Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: F-35 Lightning

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn F-35 Lightning. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn F-35 Lightning. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

>> F-35 không có cửa khi "cận chiến" với Su-35 ?

Là máy bay chiến đấu có khả năng tàng hình tốt nhất của Mỹ nhưng F-35 vẫn là con mồi dễ dàng cho Su-35.

Nhiều người tin rằng đây là tuyên bố hoàn toàn đúng, indrus.in ngày 26 tháng 6 cho biết.

Trong tháng 7 năm 2008, một trận chiến giả định trên không đã được thực hiện, mô phỏng chiến đấu cơ siêu cơ động thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga chống lại một phi đội hỗn hợp bao gồm các máy bay chiến đấu của Mỹ là F-22, F/A-18 Super Hornet và F-35. Kết quả là phi đội chiến đấu cơ của Mỹ đã bị đánh cho te tua, hệt như "một đứa trẻ bị ăn đòn roi" vậy.

Cuộc chiến mô phỏng được thực hiện tại căn cứ không quân Hickam của Mỹ ở Hawaii, trước sự chứng kiến của ít nhất bốn thành viên thuộc lực lượng không quân và tình báo quân sự Australia. Nghị sĩ quốc hội Australia Dennis Jensen với những hiểu biết của mình cho rằng, F-35 đã bị Su-35 “đánh bại một cách không thương tiếc".


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Sukhoi Su-35 là một máy bay chiến đấu của 4 + + nhưng còn được trang bị các công nghệ tiên tiến áp dụng cho máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 như khả năng tàng hình. Khả năng để bắn hạ máy bay tàng hình được quyết định chủ yếu bởi khả năng cơ động.

Hệ thống khí động học của Su-35 cho phép nó có thể thực hiện tất cả các thao tác bay phức tạp, trong đó có thuật bay rắn hổ mang Pugachev và thuật bay quay tròn mà chưa từng có loại máy bay nào làm được (thuật bay này gọi là Pancake – tức là máy bay có thể cua 360 độ trên không mà không mất tốc độ).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thuật bay rắn hổ mang của Su-35.

Các nhà quân sự phương Tây không coi trọng khả năng cơ động của máy bay, mà theo họ trong thực tế khả năng tàng hình mới là số một. Người đứng đầu chương trình F-35 của công ty Northrop Grumman Pete Bartos cho rằng tàng hình là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển của F-35, do đó nó không cần có khả năng cơ động cao.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-35 tại triển lãm Paris Air Show 2013.

Tuy nhiên, Daily Mail dẫn một nguồn tin quân sự tin cậy từ ngành công nghiệp quốc phòng cho biết rằng "tàng hình là rất hữu ích, nhưng nó không phải là áo tàng hình của Harry Potter". Thật vậy, Không quân Hoa Kỳ luôn chú trọng đến tàng hình, trong khi lý thuyết chiến đấu trên không thì liên tục được phát triển.

"Trong những năm 1940-1950 yêu cầu của máy bay chiến đấu đầu tiên đó là độ cao, sau đó là tốc độ, rồi mới đến tính cơ động và hỏa lực. Còn đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thứ tư thì ưu tiên tốc độ hơn, sau đó mới là cơ động, và cuối cùng là siêu cơ động. Nó giống như con dao trong túi của người lính”, Anh hùng phi công Nga Sergey Bogdan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Aviation Week.

Chuyên gia hàng không Bill Sweetman nói rằng máy bay chiến đấu bay với quỹ đạo bay không thể đoán trước sẽ làm “hỏng” thuật bay của tên lửa đối phương, đồng thời nó có thể phóng tên lửa tầm ngắn với độc chính xác cực cao để tiêu diệt mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình F-35.

F-35 thì hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tàng hình và không thích hợp khi tham gia các cuộc chiến tầm gần và do đó nó dễ bị tiêu diệt khi cận chiến với Su-35. Máy bay chiến đấu Nga sở hữu một kho vũ khí chết người, với tầm bắn xa và tất nhiên là có khả năng cơ động tuyệt vời, thậm chí trở thành thương hiệu của gia đình Su-27.

Sergei Bogdan nhớ lại rằng vào năm 1989, Su-27 đã thực hiện thành công thuật bay "rắn hổ mang": thay đổi vận tốc một cách nhanh chóng có thể thoát khỏi sự đeo bám của radar Doppler điều khiển hỏa lực của máy bay chiến đấu đối phương. “Tính cơ động thậm chí còn hiệu quả hơn ở Su-35, bởi vì khi đó phi công có thể điều khiển máy bay theo bất kỳ hướng nào" - Sergei Bogdan nói.

Bill Sweetman nói rằng lợi thế chiến thuật của "Rắn hổ mang" đó chính là việc máy bay bay với quỹ đạo khó lường và có thể thay đổi tốc độ một cánh đột ngột, mà không bị mất khả năng kiểm soát khiến cho tên lửa đối phương rất khó khăn trong việc tiêu diệt máy bay.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Để tiêu diệt được Su-35, F-35 cần phải đến gần hơn, do đó nó tự đặt mình vào nguy cơ bị phát hiện (hệ thống radar mạnh mẽ của Su-35 hoàn toàn có thể thực hiện việc này, hơn nữa máy bay có kho vũ khí gồm các tên lửa không chiến tầm xa họ Vympel với tầm bắn 400 km - là một kỷ lục thế giới).

Các chuyên gia cũng nói rằng các chiến thuật không chiến của không quân Mỹ được rút xuống còn ba nguyên tắc - "tìm kiếm, bắn và tiêu diệt". Với sự ra đời của Su-35, chiến thuật này nhiều khả năng là phải được sửa đổi. F-35 có thể phát hiện ra Su-35 đầu tiên, nhưng để sử dụng tên lửa nó phải di chuyển lại gần, và tại thời điểm đó cả hai sẽ nhìn thấy nhau. "Trong trường hợp này, lợi thế tàng hình sẽ giảm đáng kể" Sweetman nói.

Trong cận chiến, Su-35 có khả năng huyền diệu là bay tốc độ thấp và đồng thời tăng tốc độ lên đến siêu âm, biến thành một chàng thợ săn. Tốc độ tối đa của máy bay là 2,5 M, tầm hoạt động 3.600 km có thể mang 12 tên lửa tầm trung Vympel (chẳng hạn như các biến thể sửa đổi khác nhau của R-77). Máy bay chiến đấu F-35 mang được ít tên lửa hơn và phạm vi hoạt động chỉ đạt 2.222 km còn tốc độ tối đa của nó là 1,6 M.

Trong thực tế, F-35 không có những "tính năng kỳ lạ" mà phần lớn lực lượng không quân của thế giới đang rất cần. Ngược lại, Su-35S cung cấp hiệu suất ngang bằng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thậm chí nó còn đáng sợ hơn đối với các lực lượng phương Tây bởi vì thực tế rằng F-35 đã mắc rất nhiều khiếm khuyết khi chưa đi vào hoạt động và vào năm 2020 sẽ có sự xuất hiện của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm Sukhoi PAK FA.



(Tổng hợp)

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 2)


Là tiêm kích thế hệ 5 thứ hai trên thế giới, F-35 Lightning II vừa đem lại hy vọng, vừa tiềm ẩn nguy cơ đe dọa chương trình vũ khí tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ. 

>>Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 1)
 >> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 3)
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 4)
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 4)


Kỳ 2: Tia chớp F-35, thành bại khó lường

Năm 1996, Mỹ chính thức khởi động chương trình Máy bay tiêm kích liên quân JSF (Joint Strike Fighter), và năm 2001, mẫu X-35 của Lockheed Martin được chọn. Ngoài Mỹ, tham gia chương trình còn có 8 đối tác: Anh, Italia, Hà Lan, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Nauy và Đan Mạch với mức đóng góp 4,375 tỷ USD.

Tham vọng 3 trong 1

Mục đích đặt ra là chế tạo một loại máy bay biên chế cho cả Không quân (USAF), Thủy quân Lục chiến (USMC) và Hải quân (USN) với 3 biến thể có mức chuẩn hóa 70-90%, có hình dáng, kích thước giống nhau, sử dụng một động cơ cơ bản. Nhưng bên trong là 3 loại máy bay rất khác nhau và đơn giá ban đầu được xác định là 45-50 triệu USD.

Ba biến thể đó là F-35A cất/hạ cánh thông thường (CTOL) dành cho USAF, thay thế A-10 và F-16. F-35B cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng (STOVL) dành cho USMC, thay thế AV-8B và F/A-18C/D và F-35C (CV) dành cho USN, triển khai trên tàu sân bay. F-35 Lightning II được kỳ vọng sẽ là nền tảng sức mạnh trên không của Mỹ và đồng minh trong thế kỷ XXI.




http://nghiadx.blogspot.com
Tia chớp F-35 mang tham vọng “3 trong 1”.

F-35 được thiết kế để đảm nhiệm vai trò vừa là tiêm kích tàng hình vừa là máy bay tiến công, lại vừa rẻ và thích hợp với các điều kiện khai thác khác nhau. F-35 ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhất, chưa từng được ứng dụng.

Nó có kết cấu hiện đại, có khả năng mở rộng và hiện đại hóa, buồng lái tiện nghi tuyệt vời. Radar nhỏ nhưng hiện đại và hệ thống điều khiển vũ khí siêu việt. Động cơ F135-PW-100/400/600 có buồng tăng lực của Pratt&Whitney là động cơ tiêm kích có lực đẩy mạnh nhất hiện nay.

“Mắt thần” DAS

Một trong những điểm mới nổi bật nhất của F-35 là hệ thống phát hiện quang-điện tử khẩu độ phân tán “Mắt Thần” DAS cho phép quan sát tổng thể trong phạm vi 360 độ, sử dụng các sensor quang học phát hiện, bám mục tiêu hoàn toàn thụ động và hiển thị bức tranh tình huống trên màn hình số trên mũ bay phi công.

Trong thử nghiệm, nó có thể phát hiện tên lửa bay ở cự ly 1.200 km! DAS còn cho phép phi công với sự trợ giúp của màn hình trên mũ bay nhìn “xuyên” vỏ máy bay, theo dõi đầy đủ toàn bộ tình huống chiến thuật, kể cả những gì diễn ra phía sau hay bên dưới máy bay tiêm kích. Mũ bay cũng được tích hợp hệ thống dẫn vũ khí theo góc nhìn.


http://nghiadx.blogspot.com
Mũ bay của phi công F-35.


F-35 còn được trang bị hệ thống ngắm bắn quang-điện tử (EOTS) gắn ở dưới mũi máy bay với các camera hồng ngoại CCD-TV mọi hướng, độ phân giải cao để quan sát và chỉ thị mục tiêu. EOTS cho phép phát hiện, bắt bám mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không. Các camera hoạt động hoàn toàn thụ động, có thể phát hiện, bám mục tiêu tự động, ở tầm xa và báo động khi máy bay bị chiếu xạ laser. EOTS bảo đảm bí mật thực hiện nhiều nhiệm vụ: phòng thủ tên lửa, trinh sát, yểm trợ trong xung đột phi quy ước...

F-35 được trang bị 1 pháo 4 nòng 25 mm GAU-22/A, khoang vũ khí trong máy bay chứa được 2 bom cỡ 910 kg, hoặc 2 bom cỡ 450 kg và 2 tên lửa không đối không trong. Tùy nhiệm vụ, F-35 có thể được trang bị các tên lửa không đối không AMRAAM, ASRAAM, Meteor, các loại bom JDAM, JSOW, SDB, WCMD, tên lửa chống tăng Brimstone, tên lửa hành trình chống hạm JSM ở bên trong máy bay; các tên lửa hành trình Storm Shadow, JASSM, các tên lửa không đối không ASRAAM, Sidewinder ở các mấu treo bên ngoài. Trong tương lai, F-35 còn có thể mang vũ khí laser chống tên lửa HELLADS hoặc dùng làm máy bay gây nhiễu điện tử thay cho EA-6B.

Khen ít, chê nhiều

Ở các biến thể F-35 liên tục phát hiện ra những khiếm khuyết lớn nhỏ khác nhau. Tháng 1/2011, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố các khiếm khuyết phát hiện được ở F-35 như: khả năng điều khiển kém, thiết bị avionics làm việc không ổn định, trục trặc với buồng tăng lực, màn hình hiển thị thông tin trên mũ bay, phần mềm, hệ thống cấp khí trơ OBIGGS, hệ thống ghế thoát hiểm…

Tháng 3/2011, F-35 bị đình chỉ bay do mẫu chế thử AF-4 bị hỏng 2 máy phát điện khi bay thử. Ngày 2/8/2011, USAF lại đình chỉ bay đối với toàn bộ 20 F-35 do hỏng hóc của hệ thống cấp điện IPP cũng trên mẫu AF-4. Bộ Quốc phòng Mỹ đã buộc phải kéo dài thời gian phát triển F-35A, F-35C từ giữa năm 2015 sang tháng 4/2016.

Về khả năng chiến đấu, F-35 không mạnh cả khi làm nhiệm vụ tiêm kích và nhiệm vụ tấn công. Khi làm nhiệm vụ tiêm kích, F-35 sẽ mất ưu thế chủ yếu là tàng hình. Khi làm nhiệm vụ tiến công ở chế độ tàng hình, F-35 mang được quá ít vũ khí (1-2 tấn). Được gọi là tiêm kích hạng nhẹ (dưới 11 tấn), nhưng trọng lượng rỗng của F-35 đã là 13,3-15,8 tấn, còn trọng lượng đầy đủ là 27,3-31,8 tấn, tức là còn nặng hơn cả các tiêm kích hạng nặng F-15C hay Su-27.

Do đó, tuy động cơ F135 rất khỏe, F-35 không có khả năng bay hành trình siêu âm và cơ động kém. Với tốc độ tối đa chỉ gần 1.750 km/g khi bay ở độ cao lớn, F-35 thua kém tất cả các tiêm kích, kể cả những loại lạc hậu. Nó cũng thua kém tất cả các tiêm kích hiện đại cả về tốc độ leo cao, chẳng hạn thua MiG-29 1,5 lần về thông số này.

Nhiệm vụ phát triển một máy bay theo kiểu “3 trong 1” là cực kỳ phức tạp về kỹ thuật và tốn kém về tài chính. Vì thế, chương trình F-35 liên tục trễ tiến độ, chi phí liên tục bị đội lên, khiến chiếc tiêm kích “giá rẻ” này trở thành một “máy bay bằng vàng” gần như F-22.

F-35 “giá rẻ” đã đắt hơn 3 lần so với dự tính ban đầu, lên tới 160 triệu USD/chiếc, thậm chí có thể tăng lên hơn 200 triệu USD. Chi phí khai thác F-35 cũng khiến Mỹ đau đầu. Chi phí khai thác 2.443 chiếc F-35 trong 30 năm sẽ là gần 1.000 tỷ USD, không tính 382 tỷ USD chi phí mua sắm. Chi phí 1 giờ bay của F-35 sẽ là 30.700 USD.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

>> Su-T-50 trang bị công nghệ tàng hình plasma và ngụy trang điện tử



Máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga là Su T-50 sẽ ứng dụng công nghệ tàng hình mới giúp máy bay không bị phát hiện ngay cả với mắt thường.

Công nghệ tàng hình Plasma

Công nghệ tàng hình truyền thống mà nhiều quốc gia đang sử dụng, điển hình nhất là các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất như F-117, B-2, F-22 và cả J-20 của Trung Quốc, đó là sử dụng các kết cấu góc cạnh làm tán xạ sóng điện từ đi tất cả các hướng kết hợp với các vật liệu mới và lớp sơn phủ đặc biệt hấp thụ sóng radar, giảm bức xạ nhiệt hồng ngoại do động cơ thải ra…

http://nghiadx.blogspot.com


Tuy nhiên, đối với Sukhoi PAK FA T-50, người Nga lại phát triển công nghệ hoàn toàn mới mẻ là "tàng hình Plasma" hay còn được biết đến với tên “công nghệ tàng hình chủ động”.

Công nghệ này đưa ra qui trình sử dụng khí ion hóa để giảm tiết diện phản xạ radar (Radar cross section – RCS). Khí ion hóa sẽ bao trùm toàn bộ máy bay và hấp thụ năng lượng điện từ của sóng radar, qua đó gây khó khăn cho việc phát hiện máy bay từ hệ thống phòng không đối phương.

Công nghệ tàng hình ngụy trang

Tuy nhiên Nga không chỉ muốn máy bay của mình tàng hình trước radar của đối phương mà còn tàng hình ngay cả với mắt thường và các thiết bị quang học. Điều đó thúc đẩy Nga phát triển một công nghệ tàng hình hoàn toàn mới là "ngụy trang điện tử" bằng việc sử dụng các vật liệu đặc biệt.

Bề mặt của máy bay sẽ được chụp ảnh theo thời gian thực, trong môi trường nó đang hoạt động. Thông qua máy tính tiên tiến và sử dụng các vật liệu đặc biệt, máy ảnh sẽ chiếu những hình ảnh lên bề mặt của máy bay để làm cho nó trông giống như bầu trời và địa hình xung quanh, đồng nghĩa với việc khoác lên PAK FA một chiếc áo ẩn mình.

Công nghệ "ngụy trang điện tử" này từng được công chúng biết đến trong bộ phim "Die Another Day", khi chiếc xe hơi Aston Martin của điệp viên 007 vô hình với mắt thường.


http://nghiadx.blogspot.com
T-50 sẽ ứng dụng công nghệ "tàng hình điện tử".


Khi đó máy bay chiến đấu đa chức năng PAK FA T50 có thể thực hiện nhiệm vụ cất cánh tấn công mặt đất vào ban ngày, nó sẽ không cần phải tấn công vào ban đêm giống như một số máy bay ném bom của Mỹ hiện nay đã nghỉ hưu như F-117, và có thể là F-35.

Tàng hình có thể giúp cho PAK FA T50 chiếm được lợi thế trong không chiến khi mà phi công của đối phương không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Tuy nhiên, F-35 được trang bị với hệ thống cảm biến quang điện hiện đại, cho phép phi công nhìn xa hàng trăm km với màn hình hiển thị nhiệt phát ra bởi một PAK FA.

Cho dù các PAK FA T50 sẽ có công nghệ "ngụy trang điện tử" hay không, thì điều quan trọng là Mỹ triển khai một lực lượng đủ mạnh của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 ăm có khả năng đáp ứng trước các thách thức tiềm năng như PAK FA của Nga hoặc J-20 của Trung Quốc.

Mỹ sẽ cần một số lượng đủ lớn của các máy bay chiến đấu thế hệ năm để giảm được thiệt hại, chống lại những đối thủ tiềm năng và có ưu thế về số lượng trong một cuộc chiến tranh với một sức mạnh không quân lớn.

Quốc hội Nga đang xem xét các tác động của việc xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình này cho các quốc gia khác. Ngoài Ấn Độ, Nga có thể bán PAK FA cho Iran nếu lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc được gỡ bỏ, hoặc sang các nước Arab nếu Mỹ từ chối bán F-35, cũng như Venezuela, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và có lẽ ngay cả Trung Quốc, khi mà PAK FA được đánh giá cao hơn so với J-20 còn nhiều ẩn số.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

>> PAK F/A T-50 và F-35 sẽ 'đối đầu' năm 2025



Trung tâm phân tích mua bán vũ khí TSAMTO (Nga) nhận định, tiêm kích thế hệ 5 PAK P/A và F-35 sẽ là 2 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thị trường máy bay thế giới.


Theo nhận định của TSAMTO, vào năm 2025, PAK F/A và F-35 sẽ thay thế cho tất cả các loại tiêm kích trên thị trường thế giới hiện nay.

Tại thời điểm hiện tại, trong biên chế của không quân các nước trên thế giới chủ yếu là các tiêm kích thế hệ 4++ và 4,5.

Một số quốc gia khác còn giữ lại các máy bay thế hệ thứ 3, tuy nhiên nhu cầu mua sắm hiện tại vẫn tập trung vào các máy bay thế hệ 4++ và 4,5.



Tiêm kích tiến công kết hợp thế hệ 5 JSF F-35.


Chiếc tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên F-22 Raptor phải trải qua quá trình phát triển kéo dài tới 20 năm. Tuy nhiên, cơ hội bước ra thị trường xuất khẩu của F-22 gần như bằng không, sau khi sản xuất được 183 chiếc. Dây chuyền sản xuất của F-22 sẽ bị đóng cửa vào năm 2012.

Quốc hội Mỹ đã thông qua sắc lệnh cấm xuất khẩu đối với siêu tiêm kích này cho dù rất nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ muốn sở hữu nó. Hiện tại, các máy bay F-22 còn bị cấm cất cánh do lý do kỹ thuật.

Như vậy, thị trường xuất khẩu tiêm kích thế hệ 5 sẽ là cuộc chiến giữa F-35 và PAK F/A T-50. Theo lộ trình sản xuất hiện tại, cuộc đua này sẽ bắt đầu vào khoảng năm 2025.

Lợi thế của F-35 là đã sẵn sàng cho hoạt động sản xuất hàng loạt. 13 chiếc đầu tiên đã được chế tạo và chuyển giao cho Không quân Mỹ. Còn PAK F/A T-50 công việc sản xuất loạt sẽ bắt đầu sau ít nhất 5 năm nữa.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu F-35 có nhiều hạn chế trong gia đoạn trước năm 2025. Bởi Lockheed Martin phải hoàn thành giao hàng ưu tiên cho không quân, hải quân Mỹ, tiếp đến là các nước đồng minh tham gia chương trình phát triển.

Theo tính toán, các nước tham gia chương trình JSF chế tạo F-35 sẽ mua khoảng 772 chiếc. Trong đó, Australia mua 100 chiếc, Canada 60 chiếc, Đan Mạch 48 chiếc, Italy 131 chiếc, Hà Lan 85 chiếc, Na Uy 48 chiếc, Thổ Nhĩ Kỳ 100 chiếc, Anh 150 chiếc. Hai nước đối tác tiềm năng tiếp theo là Singapone và Israel với số lượng mua dự kiến là 100 và 75 chiếc. Cộng với số lượng sản xuất cho quân đội Mỹ, Lockheed Martin sẽ sản xuất 3.340 chiếc F-35.

Những khách hàng tiềm năng khác bao gồm, Tây Ban Nha, Đài Loan, Israel, Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng họ sẽ phải chờ đợi khá lâu mới có thể mua được tiêm kích này. Tính đến năm 2050, số lượng sản xuất dự kiến vào khoảng 4.500 chiếc.

Đối với những khách hàng ngoài chương trình, trong lúc chờ đợi F-35 họ có thể mua tiêm kích F-15SE của Boeing như là một giải pháp tình thế. F-15SE cũng được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5 gồm: lớp sơn hấp thụ sóng điện từ, hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động, hệ thống điện tử kỷ thuật số...

Boeing dự tính, số lượng đặt hàng của F-15SE vào khoảng 190 chiếc, và F-15SE sẽ là một thế hệ chuyển tiếp, có thể đáp ứng được nhu cầu của các quốc gia.




Cùng với F-35, PAK F/A T-50 sẽ là 2 sản phẩm chủ lực của thị trường máy bay chiến đấu thế giới giai đoạn 2025-2050?

Đối với Sukhoi, dù PAK F/A T-50 có sự chậm trễ so với F-35, nhưng hãng này đã có giải pháp thay thế đầy triển vọng là Su-35. Su-35 cũng được áp dụng một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5.

Mặt cắt radar của Su-35 tương đối thấp, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Máy bay trang bị radar quét mảng pha điện tử bị động giúp nâng khả năng phát hiện nhiều mục tiêu cùng lúc ở cự ly xa. Su-35 còn cực kỳ cơ động với động cơ đẩy vector Saturn 117S.
Su-35 được đánh giá là vượt trội hơn cả so với các máy bay tiêm kích thế hệ 4 và 4++ hiện tại. Su-35 là giải pháp tạm thời để Sukhoi cạnh tranh với các máy bay thế hệ 5 trên thị trường xuất khẩu. Các quốc gia chưa, hoặc không thể mua tiêm kích thế hệ 5 sẽ chọn Su-35 như là một giải pháp để tạo sự cân bằng động.

Su-35 sẽ bắt đầu tiến hành xuất khẩu trong giai đoạn từ 2012-2020. Theo dự kiến số lượng sản xuất của Su-35 khoảng 340 chiếc. Trong đó 200 chiếc dành cho Không quân Nga, 140 chiếc dành cho xuất khẩu.

Khách hàng chủ yếu của Su-35 là các quốc gia khu vực Đông Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ. Các quốc gia này sẽ có nhiều cơ hội để mua PAK F/A T-50 sau khi tiêm kích này được phép xuất khẩu.

Dự đoán, khối lượng sản xuất của PAK F/A T-50 khoảng 1.000 chiếc, trong đó Không quân Nga sẽ mua khoảng 200-250 chiếc. Với Ấn Độ, chương trình hợp tác FGFA sẽ sản xuất khoảng 250 chiếc trong giai đoạn đầu tiên. Sau đó có thể tăng lên tùy thuộc vào diễn biến của thị trường.

Theo đánh giá của TSAMTO khối lượng đặt hàng Su-35 và PAK F/A T-50 cho các khách hàng tiềm năng như sau:

Algeria 24-36 chiếc giao hàng trong khoảng từ năm 2025-2030.
Argentina 24-12 chiếc giao hàng khoảng từ năm 2040-2045.
Brazil 24-36 chiếc giao hàng khoảng từ năm 2030-2035.
Venezuela 24-36 chiếc giao hàng từ năm 2027-2032.
Việt Nam 24-12 chiếc giao hàng giai đoạn 2030-2035.
Ai Cập 24-12 chiếc giao hàng từ 2040-2045.
Indonesia 12-6 chiếc giao hàng từ năm 2028-2032.
Iran 36-48 giao hàng từ năm 2035-2040.
Malaysia 24-12 chiếc giao hàng từ năm 2035-2040.
Syria 24-12 chiếc giao hàng từ năm 2025-2030.

Với Trung Quốc nhiều khả năng họ sẽ tự phát triển tiêm kích thế hệ 5 J-20 riêng của mình, nhưng TSAMTO vẫn đánh gia Trung Quốc sẽ mua khoảng 100 chiếc trong trường hợp Bắc Kinh có nhu cầu "nghiên cứu" máy bay thế hệ 5 của Nga.

Đối với Pháp, họ không tham gia chương trình F-35 hay Eurofigher. Theo nhận định của TSAMTO Pháp không đủ khả năng để phát triển tiêm kích thế hệ 5 riêng của mình nên nhiều khả năng nước này sẽ hợp tác với Sukhoi để phát triển một biến thể sửa đổi theo nhu cầu của họ.

Việc sản xuất tiêm kích thế hệ 5 sẽ kết thúc vào giai đoạn khoảng năm 2050-2055, từ năm 2060 trở đi, các nước như Nga, Mỹ sẽ tập trung vào việc phát triển tiêm kích thế hệ 6 không người lái.

[BDV news]


Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

>> Nhật nhào zô cuộc đua thế hệ 5



Tokyo thực sự lao vào phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ 5 ATD-X Shinshin.



Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 ATD-X Shinshin của hãng Mitsibishi

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định trong tương lai không hoàn toàn dựa vào việc mua sắm vũ khí Mỹ cho không quân của mình và hoàn tất phát triển tiêm kích thế hệ 5 của Nhật. Theo các kế hoạch của Tokyo, mẫu chế thử tiêm kích Shinshin sẽ bay chuyến đầu tiên vào năm 2014. Điều đó thực tế có nghĩa là Nhật Bản đang lao vào cuộc chạy đua vũ trang trong lĩnh vực máy bay chiến đấu bùng lên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương do Trung Quốc và Hàn Quốc.

Từ địa vị phụ thuộc
Trong lĩnh vực mua sắm vũ khí mới, trong suốt thời gian sau chiến tranh, Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu vũ khí từ Mỹ. Điều đó đặc biệt rõ ở Không quân phòng vệ Nhật, khi mà họ bay chủ yếu bằng các biến thể máy bay Mỹ dành cho Nhật. Nhật Bản hầu như không có nền sản xuất quốc phòng của riêng mình - chỉ có các công ty lớn nhất như Mitsubishi Heavy Industries hay Kawasaki thỉnh thoảng mới thực hiện các đơn đặt hàng từ Bộ Quốc phòng Nhật để sản xuất các vũ khí trang bị do Mỹ phát triển nhưng có cải tiến đôi chút.

Tình trạng đó xuất hiện phần nhiều là do điều 9 Hiến pháp Nhật thông qua năm 1947. Điều này cấm Nhật tham gia các cuộc xung đột quân sự và có quân đội thường trực. Vì nguyên nhân này mà toàn bộ lực lượng vũ trang Nhật là lực lượng phòng vệ, chỉ có quyền tham gia các sứ mệnh hòa bình, và với sự rào trước đón sau cẩn thận. Trong tình thế đó, Tokyo ngay từ đầu đã chọn chỗ dựa vào nhập khẩu quân sự để giảm tối đa chi phí cho quốc phòng.


Máy bay tiêm kích F-2A của Mitsubishi (f22fighter.com)

Kết quả là hiện nay Không quân Nhật Bản đang sử dụng 53 tiêm kích F-2A của Mitsubishi (biến thể cải tiến sản xuất theo giấy phép của F-16 Fighting Falcon của hãng Lockheed Martin), 92 F-4EJ Kai của Mitsubishi (F-4 Phantom II của McDonnell Douglas) và 152 F-15J của Mitsubishi (F-15 Eagle của Boeing). Không quân vận tải Nhật Bản, bao gồm cả trực thăng, chủ yếu cũng do Mỹ thiết kế và được các công ty Nhật chế tạo.

Ở đây, cần giải thích là khi mua vũ khí trang bị, Nhật Bản yêu cầu bắt buộc phải thành lập liên doanh để cải tiến các mẫu vũ khí “nguyên bản” theo yêu cầu của quân đội Nhật. Với cách làm như vậy, giá thành cuối cùng của vũ khí trang bị mua sắm về lại cao hơn nhiều so với mua thành phẩm từ Mỹ, nhưng nhờ các liên doanh mà chính phủ Nhật Bản hỗ trợ được cho nền kinh tế của mình: bằng cách đó, họ tạo ra thêm việc làm, nguồn đầu tư ổn định vào nền kinh tế, tài trợ cho hoạt động của các xí nghiệp.

Năm 2004, Nhật thông qua quyết định chế tạo tiêm kích thế hệ 5 nội địa ATD-X Shinshin, có sử dụng công nghệ tàng hình. Dự án này có quy chế mẫu trình diễn công nghệ và ngay từ đầu không dự định nhận vào trang bị máy bay hoàn chỉnh. Đơn giản là bằng cách đó, Nhật Bản muốn chứng tỏ khả năng sản xuất vũ khí trang bị công nghệ cao của mình. Vị trí chủ chốt trong Không quân Nhật đã được dành cho các tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor của Lockheed Martin, mà chính phủ Nhật đã đàm phán với Mỹ để mua.

Việc đàm phán diễn ra trồi sụt thất thường, và kết thúc thất bại vào năm 2009 - Mỹ đã từ chối vì Nhật Bản mà gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tiêm kích thế hệ 5 duy nhất của họ. Lệnh cấm này được áp đặt vào năm 2006 vì Mỹ lo ngại bị thất thoát những công nghệ then chốt nếu bán máy bay này ra nước ngoài. Cũng trong năm đó, dự án tiêm kích Shinshin của Nhật được trao quy chế thiết kế tiên tiến mà khi hoàn thành có thể được nhận vào trang bị.

Trên đường tới chuyến bay đầu tiên

Mô hình máy tính của máy bay ATD-X của Mitsubishi (mod.go.jp)

Hiện có rất ít thông tin về tiêm kích tiên tiến của Nhật, loại máy bay chiến đấu đầu tiên do nước này phát triển kể từ sau Thế chiến II. Người ta chỉ biết đến vài công nghệ dự định sử dụng ở máy bay mới, chứ không biết gì về các tính năng kỹ thuật của nó. Tháng 4.2010, chính phủ Nhật Bản đã mở thầu cung cấp động cơ phản lực cho ATD-X. Cuộc thầu này đã hoàn tất hay chưa và ai là người thắng thầu thì hiện chưa ai biết. Công ty Mitsubishi đang phát triển Shinshin cần có động cơ cho 2 mẫu chế thử ATD-X.

Theo yêu cầu, các động cơ phản lực phải có lực đẩy 44-89 kN ở chế độ không tăng lực. Người ta dự định cải tiến các động cơ để lắp thêm hệ thống điều khiển vector lực đẩy mọi góc độ. Việc điều khiển vector lực đẩy được thực hiện không phải bằng loa phụt di động mà bằng 3 tấm rộng. Công nghệ này đã được Mỹ áp dụng lần đầu năm 1990 trên máy bay X-31 của Rockwell.


X-31 của Rockwell (456fis.org)

Mitsubishi đặc biệt quan tâm tới các động cơ F404 của General Electric, M88-2 của Snecma và RM12 của Volvo Aero. Các động cơ này đang được sử dụng lần lượt trên các tiêm kích F/A-18 Super Hornet của Boeing, Rafale của Dassualt và JAS 39 Gripen của Saab.

Tất cả những máy bay trên đều không được trang bị hệ thống điều khiển vector lực đẩy. Các động cơ nhập khẩu sẽ được sử dụng cho chính việc thử nghiệm các mẫu chế thử, còn các tiêm kích sản xuất loạt sẽ dùng động cơ XF5-1 do công ty Nhật Ishikawajima-Harima Heavy Industries phát triển.

Dự kiến, Shinshin sẽ ứng dụng một số công nghệ tàng hình, trong đó có hình dáng hình học tán xạ, vật liệu hấp thụ radar và sử dụng nhiều vật liệu compsite. Ở tiêm kích tương lai sẽ sử dụng công nghệ hệ thống điều khiển từ xa sợi quang với các kênh trao đổi dữ liệu đa lặp. Giải pháp này cho phép duy trì việc điều khiển máy bay khi có 1 trong 2 phân hệ bị trục trặc, cũng như khi bị chế áp điện tử.

Vào giữa thập niên 2000, được biết Nhật dự định sử dụng cho ATD-X công nghệ tự khôi phục khả năng điều khiển bay (SRFCC, Self Repairing Flight Control Capability). Điều đó có nghĩa là máy tính trên khoang của tiêm kích sẽ tự động xác định những hỏng hóc dính phải và điều chỉnh hoạt động của hệ thống điều khiển bay bằng cách đưa vào mạnh hoạt động các phân hệ dự phòng còn tốt.

Ngoài ra, dự kiến, máy tính sẽ còn xác định mức độ hư hỏng của các chi tiết kết cấu của máy bay - các cánh phụ, cánh lái độ cao, cánh lái hướng, bề mặt cánh nâng - và điều chỉnh hoạt động của các chi tiết còn nguyên ven để khôi phục hầu như hoàn toàn khả năng điều khiển máy bay. Các chi tiết khác về công nghệ SRFCC hiện chưa được tiết lộ. Cách thức hiện thực hóa công nghệ này cũng chưa được biết.

Ngoài ra, còn dự kiến lắp cho Shinshin một radar đã chế độ anten mạng pha chủ động phổ rộng, hệ thống đối phó điện tử, khí tài tác chiến điện tử, cũng như hệ thống trao đổi thông tin thống nhất. Một số báo chí Nhật trong năm 2009-2010 đưa tin rằng, trên máy bay mới có thể sẽ sử dụng cả vũ khí vi ba.

Ngày 8.3.2011, trung tướng Hideyuki Yoshioka, trưởng phòng phát triển các hệ thống tiên tiến của Không quân phòng vệ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đã tuyên bố rằng, việc thử nghiệm mẫu chế thử ATD-X đầu tiên dự định tiến hành vào năm 2014, nhưng không nói khi nào dự định nhận máy bay mớin vào trang bị. Theo các chuyên gia phương Tây, nếu Nhật Bản không từ bỏ việc thực hiện chương trình Shinshin, máy bay mới sẽ có thể được đưa vào trang bị vào năm 2018-2020.

Ráng chạy đua với Trung, Hàn
Việc giới quân sự bắt đầu nói về việc sắp bắt đầu thử nghiệm tiêm kích tiên tiến cho thấy, nước này đã bắt đầu có thái độ nghiêm túc đối với dự án Shinshin. Và nguyên nhân chính cho việc đó không phải là việc Mỹ từ chối bản F-22 cho Nhật Bản F-22, mà là nhịp độ vũ trang được đẩy nhanh của các nước láng giềng của Nhật, trước hết là Trung Quốc và Hàn Quốc. Trung Quốc vào đầu năm 2011 đã bắt đầu bay thử nghiệm tiêm kích-bom thế hệ mới J-20 của họ, khiến giới phân tích quân sự sững sờ.

Không lâu sau chuyến bay đầu của J-20, Mỹ đã tuyên bố nối lại dự án phát triển máy bay ném bom chiến lược tiên tiến, còn Hàn Quốc thông báo đẩy nhanh tái trang bị không quân và chương trình chế tạo tiêm kích tàng hình nội địa KF-X hợp tác chế tạo với Indonesia. Hơn nữa, khi quyết định tăng tốc thực hiện các chương trình quân sự, Hàn Quốc không chỉ lo ngại Trung Quốc mà cả CHDCND Triều Tiên dù cho không quân nước này khá lạc hậu nhưng vẫn có ưu thế gấp đôi về số lượng so với Không quân Hàn Quốc.

Tháng 7.2010, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đặt hàng công ty Mitsubishi Heavy Industries 50 tiêm kích F-2A. Quyết định này được đưa ra sau khi vòng đàm phán mới mua F-22 của Mỹ thất bại, cũng như do chậm trễ trong việc phát triển và sản xuất F-35. Đơn giá của 1 máy bay F-2A cao gần gấp đôi 1 chiếc F-16 và lên tới gần 110 triệu USD/chiếc. Như vậy, ngân sách Nhật sẽ tốn 5,5 tỷ USD cho 50 chiếc F-2.

Bằng việc nghiêm túc nhảy vào thực hiện chương trình Shinshin, Nhật Bản thực tế đã lao vào cuộc chạy đua vũ khí hàng không ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo dự kiến, máy bay tiêm kích J-20 của Trung Quốc sẽ được nhận vào trang bị không sớm hơn năm 2018 (tình báo Mỹ thì cho rằng, không sớm hơn năm 2020), còn máy bay thế hệ 4++ KF-X ứng dụng công nghệ tàng hình của Hàn Quốc thì là sau năm 2020.



Quả thực là tất cả những điều đó sẽ chỉ đúng khi Nhật Bản không bỗng nhiên từ bỏ việc thực hiện dự án Shinshin. Dù sao, dự kiến năm 2011-2012, Nhật Bản sẽ mở thầu cung cấp tiêm kích cho không quân nước này. Các máy bay mới sẽ thay thế các máy bay già nua F-4EJ. Washington đã đề nghị Tokyo một số phương án với các máy bay F-15, F/A-18E/F và F-35 Lightning II.

Trong chuyến thăm Nhật ngày 13.1.2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã nói rằng, Bộ Quốc phòng Nhật nên lựa chọn trong số các máy bay này nếu muốn nâng cao tiềm lực của không quân của mình.

Cần lưu ý là Bộ Quốc phòng Nhật không giấu giếm là hiện nayy họ muốn mua F-35. Họ chọn máy bay này sau khi việc đàm phán mua F-22 bị thất bại. Nhưng với F-35 tình hình cũng chưa hoàn toàn rõ ràng. Một mặt, Nhật Bản muốn mua các máy bay này, song mặt khác thời hạn hoàn tất phát triển F-35 liên tục bị trì hoãn và giá thành sản phẩm cuối cùng liên tục tăng, trong khi Tokyo muốn đổi mới không quân ngay bây giờ.

Theo dự báo của Lầu Năm góc, việc nghiên cứu chế tạo F-35 sẽ hoàn thành vào năm 2016, điều đó có nghĩa là máy bay sẽ bắt đầu được xuất khẩu vào thời gian gần với năm 2020, muộn hơn. Hơn nữa, nhận được những lô F-35 sản xuất loạt đầu tiên lại là Mỹ và các nước đối tác của chương trình F-35 (Anh, Italia, Hà Lan, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Nauy và Đan Mạch). Còn các khách hàng khác sẽ phải đợi đến lượt mình. Vì thế, không loại trừ số phận của Shinshin sẽ phụ thuộc nhiều vào số phận của F-35 - việc trì hoãn và giá tăng của F-35 sẽ có nghĩa là sự khai sinh của Shinshin.

(vietnamdefence news)

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

>> Nga thử chiến đấu cơ tàng hình T-50



Chiếc chiến đấu cơ T-50 thứ hai của Nga bay trên trời 44 phút trong cuộc thử hôm qua.



Máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga. Ảnh: RIA Novosti.


Chiếc T-50 do hãng Sukhoi chế tạo tại một nhà máy ở Komosomolsk-on-Amur ở Viễn Đông của Nga. Chiếc T-50 thứ nhất thực hiện chuyến bay thử đầu tiên hồi tháng giêng và đã tiến hành 40 cuộc thử.

"Chiếc thứ hai thuộc thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 thực hiện hành trình đầu tiên hôm nay. Phi cơ bay trên trời 44 phút. Cuộc thử diễn ra thành công, đáp ứng tất cả các yêu cầu", RIA Novosti dẫn thông báo của hãng Sukhoi cho biết hôm qua.

Nga bắt tay vào chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của họ kể từ năm 1990. Nó được phát triển để đối trọng với chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 duy nhất hiện có trên thế giới, và chiếc F-35 Lightning II.

Dù các chi tiết liên quan tới T-50 được bảo mật, một số dữ liệu rò rỉ cho thấy máy bay này được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất trong ngành sản xuất chiến đấu cơ, bao gồm khả năng tàng hình cao, tốc độ siêu thanh cùng hệ thống kiểm soát tối tân. Quan chức Nga ca ngợi máy bay này là "phi cơ quân sự độc nhất". Không quân Nga được cho là sẽ mua 60 chiếc T-50 sau năm 2015.

Trung Quốc gần đây cũng thử máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của họ song các chuyên gia Nga cho rằng chiếc J-20 thiếu một số tính năng của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Chỉ có máy bay F-22 Raptor và F-35 Lightning của Mỹ được cho là có thể sánh với chiếc T-50. Tuy nhiên, cả hai máy bay của Mỹ đều bị chỉ trích là giá thành quá đắt. Tính tổng cộng chi phí nghiên cứu và chế tạo, F-22 sẽ có giá hơn 300 triệu USD.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin năm ngoái khẳng định Nga chi 1 tỷ USD phát triển loại máy bay mới và sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD để sản xuất nó.

Ngay cả những người còn hoài nghi cũng cho rằng việc thử T-50 thành công cho thấy Nga đang dần lấy lại vị thế là một cường quốc dẫn đầu về quân sự.


( vnexpress news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang