Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tây Ban Nha

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Ban Nha. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Ban Nha. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Czech bán cho Iraq máy bay L-159



Bộ trưởng Bộ ngoại giao Czech vừa công khai kế hoạch đề nghị bán máy bay tấn công hạng nhẹ L-159 và hiện đại hóa trực thăng cho Iraq.



Để thúc đẩy cho hoạt động hợp tác kinh tế, quân sự kể trên, Thủ tướng Czech, ông Petr Necas sẽ sang thăm Iraq vào ngày 23-24/5 để bàn bạc và ký kết thỏa thuận về đầu tư cho lĩnh vực an ninh chung.

Ngày 18/4, Bộ trưởng Hoshyar Zebari phát biểu tại thủ đô Prague: “Cộng hòa Czech sẽ đề nghị Iraq mua một số máy bay chiến đấu L-159. Chúng tôi cũng còn tham gia chương trình nâng cấp trực thăng cho Iraq”.



Hợp đồng mua bán L-159 sẽ mở đầu cho quan hệ hợp tác giữa Czech và Iraq trên nhiều mặt.


L-159 là máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ do chính Czech sản xuất, được thiết kế thực hiện các nhiệm vụ tấn công trên không, mặt đất và do thám.

Aero Vodochody là nhà sản xuất của mẫu máy bay L-159. Chương trình phát triển của nó bắt đầu từ năm 1992 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 4/8/1997. Giá của mỗi chiếc L-159 là khoảng 15 đến 17 triệu USD.

Không quân nhiều nước đã bày tỏ mối quan tâm với mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ này, trong đó có Australia, Indonesia, Tây Ban Nha, Bolivia…

Đặc điểm kỹ thuật:

Phi hành đoàn: 1 người.

Chiều dài: 12,72 m; sải cánh: 9,54 m; chiều cao: 4,78 m;

Trọng lượng rỗng: 4.350 kg; trọng lượng cất cánh tối đa: 8.000 kg

Động cơ: Honeywell F124-GA-100 công suất 28,2 kN.

Tốc độ bay tối đa: 936 km/h; tầm hoạt động: 1.570 km;

Vũ khí:

Pháo ZVI Plamen PL-20

Tên lửa: Không đối không AIM 9M Sidewindser; IRIS-T; AIM-132 ASRAAM và không đối đất AGM-65 Maverick; AGM-88 HARM

Bom laser dẫn đường. Hệ thống radar Grifo-F.


[BDV news]


Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

>> Hàn Quốc nhận máy bay tuần thám biển CN-235



[BDV news] Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc sẽ tiếp nhận đầy đủ 4 máy bay tuần thám biển CN-235-220 từ công ty hàng không không gian Indonesia (IAe) trong năm 2011.

Hai chiếc CN-235 đầu sẽ bắt đầu phục vụ từ tháng 4, hai chiếc còn lại vào tháng 8.

Theo tin từ hãng thông tấn Yonhap, hợp đồng mua 4 máy bay được ký kết năm 2008 trị giá 100 triệu USD.

Theo IAe, các máy bay CN-235-220 được thiết kế với cabin điều áp và lắp hai động cơ tuốc bin cánh quạt General Electric CT7-9C, mỗi cánh quạt có 4 lá.



Máy bay tuần tiễu CN-235 của Không quân Hàn Quốc.


CN-235-220 chứa lượng nhiên liệu lên tới 4 tấn, hoạt động liên tục trên không từ 8-10h. Nó có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, tải trọng tối đa khi cất cánh là 16.100kg.

Hiện tại, Không quân Hàn Quốc biên chế 20 máy bay CN-235. Trong đó, có 12 chiếc CN-235-100 do nhà sản xuất máy bay Tây Ban Nha CASA chế tạo và 8 chiếc do Indonesia sản xuất. Công ty Indonesia Aerospace là công ty chuyên sản xuất các phiên bản khác nhau của máy bay CN-235 và C-295.


Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

>> Nhật, Libya rối loạn đem lại nhiều lợi ích cho Nga


[BDV news]Nguồn cung dầu lớn là Libya bị ngừng trệ và Nhật thiếu năng lượng do đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân khiến các bên liên quan càng cần dầu, khí đốt của Nga.

Châu Âu thiếu dầu
 Libya là nước sản xuất dầu lớn thứ 18 thế giới với thị trường chủ yếu là châu Âu như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Đức. Do đó, khi tình hình Libya bất ổn, nguồn cung dầu từ Libya cũng bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng.



Dầu từ Libya chủ yếu chảy sang châu Âu.


Nhiều nước xuất khẩu dầu khác như Arabia Saudi…trấn an châu Âu, rằng họ sẽ tăng sản lượng để bù đắp vào khoản thiếu hụt này.

Tuy nhiên, thực tế thì dầu thô của Libya có chất lượng cao, phần lớn lượng dầu có trong 1,5 triệu thùng/ngày xuất ra bên ngoài là dầu nhẹ và ngọt (có lượng lưu huỳnh thấp, dễ lọc và sản xuất thành xăng và diêzen nhiên liệu).

Chỉ có 25% dầu của thế giới có cùng chất lượng như vậy. Do đó, thâm hụt từ Libya có nghĩa là thâm hụt 9% của loại dầu này. Dầu thô của Arab Saudi là loại dầu nặng và chua, nên dù có sản xuất ra cũng không thể là một thay thế hoàn hảo cho dầu của Libya. Nói cách khác, Libya bất ổn, nguồn cung bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng.

Bằng chứng dễ thấy nhất là cuối tháng trước, Italy phải đề nghị công ty năng lượng của Nga là Gazprom tăng lượng khí đốt từ mức 30 triệu m3 một ngày lên 48 triệu m3 một ngày sau khi công ty năng lượng của Italy là ENI phải đóng một đường ống chính vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Libya về Italy.


Hàng loạt nhà máy hạt nhân phải đóng cửa.

Tình hình ở Nhật còn tồi tệ hơn khi nước này phải đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân, nơi cung cấp khoảng 30% nguồn năng lượng cho toàn đất nước mặt trời mọc. Cộng với nhu cầu có thêm năng lượng sản xuất, tái thiết…Nhật càng cần năng lượng từ bên ngoài và xung quanh họ, chỉ có Nga mới có thể đáp ứng yêu cầu này.

Xét trên quy mô toàn cầu, từ khi xảy ra khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, hàng loạt quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ... khẳng định sẽ xem xét lại chiến lược năng lượng nguyên tử. Thậm chí, Đức còn đóng luôn 7 lò phản ứng hạt nhân cũ nhất của họ.

Một nhà phân tích của ngân hàng Deutsche của Đức cho rằng, chỉ cần 10% số nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới đóng cửa vì lý do an toàn, loài người cần thêm 7 tỷ m3 khí thiên nhiên một ngày.

Nhiều nhà phân tích khẳng định, khủng hoảng hạt nhân ở Nhật làm xói mòn niềm tin của loài người vào năng lượng nguyên tử nhưng điều này lại là tín hiện tốt cho khí đốt như là nguồn năng lượng thay thế hợp lý.

Khí đốt có khả năng lên ngôi.


Thời cơ vàng của Nga
Chỉ cần điểm qua vài nét như trên, dễ thấy là năng lượng hạt nhân sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới, nếu không muốn nói là sẽ thụt lùi. Tuy nhiên, đây lại là thời cơ của các loại năng lượng khác, nhất là khí đốt.

Tranh thủ thời cơ này, Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller khẳng định: "Chúng tôi có thể bơm thêm 50-70 triệu m3 sang châu Âu” dù quyết định cuối cùng phụ thuộc vào các nhà tiêu dùng.

Trong khi đó, Phó thủ tướng Nga Igor Sechin cho biết là Gazprom dự định tăng nguồn cung khí đốt hóa lỏng sang Nhật thêm 100.000 tấn trong hai tháng 4 và 5; bên cạnh kế hoạch “chuyển” cho Nhật 6.000 megawatt điện trong tương lai gần.

Còn tính về lâu dài, Nga định tăng gấp đôi lượng dầu xuất khẩu sang Nhật trong năm nay lên mức 18 triệu tấn và tăng lượng sản phẩm dầu khí 28,5% lên mức 4,5 triệu tấn nhằm giúp Nhật vượt qua khó khăn.

Nhật là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới và chủ yếu họ phải nhập khẩu. Mỗi năm, họ tiêu thụ hết khoảng 80 tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 15% tổng nhu cầu nhiên liệu của họ. Nhật cũng là nước nhập khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới.

Phó giám đốc điều hành của Gazprom là Alexander Medvedev tuyên bố, việc Nga, Nhật cùng hợp tác trong khai thác hai mỏ Kovykta và Chayanda sẽ giúp Nhật giải quyết các khó khăn năng lượng mang tính chiến lược.

Phó Thủ tướng Igor Sechin thông báo, Nhật cũng lên kế hoạch hợp tác với hãng sản xuất dầu lớn nhất của Nga là Rosneft nhằm xây một cơ sở chế biến dầu tại Viễn Đông.

“Chúng tôi cũng đề nghị Nhật hợp tác với Nga trong các dự án lọc dầu. Tôi có thể nói là hai bên sắp đạt được hiệp định. Chúng tôi cũng thống nhất tăng nguồn cung năng lượng trong ngắn hạn cho Nhật”, ông Sechin chia sẻ.


Ông Putin "biến" Nga thành Arabia Saudi về khí đốt tự nhiên, đủ sức tự mình ổn định thị trường thế giới.


Tổng giám đốc điều hành công ty khí đốt và dầu ENI của Italy Paolo Scaroni nhận định, khủng hoảng ở Nhật và bất ổn tại Libya sẽ củng cố vị thế của Nga tại thị trường năng lượng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.

Một quan chức của Gazprom từ chối bình luận về tác động của các sự kiện ở Nhật, Libya với họ nhưng ông cũng thừa nhận là đây là tin tốt cho các nhà sản xuất năng lượng, trong đó có Gazprom.

Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford Jonathan Stern tỏ ý nghi ngại rằng, chưa chắc châu Âu tăng cường nhập khí đốt của Nga bởi Nga hay “bắt chẹt” họ; điển hình là trong vụ tranh cãi với Ukraine năm 2009, Nga ngừng chuyển khí đốt sang châu Âu qua ngả Ukraine.

Tuy nhiên, tình hình hiện tại không cho châu Âu và Nhật nhiều sự lựa chọn. Ai cũng cần có năng lượng để hoạt động. Do đó, không sớm thì muộn, ai cũng phải đi mua dầu, khí đốt; chỉ có điều là làm sao thương thảo để mua được với giá rẻ nhất mà thôi.

Tuy nhiên, Nga cũng biết rõ lợi thế của mình nên tiến trình ký kết hợp đồng sẽ không đơn giản. Thậm chí, họ sẽ tiếp tục dùng năng lượng như một công cụ để gây sức ép với các đối tác.

Và như Thủ tướng Vladimir Putin vừa hồ hởi tuyên bố, sang năm tới, Nga sẽ đạt mức GDP thời trước khủng hoảng và đóng góp không nhỏ vào sự hồi sinh này chắc chắn là giá dầu.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang