Nguồn tin tình báo châu Âu hôm 17/12 đã tiết lộ, Iran đã gây "choáng" vệ tinh giám điệp của Mỹ bằng cách 'sử dụng năng lượng laser chính xác cao'.
Theo nguồn tin tình báo châu Âu tiết lộ, Iran đã gây "choáng" vệ tinh giám điệp của Mỹ bằng cách 'sử dụng năng lượng laser chính xác cao' và "làm lú lẫn" hệ thống GPS của UAV để buộc nó hạ cánh nó.
Theo các quan chức Mỹ: Nếu Nga cung cấp cho Iran với các thiết bị gây nhiễu phức tạp, điều này đồng nghĩa là sẽ gây ra rất nhiều nguy cơ khác cho các hệ thốn dẫn hướng vũ khí của họ. Iran sở hữu của công nghệ gây nhiễu vệ tinh? Một nguồn tin tình báo châu Âu tuyên bố Iran đã làm cho các cơ quan tình báo phương Tây thấy "choáng váng" khi họ đã làm "mù một vệ tinh gián điệp của CIA bằng một laser nổ chính xác cao", một thông tin mà chưa hề được báo cáo trước đó. Tờ 'The Christian Science Monitor' cho biết, sự cố này không được báo cáo, có thể người Iran đã được tiếp cận với công nghệ gây nhiễu, cho phép họ theo dõi, giám sát hệ thống dẫn hướng trên không đối với các phương tiện bay không người lái (UAV). Hình ảnh UAV RQ-170 của Mỹ bị Iran thu giữ Ông nói thêm rằng, Quốc hội nên chú ý nếu Iran sở hữu của công nghệ gây nhiễu, và họ có thể tấn công các hệ thống dẫn hướng cho tên lửa, máy bay, và hệ thống thông tin liên lạc và "vô hiệu hóa một loạt các hệ thống vũ khí của chúng ta". Gót chân Achilles (gót chân Asin) của máy bay không người lái Một kỹ sư giấu tên của Iran cho biết, họ đang cố gắng để giải mã những bí mật của các máy bay không người lái RQ-170 của Mỹ, tuyên bố Iran quản lý tần số của thủ công, làm cho nó chuyển sang chế độ lái tự động và tiếp đất trên lãnh thổ Iran. Kỹ sư này cho rằng, gót chân Achilles của máy bay không người lái RQ-170 đó là hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Ông giải thích rằng, bằng cách gây nhiễu hệ thống định vị GPS của UAV, buộc nó phải chuyển sang lái tự động, và bị mất kiểm soát. Theo kỹ sư này, Iran đã có thể gây nhiễu thông tin liên lạc sau khi tích lũy dữ liệu trên những máy bay không người lái khác của Mỹ bị bắn hạ ở Afganistan. Các chuyên gia Iran sau đó có thể lập trình lại dữ liệu GPS để làm cho UAV Mỹ tiếp đất ở Iran. Trì hoãn công bố hình ảnh của UAV RQ-170 Trong khi đó, bộ trưởng ngoại giao của Iran nói hôm 17/12 rằng, Iran cố tình trì hoãn thông báo công bố hình ảnh một máy bay do thám không người lái của Mỹ mà họ đang giữ mục đích kiểm tra phản ứng của Mỹ. Không quân Iran (ảnh minh hoạ) Các quan chức Mỹ hôm 16/12 tin rằng, UAV tàng hình Mỹ được trưng bày ở Iran đã bị rơi và vỡ thành nhiều mảnh và đã được Iran chắp vá trở lại để làm cho nó có vẻ không bị hư hại bởi tai nạn, theo The Wall Street Journal. 'Giống như một câu đố' Các quan chức Mỹ tin rằng Iran đã lắp ráp lại các máy bay không người lái và trưng bày nó, điều này đã khuấy lên một cuộc thảo luận giữa các nhà lập pháp Washington, những người đang bị chỉ trích vì UAV tinh vi của họ “không tự hủy” trong các trường hợp không mong muốn. Họ cũng cho rằng, UAV RQ-170 đã được Iran sơn lại để giấu đi các dấu vết thiệt hại của UAV. Điều đó được thể hiện qua màu sắc thực tế của RQ-170 là màu xám than chứ không phải màu trắng như hình ảnh xuất hiện trong đoạn video. Tehran nói rằng phi công điều khiển UAV của Mỹ đã mất kiểm soát, điều này đã làm tăng thêm những nghi ngờ giữa các quan chức Mỹ. Trong khi đó, CEO Google Eric Schmidt khẳng định rằng, Iran đã phát triển chiến tranh không gian mạng mà có thể gây nguy hiểm cho Mỹ trong tương lai. "Iran có tài năng “khác thường” trong chiến tranh không gian mạng mà chúng tôi không thể hiểu được", ông Schmidt cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm 16/12. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dự án UAV FCS Class IV. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dự án UAV FCS Class IV. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011
>> Iran đã làm cho tình báo phương Tây phải choáng váng
Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011
>> Trung Quốc điều UAV trinh sát biển Đông?
Trung Quốc có thể đã sử dụng máy bay không người lái có tên Silver Eagle trong cuộc tập trận của quân đội nước này ở biển Đông. Theo trang mạng có địa chỉ tp.chinmil.com.cn được Quân đội Trung Quốc tài trợ, mẫu UAV được phóng lên từ bệ phóng di động trên xe tải và thực hiện nhiệm vụ mô phỏng một cuộc tấn công. Mẫu Silver Eagle giống hệt với mẫu UAV ASN-209 của Quân đội Trung Quốc được trưng bày tại Triển lãm hàng không 2010 diễn ra tại Chu Hải. Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 mẫu UAV trên là 4 cánh phụ thẳng đứng trên mẫu Silver Eagle với 2 cánh phụ trên thân máy bay và mỗi chiếc còn lại ở 2 cánh chính. Trong vùng giao tranh, Silver Eagle duy trì tốc độ 134km/h ở độ cao 3.000m. Trong ảnh, Silver Eagle cất cánh từ bệ phóng di động. Trong chuyến bay kéo dài 3 giờ, Silver Eagle được điều khiển bằng hệ thống điều khiển từ xa dưới mặt đất với chuột và bàn phím, trang mạng trên cho biết. Trong chuyến bay thử nghiệm, Silver Eagle đảm nhiệm vai trò phá sóng, làm gián đoạn liên lạc của đối phương đồng thời làm một nút chuyển tiếp thông tin giữa các lực lượng của quân đội Trung Quốc. Khi một chiếc máy bay đối phương xuất hiện, hệ thống điều khiển dưới đất triển khai kế hoạch "chống giám sát" bằng cách hạ độ cao và thay đổi tần số radio nhằm tránh bị phát hiện. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Silver Eagle quay trở lại điểm cất cánh và hạ cánh bằng một chiếc dù. Tính năng kỹ chiến thuật Theo catalogue giới thiệu của ASN-209, mẫu UAV ASN-209 có thể hoạt động được cả ban ngày và ban đêm, thực hiện trinh sát, giám sát chiến trường, vị trí mục tiêu và đánh giá thiệt hại của cuộc chiến. ASN-209 cung cấp thông tin theo thời gian thực với thời lượng hoạt động lên đến 10 giờ trong vòng bán kính 200 km. Tuy vậy, catalogue không đề cập đến việc ASN-209 có thể hoạt động trên đại dương. Việc Trung Quốc sử dụng Silver Eagle trong cuộc tập trận hải quân đánh dấu vai trò của UAV trong chiến thuật "từ chối truy cập" của Trung Quốc trong các cuộc đụng độ hải quân trên biển. Hàng chục các mẫu UAV đã được trưng bày tại triển lãm Chu Hải bao gồm cả phiên bản cỡ lớn của mẫu WJ-600 có thể hoạt động ở tầm bán kính lớn. Trên một bức tranh trên tường trong triển lãm, WJ-600 được thể hiện đang truyền tải thông tin về tàu sân bay Mỹ về cho hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển của Trung Quốc và giúp triển khai một chiếc tàu tên lửa. Cuối tháng 6/2011, một chiếc tàu tuần tra của Nhật đã phát hiện một chiếc UAV cỡ nhỏ của Trung Quốc có vẻ như đang hoạt động xung quanh một tàu chiến của Trung Quốc. [BDV news] |
Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011
>> Mỹ “bộp chộp” ném 32 tỉ đô vào vũ khí
Quân đội Mỹ đã chi 32 tỷ USD trong 15 năm gần đây cho các dự án “khủng” dở dang mà không nhận được bấy kỳ một loại vũ khí và các trang thiết bị kỹ thuật quân sự nào. Nguyên nhân là do Mỹ đã quá “bộp chộp” trong việc thực hiện các chương trình quốc phòng mà không cân nhắc kỹ lưỡng. Từ năm 1995-2010, Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc đã “đóng băng” 22 dự án quân sự, trong đó 15 dự án được thực hiện trong vòng 10 năm gần đây. Giữa tháng 5/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố, từ 11/9/2001, Lầu Năm Góc đã tăng gấp đôi ngân sách cho việc tái vũ trang, hơn 700 tỷ USD cho các dự án chế tạo và mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật quân sự mới. 25 tỷ đô cho dự án trực thăng và tác chiến dở dang Trong số các dự án chưa hoàn thành mà Mỹ lại phải chi phí số tiền khổng lồ nhất là dự án “máy bay trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche” và “các hệ thống tác chiến tương lai” (FCS). Chỉ 2 dự án này trên thực tế đã “ăn mất” 25 tỷ USD. Ngoài ra, còn các dự án dang dở khác như chế tạo hệ thống pháo tự hành Crusader 155mm, hệ thống tên lửa ATACMS BAT, Stinger RPM B Dự án trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche "đóng cửa" vào năm 2004. Việc chế tạo trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche được bắt đầu tiến hành vào năm 1998. Theo kế hoạch, trực thăng này được chế tạo trên cơ sở sử dụng công nghệ tàng hình và sẽ dùng để thay tất cả các loại trực thăng UH-1 Iroquois, AH-1 Cobra, OH-6 Cayuse và OH-58 Kiowa. Theo ước tính, để sản xuất 650 trực thăng Comanche Mỹ cần phải chi 39 tỷ USD. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị đóng cửa vào năm 2004 bởi quyết định chung của Tư lệnh Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc. Bởi theo dự tính của các quan chức quân đội Mỹ, nếu mua các máy bay không người lái và các mẫu trực thăng hiện có sẽ rẻ hơn rất nhiều so với chi phí chế tạo trực thăng Comanche. Tổng cộng, chi phí cho chương trình chế tạo RAH-66 tốn gần 8 tỷ USD, trong đó 6 tỷ USD được chi trong giai đoạn 1995-2004. Vừa đóng cửa, vừa phải bồi thường Việc đóng cửa trước thời hạn dự án này buộc Mỹ phải bồi thường 700 triệu USD cho Công ty Boeing và Sikorsky (đảm trách việc chế tạo Comanche). Nhưng nhờ việc đóng cửa dự án này, Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc có cơ hội chuyển số tiền 15 triệu USD từ số tiền dùng cho chương trình chế tạo trực thăng RAH-66 sang các dự án khác. Dự án UAV FCS Class IV Từ năm 2004, với số tiền này, Mỹ đã chi 2,2 tỷ USD để mua UAV, 2,2 tỷ USD mua máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache và 1,5 tỷ USD để sửa chữa và hiện đại hoá các trực thăng vận tải CH-47 Chinook. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng từ dự án Comanche, Quân đội Mỹ đã thừa hưởng được nhiều công nghệ của cỗ máy siêu khủng này để ứng dụng cho việc chế tạo AH-64D Apache Longbow Block III, loại trực thăng được sản xuất hàng loạt vào mùa xuân năm 2011. Cũng thật thú vị, thay cho số tiền đắt đỏ để sản xuất Comanche (gần 60 triệu USD/ chiếc), Mỹ đã quyết định chế tạo loại trực thăng trinh sát rẻ hơn là ARH-70 Arapaho. Hợp đồng này do Công ty Bell Helicopter (Mỹ) đảm nhận. Chuyến bay đầu tiên của trực thăng này được thực hiện vào năm 2006, nhưng vào tháng 10/2008, Lầu Năm Góc đã quyết định đóng cửa dự án vì giá cuối cùng chi phí sản xuất Arapaho cao hơn rất nhiều so với dự tính. Cho đến thời điểm đó, chi phí cho dự án đã lên tới 533 triệu USD. Như vậy, so với RAH-66, tổng số tiền chi cho việc sản xuất Arapaho không lớn hơn nhưng các nhà quân sự Mỹ đã rút ra được bài học từ những sai lầm của mình và không cho phép tăng số tiền chi phí cho dự án này nữa. Chương trình FCS được bắt đầu triển khai năm 2003, đến năm 2009 thì đóng cửa. Muốn thay đổi mọi thứ…thì phải trả giá đắt Tuy nhiên, bài học này có vẻ cũng chưa thực sự “thấm” với các nhà quân sự Mỹ khi họ quyết định thực hiện chương trình chế tạo tổ hợp các hệ thống tác chiến tương lai (FCS). Việc triển khai chế tạo FCS được bắt đầu triển khai từ năm 2003. Kết quả của dự án là nhằm chế tạo các trang thiết bị kỹ thuật quân sự (đầu tiên từ UAV và cuối cùng là pháo và xe tăng). Đồng thời, ngoài các hệ thống pháo thông thường, súng máy và súng phóng lựu cần phải chế tạo thành công vũ khí lazer tương lai để tiêu diệt các mục tiêu bọc thép và bay thấp. Dự án FCS trong tất cả thời gian thực hiện đã trải qua nhiều thay đổi và vào năm 2009, dự án này đóng cửa hoàn toàn. UAV Class I trong khuôn khổ FCS dùng để trinh sát. Bình luận về quyết định ngừng dự án, ông Robert Gates tuyên bố: “Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bạn muốn thay đổi mọi thứ cùng một lúc và tạo ra một cái gì hoàn toàn mới thì bạn thường phải trả giá rất đắt. Nếu Google có khả năng tạo ra một cuộc cách mạng thì chúng tôi (quân đội) không có khả năng”. Đến thời điểm có quyết định đóng cửa, chi phí cho dự án FCS mất 19 triệu USD. Kết quả, dự án FCS đã thay đổi hoàn toàn và hiện nay được gọi là chương trình hiện đại hoá quân đội Mỹ. Chương trình này chủ yếu là mua sắm các mẫu vũ khí hiện có và chế tạo một vài loại vũ khí mới nhưng theo các yêu cầu đơn giản. [Bee news] |
Nhãn:
Bộ trưởng Robert Gates,
Chương trình FCS,
Dự án UAV FCS Class IV,
Lầu Năm Góc,
Quân đội Mỹ,
Trực thăng AH-64D Apache Longbow,
Trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche,
UAV Class I
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)