Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hệ thống phòng thủ NBS

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống phòng thủ NBS. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống phòng thủ NBS. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Boeing phát triển hệ thống SM-3 IIB



Boeing tiếp tục nhận được sự tin tưởng của Bộ Quốc phòng Mỹ, giành được hợp đồng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến SM-3 IIB.

Boeing đã giành được hợp đồng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa Standard Missile-3 Block IIB (SM-3 IIB). Dự án thuộc quyền chỉ đạo của cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) với giá trị lên tới 41,2 triệu USD.

SM-3 IIB là một bộ phận chủ chốt trong chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo dự kiến, mục đích của dự án là cung cấp khả năng phòng bị trước các tên lửa hành trình tầm xa.

MDA là cơ quan kiểm soát, phát triển, đặt ra kế hoạch từng phần cho dự án SM-3 IIB. Theo dự kiến, thời gian triển khai SM-3 IIB là vào năm 2020.



SM-3 IIB sẽ là "hòn đá tảng" trong hệ thống phòng thủ của Mỹ trong tương lai.


“Nhóm thực hiện dự án SM-3 IIB của Boeing sẽ cộng tác chặt chẽ cùng MDA và Hải quân Mỹ để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến này. Chúng tôi cam kết sẽ tận dụng mọi nguồn lực tốt nhất của Boeing cho dự án quan trọng này. Vì đây sẽ là bộ phận quan trọng trong hệ thống phòng thủ của quốc gia trong tương lai”, Greg Hyslop – phó giám đốc Bộ phận Phòng thủ tên lửa chiến thuật của Boeing phát biểu.

Cùng làm việc với Bộ phận Phòng thủ tên lửa chiến thuật của Boeing còn có Phantom Works. Theo các chuyên gia, nguồn lực đầy kinh nghiệm của Boeing cùng công nghệ tiên tiến của Phantom Works sẽ tạo nên bước đột phá cho dự án SM-3 IIB.

“Trong vài năm trở lại đây, những nhóm nghiên cứu công nghệ đánh chặn tên lửa tiên tiến của Boeing đã tham gia sáng tạo công nghệ dành cho thế hệ tên lửa tiếp theo. Vì vậy, chúng tôi sẽ áp dụng những công nghệ tiên tiến mới này vào SM-3 IIB nhằm giúp hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng của dự án quan trọng này”, Alex Lopez – phó giám đốc của bộ phận Phantom Works trực thuộc Boeing cho biết.

[Vietnamnet news]


Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

>> Mỹ nâng cấp hệ thống C-RAM



[BDV news] Quân đội Mỹ đã thông qua kế hoạch nâng cấp hệ thống phòng thủ Centurion C-RAM, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các căn cứ, cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ tại hai điểm nóng chiến sự Iraq và Afghanistan.


C-RAM là hệ thống phòng thủ tầm gần được thiết kế để bảo vệ binh lính hay các cơ sở hạ tầng quan trọng trước các cuộc tấn công bằng tên lửa, pháo binh và súng cối.

Khái niệm thiết kế C-RAM xuất hiện trong chiến tranh Iraq, khi lực lượng chống đối luôn tìm cách tiến công bất ngờ, lén lút vào các căn cứ của quân đội Mỹ bằng pháo binh, súng cối. Hay còn gọi là chiến thuật chiến tranh phi đối xứng, kiểu đánh này gây ra những tổn thất không nhỏ cho lực lượng Mỹ đồn trú tại đây.

Centurion C-RAM được xây dựng trên nền tảng của hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx 20mm được trang bị trên các chiến hạm của hải quân Mỹ. Hệ thống C-RAM đầu tiên được đưa vào sử dụng tháng 7/2005, quá trình thử nghiệm cho kết quả rất khả quan.

Hệ thống Centurion C-RAM bao gồm:

- Radar AN/TPQ-36 dùng để phát hiện và định vị pháo binh hoặc tên lửa tầm trung. Radar có khả năng xác định chính xác vị trí bắn của pháo binh trong phạm vi 18km, với tên lửa là 24km.

- Radar AN/TPQ-37 dùng để định vị pháo binh tầm xa. Phạm vi xác định chính xác vị trí bắn của pháo binh, tên lửa được mở rộng đến 50km, cảm biến thu nhận mục tiêu ảnh nhiệt FLIR.

- Radar AN/TPQ-48 để định vị và phát hiện theo dõi, nhắm mục tiêu là các loại đạn cối, cung cấp trường quan sát 360 độ.

- Pháo bắn siêu nhanh 20-mm với tốc độ bắn 4.500viên/phút. Đạn pháo có khả năng đạt cự ly 1.800m trong vòng 3 giây, 2.000m trong 3,69 giây, máy phát điện, phòng điều khiển trung tâm.

Tất cả các hệ thống được nối mạng với nhau thông qua hệ thống điều khiển trung tâm tạo nên một hệ thống khép kín và hoạt động hoàn toàn tự động, cung cấp khả năng bảo vệ 24/7. Hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải quân sự hạng nặng M-977 để tăng khả năng cơ động.



Hệ thống Centurion C-RAM.

Theo thống kê qua các lần thử nghiệm, Centurion C-RAM có khả năng đánh chặn tất cả các loại đạn pháo, tên lửa, đạn cối với xác suất tiêu diệt mục tiêu 70-80%. Một hệ thống C-RAM có khả năng bảo vệ các mục tiêu trong phạm vi 1,2km2 . Hệ thống có khả năng bao quát 306 độ, góc nâng gần 90 độ.

Một số hệ thống C-RAM đã được triển khai hoạt động tại Iraq và Afghanistan. Trong thời gian đó, C-RAM đã đánh chặn thành công hơn 100 mục tiêu là đạn pháo và đạn cối các loại bắn vào.

Lần nâng cấp này dự định thay thế các loại radar trên bằng radar thu nhận mục tiêu và điều khiển hỏa lực EQ-36. EQ-36 có độ nhạy rất cao, ngay lập tức định vị chính xác vị trí bắn của pháo binh, súng cối hay tên lửa ngay khi đạn rời khỏi nòng súng.

Sử dụng pháo bắn nhanh cải tiến M-167A1/A2, sơ tốc đầu nòng lên đến 1.100m/s, đạn pháo được thiết kế để tự hủy sau 3,8 giây nhằm tránh các thương vong đáng tiếc do đạn không bắn trúng mục tiêu.

Nâng cấp bộ vi xử lý, tăng tốc độ phản ứng với mục tiêu, phần mềm điều khiển được thiết kế lại để có thể nhận dạng và tấn công mục tiêu từ nhiều hệ thống radar khác nhau, cảm biến thu nhận mục tiêu ảnh nhiệt FLIR nâng cấp.

Các cải tiến cho phép hệ thống tham chiến với nhiều mục tiêu hơn, tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu nhờ sự cải tiến của các hệ thống cảm biến. Kích thước và khối lượng hệ thống được thu gọn lại tăng khả năng cơ động trên chiến trường.

Raytheon cũng đã thử nghiệm một hệ thống vũ khí chùm laser điện tử nhằm bổ sung cho hệ thống Centurion C-RAM. Dự kiến sau khi thử nghiệm thành công, hệ thống vũ khí chùm laser điện tử sẽ trở thành cốt lõi của hệ thống phòng thủ tầm gần trên các chiến hạm của Hải quân Mỹ.


Hệ thống phòng thủ NBS

Ngoài Mỹ, Đức cũng mua công nghệ để phát triển hệ thống C-RAM trong nước mang tên NBS.

NBS thay thế pháo bắn nhanh M61A2 bằng pháo Rheinmetall's 35 X 228mm, pháo có sơ tốc đầu nòng 1.000m/s, tốc độ bắn 1.000 viên/phút. Hai radar định vi và tìm kiếm mục tiêu băng tần X, cảm biến điện quang, trung tâm chỉ huy.

Israel cũng phát triển hệ thống đánh chặn Iron Dome trên cơ sở nguyên tắc hoạt động của hệ thống C-RAM. Thay thế pháo bằng tên lửa Tamir được trang bị đầu dò quang điện tử, cung cấp khả năng đánh chặn pháo binh và tên lửa với phạm vi từ 5-70km. Mỗi hệ thống Iron Dome có khả năng kiểm soát một khu vực lên đến 100km2.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang