Ngay từ khi ra đời, Topol-M đã khiến giới chức quân sự cấp cao Hoa Kỳ lo lắng đến mức "mất ăn mất ngủ" vì những tính năng vô cùng siêu việt của nó. >> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga Được thiết kế bởi Viện kỹ thuật nhiệt học Moscow từ những năm 1990, ngay sau khi liên bang Xô Viết tan rã, Topol đã được đươc vào sản xuất và trang bị cho lực lượng tên lửa chiến lược, thuộc quân đội liên bang Nga. Với tên gốc RT-2UTTKh và tên mật là Topol-M, nó được NATO định danh là SS-27 “Sickle B”. SS-27 là hậu duệ của các tên lửa đạn đạo Xô Viết trước đó như RS-24 và RT-21 với các phiên bản khác nhau là: RS-12M1, RS-12M2 và RT-2PM2. Topol-M đi qua thành phố Minsk (Belarus). Ảnh: Ria Novosti. RT-2UTTKh là tên gọi trong tiếng Anh của Topol-M. Trong tiếng Nga nó là РТ-2УТТХ - Тополь-М. Trong tiếng Nga, “PT” là viết tắt của “ракета твердотопливная” nghĩa là tên lửa đẩy nhiên liệu rắn. Còn УТТХ là viết tắt của “улучшенные тактико-технические характеристики” nghĩa là thế hệ cải tiến mới. Topol trong tiếng Nga nghĩa là cây bạch dương trắng. Tuy nhiên NATO thường gọi Topol-M là “Sát thủ bạch dương” để nói về độ nguy hiểm cũng như khả năng vượt trội của Topol-M. Topol-M rời bệ phóng. Ảnh: RIA Novosti Tính năng kỹ thuật và chiến thuật: Topol-M là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sử dụng bệ phóng thẳng đứng, bao gồm 3 giai đoạn phóng, sử dụng nhiên liệu rắn. Nó có thể được phóng từ các xe chở tên lửa, đây chính là điều làm nên tính cơ động của Topol-M. Trọng lượng khi phóng là 47.2 tấn, bao gồm cả tải trọng 1.2 tấn. Topol-M có khả năng mang cả đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân, với đầu đạn thông thường là đầu nổ 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 800 kiloton. Bên cạnh đó, hiện nay Topol-M được mang cả đầu đạn kép MIRV, có khả tăng tấn công đa mục tiêu. Theo công trình sư Yuri Solomonov, Topol-M có khả năng mang 4 cho tới 6 đầu đạn hạt nhân và kèm theo đó là mồi nhử tên lửa đánh chặn. Tầm bắn của Topol-M là từ 2.500km cho đến 10.500km, sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS hoặc hệ thống dẫn đường quán tính. Cận cảnh xe chở tên lửa Topol-M Với khả năng đánh trúng mục tiêu khá cao, độ sai lệch chỉ là 200m, Topol-M khi ra đời đã khiến cho giới chức quân sự cấp cao Hoa Kỳ lo lắng đến mức “mất ăn mất ngủ” vì những tính năng phải gọi là siêu việt của nó, như khả năng lẩn tránh radar và các mồi nhử tên lửa đánh chặn. Vì thế, vào những năm cuối thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã xúc tiến các hệ thống phòng thủ tên lửa tại các nước Đông Âu và các đồng minh thân cận tại Châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc và cho đến nay người Mỹ vẫn lo sợ “Sát thủ bạch dương” này của người Nga. Xe chở Topol-M trong một đợt diễu binh ở thủ đô Moscow Topol-M có khả năng phóng từ các hầm chứa, mà theo báo cáo tình báo của NATO thì các bệ phóng này có khả năng chịu được cả đòn tấn công hạt nhân. Topol-M còn có thể phóng từ các xe lưu động từ bất cứ vị trí nào trên lãnh thổ nước Nga, nó có thể lẩn trốn các vệ tinh quân sự của Hoa Kỳ. Có nhiều đồn đoán xung quanh Topol-M ngay từ khi ra đời và một trong số đó là những câu chuyện về các điệp viên Hoa Kỳ xâm nhập vào các cơ quan quân sự Nga để lấy được các tài liệu về Topol-M. Đuôi kích nổ và tầng nhiên liệu đầu tiên của Topol-M Giai đầu tiên của Topol-M được phát triển bởi Trung tâm liên bang Soyuz và sử dụng công nghệ động cơ kép. Điều này giúp cho các tên lửa có khả năng tăng tốc nhanh hơn so với các loại ICBM khác. Vận tốc của Topol-M lúc tăng tốc tối đa là 7.320m/s với một quỹ đạo cao và khoảng cách đến mục tiêu trước khi phát nổ là 10.000m. Việc thiết kế với nhiêu liệu rắn giúp việc bảo trì tên lửa hiệu quả hơn và thời gian chuẩn bị mỗi lần phóng được giảm xuống đáng kể. Topol-M được giới chuyên môn cho rằng có khả năng hạ gục mọi bức tường phòng thủ của Hoa Kỳ. Nó có khả năng làm nên tính bất ngờ và có khả năng lẩn tránh radar của mọi hệ thống phòng thủ Hoa Kỳ. Topol-M được bảo vệ để tránh khỏi sự tấn công của các loại phóng xạ, EMP (bom xung điện từ). Một trong những điều đáng chú ý là thời gian khởi động của buồng đốt, với thời gian chỉ bằng 1/3 so với các loại tên lửa ICBM của Hoa Kỳ như MinuteMan (phóng từ mặt đất) hay Trident. RT-2UTTKh Topol - M Phân loại: Tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM Nguồn gốc: Liên bang Nga Hoạt động: 1997 – nay Các bên sử dụng: Lực lượng tên lửa chiến lược – Quân đội liên bang Nga Thiết kế bởi: Viện kỹ thuật nhiệt học Moscow – Công trình sư Yuri Solomonov Sản xuất bởi: Tập đaàn vũ khí tên lửa chiến lược Votkinsk Đặc tính kỹ thuật Trọng lượng: 47.2 tấn Chiều dài: 22.7 mét Đường kình (dày nhất): 1.9 mét Đầu đạn: +Đơn: Đơn 800 kiloton +Kép: MIRV 4 – 7 đầu đạn Động cơ: 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn Tầm bắn: 11000km Tốc độ (tối đa): 7320m/s Hệ thống dẫn đường: +Dẫn đường vệ tinh GLONASS +Dẫn đường quán tính Độ sai lệch: 200m Hệ thống phóng: Hầm chứa hoặc xe chở chuyên dụng |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Topol-M. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Topol-M. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013
>> "Tên lửa Topol-M - Nỗi khiếp sợ đến từ xứ sở Bạch Dương"
Nhãn:
ICBM,
RT-2UTTKh,
Siêu tên lửa,
tên lửa,
tên lửa đạn đạo,
Tên lửa Topol-M
Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012
>> Văn hóa khoe tên lửa 'khủng'
Các tổ hợp tên lửa có một không hai đã được đưa ra khỏi trực chiến 2 tháng trước ngày 9/5 để sơn lại
Ba xe phóng cơ động của tổ hợp tên lửa Topol– M đã xuất phát từ sư đoàn tên lửa Take hướng về Moscow để tham gia chuẩn bị cho lễ duyệt binh Chiến thắng ngày 9/5.
Theo Bộ đội tên lửa chiến lược RRF, những cỗ xe khổng lồ này mang trên lưng mô phỏng của tên lửa hạt nhân ghê gớm sẽ xuất hiện gần Thủ đô đầu tháng 3/2012, chúng phải vượt qua quãng đường dài 400 km với tốc độ trung bình 25 km/h. Báo Izvestia tìm hiểu được nguyên nhân của kỳ nghỉ phép 2 tháng của “binh nhất dự bị” này là do nhu cầu khoác lên nó "bộ cánh" mới để tham gia duyệt binh. Tổ hợp tên lửa Topol– M. Ảnh: Ria Novosti Thư ký báo chí của Bộ đội tên lửa chiến lược RRF Vadim Koval kể với Izvestia: “Chúng đang được sơn màu xanh lá cây. Để tham gia duyệt binh phải sơn lại thành màu rằn ri nguỵ trang. Đây là một quá trình phức tạp, bởi vì phải sơn nhiều lớp và để chúng khô kiệt”. Mọi việc sẽ được tiến hành ở lữ đoàn lục quân Taman ở thị trấn Alabino tỉnh Moscow, nơi trong tháng 3-4/2012 sẽ luyện tập duyệt binh. Ngoài các tên lửa Topol– M, tất cả các loại vũ khí trang bị khác tham gia duyệt binh sẽ kéo về đây từ khắp nơi trên nước Nga. Lịch có mặt đã được ghi trong mệnh lệnh đặc biệt của bộ trưởng bộ Quốc phòng Anatoli Serdyukov. Tất cả các loại vũ khí trang bị đều được sơn mới. Như mọi khi, toàn bộ đội hình duyệt binh sẽ tiến về Quảng trường Đỏ từ cánh đồng Hodyn (khu vực rộng lớn không có nhà ở phía Bắc– Tây Bắc thành phố Moscow). Dự kiến, ít nhất sẽ có ba buổi tổng duyệt vào ban đêm (đi qua Quảng trường Đỏ). Theo ông Koval, ngoài việc sẽ được sơn lại, cả ba xe sẽ được sửa chữa theo kế hoạch sau chuyến hành quân dài ngày. Khoảng 50 chiến sĩ phục vụ theo hợp đồng sẽ đi theo đoàn xe. Khác với các đơn vị khác, ở Bộ đội tên lửa chiến lược SRF không bố trí các chiến sĩ nghĩa vụ phụ trách trang bị. Ông Koval kể rằng ngay từ tháng 1/2012, đã bắt đầu chuẩn bị cho các xe này tham gia duyệt binh. Các đầu đạn thật đã được tháo ra khỏi xe cùng hệ thống dẫn đường, điều khiển và các trang bị đặc chủng khác có đóng dấu “mật”. Sau đó các bộ phận mô phỏng thùng phóng và điều đi Moscow. Sau duyệt binh sẽ diễn ra chu trình ngược lại. Đến tháng 6/2012 thì hoàn tất mọi việc để đưa cả ba xe Topol– M về trực chiến. Ông Koval cam đoan với báo Izvestia: “Việc điều xe trực chiến tham gia duyệt binh không ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của các Lực lượng kiềm chế hạt nhân”. Theo ông này, thường không ít hơn 95% tổng các tổ hợp của Bộ đội tên lửa chiến lược SRF tham gia trực chiến. Số còn lại 5% được phép tạm thời đưa ra khỏi chế độ trực để sửa chữa, thực hiện các công việc kiểm tra và tham gia duyệt binh. Cộng tác viên khoa học chủ chốt của Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Viện Hàn lâm khoa học Ngal, ông Vladimir Dvorkin khẳng định với báo Izvestia là việc ba Topol– M đi Moscow) không gây hại gì cho khả năng quốc phòng của đất nước. “Ba tổ hợp này chỉ là 1/1.000 tổng số vũ khí hạt nhân. Vì vậy chúng không làm nên được điều gì quan trọng cả. Chuyện khác là tôi không hiểu nổi, việc gì phải lôi chúng đi khắp Moscow để cho mọi người chiêm ngưỡng, chả ai sẽ sợ chúng ta hơn, ai cũng đã biết là chúng ta có thứ vũ khí đó”, ông nói. Chủ tịch Viện đánh giá chiến lược Alexander Konovalov nhận định là trường hợp Topol– M tham gia duyệt binh “rất Nga”. “Điều này rất là theo kiểu Nga, 2 tháng tháo dỡ tổ hợp, 2 tháng sơn lại, sau đó tiếp 2 tháng lại lắp lại. Quân đội nước ta chính xác là luôn làm mọi thứ theo mô hình này. Và người ta đưa các bệ phóng này về đây để sơn hoàn toàn không phải là ở đơn vị không thể sơn một cách tử tế, mà là để cấp trên phê duyệt chuyện sơn lại”, ông cho biết. Người lãnh đạo Trung tâm phân tích khoa học chuyên về các vấn đề an ninh quốc gia, ông Anatoly Tsyganok, về phần mình, đề nghị chế tạo một số tổ hợp chuyên dùng không phải để tác chiến, mà chỉ để diễu duyệt. “Nhiều cuộc duyệt binh được tổ chức chỉ nhằm doạ đối thủ, và khi đó thậm chí người ta còn đưa ra thứ vũ khí không hề có. Vì vậy đưa những vũ khí thật sự chiến đấu được ra đó để làm gì, khi mà có thể chế tạo riêng những mẫu chỉ để diễu duyệt?”. Ông Vadim Koval nhắc lại, là trước năm 2008, khi các tổ hợp Topol– M bắt đầu tham gia duyệt binh, đi qua Quảng trường Đỏ là các khí tài tác chiến đã được chuyển thành trang bị huấn luyện, trình diễn Topol thế hệ trước, không có chữ cái “M” trong ký hiệu. Hiện các cỗ máy này đựơc dùng để huấn luyện lái xe ở Học viện Quân sự Serpukhov của bộ đội tên lửa (muốn làm các xe Topol– M chuyên chỉ để diễu duyệt thì phải có quyết định của lãnh đạo quân sự). Ông Koval giải thích: “Các cỗ xe này còn khá mới, chúng còn dự trữ rất lớn. Và chúng tôi hiện không có những tổ hợp “thừa” có thể chuyển sang làm trang bị chuyên để duyệt binh”. Theo ông này, nếu đến lúc nào đó Bộ đội tên lửa chiến lược SRF sẽ có những khung bệ không lắp tên lửa Topol– M nữa thì hoàn toàn có thể làm mấy cỗ xe huấn luyện để tham gia duyệt binh. |
Nhãn:
Quân đội Nga,
Tên lửa Nga,
Tên lửa Topol-M
Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011
>> Nga chi hàng tỷ USD mua sắm vũ khí
Theo tin từ VOA, Thủ tướng Vladimir Putin tiết lộ chính phủ Nga có kế hoạch chi hàng trăm tỷ USD để hiện đại hóa vũ khí. Trong bài diễn văn trước Quốc hội Nga, ông Putin nhấn mạnh nước Nga phải đủ mạnh để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài. "Dự kiến, nước Nga sẽ chi 730 tỷ USD từ nay tới năm 2020 để nâng cấp và tái trang bị quân đội. Như vậy, trung bình một ngày họ sẽ tiêu tốn 20 triệu USD", VOA bình luận. Chương trình mua sắm vũ khí mới bao gồm việc mua 8 tàu ngầm chiến lược trang bị tên lửa đạn đạo Bulava, 600 máy bay, các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 và S-500. Ngoài ra, việc sản xuất tên lửa sẽ tăng gấp đôi từ năm 2013. Việc mua vũ khí cả trong và ngoài nước cho phép nước Nga nâng cao tỷ lệ vũ khí hiện đại trong kho lên 70% vào năm 2020. Chuyên gia phân tích quân sự độc lập Pavel Felgenhauer nói việc nâng cấp lực lượng hạt nhân chiến lược được ưu tiên hàng đầu, nhưng phần còn lại của quân đội cũng cần được tăng cường. “Tất nhiên lực lượng không quân, phòng không, lục quân thực sự đều có nhu cầu tái trang bị vì hiện tại chỉ có 10-15% vũ khí trong kho của chúng tôi là hiện đại,” ông Felgenhauer lưu ý. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M. Mặc dù, hàng năm nước Nga xuất khẩu hàng tỷ USD vũ khí thế hệ mới ra nước ngoài nhưng bản thân lực lượng vũ trang Nga được trang bị hầu hết các loại khí tài có từ thời Liên Xô, rất nhiều trong số đó đã xuống cấp. Trong 10 năm, Chính phủ Nga liên tục tăng ngân sách quốc phòng nhưng không thấm vào đâu. “Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang xuống dốc, và khả năng của nó cũng kém hơn nhiều so với thời Xô Viết, cần nhiều kinh phí hơn trong sản xuất. Chúng tôi sản xuất cùng một loại tên lửa và máy bay nhưng mất nhiều tiền hơn trước,” ông Felgenhauer nói thêm. Thủ tướng Putin nói cần thiết phải chi nhiều tỷ USD để tái trang bị quân đội nhằm đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích lại cho rằng mục tiêu thực sự là tạo ra nhiều công việc hơn cho tổ hợp công nghiệp - quốc phòng nước này trước cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống năm tới. Kế hoạch nhập khẩu vũ khí được mong đợi là sẽ diễn ra trong hai giai đoạn. Đầu tiên, Nga mua trang bị và giấy phép sản xuất. Và sau đó, họ hợp tác với các nhà cung cấp bắt đầu sản xuất vũ khí do Phương Tây thiết kế trong nước. [BDV news] |
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011
>> Nga tăng thời gian vận hành của tổ hợp tên lửa thuộc SMF
Phát ngôn viên chính thức của Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF) của Nga Sergei Shorin tuyên bố với các nhà báo hôm 04/7 rằng, hơn 80% tổ hợp tên lửa trong SMF đang trực chiến sẽ được kéo dài thời gian vận hành lên gấp 3 lần. “Hơn 80% tổ hợp tên lửa tham gia trực chiến sẽ được kéo dài thời giạn vận hành lâu hơn từ 2,5 đến 3 lần hiện nay”, ông Shorin cho biết theo kết qủa phiên họp ủy ban quân sự của SMF diễn ra vào thứ Bảy tuần trước. (Ảnh RIA) Ông cho hay, mỗi năm, số lượng bệ phóng của các tổ hợp tên lửa mới trong các đơn vị đều tăng lên. Năm 2011, binh đoàn tên lửa Teikov (vùng Ivanov) đã đưa trung đoàn tên lửa đầu tiên được trang bị tổ hợp tên lửa Yars vào trực chiến. Việc tái trang bị tổ hợp tên lửa Topol-M cho trung đoàn tên lửa tiếp theo tại binh đoàn Tatishev, vùng Saratov đang được tiếp tục. Theo kết qủa phiên họp của ủy ban quân sự SMF, lãnh đạo SMF được chỉ thị chọn ra phương hướng riêng để chỉ huy và tổ chức vận hành những tổ hợp tên lửa chiến đấu nói riêng và vũ khí, trang thiết bị quân sự nói chung cũng như thiết lập việc kiểm soát nghiêm ngặt việc bắt đầu đưa vũ khí và trang thiết bị quân sự vào vận hành trong SMF – những loại vũ khí được sản xuất theo đơn đặt hàng quốc gia và cung cấp cho SMF. Theo Báo điện tử Dân trí, kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga hiện được chiếm lĩnh bởi ba “ông lớn”, đó là: Lực lượng tên lửa chiến lược, Lực lượng Hải quân chiến lược và Lực lượng Không quân chiến lược. Lực lượng tên lửa chiến lược (SMF) là một trong 4 đơn vị chủ chốt cấu thành nên Các Lực lượng Hạt nhân Chiến lược của Liên bang Nga, lực lượng chính sở hữu các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động và cố định trên mặt đất và các đầu đạn hạt nhân. SMF luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, được coi là “nhân tố” quan trọng trong học thuyết quân sự Nga. Là một quân chủng riêng biệt của các Lực lượng Vũ trang Nga, ngay từ khi được thành lập vào ngày 17/12/1959, SMF đã không ngừng lớn mạnh về cả số lượng cũng như chất lượng, ngày càng nâng cao khả năng tác chiến của các tổ hợp tên lửa góp phần quan trọng tạo nên thế cân bằng hạt nhân giữa Liên xô và Mỹ trong những năm 70 của thế kỷ trước. Hiện tại, chiến lược phát triển dài hạn của SMF là chú trọng tăng số lượng các tổ hợp tên lửa cơ động và đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa Topol-M hiện đại có khả năng xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ. Lực lượng Tên lửa Chiến lược bao gồm 3 tập đoàn quân tên lửa: Tập đoàn quân tên lửa phòng vệ số 27 đóng tại Vladimir, Tập đoàn quân tên lửa số 31 (Orenburg), Tập đoàn quân tên lửa phòng vệ số 33 (Omsk). Tập đoàn quân tên lửa số 53 (Chita) đã bị giải thể vào năm 2002. [Vitinfo news] |
Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011
>> Nga phóng thử thành công tên lửa Bulava
Ngày 28/6, Nga đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Bulava, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho hay. Theo Đại tá Igor Konashenkov, tên lửa Bulava đã được phóng từ tàu ngầm hạt nhân Yury Dolgoruky tại Biển Trắng. Vụ phóng thử hôm Thứ 3, vụ thứ 15 trong lịch sử phóng thử tên lửa Bulava, đã thành công "theo mọi thông số kỹ thuật," ông nói và cho biết thêm rằng tên lửa đã phóng trúng một mục tiêu được định sẵn tại bãi thử Kura ở khu vực Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông của Nga, cách địa điểm phóng khoảng 6.000 km về phía đông. Vụ phóng thử tên lửa Bulava trước đó đã được tiến hành vào ngày 29/10/2010. Chỉ có 7 trong 14 vụ phóng thử trước đó được chính thức công bố là thành công. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự cho rằng một số vụ phóng thử cũng không thực sự thành công. Bất chấp nhiều vụ phóng thử tên lửa thất bại trước đó, chính thức được cho là do lỗi sản xuất, nhưng quân đội Nga vẫn khẳng định rằng không có sự thay đổi nào đối với tên lửa Bulava và cam kết sẽ tiếp tục tiến hành thử nghiệm tên lửa này cho đến khi thành công và sẵn sàng biên chế cho Hải quân. Một vụ phóng thử tên lửa Bulava Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Bulava có thể mang được tới 10 đầu đạn MIRV và có tầm bắn hơn 8.000 km (5.000 dặm). Nga có kế hoạch sẽ tiến hành ít nhất 4 vụ phóng thử tên lửa Bulava trong năm nay và sẽ triển khai loại tên lửa này trên các tàu ngầm chiến lược lớp Borey mới. Việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava trong tương lai đã được một số nhà lập pháp và các quan chức ngành công nghiệp quốc phòng chất vấn. Họ cho rằng mọi nỗ lực cần phải được tập trung vào phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva hiện tại. Quân đội Nga hy vọng tên lửa Bulava, cùng với các tên lửa đạn đạo trên đất liền Topol-M, sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong bộ ba hạt nhân chiến lược của Nga. [Vitinfo news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)