Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Cục Tình báo đối ngoại Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cục Tình báo đối ngoại Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cục Tình báo đối ngoại Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

>> Cơ quan tình báo đầu não Trung Quốc (kỳ 2)



Một trong những khu vực mà tình báo Trung Quốc thường xuyên dòm ngó là thung lũng Silicon - nơi tập trung công nghệ kỹ thuật tiên tiến của nước Mỹ.


Hoạt động của MSS

Một trong những hoạt động chủ đạo của MSS là nhắm tới việc đánh cắp công nghệ kỹ thuật cao của nước ngoài. MSS hay “tìm tới” khu vực tập trung công nghệ kỹ thuật cao ở Nam California và thung lũng Silicon của nước Mỹ.

Theo số liệu từ năm 1997, tại Mỹ có 1.500 nhà ngoại giao Trung Quốc làm việc ở 70 văn phòng, 15.000 sinh viên Trung Quốc tới Mỹ học hàng năm và 10.000 khách du lịch tới thăm.



Trong những năm gần đây, điệp viên Trung Quốc hoạt động mạnh ở thung lũng Silicon.


Ngày nay, con số này có thể vượt hơn rất nhiều. Những người làm việc cho cơ quan tình báo Trung Quốc cũng có thể là những người Trung Quốc dưới vỏ bọc ngoại giao, hoặc Hoa kiều hoặc người Mỹ được tuyển mộ.

Đầu năm 2011, Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI đã bắt giữ một Hoa Kiều tên Lưu Tây Hưng làm việc tại một công ty công nghệ ơ New Jersey (Mỹ) vì bị tình nghi đã xuất khẩu thông tin về bí mật quân sự nhạy cảm cho Trung Quốc.

Không chỉ có Mỹ là nạn nhân của gián điệp Trung Quốc, mà ngay cả Nga cũng đau đầu với việc này. Có lẽ mục tiêu mà Trung Quốc nhắm tới là công nghệ quốc phòng tiên tiến của Nga. Hầu hết các loại vũ khí Trung Quốc hiện tại đều có hình dáng tương tự vũ khí Nga.

Ngoài kỹ thuật cao, tình báo Trung Quốc cón dính líu tới lĩnh vực chính trị. Bằng chứng rõ ràng nhất là đầu năm 1991, ở Mỹ diễn ra chiến dịch tranh cử tổng thống. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và cơ quan an ninh quốc gia (National Security Agency – NSA) đã phát hiện những bằng chứng cho thấy cứ sự giúp đỡ đóng góp tài chính của Trung Quốc cho chiến dịch tranh cử của Đảng Dân Chủ.

Hệ thống tổ chức MSS (tiếp theo)

- Cục 4 (công nghệ)

Cục 4 chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật thu thập thông tin tình báo và chống gián điệp, bao gồm các kỹ thuật: theo dõi, nghe trộm, chụp ảnh, ghi âm, liên lạc và truyền tin.

- Cục 5 (tình báo địa phương)

Cục 5 chịu trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp công việc với các sở, văn phòng của Bộ an ninh quốc gia (MSS) ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

- Cục 6 (chống gián điệp)

Nhiệm vụ chính của cục 6 là chống lại các tổ chức đòi tự do dân chủ cho Trung Quốc lưu vong ở nước ngoài.

Mục tiêu “ưu tiên” của cục là các tập đoàn phương tây đầu tư vào Trung Quốc được cho là có những nỗ lực tạo “Diễn biến hòa bình” ở Trung Quốc. Hoặc các tổ chức đòi tự do dân chủ cho Trung Quốc ở nước ngoài bị nghi ngờ đã gửi “nhà đầu tư” tới Trung Quốc để hoạt động chống lại nhà nước.

Tuy nhiên, các hoạt động này đang giảm theo thời gian do thiếu bằng chứng và gây ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư.

- Cục 7 (lưu hành)

Trách nhiệm cục 7 là kiểm tra, xác minh, chuẩn bị và viết các bản báo cáo tình báo và báo cáo phân loại đặc biệt trên cơ sở thông tin thu thập từ các nguồn công khai hoặc bí mật.

- Cục 8 (Viện quan hệ quốc tế đương đại)

Cục 8 là một trong những viện nghiên cứu quan hệ quốc tế lớn nhất với số lượng nhân viên lên tới 500 người.

Cục được phân thành 10 phòng nghiên cứu chuyên quan hệ quốc tế nói chung, kinh tế thế giới, Mỹ, Nga, Đông Âu, Tây âu, Trung Đông, Nhật Bản, Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin.

- Cục 9 (chống đào ngũ và chống giám sát)

Cục 9 chịu trách nhiệm đối phó với các nỗ lực của cơ quan tình báo nước ngoài nhằm tuyển mộ nhân viên làm việc cho MSS và các cán bộ cơ quan Trung Quốc ở nước ngoài.

Cơ quan này còn tham gia các hoạt động chống việc theo dõi, nghe lén và xâm nhập của tình báo nước ngoài nhắm vào lãnh sự quán Trung Quốc.



Bảo tàng tình báo Trung Quốc - nơi trưng bày nhiều phương tiện kỹ thuật sử dụng trong các hoạt động của MSS.



Ngoài ra, trong cục còn bao gồm cả bộ phận sinh viên chuyên làm công việc “chống đào ngũ” trong cộng đồng sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài, ngăn chặn tình báo nước ngoài tuyển dụng sinh viên Trung Quốc gia nhập tổ chức đòi tự do dân chủ.

- Cục 10 (thông tin khoa học và công nghệ)

Cục 10 là nơi thu thập tất cả thông tin tình báo liên quan lĩnh vực kinh tế, khoa học và công nghệ. Đây là sự thay đổi của MSS so với CID (cơ quan điều tra trung ương) chỉ chuyên về tin tức chính trị.

- Cục 11 (tác chiến điện tử)

Cục 11 chịu trách nhiệm phân tích tất cả thông tin tình báo thu thập được với máy tính điện tử và vận hành mạng máy tính của Bộ an ninh quốc gia.

Đơn vịnày thu thập thông tin trên hệ thống điện tử tiên tiến từ phương Tây, và bảo vệ hệ thống thông tin mật của Trung Quốc trước các cuộc tấn công từ cơ quan tình báo nước ngoài.

- Cục đối ngoại

Cục đối ngoại có vai trò phát triển mối quan hệ với cơ quan tình báo nước ngoài. Khi MSS còn chưa được thành lập thì cục đối ngoại đã hoạt động rất tích cực.

Những năm 1960, cơ quan tình báo Trung Quốc và Pakistan hợp tác chặt chẽ trong trao đổi công nghệ vũ khí hạt nhân và Trung Quốc hỗ trợ Pakistan trong chiến tranh chống Ấn Độ.

Đối với khu vực Arab, dù Trung Quốc công khai chính thức hỗ trợ nhưng thực tế họ vẫn duy trì mối quan hệ bí mật với Israel. Israel đã cung cấp cho Trung Quốc nhiều công nghệ quân sự phương tây. Điển hình là sự liên quan của Israel tới chiến đấu cơ đa năng thế hệ mới J-10 của Trung Quốc (hình dáng J-10 rất giống với dự án IAI Lavi của Israel).

Giai đoạn 1970-1980, khi Trung Quốc và Mỹ “bắt tay nhau” chống Liên Xô thì chính quyền Trung Quốc đã cho phép Mỹ thiết lập một số trung tâm tình báo gần biên giới Trung – Xô.

Bộ an ninh quốc gia (MSS) còn có một số cục khác như: Cơ quan tổng cục (General Office), Cục chính trị (Political Department), Cục đào tạo và con người (Personnel and Education Bureau), Cục kiểm toán và giám sát (Supervision and Auditing Bureau), Đảng ủy (Party Committee)...

[BDV news]


Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

>> Tình báo Nga hậu KGB



KGB vốn là một lực lượng tình báo lừng danh thế giới của Liên Xô trước đây với những điệp viên thượng hạng và những phi vụ động trời tưởng như đã lùi vào dĩ vãng. Thế nhưng, việc cách đây chưa lâu Mỹ bắt giữ và trục xuất 10 điệp viên của Nga dưới những tấm vỏ bọc đa dạng và khó phát hiện cho thấy, lực lượng tình báo Nga hậu KGB vẫn rất đặc biệt.


Dưới thời Liên Xô cũ, KGB luôn là một lực lượng đáng nể đầy bí hiểm. KGB có quy mô hoạt động rất rộng với mạng lưới các điệp viên nằm vùng trong hầu hết các lĩnh vực có thể làm vỏ bọc. Các phi vụ do KGB thực hiện ở khắp nơi luôn rất ấn tượng và luôn gây những bất ngờ lớn trong làng tình báo thế giới. Thế nhưng, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người đã nghĩ rằng, sức mạnh của KGB đã không còn nữa. Trong chiến tranh Lạnh, KGB kiểm soát tất cả các hoạt động tình báo của nước này cả trong và ngoài nước. Ở nước ngoài, KGB đã có những thành công vượt trội so với các cơ quan tình báo và chính trị của Mỹ và các nước châu Âu.



Cựu Tổng thống Vladimir Putin, vốn là một trung tá KGB trước đây, mong muốn củng cố FSB và đưa nó trở thành cơ quan an ninh quan trọng nhất nước Nga

Giáo sư Andrei Soldatov, Tổng biên tập một trang web chính trị của Nga và tác giả cuốn “The New Nobility: The restoration of Russia‘s Security State and the enduring legacy of the KGB”. (Sự phục hồi của cơ quan an ninh Nga và di sản của KGB), cho rằng vào năm 1991, Boris Yeltsin – vị Tổng thống đầu tiên của nước Nga đã quyết định phá vỡ tổ chức KGB bằng cách chia KGB thành nhiều đơn vị an ninh nhỏ. Ông Yeltsin cũng quyết định thành lập hai cơ quan tình báo riêng biệt: SVR để kiểm soát hoạt động tình báo ở nước ngoài và FSB - cơ quan phản gián nội vụ có thẩm quyền cao nhất chuyên trách các vấn đề tình báo trong nước.

Kế thừa sức mạnh

Khi Liên Xô không còn, nghĩa là KGB cũng sẽ không tồn tại. Bởi thế, các quan chức hàng đầu KGB đã chuyển sang một số công việc khác, một số người thì ra nước ngoài, một số người lại viết sách và bán những hồi ức của mình. Trong khi đó, Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) mới được thành lập cũng không còn đủ hấp dẫn để thu hút những người muốn làm việc ở đây như trước. Theo giáo sư Andrei Soldatov, trước đây, nhân viên của KGB có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng như được hưởng các đặc quyền đặc lợi khác bởi tổ chức này thực sự có quyền lực rộng khắp. Tuy nhiên, sau năm 1991, tình hình hoàn toàn đổi khác bởi người dân cho rằng lĩnh vực kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn và nó khiến FSB bắt đầu thiếu nhân viên. Hơn nữa, cơ quan này cũng bị mất đi một số ảnh hưởng trong chính trường Nga.

Mặc dù mục đích của Boris Yeltsin trước đây là cố gắng kiểm soát KGB bằng cách chia nhỏ KGB và sau đó kích thích sự cạnh tranh giữa các tổ chức này nhưng cựu Tổng thống Vladimir Putin, vốn là một trung tá KGB trước đây, lại mong muốn củng cố FSB và đưa nó trở thành cơ quan an ninh quan trọng nhất nước Nga. Như vậy, tính cạnh tranh giữa các tổ chức an ninh nhỏ hoàn toàn bị xóa bỏ. Vào tháng 7/2010, Thủ tướng Nga Putin đã chào mừng sự hồi sinh của cơ quan tình báo Nga sau khi nó bị chống phá rất mạnh mẽ vào những năm 1990. Ngày nay, FSB đã thực sự trở nên vững mạnh với khả năng khôi phục hoạt động, phân tích cũng như chiến đấu không hổ danh là lực lượng kế cận KGB.

Sau năm 1991, trong suy nghĩ của phương Tây, có thể họ cho rằng chiến tranh Lạnh đã kết thúc và lực lượng một thời đã làm họ mất ăn mất ngủ KGB cũng sẽ tự nhiên tan rã. Thế nhưng, phải chăng quan điểm ấy quá ngây thơ trước những cách thức hoạt động mới của tình báo Nga bởi ngay sau đó, lực lượng SVR và FSB được thành lập. Từ đây, từ “kẻ thù” trong phương châm hoạt động của KGB trước đây đã được chuyển thành một từ nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng lại cụ thể hơn, đó là các “mục tiêu”.

Những mục tiêu mới

Một điều thú vị mà Sergei - một cựu sĩ quan tình báo cao cấp của KGB và SVR, nhận thấy là với sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ có thể đã trở nên rất kiêu ngạo và có phần lơ đãng khi được họ tự nhiên không còn đối thủ. Sergei cho rằng đây chính lại là cơ hội tốt cho Nga bởi chỉ với giá của một bữa ăn ngon ở New York, nhiều điệp viên của họ đã có thể moi được thông tin từ cơ quan tình báo Mỹ. Ví dụ, khi Canada mua một hạm đội tàu ngầm của Mỹ, Sergei có thể thuyết phục được một quan chức cao cấp trong chính phủ Canada cung cấp tất cả các số liệu kỹ thuật mà các công ty Mỹ bàn giao cho Canada để bán tàu ngầm. Như vậy, chỉ sau một đêm, Nga có thể biết được công năng của tàu ngầm Mỹ. Điều này rất khó thực hiện được trong thời kỳ KGB tồn tại và chiến tranh Lạnh đang nóng.

Tuy nhiên, khó khăn mà Sergei nêu ra về những thay đổi trong hoạt động tình báo Nga cũng là việc khó khăn nhất trong quy trình điều hành mạng lưới gián điệp. Đó là cách thức trả lương cho điệp viên. Sau khi nước Nga được thành lập, SVR đã đưa vào quy định cách thức trả lương điệp viên. Ví dụ, nếu họ có điệp viên ở Nga, họ chỉ hỏi điệp viên đó đang làm công việc gì, nếu câu trả lời là ‘tôi đang làm kinh doanh bao bì’ hoặc bất cứ ngành gì, tình báo Nga sẽ yêu cầu công ty của họ ở Mátxcơva, một bình phong cho SVR, sẽ thuê hoặc trả lương cho điệp viên với tư cách một cố vấn. Trên thực tế, khoản tiền thanh toán là cho các thông tin gián điệp nhưng dưới lớp vỏ bọc một hợp đồng hợp pháp.

Cơ quan tình báo Nga hiện muốn thăm dò hai loại tin tức. Thứ nhất là tin tức tình báo về khoa học công nghệ quân sự. Thành công lớn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh của KGB là việc họ lấy được kế hoạch chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ. Sau đó Nga đã chế tạo thành công mô hình bom nguyên tử đầu tiên giống hệt của Mỹ. Tình báo Nga đã hoàn thành khoảng gần 1.000 nhiệm vụ thu thập các tin tức tình báo khoa học và công nghệ, phần lớn nguồn thông tin này liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng. Loại tin tức tình báo thứ hai là những thông tin về kinh tế thương mại. Một ví dụ điển hình cho điều này là vụ hơn 10 điệp viên Nga mới bị Mỹ trục xuất về nước. Những người này đã vượt qua các khâu kiểm tra để trở thành người Mỹ thực thụ với những vỏ bọc thật bất ngờ để họ thuận tiện hoạt động tình báo. Tuy nhiên, không có chứng cứ nào cho thấy thông tin những người được gọi là điệp viên này thu thập có hữu ích hay không.

Các phi vụ gây tranh cãi

Trong giới tình báo Nga có hai vụ đầu độc nổi tiếng nhất. Vụ thứ nhất xảy ra từ hồi Chiến tranh Lạnh, một người đàn ông bị đâm bằng mũi kim có tẩm thuốc độc được gắn lên đầu một chiếc ô. Đó là một viên thuốc nhỏ có lớp sáp bọc ngoài. Khi nhiệt độ cơ thể làm tan lớp sáp, chất độc ricin được giải phóng và người điệp viên này sẽ chết. Vụ thứ hai chính là trường hợp của Litvinenko ở Luân Đôn. Điệp viên này bị đầu độc bằng chất plutonium. Tất nhiên theo tin đồn, kẻ chủ mưu vụ đầu độc là FSB nhưng sự thực thế nào, vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn.

Một vụ nữa gần đây cũng được đồn thổi và thêu dệt lên nhiều giả thuyết khi nữ nhà báo nổi tiếng Anna Politkovskaya bị cho là đã bị đầu độc trong ngôi nhà cô từng sống ở Mátxcơva. Chính nhà báo này đã có các cuộc điều tra và ghi chép lại được nhiều thông tin liên quan đến lực lượng quân đội Nga tại Chesnia và cũng chính nhà báo này đã vào Nhà hát Mátxcơva, nơi phiến quân đã bắt giữ hàng trăm con tin trong một vụ bắt giữ con tin ở Nga.

FSB đã lấy lại gần như mọi quyền lực và sức mạnh trước đây, giống như KGB trong thời Liên Xô. Có người đã ví rằng FSB phần nào giống như chim phượng hoàng, một con phượng hoàng chưa bao giờ chết và đã hồi sinh trở lại.

[Bee news]


Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> Tình báo Nga hết phép



Các phương pháp của Cục Tình báo đối ngoại Nga SVR không còn phù hợp với các nhiệm vụ của nó.





Hồ sơ vụ án đại tá Poteyev bán đứng cho Mỹ 10 tình báo viên Nga đã được chuyển sang tòa án


Hôm 3.5, hồ sơ vụ án cựu đại tá SVR Aleksandr Poteyev, người được coi là thủ phạm gây ra sự đổ vợ của nhóm tình báo Nga hoạt động ở Mỹ, đã được chuyển sang tòa án, Trung tâm quan hệ xã hội của FSB Liên bang Nga cho hay.

Poteyev bị buộc tội theo điều 275 và mục 1 của điều 338 bộ luật hình sự Liên bang Nga (tiết lộ bí mật nhà nước và đào ngũ). Mức án cao nhất cho các điều này là 20 năm tù.

Tháng 7.2010, 10 người Nga bị tình nghi làm gián điệp cho Nga đã bị trục xuất khỏi nước Mỹ. Tất cả những người này đã có nguy cơ bị truy cứu hình sự và tịch thu tài sản vì tội gián điệp và rửa tiền. Tuy nhiên, cả 10 tình báo viên Nga đã tránh được sự trừng phạt vì được Mỹ đánh đổi với 4 người đang chịu án ở Nga vì tội làm gián điệp cho nước ngoài.

Nguyên nhân chính thức gây ra sự đổ vỡ của các tình báo viên Nga là có phản bội. Theo phóng đoán của các cơ quan đặc vụ Nga, người đã “bán đứng” các tình báo viên này chính là Aleksandr Poteyev.

Cục Tình báo đối ngoại Nga SVR, vốn mới kỷ niệm 90 năm ngày thành lập vào tháng 10.2010, hiện vẫn là cơ quan đặc vụ duy nhất của Nga chưa bị cải tổ sau khi tiếp nhận vào tháng 12.1991 quy chế cơ quan kế thừa Tổng cục I - KGB Liên Xô. Tuy nhiên, các nhiệm vụ hiện nay đặt ra cho cơ quan tình báo đối ngoại Nga trái ngược hẳn với những nhiệm vụ mà chính phủ Liên Xô từng đặt ra cho các cơ quan đặc vụ Liên Xô.

Chính sự không phù hợp của các phương pháp và cơ cấu đã có 60 năm nay với những nhiệm vụ hôm nay đã dẫn SVR tới hàng loạt những đổ vỡ mới đây, chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực tính báo, Andrei Soldatov nhận định.

Ông cho rằng, mặc dù cố gắng xây dựng, quảng bá trên báo chí hình ảnh “tự do”, SVR vẫn rất gắn bó với các truyền thống thời Liên Xô. Chuyện còn đi đến mức khôi hài là trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm vào tháng 12.2010, ban lãnh đạo SVR đã khánh thành bảng tưởng niệm Kim Philby, người mà nói cho chặt chẽ là chẳng có liên quan gì với tình báo đối ngoại Liên Xô.

*** - Tờ Svpressa (SP): Đây là phát biểu bất ngờ. Kim Philby được các độc giả của chúng tôi biết đến từ thời ngồi ghế nhà trường chính là với tư cách điệp viên của Liên Xô …

- Andrei Soldatov (AS): Ông ấy là điệp viên của tình báo Quốc tế Cộng sản, cũng giống như các thành viên còn lại của “Bộ năm Cambridge”. Toàn bộ các thành viên của nhóm này là những chiến sĩ cộng sản kiên định và hoạt động vì sự thắng lợi của các lý tưởng cộng sản trên toàn thế giới. Những nhiệm vụ, kể cả những nhiệm vụ được chính phủ Nga chính thức đặt ra cho các cơ quan đặc vụ hơi khác điều đó, đúng không?

- SP: Nhân đây nói về các nhiệm vụ. Vậy thì chức năng của tình báo đối ngoại ở Liên bang Nga là gì khi mà Nga trong học thuyết quân sự của mình không hề nêu tên một cường quốc hiện tại nào là kẻ địch tiềm tàng?

- AS: Các nhiệm vụ này được ông Vladimir Putin xác định vào năm 2007 khi ông ấy là Tổng thống Nga tiến cử ông Mikhail Fradkov vào vị trí Giám đốc SVR. Ngoài đấu tranh chống khủng bố quốc tế, các nỗ lực của tình báo đối ngoại, theo ông Putin, “cần phải tập trung vào bảo đảm cho tiềm lực công nghiệp và quốc phòng của đất nước. Tình báo đối ngoại phải có khả năng đánh giá kịp thời và thích đáng những thay đổi cục diện kinh tế quốc tế, tính toán những hậu quả của chúng đối với kinh tế đất nước và tất nhiên là cần phải bảo vệ tích cực hơn các lợi ích kinh tế của các công ty của chúng ta ở nước ngoài”.

- SP: Nghĩa là SVR chuyển thành cơ quan tình báo công nghiệp à?

- AS: Không nên hiểu hẹp như thế. Ngoài tình báo kinh tế, tổ hợp nhiệm vụ này còn bao gồm, chẳng hạn, bảo đảm cho các doanh nhân Nga các điều kiện thuận lợi trong các thương vụ quốc tế. Và chính ở đây, chúng ta cũng vấp phải những mâu thuẫn giữa chức năng hiện thời của SVR với những phương thức còn tồn tại mà cơ quan này kế thừa. Nói một cách đơn giản, ông Fradkov và đội của mình đang cố giải quyết những nhiệm vụ mới bằng những phương pháp cũ, điều này tất yếu dẫn tới những vụ đổ vỡ tai tiếng giống như vụ đổ vỡ của nhóm Mikhail Vlasenkov, hay được biết đến nhiều hơn với cái tên nữ nhân vật nổi bật nhất là Anna Chapman.

7 trong 10 điệp viên bị Mỹ bắt vào tháng 6.2010 là các tình báo viên bất hợp pháp được ‘đánh’ vào nước Mỹ từ nhiều năm trước và hóa ra là trong suốt những năm đó đã nằm dưới sự giám sát của các cơ quan đặc vụ Mỹ vốn chỉ chờ lý do để ra tay một lần là tóm gọn cả lưới. Thật khó nghĩ ra cách nào tốt hơn để chứng minh tính không hiệu quả của chiến thuật dựa vào các điệp viên bất hợp pháp trong hoạt động của tình báo hiện đại.

- SP: Nhưng tại sao các lưới tình báo bất hợp pháp vốn từng hoạt động hiệu quả như thế thời Liên Xô bỗng mất hết tác dụng?

- AS: Hiệu quả của các tình báo viên bất hợp pháp là huyền thoại mà ban lãnh đạo tình báo đối ngoại của cả Liên Xô và Nga cố ý nuôi dưỡng. Trong những năm 1940-1950, các tình báo viên bất hợp pháp Xô-viết chỉ cố lặp lại thành công của tình báo Quốc tế Cộng sản mà nền tảng cán bộ của nó là những người Anh, người Mỹ, người Đức… thật sự, hoạt động vì động cơ lý tưởng và thường là không có lợi lộc gì cho bản thân. Khi Quốc tế Cộng sản bị giải thể, còn Liên Xô dù là trên lời nói từ bỏ việc “xuất khẩu cách mạng” và bành trướng tư tưởng cộng sản, tình báo Liên Xô đã bắt đầu đi theo con đường chậm chạp và tốn kém của việc cài cắm kéo dài trong nhiều năm các điệp viên Nga trước đó đã được huấn luyện nhiều năm không kém và tốn kém.

Thậm chí chẳng có ai hỏi ngân sách Nga đã và đến nay đang tốn kém bao nhiêu để duy trì các mạng lưới cồng kềnh như thế. Mà hiệu quả của chúng trong mọi trường hợp tỏ ra là rất đáng ngờ. Thậm chí để chứng tỏ hiệu quả, người ta nêu ra cả bản thân sự tồn tại của nó.

Trong khi đó, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc thì cả sự cần thiết điều chỉnh nhiệm vụ của tình báo đối ngoại Nga về các điệp viên bất hợp pháp cũng biến mất. Làm gì phải mất nhiều năm huấn luyện một sĩ quan Nga đóng vai một doanh nhân Canada đang lobby cho một thương vụ của các tập đoàn Nga và Anh, sau đó chật vật cài cắm anh ta và chẳng biết phải mất bao nhiêu tiền và thời gian cho việc duy trì điệp viên ở trạng thái “nằm vùng” khi mà sẽ đơn giản (và rẻ tiền!) hơn nhiều là thỏa thuận với một doanh nhân Canada thật sự vốn sẵn lòng lobby cho các lợi ích của Nga mà bản thân không bị thiệt thòi?

- SP: Thế còn nhiệm vụ khác - đấu tranh chống khủng bố quốc tế - đặt ra cho SVR thì sao?

- AS: Sẽ khó nói hơn về những thành tựu của các cơ quan đặc vụ của chúng ta trên lĩnh vực này, bởi lẽ người ta sẽ chỉ biết đến các hành động của tình báo qua những thất bại của nó. Tuy nhiên, ngay cả ở đây cũng có thể nhớ lại ít ra là biến cố năm 2003, thời gian mở đầu chiến tranh Mỹ-Iraq. Khi tiến vào Baghdad, người Mỹ đã phát hiện được những bằng chứng cho thấy các điệp viên của các cơ quan đặc vụ của Saddam Hussein đã được SVR đào tạo.

Việc chúng ta đào tạo các điệp viên thậm chí chẳng phải là tồi tệ mà tồi tệ là ở chỗ việc đào tạo đã không được chấm dứt cho đến thời điểm cuối khi mà rõ ràng là thứ nhất, Mỹ chắc chắn sẽ đánh Iraq, hai là Saddam sẽ bại trận. Trong khi đó, SVR đã chẳng tiên liệu được cả vấn đề nọ, cũng như vấn đề kia, có nghĩa là rõ ràng không có sự dự báo dài hạn cần thiết cho mọi cơ quan tình báo.

Lãnh đạo SVR đã không rút ra bài học gì từ những vụ đổ vỡ năm 2003 và 2010, không có ai thậm chí bị kỷ luật dù là mang tính hình thức. Mà điều đó có nghĩa là cần phải thừa nhận rằng, sắp tới, chờ đợi tình báo đối ngoại Nga sẽ là những đổ vỡ mới.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang