Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21. >> Tên lửa chống tàu sân bay DF-21 có thực sự đáng sợ ? Đúng như các chuyên gia đã dự báo, việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Cận Đông, và nó đã bắt đầu thực sự. Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21. Trung Quốc đã đồng ý về mặt nguyên tắc với thương vụ này và sẽ xây dựng một căn cứ tác chiến cho các tên lửa mới của Saudi Arabia ở gần thủ đô Riyadh. Tên lửa đạn đạo DF-21 Năm ngoái, đã xuất hiện thông tin không được xác nhận cho biết, Saudi Arabia đã ký hợp đồng để Pakistan cung cấp các đầu đạn hạt nhân lắp cho tên lửa cho họ. Đối thủ chủ yếu ở Cận Đông của Saudi Arabia theo dòng Hồi giáo Sunnite là Iran theo dòng Shiite đang tiến tới sở hữu vũ khí hạt nhân, bất chấp các biện pháp trừng phạt quốc tế. Ở Syria, ông Bashar al-Assad đang trấn áp quân nổi dậy Sunnite bất kể những la lối đáng sợ của Mỹ và châu Âu. Còn Saudi Arabia đang cung cấp cho quân nổi dậy Syria tiền bạc, vũ khí và chỉ chờ sự chấp thuận của Mỹ để xâm lược Syria. Hiện lực lượng tên lửa chiến lược của Saudi Arabia đã có các tên lửa đường đạn tầm trung DF-3 (CSS-2). Năm 1987, những người đàn ông rậm râu được bảo vệ hùng hậu đã đến thăm một căn cứ tên lửa chiến lược ở Trung Quốc. Chỉ một năm sau, tờ The Washington Post của Mỹ đăng bài báo cho hay, Trung Quốc đang đàm phán bán cho Saudi Arabia tên lửa DF-3. Trong khi đó, giữa hai nước vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 6/4/1988, đáp lại “những cãi cọ bất tận” của Mỹ và một số nước Cận Đông về thương vụ tên lửa với Saudi Arabia, ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm đã tuyên bố rằng, “theo yêu cầu của vương quốc Saudi Arabia, chính phủ Trung Quốc đã cung cấp một số tên lửa phi hạt nhân đất đối đất”. Tên lửa đường đạn tầm trung DF-là “tên lửa chiến lược thế hệ 1 được phát triển ở Trung Quốc” và là tên lửa đầu tiên có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân 1MT đi xa 2.800 km (biến thể cải tiến có tầm lên tới 4.000 km). Từ lãnh thổ Saudi Arabia, các tên lửa này có thể tấn công Iran, Iraq và Israel, thậm chỉ cả một số khu vực của Ấn Độ và Liên Xô. Trong cuộc chiến tranh Arab-Isael năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tuyên bố rằng, để bảo vệ Israel, Không quân Mỹ sẽ tấn công vào “tất cả những chỉ sẽ bay đến Israel”. Tuyên bố đó làm các nước Arab và Cận Đông rất tức giận, khiến họ cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ, dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Từ đó, các nước Arab đã hiểu rằng, họ sẽ không thể vượt qua Israel bằng quân sự vì Israel đã có các tiêm kích F-15 và tên lửa đường đạn Jericho II với tầm bắn hơn 1.000 km, đồng thời đã bắt đầu phát triển tiêm kích nội địa Lavi và có tin Israel đã có vũ khí hạt nhân. Saudi Arabia có tryền thống mua vũ khí phương Tây, trước hết là Mỹ, nhưng việc đàm phán mua vũ khí của họ luôn gặp sự chống đối của Israel. Quốc vương Saudi Arabia Fahd đã chán ngán những cuộc kiểm tra kiểm toán và điều trần bất tận ở Quốc hội Mỹ vốn luôn cản trở Saudi mua vũ khí Mỹ. Trong lúc tức giận bùng phát, vị quốc vương này đã nói rằng, “chúng tôi đang chi nhiều tiền để mua vũ khí Mỹ, nhưng đang vấp phải sự lạm dụng của Quốc hội Mỹ, và “đã cảm ơn” nước Mỹ vì “ân huệ” đó. Vương quốc Saudi đã bắt đầu tìm kiếm các nguồn cung vũ khí khác. Năm 1980, hai quốc gia khai thác dầu lửa lớn ở Cận Đông là Iran và Iraq bắt đầu cuộc chiến kéo dài 8 năm. Vấp phải sự đe dọa kép (từ phía Iran và Israel), Saudi Arabia đã thông qua đại sứ của mình ở Mỹ là hoàng thân Bandar yêu cầu Washington bán cho tên lửa đường đạn chiến thuật. Dù các tên lửa này chỉ có tầm bắn không quá 120 km, yêu cầu này đã bị Mỹ bác bỏ. Saudi chán ngán quay sang tự tìm mua tên lửa đường đạn. Tư lệnh phòng không Saudi, hoàng thân Sultan đã khuyên quốc vương cầu cứu Trung Quốc. (Nguồn : Vietnamdefence) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Saudi Arabia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Saudi Arabia. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013
>> Saudi Arabia sẽ có tên lửa DF-21 của Trung Quốc ?
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011
>> Mỹ thực sự muốn các đồng minh Ả Rập dân chủ?
Nhìn vào làn sóng bạo loạn chống chính phủ ở Bắc Phi, Washington dường như luôn dao động về lập trường. Nhưng, rõ ràng hiện nay chính phủ Barack Obama đang thực hiện chính sách:
Biểu tình chống chính quyền vẫn đang diễn ra tại Lybia. Trong thời gian bạo loạn tại Ai Cập, ban đầu Washington ủng hộ Tổng thống Ai Cập, đồng minh lâu nay của Mỹ, Hosni Mubarak, nhưng sau đó lập trường dần dần thay đổi, và cuối cùng lại đứng về phía những người biểu tình, yêu cầu Mubarak từ chức. Các nước Ả rập từng kêu gọi Mỹ để cho Mubarak “ra đi có thể diện”, nhưng Obama không nghe, khiến họ rất tức giận. Ngay cả Lầu Năm Góc cũng hoài nghi về cách làm của Nhà Trắng (quan hệ giữa quân Mỹ và Ai Cập rất chặt chẽ). Mubarak ra đi, các nước vùng Vịnh tức giận Một số người lo ngại, Mỹ ép Mubarak buộc phải từ chức một cách nhanh chóng như vậy sẽ dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ tại Cairo, ảnh hưởng đến sự ổn định của Bắc Phi. Lý do của Nhà Trắng là người biểu tình trên đường phố ở Ai Cập lên đến hàng trăm ngàn, Mỹ bất đắc dĩ phải thay đổi lập trường của họ. Trên thực tế, khi Nhà Trắng chuyển sang ủng hộ những người biểu tình, trong con mắt của tổ chức nhân quyền, là đã quá muộn, chứ không phải quá sớm, vì vậy đã bị chỉ trích. Sau sự đổi thay ở Ai Cập, các nước Ả Rập vẫn tiếp tục vận động Mỹ nghĩ đến sự ổn định của khu vực Ả Rập, không nên ủng hộ các phần tử chống chính phủ. Họ đặc biệt lo ngại, một khi vua Hamad của Bahrain cũng bị lật đổ, khu vực này sẽ là xuất hiện "hiệu ứng domino", rất nhiều nhà lãnh đạo sẽ phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi ngai vàng quyền lực. Người lao động nhập cư đang cố gắng tháo chạy khỏi Libya hỗn loạn càng sớm càng tốt, rất nhiều người chưa được di tản phải trú ẩn trong các khu trại tị nạn tạm thời. Họ cũng cảnh báo Mỹ, nếu mất đi đồng minh quan trọng này, đối phương có thể chuyển sang thân Iran. Trong khi đó, cộng đồng tình báo Mỹ lo ngại về một hậu quả khác: Saudi Arabia sẽ tấn công Bahrain, đàn áp các phiến quân người Shiite, khiến cho mối quan hệ đồng minh lâu dài giữa Mỹ và Saudi Arabia cũng bị đe dọa, gây thiệt hại nghiêm trọng cho quan hệ chính trị và kinh tế hai nước. Công tác vận động thay mặt cho Bahrain do Ủy ban Hợp tác vùng Vịnh đi đầu. Nước thành viên của Ủy ban này ngoài Bahrain, còn có các nước như Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và UAE. Kết quả, chính quyền Obama đã xác định chính sách đối với các nước Ả Rập, đó chính là ủng hộ các đồng minh trong khu vực (bao gồm Bahrain và Morocco) muốn thúc đẩy cải cách chính trị, chứ không hoàn toàn thỏa mãn đòi hỏi dân chủ của những người biểu tình chống chính phủ. Một quan chức Mỹ cho biết: "Bắt đầu từ Bahrain, (Mỹ) chính phủ đã có một số hành động, muốn nhấn mạnh đến tính ổn định của công tác cai quản. Mọi người đều hiểu là, Bahrain quá quan trọng, không thể sụp đổ được". Cai quản ổn định, trừ Libya Tuy nhiên, Libya là một ngoại lệ trong đối tượng thực hiện chính sách này. Libya vốn từ lâu đối đầu với Mỹ, nhưng do đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân nên đã cải thiện quan hệ một phần với Mỹ. Trước tình hình xảy ra biểu tình ở Libya, phản ứng đầu tiên của Obama là giữ im lặng, nhưng sau đó đã chỉ trích nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã có các hành động bạo lực đối với người dân nước này, kêu gọi Gaddafi từ chức. Nhưng có người chỉ trích Obama đã có phản ứng quá chậm, hiện nay buộc phải áp dụng các hành động quân sự. Có quan chức Nhà Trắng thẳng thắn thừa nhận, quyết định một tháng trước của chính phủ không thực sự hoàn hảo, đó là một quá trình rút kinh nghiệm của họ. Ông nói: “Chúng ta luôn nói, những nước này cần phải cải cách chính trị, kinh tế và xã hội, nhưng chính sách mà người dân thực sự cần mỗi nước có khác nhau”. |
Nhãn:
iran,
Kuwait,
Lybia,
Mỹ,
Oman,
Qatar,
Saudi Arabia,
tổng thống Lybia Gadhafi,
UAE,
xung đột chính trị
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)