Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Oman

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Oman. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Oman. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

>> Mỹ thực sự muốn các đồng minh Ả Rập dân chủ?



Nhìn vào làn sóng bạo loạn chống chính phủ ở Bắc Phi, Washington dường như luôn dao động về lập trường. Nhưng, rõ ràng hiện nay chính phủ Barack Obama đang thực hiện chính sách:

Nếu đồng minh lâu dài trong khu vực của họ muốn thúc đẩy cải cách chính trị, thì Mỹ sẽ ủng hộ họ duy trì quyền lực, mặc dù những cải cách liên quan không hoàn toàn thỏa mãn những đòi hỏi dân chủ của những người biểu tình chống chính phủ.




Biểu tình chống chính quyền vẫn đang diễn ra tại Lybia.

Trong thời gian bạo loạn tại Ai Cập, ban đầu Washington ủng hộ Tổng thống Ai Cập, đồng minh lâu nay của Mỹ, Hosni Mubarak, nhưng sau đó lập trường dần dần thay đổi, và cuối cùng lại đứng về phía những người biểu tình, yêu cầu Mubarak từ chức.

Các nước Ả rập từng kêu gọi Mỹ để cho Mubarak “ra đi có thể diện”, nhưng Obama không nghe, khiến họ rất tức giận. Ngay cả Lầu Năm Góc cũng hoài nghi về cách làm của Nhà Trắng (quan hệ giữa quân Mỹ và Ai Cập rất chặt chẽ).

Mubarak ra đi, các nước vùng Vịnh tức giận
Một số người lo ngại, Mỹ ép Mubarak buộc phải từ chức một cách nhanh chóng như vậy sẽ dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ tại Cairo, ảnh hưởng đến sự ổn định của Bắc Phi. Lý do của Nhà Trắng là người biểu tình trên đường phố ở Ai Cập lên đến hàng trăm ngàn, Mỹ bất đắc dĩ phải thay đổi lập trường của họ.

Trên thực tế, khi Nhà Trắng chuyển sang ủng hộ những người biểu tình, trong con mắt của tổ chức nhân quyền, là đã quá muộn, chứ không phải quá sớm, vì vậy đã bị chỉ trích.

Sau sự đổi thay ở Ai Cập, các nước Ả Rập vẫn tiếp tục vận động Mỹ nghĩ đến sự ổn định của khu vực Ả Rập, không nên ủng hộ các phần tử chống chính phủ.

Họ đặc biệt lo ngại, một khi vua Hamad của Bahrain cũng bị lật đổ, khu vực này sẽ là xuất hiện "hiệu ứng domino", rất nhiều nhà lãnh đạo sẽ phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi ngai vàng quyền lực.


Người lao động nhập cư đang cố gắng tháo chạy khỏi Libya hỗn loạn càng sớm càng tốt, rất nhiều người chưa được di tản phải trú ẩn trong các khu trại tị nạn tạm thời.

Họ cũng cảnh báo Mỹ, nếu mất đi đồng minh quan trọng này, đối phương có thể chuyển sang thân Iran.

Trong khi đó, cộng đồng tình báo Mỹ lo ngại về một hậu quả khác: Saudi Arabia sẽ tấn công Bahrain, đàn áp các phiến quân người Shiite, khiến cho mối quan hệ đồng minh lâu dài giữa Mỹ và Saudi Arabia cũng bị đe dọa, gây thiệt hại nghiêm trọng cho quan hệ chính trị và kinh tế hai nước.

Công tác vận động thay mặt cho Bahrain do Ủy ban Hợp tác vùng Vịnh đi đầu. Nước thành viên của Ủy ban này ngoài Bahrain, còn có các nước như Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và UAE.

Kết quả, chính quyền Obama đã xác định chính sách đối với các nước Ả Rập, đó chính là ủng hộ các đồng minh trong khu vực (bao gồm Bahrain và Morocco) muốn thúc đẩy cải cách chính trị, chứ không hoàn toàn thỏa mãn đòi hỏi dân chủ của những người biểu tình chống chính phủ.

Một quan chức Mỹ cho biết: "Bắt đầu từ Bahrain, (Mỹ) chính phủ đã có một số hành động, muốn nhấn mạnh đến tính ổn định của công tác cai quản. Mọi người đều hiểu là, Bahrain quá quan trọng, không thể sụp đổ được".

Cai quản ổn định, trừ Libya
Tuy nhiên, Libya là một ngoại lệ trong đối tượng thực hiện chính sách này. Libya vốn từ lâu đối đầu với Mỹ, nhưng do đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân nên đã cải thiện quan hệ một phần với Mỹ.

Trước tình hình xảy ra biểu tình ở Libya, phản ứng đầu tiên của Obama là giữ im lặng, nhưng sau đó đã chỉ trích nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã có các hành động bạo lực đối với người dân nước này, kêu gọi Gaddafi từ chức.

Nhưng có người chỉ trích Obama đã có phản ứng quá chậm, hiện nay buộc phải áp dụng các hành động quân sự.

Có quan chức Nhà Trắng thẳng thắn thừa nhận, quyết định một tháng trước của chính phủ không thực sự hoàn hảo, đó là một quá trình rút kinh nghiệm của họ. Ông nói: “Chúng ta luôn nói, những nước này cần phải cải cách chính trị, kinh tế và xã hội, nhưng chính sách mà người dân thực sự cần mỗi nước có khác nhau”.

(vtc news)

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

>> 'Giải mã' vũ khí xuất hiện trong ngày Độc lập của Singapore



Trong ngày lễ Độc Lập, quân đội Singapore tiến hành duyệt binh kỷ niệm với sự tham gia của nhiều loại vũ khí hiện đại. Trong số đó, không ít trang thiết bị là do Singapore tự chế tạo.




Sở hữu nền kinh tế hàng đầu khu vực, Singapore đầu tư ngân sách không nhỏ cho quốc phòng. Có thể nói tốc độ hiện đại hóa vũ khí của Singapore nhanh nhất khu vực. Họ liên tục có các hợp đồng mua vũ khí từ một loạt quốc gia Châu Âu và Mỹ trong mấy năm gần đây. Ảnh: xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất của lục quân Singapore Leopard 2A4.



Một trong những sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, tổ hợp tên lửa phòng không MIM - 23B I - HAWK. Đây cũng là loại tên lửa quân đội Mỹ từng đưa sang tham chiến tại Việt Nam.



Một sự kết hợp "hoàn hảo" giữa thân xe thiết giáp M - 113 (Mỹ) và bốn tên lửa đối không Igla (Nga) tạo ra hệ thống phòng không tầm ngắn M - 113A2 Ultra Mechanised Igla. Đây có thể là sản phẩm mà Singapore tự cải tiến.



Thiết bị xe hỗ trợ thông tin.



Không chỉ nhập khẩu vũ khí, Singapore còn nỗ lực tự sản xuất nhiều trang thiết bị quân sự gồm các loại xe thiết giáp, pháo tự hành, pháo xe kéo, vũ khí cá nhân, tàu chiến cỡ nhỏ.



Ca nô tuần tiễu chuyên thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, tuần tra ven biển của quân đội Singapore.



Xe sửa chữa Bionix, phiên bản cải tiến từ xe chiến đấu bộ binh Bionix do Singapore thiết kế và chế tạo. Bionix cũng là xe thiết giáp nội địa đầu tiên ra đời ở khu vực Đông Nam Á (chạy sau cùng).



Phương tiện ca nô không người lái vũ trang đầu tiên trên thế giới Protector do Israel phát triển. Theo "quảng cáo", Protector có khả năng tàng hình, khả năng cơ động cao, tốc độ nhanh. Hiện tại, Singapore chỉ có hai chiếc loại này, chúng đều vũ trang một súng máy tự động cỡ 12,7mm. Năm 2005, Protector cùng tàu đổ bộ Endurance thực hiện nhiệm vụ trên vùng vịnh Persian.



Xe chiến đấu hạng nhẹ Spider do Singapore sản xuất chuyên sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt hoặc đánh du kích. Spider là một trong những sản phẩm xuất khẩu thành công của Singapore, loại xe này hiện đang có mặt trong quân đội Mỹ, Hy Lạp, Tây Ban Nhan, Oman... . Spider có thể trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau như: súng máy 12,7 mm, súng phóng lựu, hệ thống pháo cối 120 mm.



Xe thiết giáp chống mìn Maxxpro nhập khẩu từ Mỹ. Maxxpro cho quân đội Singapore mang một vài điểm cải tiến dễ nhận thấy nhất là tháp pháo bỏ đi tấm giáp bọc xung quanh xạ thủ.



Đoàn xe thiết giáp chống mìn Trailblazer, đây cũng là phiên bản cải tiến từ dòng xe chiến đấu bộ binh Bionix.



Phiên bản khác của Bionix, loại xe bắc cầu sử dụng cho lực lượng công binh. Xe trang bị loại cầu MLC30, khi mở rộng có chiều dài 22m. Công việc triển khai cầu dự tính trong vòng 7 phút, kíp lái gồm hai người điều khiển trong xe.


( theo bdv )

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang