thỏa thuận cung cấp máy bay tiêm kích MiG-31, (NATO định danh là “Chó săn cáo”) từng bị hủy bỏ do sự phản đối của các nước trong khu vực. Một hợp đồng cung cấp phiên bản mới nhất tiêm kích MiG-29 cùng với hệ thống phòng không tầm thấp và xe bọc thép cũng đang được xúc tiến để chuyển giao cho Syria.

Dù các nước trong khu vực đang đối mặt với tình hình bất ổn, song họ không thể bỏ qua các mối nguy cơ với an ninh quốc phòng từ bên ngoài. Các nước trong khu vực Trung Đông luôn luôn tồn tại các bất đồng về tôn giáo và chính trị. Do đó, một quốc gia trong khu vực sở hữu hệ thống vũ khí mới, các quốc gia khác ngay lập tức cũng phải tìm kiếm sự cân bằng.

Thực hiện hợp đồng cung cấp hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion cho Syria sẽ đẩy các nước trong khu vực vào chạy đua vũ trang, nhưng cũng là cách để Nga níu kéo các hợp đồng quân sự đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ.

Cứu cánh cho nền công nghiệp quốc phòng
Chính phủ Nga đã thông qua chương trình tái trang bị cho quân đội với số tiền lên đến 650 tỷ USD. Để làm được điều này, Nga phải đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí, cải tổ nền công nghiệp quốc phòng đang giậm chân tại chỗ.

Trung Đông cùng với châu Á - Thái Bình Dương là hai thị trường lớn nhất của vũ khí Nga. Cuộc cách mạng các loài “hoa” tại Trung Đông đẩy Nga vào thế khó. Song Nga không có nhiều lựa chọn. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố: “Chúng tôi đang đứng trước nguy cơ mất một cái gì đó, nhưng tôi hy vọng rằng các hợp đồng và thỏa thuận mua bán vũ khí sẽ được hoàn thành”. Ông cũng khuyến nghị rằng Nga cần nỗ lực duy trì nguồn cung vũ khí cho khu vực Trung Đông bất chấp tình hình bất ổn đang leo thang tại khu vực.

Tuy nhiên, những nỗ lực của Nga đang đẩy Mỹ vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu gia tăng các lệnh cấm vận vũ khí lên các nước trong khu vực sẽ dẫn đến nguy cơ xuất hiện một Iran thứ 2. Còn nếu thả lỏng các hợp đồng mua bán vũ khí, Trung Đông đứng trước nguy cơ tái diễn cuộc chiến tranh vào những năm 1970.

(*) Xoa dịu sự lo lắng của Israel về việc hệ thống tên lửa P-800 Yakhont có thể rơi vào tay phiến quân Hezbollah, giới quân sự Nga tuyên bố, hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion cực kỳ phức tạp, muốn sử dụng hệ thống này đòi hỏi phải trải qua đào tạo bài bản tại Nga. Hệ thống chỉ phát huy tác dụng khi có sự trợ giúp của các máy bay trực thăng trang bị radar dẫn đường, kết hợp với hệ thống dẫn đường và kiểm soát bắn từ mặt đất. Điều này nằm ngoài khả năng của phiến quân Hezbollah.
(tổng hợp bdv)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang