Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Missile Defense Agency - MDA

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Missile Defense Agency - MDA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Missile Defense Agency - MDA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Boeing phát triển hệ thống SM-3 IIB



Boeing tiếp tục nhận được sự tin tưởng của Bộ Quốc phòng Mỹ, giành được hợp đồng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến SM-3 IIB.

Boeing đã giành được hợp đồng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa Standard Missile-3 Block IIB (SM-3 IIB). Dự án thuộc quyền chỉ đạo của cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) với giá trị lên tới 41,2 triệu USD.

SM-3 IIB là một bộ phận chủ chốt trong chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo dự kiến, mục đích của dự án là cung cấp khả năng phòng bị trước các tên lửa hành trình tầm xa.

MDA là cơ quan kiểm soát, phát triển, đặt ra kế hoạch từng phần cho dự án SM-3 IIB. Theo dự kiến, thời gian triển khai SM-3 IIB là vào năm 2020.



SM-3 IIB sẽ là "hòn đá tảng" trong hệ thống phòng thủ của Mỹ trong tương lai.


“Nhóm thực hiện dự án SM-3 IIB của Boeing sẽ cộng tác chặt chẽ cùng MDA và Hải quân Mỹ để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến này. Chúng tôi cam kết sẽ tận dụng mọi nguồn lực tốt nhất của Boeing cho dự án quan trọng này. Vì đây sẽ là bộ phận quan trọng trong hệ thống phòng thủ của quốc gia trong tương lai”, Greg Hyslop – phó giám đốc Bộ phận Phòng thủ tên lửa chiến thuật của Boeing phát biểu.

Cùng làm việc với Bộ phận Phòng thủ tên lửa chiến thuật của Boeing còn có Phantom Works. Theo các chuyên gia, nguồn lực đầy kinh nghiệm của Boeing cùng công nghệ tiên tiến của Phantom Works sẽ tạo nên bước đột phá cho dự án SM-3 IIB.

“Trong vài năm trở lại đây, những nhóm nghiên cứu công nghệ đánh chặn tên lửa tiên tiến của Boeing đã tham gia sáng tạo công nghệ dành cho thế hệ tên lửa tiếp theo. Vì vậy, chúng tôi sẽ áp dụng những công nghệ tiên tiến mới này vào SM-3 IIB nhằm giúp hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng của dự án quan trọng này”, Alex Lopez – phó giám đốc của bộ phận Phantom Works trực thuộc Boeing cho biết.

[Vietnamnet news]


Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

>> Lá chắn tên lửa của Mỹ



Đối phó với mối đe dọa từ những quốc gia được coi là 'cứng đầu', Mỹ phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng có thể bắn hạ 'đồng nhiệm' của địch ở mọi giai đoạn bay, từ khởi tốc, giữa đến cuối.

Đánh chặn tên lửa ở giai đoạn khởi tốc: 3-5 phút
 1. Hệ thống vũ khí laser bố trí trên máy bay ABL (Airborne Laser - ABL)




Hệ thống vũ khí laser bố trí trên máy bay ABL

Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (Missile Defense Agency - MDA) của Mỹ đang trang bị cho máy bay Boeing 747-400F các sensor hồng ngoại và một thiết bị laser năng lượng cao ở mũi máy bay, có khả năng tiêu diệt tên lửa trong những phút đầu tiên, sau khi được phóng. Lần thử nghiệm đầu tiên dự kiến thực hiện trong năm 2009.


Các giai đoạn bay của tên lửa đạn đạo.

2. Tên lửa đánh chặn động năng (Kinetic Energy Interceptor - KEI)

KEI đáp ứng yêu cầu của Lầu Năm góc về triển khai một hệ thống đánh chặn cơ động trên mặt đất. Bệ phóng đặt trên xe phóng tên lửa dài khoảng 10m, có tốc độ đủ lớn để tiêu diệt tên lửa đường đạn đang bay lên. Các vụ thử nghiệm bay bắt đầu vào năm 2009 và kết thúc năm 2011.

Giai đoạn bay giữa: Đến 20 phút
3. Hệ thống phòng thủ tên lửa đường đạn Aegis (Aegis Ballistic Defense) triển khai trên tàu chiến


Hệ thống phòng thủ tên lửa đường đạn Aegis

Trong các đoạn đầu và cuối của giai đoạn bay giữa, tên lửa đạn đạo sẽ nằm trong tầm bắn của các tên lửa đánh chặn 4 tầng, dẫn bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS phóng từ các chiến hạm của Hải quân Mỹ. Các radar trên tàu còn có thể bám các tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) để dẫn các tên lửa đánh chặn bố trí ở Alaska và California.

4. Tên lửa đánh chặn bố trí trên mặt đất (Ground - Based Interceptor - GBI)


Tên lửa đánh chặn bố trí trên mặt đất

GBI là hệ thống phòng thủ tên lửa duy nhất có thể tiêu diện tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở giai đoạn bay giữa. Khi thoát ly tầng khí quyền, tên lửa GBI 3 tầng phóng ra một đầu đạn nhỏ - đầu đạn này sẽ bám và sau đó lao thẳng vào đầu đạn của tên lửa đường đạn đang bay đến.

Giai đoạn bay cuối: 30 giây đến 1 phút
5. Hệ thống tên lửa phòng không PAC-3 (Patriot Advanced Capability-3)


Hệ thống tên lửa phòng không PAC-3

Các biến thể đầu của hệ thống tên lửa phòng không Patriot được sử dụng để tiêu diệt máy bay, còn các biến thể nâng cấp được thiết kế để đối phó với tên lửa đạn đạo. Hệ thống PAC-3 đang được triển khai tại các căn cứ quân sự Mỹ và tham gia bảo vệ các quốc gia đồng minh của Mỹ. Các tên lửa của PAC-3 nhận dạng mục tiêu bằng radar và có tầm bắn dánh chặn tên lửa 15-45 km.

6. Hệ thống phòng thủ tên lửa độ cao lớn giai đoạn cuối THAAD (Terminal High Altitude Area Defense)


Hệ thống phòng thủ tên lửa độ cao lớn

THAAD sẽ là hệ thống vũ khí thế hệ mới bổ sung cho PAC-3 và là hệ thống phòng thủ tầm xa chống tên lửa đường đạn tầm ngắn và tầm trung. Một radar FBX-T băng X sẽ bảo đảm độ chính xác cho các tên lửa đánh chặn dài 18 ft của hệ thống THAAD.

(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang