Công ty đóng tàu Hyundai Heavy Industries (HHI) của Hàn Quốc vừa hạ thuỷ chiến hạm đầu tiên của dự án FFX tại thành phố Ulsan. Chiến hạm này có tên gọi Inchon, sẽ được Hải quân Hàn Quốc sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chống hạm nổi. Theo kế hoạch, chiến hạm Inchon sẽ tiếp tục được hoàn thiện và chạy thử nghiệm trong vòng nửa năm. Sau đó, đến năm 2013 chiến hạm này sẽ được đưa vào biên chế chính thức. Theo kế hoạch, Hải quân Hàn Quốc sẽ đóng 6 chiến hạm dự án FFX. Hợp đồng đóng chiến hạm đầu tiên của dự án này đã được ký với HHI vào cuối năm 2008. Tổng giá trị của hợp đồng lên tới 129,1 triệu USD. Chiến hạm Inchon của Hải quân Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Korea Times Dự kiến, đến năm 2015, tất cả 6 chiến hạm Inchon sẽ được đóng xong. Các chiến hạm mới sẽ được dùng để thay cho 9 chiến hạm lớp Ulsan đã lạc hậu. Hải quân Hàn Quốc có kế hoạch đến năm 2020 sẽ nâng số lượng chiến hạm thuộc lớp này lên 19 chiếc, trong đó 13 chiến hạm mới sẽ thay thế cho 22 chiến hạm cũ lớp Pohang. Chiến hạm Inchon được trang bị pháo 127mm Mk-45 Mod 4, tổ hợp pháo phòng không Phalanx CIWS cỡ nòng 20mm, tổ hợp tên lửa phòng không RAM Block 1 CIWS, 4 tên lửa chống hạm SSM-700K Hae Sung, 4 tên lửa Hyunmoo-3 và ngư lôi K745 LW Blue Shark. Ngoài ra, trong thành phần của Inchon còn được trang bị trực thăng Westland Super Lynx hoặc Sikorsky SH-60 Seahawk. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Korean. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Korean. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011
>> Hàn Quốc hạ thuỷ chiến hạm Inchon đầu tiên
Nhãn:
Chiến hạm Inchon,
FFX,
Hải quân Hàn Quốc,
Hàn Quốc,
Korean,
Sikorsky SH-60 Seahawk,
Tàu Hyundai Heavy Industries,
Trực thăng Westland Super Lynx
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011
>> Hàn Quốc nhận máy bay tuần thám biển CN-235
[BDV news] Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc sẽ tiếp nhận đầy đủ 4 máy bay tuần thám biển CN-235-220 từ công ty hàng không không gian Indonesia (IAe) trong năm 2011.
Hai chiếc CN-235 đầu sẽ bắt đầu phục vụ từ tháng 4, hai chiếc còn lại vào tháng 8. Theo tin từ hãng thông tấn Yonhap, hợp đồng mua 4 máy bay được ký kết năm 2008 trị giá 100 triệu USD. Theo IAe, các máy bay CN-235-220 được thiết kế với cabin điều áp và lắp hai động cơ tuốc bin cánh quạt General Electric CT7-9C, mỗi cánh quạt có 4 lá. Máy bay tuần tiễu CN-235 của Không quân Hàn Quốc. CN-235-220 chứa lượng nhiên liệu lên tới 4 tấn, hoạt động liên tục trên không từ 8-10h. Nó có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, tải trọng tối đa khi cất cánh là 16.100kg. Hiện tại, Không quân Hàn Quốc biên chế 20 máy bay CN-235. Trong đó, có 12 chiếc CN-235-100 do nhà sản xuất máy bay Tây Ban Nha CASA chế tạo và 8 chiếc do Indonesia sản xuất. Công ty Indonesia Aerospace là công ty chuyên sản xuất các phiên bản khác nhau của máy bay CN-235 và C-295. |
Nhãn:
Công ty Indonesia Aerospace,
IAe,
Không quân Hàn Quốc,
Korean,
Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc,
Máy bay tuần thám biển CN-235-220,
Tây Ban Nha
Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011
>> Một số hình ảnh về Cobra Gold 2011
Cuộc diễn tập Cobra Gold của Mỹ và 6 nước châu Á bao gồm: Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore, đây được coi là cuộc diễn tập có quy mô lớn nhất Châu Á.
Ngày 11/02/2011, Lục quân Mỹ tiến hành các bài tập bắn súng cối 60 mm tại Thái Lan.
Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành làm nhiệm vụ có sự giám sát của trực thăng CH-46.
Lực lượng quân đội của Mỹ và Thái Lan đến nơi làm nhiệm vụ từ trực thăng CH-46.
Lính Mỹ được hỗ trợ hỏa lực từ trực thăng CH-53E.
Lực lượng thủy quân lục chiến Hàn Quốc tham gia khóa huấn luyện đột kích tại cuộc diễn tập lần này.
Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng bom khói tấn công các mục tiêu giả định.
Một lính Thủy quân lục chiến Mỹ ngắm bắn mục tiêu.
Thủy quân lục chiến Mỹ và Thái Lan hiệp đồng tác chiến.
Lực lượng vũ trang Mỹ và Thái Lan trao đổi thông tin qua liên lạc vô tuyến điện.
Mô phỏng giải cứu người bị thương.
Thủy quân lục chiến Mỹ và lực lượng tác chến đặc biệt của Thái Lan chuẩn bị tiến hành tấn công đột kích.
Sử dụng thuốc nổ để phá các tháp phát thanh gải định.
|
Nhãn:
Cobra Gold 2011,
Hàn Quốc,
Indonesia,
Japan,
Korean,
Malaysia,
Mỹ,
Nhật Bản,
Singapore,
Thái Lan
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)