Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria chỉ trong thời gian ngắn qua đã thực sự trở thành chủ đề nóng trên thế giới, thậm chí vụ việc còn khiến nhiều người nghĩ tới viễn cảnh của một cuộc chiến trong tương lai gần... >> Khám phá ngành công nghiệp QP Thổ Nhĩ Kỳ >> Iran sẽ tấn công Thổ Nhĩ Kỳ? Atak, loại trực thăng tấn công hiện đại do chính Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo Sức mạnh Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với uy lực Syria Một khi có chiến sự xảy ra thì việc so sánh tương quan lực lượng giữa 2 đội quân sẽ được tính đến, bởi điều này sẽ giúp cho việc xác định được kẻ mạnh, kẻ yếu từ khi tiếng súng chưa nổ. Vốn được biết đến là quốc gia có ngành công nghiệp quốc phòng phát triển, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang sở hữu những loại vũ khí tối tân hiện đại nhất trong khu vực. Cuối năm ngoái, các phương tiện truyền thông báo cáo rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu tự sản xuất súng trường cho các lực lượng mặt đất, trên cơ sở của bản hợp đồng được ký kết giữa công ly Kale Kalyb với Tập đoàn công nghiệp chế tạo máy và hóa học Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, loại súng trường tấn công Mehmetcik đã được ra đời với cỡ nòng 7,62 mm, bắn liên thanh 750 phát/phút và có tầm bắn tối đa 1 km. Súng sẽ có thời hạn sử dụng lâu hơn bất cứ loại súng nào hiện đang được trang bị trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Một loại vũ khí chủ lực khác của Thổ Nhĩ Kỳ đó là xe tăng chiến đấu chủ lực Altay được phát triển dựa trên cơ sở xe tăng K-2 Black Panther. Khi được chấp nhận vào trang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Altay sẽ thay thế hoàn toàn cho các đơn vị xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard, M48 và M60. Với tổng trọng lượng đạt 60 tấn, xe tăng chiến đấu chủ lực Altay được trang bị pháo chính nòng trơn 120 mm, súng máy 12,7 mm có thiết bị ổn định tầm và hướng. Kết cấu giáp đạn đạo của dòng xe tăng hợp tác này không được tiết lộ, nhưng Altay có thể cơ động tới tốc độ 70 km/h. Nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái cũng là thế mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này đã bắt đầu sản xuất máy bay không người lái, với việc chế tạo thành công máy bay tự hành lớp MALE đầu tiên (Medium-Altitude Long-Endurance) mang tên ANKA, đây là loại máy bay tự hành tầm xa có trọng lượng 600 kg. Ngoài việc tự sản xuất vũ khí trang bị cho quân đội, Thổ Nhĩ Kỳ còn là bạn hàng chiến lược của Mỹ, quốc gia này đã thông qua hợp đồng mua 109 máy bay trực thăng T-70 Blackhawk của Hoa Kỳ. Với tốc độ tối đa khoảng 295 km/giờ, tầm hoạt động của T-70 đạt 2.200 km. T-70 có khả năng vận chuyển theo 11 binh sĩ hoặc hàng hóa nặng 4 tấn. Dòng trực thăng này khi cần cũng có thể trang bị thêm một số loại vũ khí như: tên lửa, rocket, súng máy tùy theo nhiệm vụ chiến đấu. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng chú trọng đến việc phát tiển tên lửa. Trong tháng 5/2011, tại triển lãm IDEF'11 Thổ Nhĩ Kỳ đã trình làng tên lửa Djirit được dẫn hướng bằng laser do chính nước này sản xuất. Nếu xét về tương quan lực lượng rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ đang có lợi thế so với quốc gia láng giềng Syria trong trường hợp xảy ra xung đột... Uy lực Syria Nếu Thổ Nhĩ Kỳ nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ và NATO thì Syria cũng được Nga “chống lưng”. Điều đó lý giải tại sao trong kho vũ khí của quốc gia này hầu hết các loại vũ khí chiến lược đều có xuất xứ từ Nga. Syria đang sở hữu đạn, đạn súng cối, xe tăng và máy bay tấn công của Nga. Nên việc Syria sở hữu trực thăng tấn công Mi-25 không phải là điều đáng ngạc nhiên. Đây là loại trực thăng tấn công khá hiện đại của Nga và hiện tại Nga đang tiếp tục giúp đỡ Syria nâng cấp loại vũ khí này. Theo nhiều nguồn tin thì hầu hết các cuộc tấn công bằng đạn pháo của quân đội Syria chống lại lực lượng đối lập đều được thực hiện tại những khu vực thành thị. Đại sứ quán Mỹ ở Damascus đã công bố những bức ảnh cho thấy các đơn vị pháo và tăng của quân đội Syria đang bao vây những khu vực thành thị có nguy cơ xảy ra nổi loạn. Một trong những loại vũ khí được sử dụng một cách có hiệu quả tại những khu vực xung quanh thành phố Homs là loại pháo cối 240mm của Nga. Loại vũ khí này có khả năng bắn đi những quả đạn nặng 126 kg, có chứa chất nổ cực mạnh, đi xa gần 10km. Tên lửa SCUD được quân đội Syria vận chuyển trực chiến tại những khu vực biên giới nhạy cảm với Thổ Nhĩ Kỳ Hiện tại, Syria đang sở hữu khoảng 4.950 xe tăng chủ lực, 4.000 xe tăng hạng nhẹ và xe thiết giáp. T-72 là loại tăng chủ yếu trong lực lượng tăng - thiết giáp của Syria. Hiện Moscow tiếp tục giúp Syria hiện đại hoá những chiếc tăng này. Tính đến thời điểm hiện tại Nga đã nâng cấp được khoảng 800 chiếc T-72, còn 200 chiếc đang được tiếp tục nâng cấp. Một loại vũ khí khác của Syria cũng không nên xem nhẹ đó là mìn. Để bảo vệ vùng biên, Syria đã rải mìn dọc theo biên giới cùng Thổ Nhĩ Kỳ, mìn mà quân Syria sử dụng là mìn chống bộ binh PMN-2 và mìn chống tăng TMN-46. Syria đang sở hữu một số lượng lớn hệ thống pháo phóng loạt GRAD của Nga. Hệ thống này có khả năng phóng liền lúc 40 rocket 122mm với tầm xa 32 km. Theo một bản báo cáo công bố năm 2010, Syria đang sở hữu hệ thống tên lửa Scud của Nga, gồm biến thể Scud-D, có khả năng mang đầu nổ nặng 675 kg, bay xa được 1.440 km. Loại vũ khí mà Mỹ và các quốc gia phương Tây lo ngại nhất trong quân đội Syria chính là vũ khí hoá học. Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho biết, Syria có rất nhiều loại vũ khí hoá học và sinh học, từ hơi cay cho đến những loại có ảnh hưởng đến thần kinh như Sarin và có thể là khí gas VX. Có thể nói mặc dù có phần yếu thế hơn về công nghệ so với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng những vũ khí mà Damascus đang sở hữu cũng đủ để đưa một cuộc xung đột thành một cuộc chiến “tầm cỡ”, có lẽ cùng vì điều này mà cả Mỹ lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều cần có sự cân nhắc trước khi đưa ra quyết định về số phận của Syria... |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Iran - Thổ Nhĩ Kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Iran - Thổ Nhĩ Kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012
>> Sức mạnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011
>> Iran sẽ tấn công Thổ Nhĩ Kỳ?
Tư lệnh hàng không vũ trụ Iran Amir-Ali Hadjizadeh cho hay Iran đã sẵn sàng tấn công hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tờ Mehr News Agency dẫn lời Tư lệnh hàng không vũ trụ thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran Amir-Ali Hadjizadeh rằng Iran đã sẵn sàng tấn công hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp Mỹ hoặc Israel tấn công quân sự vào nước này. "Nếu có một mối đe dọa, ban đầu chúng tôi sẽ tấn công vào hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ, và sau đó sẽ tấn công các khu vực khác." – Hadzhizadeh tuyên bố. Hadzhizadeh cũng nói thêm rằng Hoa Kỳ và Israel cần phải xem xét lại học thuyết quốc phòng của mình khi chống lại Tehran, và bây giờ Tehran sẽ "phản ứng với các mối đe dọa." Chúng ta biết rằng, trong tháng 9 năm 2011, Ankara và Washington đã ký kết một thỏa thuận về việc đặt các đài radar của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ như là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở châu Âu (EUROPRO). Theo đó, các đài radar này sẽ được lắp đặt tại một căn cứ quân sự gần thị trấn Kurechik (Kurecik) phía đông nam tỉnh Malaga, Thổ Nhĩ Kỳ. Phản ứng trước động thái này, Iran, nước láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ, đã cảnh báo Ankara là quyết định này sẽ làm gia tăng tình trạng căng thẳng trong khu vực. Thông báo của Thổ Nhĩ Kỳ về việc đồng ý cho Hoa Kỳ lắp đặt các đài radar ở nước này được đưa ra một ngày sau khi Romania ký một thỏa thuận cho phép Mỹ đặt tên lửa ngăn chặn trên mặt đất SM-3 như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa. Các tên lửa Shahab-2, Fateh-110, Zelzal, Zubin và bavar-737 của Iran: Đã có 28 nước thành viên của NATO ủng hộ kế hoạch hệ thống chống tên lửa để bảo vệ châu Âu chống lại tên lửa đạn đạo của Iran trong một hội nghị thượng đỉnh của tổ chức này tại Bồ Đào Nha hồi năm ngoái. Về phần mình, Iran cũng đã phát triển các hệ thống tên lửa tầm xa. Với những hệ thống tên lửa này Iran có thể xác định mục tiêu trên không và tiêu diệt các tên lửa có cánh, máy bay chiến đấu của đối phương và máy bay chiến lược tầm xa. Đặc biệt, mới đây, có nguồn tin cho biết rằng, Iran đã chế tạo thành công tên lửa Bavar 373 có thể thay thế hoàn toàn cho S-300. Nếu đúng như vậy thì đây sẽ là một thách thức lớn cho lực lượng Không quân của Mỹ, Israel và Liên quân trong việc tính đến các cuộc không kích vào nước này. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ báo Ai Cập Al-Akbar Tổng thống Iran hàm ý muốn thách thức Israel và Hoa Kỳ rằng: "Iran có tiềm năng quân sự to lớn trong khu vực và trên thế giới. Iran sẽ đáp trả bất kỳ hành động xâm lược nào, trong đó có Mỹ. Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ hành động quân sự chống lại mình." Tình hình xung quanh Iran leo thang sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thông qua bản báo cáo về chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này vào ngày 8 tháng 11. Trong bản báo cáo, IAEA tuyên bố rằng Iran kể từ năm 2003 Iran đã phát triển vũ khí hạt nhân, và hiện tại các hoạt động tương tự vẫn đang diễn ra. Đồng thời IAEA cũng đã thông qua một nghị quyết về Iran . Nghị quyết kêu gọi Tehran tuân thủ đầy đủ và không trì hoãn các nghĩa vụ của nước này theo các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ và nhấn mạnh rằng Iran cần tăng cường hợp tác với IAEA. Sau khi nghị quyết được thông qua, Hoa Kỳ, Pháp và cả Anh đã kêu gọi gia tăng biện pháp trừng phạt chống lại quốc gia Trung Đông này. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)