Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: ASEAN – Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn ASEAN – Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ASEAN – Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

>> Trung Quốc không dám bước qua lằn ranh đỏ ?

Trong tình hình hiện nay, chúng ta chưa thấy có dấu hiệu gì và cũng không có hy vọng nào về vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết tận gốc. Nếu bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc đạt được trong năm nay thì cũng chỉ hy vọng tạo ra một nguyên trạng nào đó.

>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?
>> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?



http://nghiadx.blogspot.com
Tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”? (Ảnh: Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc)


Nhưng có thể Trung Quốc không bao giờ chấp nhận COC bởi họ không muốn duy trì một nguyên trạng như vậy.
Trung Quốc đang tìm mọi cách để nhằm thỏa mãn tham vọng chiếm trọn Biển Đông của mình. Nhưng, liệu có tồn tại những “vạch đỏ” nguy hiểm mà Trung Quốc chưa thể, chưa muốn vượt qua?

Tại sao Trung Quốc chưa hành động tiếp theo để hợp lý hóa khu tranh chấp đã chiếm được?

Hành động tranh chấp trực tiếp trên bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines đã kết thúc từ lâu. Có thể nói, Trung Quốc đã hoàn toàn làm chủ khi Philippines đã rút hết lực lượng của mình ra khỏi khu vực tranh chấp này trong khi 30 tàu cá Trung Quốc được sự bảo vệ của 2 tàu Hải giám, ung dung đánh bắt hải sản dù có lệnh cấm của chính họ ban ra và Philippines chấp nhận.

Với kết quả này, không những giới quân sự “diều hâu” mà các học giả Trung Quốc cũng hiếu chiến, hân hoan chẳng kém. Tất cả, theo họ đại loại là “Trung Quốc cần sớm phái tàu chiến ra bãi cạn Scarborough đồng thời xây dựng công trình quân sự và đóng quân tại khu vực này thì đó mới là “chiếm đóng thực tế”.

Sau đó, giới chức Trung Quốc sẽ ban hành văn bản pháp luật để tạo ra cái gọi là “khu an toàn” có bán kính 500 đến 600 hải lý lấy tâm từ Scarborough làm “căn cứ” xử phạt tàu thuyền bất cứ nước nào “vi phạm”…

Xét về tình thế cuộc tranh chấp thì Philippines không còn gì để nói, nhưng tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”?

Rõ ràng là, nếu ai đó cho rằng Trung Quốc trong sự kiện Scarborough chỉ là thử sự đoàn kết trong khối ASEAN, thử độ tin cậy của hiệp ước Mỹ - Philippines thì chưa chính xác.

Trung Quốc không cần thử cũng quá rõ nội tình đoàn kết của ASEAN ra sao; Trung Quốc đã quá biết giới hạn trong Hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ và Philippin ở đâu và Mỹ sẽ hành động ở mức độ nào …

Trước hết với ASEAN. Trung Quốc đã thành công khi dùng chính trị và kinh tế để chia rẽ ASEAN. Nguyên tắc “không can thiệp” khiến ASEAN trở nên trung lập, có lợi cho Trung Quốc trong vụ Scarborough. Nhưng nếu Trung Quốc dùng hành động quân sự tấn công Philippines đánh chiếm bãi cạn Scarborough hoặc có hành động xâm lược như phái “diều hâu” chủ trương ở trên thì chính Trung Quốc phá vỡ nguyên tắc “không can thiệp”, lập tức ASEAN là một phía chống lại Trung Quốc.

Việc các nước trong khối ASEAN ngả theo Mỹ, với Trung Quốc không đáng sợ bằng việc họ liên minh kinh tế, quân sự với nhau.

Đây là vạch đỏ nguy hiểm mà Bắc Kinh có đủ khôn ngoan không vượt qua khi chưa cần thiết.

Với Philippines, Trung Quốc thừa biết, hành động đến giới hạn nào thì Mỹ sẽ can thiệp. Mỹ chỉ can thiệp khi lợi ích cốt lõi của Mỹ bị xâm hại, tức tự do hàng hải bị ngăn chặn. Mỹ sẽ không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đó không phải là lợi ích cốt lõi của nước Mỹ. Trung Quốc chưa làm gì chứng tỏ họ sẽ đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác thì đương nhiên Mỹ không dại gì nhúng tay vào.

Dù “kịch bản” Scarborough, Trung Quốc đã thu được những kết quả mong muốn, nhưng hậu quả cũng đem lại cho Trung Quốc ngoài ý muốn không ngờ. Philippines bỗng cứng rắn, mạnh mẽ hẳn lên.

Họ tăng cường sức mạnh quân sự, ngoài Mỹ ra lại được sự giúp đỡ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Ôxtrâylia khiến Philippines không còn là một mình, họ tự tin “chơi tới cùng” với Trung Quốc, đặt Trung Quốc vào thế bị động “tiến thoái lưỡng nan”.

Việc Mỹ đang nhăm nhe viện trợ cho Philippines hệ thống radar cảnh giới và máy bay chiến đấu hiện đại không ngoài mục đích là cảnh báo Trung Quốc chớ bước qua vạch đỏ nguy hiểm.

Nếu Trung Quốc dấn thêm bước nữa như chủ trương của thế lực “diều hâu”, lập tức Philippines sẽ được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại từ Mỹ, Nhật Bản… và họ sẽ không để yên cho Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm bãi cạn Scarborough.

Trong bối cảnh khu vực hiện nay, Trung Quốc có đủ khôn ngoan để không “đem xe đổi tốt”, làm khó cho mình khi bước qua vạch đỏ nguy hiểm đó.

Đó là lý do tại sao đến giờ Trung Quốc vẫn chưa biến vụ Scarborough “thành việc đã rồi” mà luôn tồn tại sự căng thẳng, nếu như không nói là đang leo thang vì Philippines không chịu khuất phục. Họ vừa tìm sự hỗ trợ sức mạnh từ bên ngoài, vừa kiên quyết đưa vụ tranh chấp ra quốc tế phán xét…Đây là điều mà Trung Quốc không muốn và bế tắc trong giải quyết.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc, ngoài việc phải kiểm soát được tình hình, tránh “lau súng bị cướp cò” hoặc dồn ép Philippines đến đường cùng còn phải bằng mọi cách như đe dọa quân sự, trừng phạt kinh tế…nhằm ngăn chặn, làm tê liệt sự phản kháng của Philippines, ít nhất làm cho Philippines không sử dụng biện pháp quân sự để có lợi thế khi đàm phán.

Đoạn cuối cho “kịch bản” Scarborough

Trên khu vực tranh chấp, hiện nay Philippines chỉ để lại 1 tàu canh chừng Trung Quốc (có thực hiện chủ trương như thế lực hiếu chiến đề xuất không), trong khi Trung Quốc vẫn còn 2 tàu Hải giám canh chừng cho khoảng 30 tàu cá của họ khai thác.

Trung Quốc không bao giờ rút lui bởi bất kỳ lý do nào từ Philippines vì Trung Quốc là nước lớn trong khi Philippines chỉ là “con muỗi”. Trung Quốc chỉ rút hết lực lượng khi mùa bão đến gần vì sợ Trời chứ không phải Philippines.

Đây là vụ tranh chấp song phương và trong thời gian này, bằng con đường ngoại giao Trung Quốc và Philippines sẽ giải quyết bằng hòa bình.

Gác tranh chấp cùng khai thác là chủ trương có thể được cả đôi bên chấp nhận?


(Nguồn :: Báo Phụ Nữ)

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

>> Cam Ranh của Việt Nam đang bị bao vây ?

Petrovietnam vừa tổ chức họp báo yêu cầu Trung Quốc hủy việc mời thầu sai trái.

>> Trung Quốc - Đã hết thời "giấu mình, chờ đợi"



http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ cho thấy 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đặc biệt, các lô này "phủ kín" khu vực phía trước Vịnh Cam Ranh, nơi có quân cảng nước sâu chiến lược của Hải quân Nhân dân Việt Nam.


Chiều 27/6, tại Hà Nội, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) Đỗ Văn Hậu đã họp báo về việc Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Tại cuộc họp báo, ông Đỗ Văn Hậu thông báo từ ngày 23/6/2012, mạng tiếng Trung và tiếng Anh của CNOOC đã công bố mời thầu 09 lô dầu khí hợp tác thăm dò khai thác trong năm 2012 với các công ty nước ngoài, với tổng diện tích của khu vực này là 160.129,38km 2. Qua kiểm tra tọa độ do phía Trung Quốc công bố, các lô này nằm sâu vào thềm lục địa của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Petrovietnam đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí từ lâu nay.

Ông Đỗ Văn Hậu khẳng định: CNOOC đã thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm tr ong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp. Đây là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên hợp quốc 1982 về Luật Biển và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông. Tổng giám đốc Petrovietnam nhấn mạnh Petrovietnam cực lực phản đối và yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu sai trái trên, nghiêm túc tuân thủ thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Petrovietnam đề nghị các công ty dầu khí quốc tế không tham gia dự thầu 09 lô dầu khí mà CNOOC gọi thầu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Petrovietnam luôn coi tr ọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc và coi trọng hợp tác hữu nghị với CNOOC. Trên thực tế, Petrovietnam và CNOOC đã ký và triển khai một số thỏa thuận hợp tác tr ong lĩnh vực dầu khí. Petrovietnam hoan nghênh CNOOC và các công ty dầu khí Trung Quốc tham gia hợp tác cùng Petrovietnam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam như đối với các đối tác nước ngoài khác.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết Petrovietnam đã có giao thiệp gì với CNOOC về sự việc này, Tổng Giám đốc Đỗ Văn Hậu cho biết việc làm này của CNOOC không chỉ vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà còn vi phạm thoả thuận giữa CNOOC và PVN. Petrovietnam sẽ sớm có văn bản phản đối chính thức gửi tới lãnh đạo CNOOC về việc này.

Về câu hỏi liên quan đến hoạt động hợp tác giữa Petrovietnam và các đối tác tại 9 lô dầu khí này và các điều kiện mà các công ty nước ngoài hợp tác với PVN cần tuân thủ, Tổng Giám đốc Đỗ Văn Hậu cho biết hiện Tập đoàn đã có hợp tác với Công ty Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) tại Lô 128; Tập đoàn Gazprom (Nga) tại các Lô từ 129 đến 133; Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) tại các Lô từ 156 đến 158 và Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP -đơn vị thành viên của Petrovietnam) tại các Lô 148, 149.

Ngoài các điều kiện đã được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việt Nam, các công ty nước ngoài hợp tác với Petrovietnam phải đảm bảo về kinh nghiệm và nguồn lực cho các hoạt động dầu khí, đặc biệt là phải tuyệt đối tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; phù hợp với Luật pháp Việt Nam và Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về ảnh hưởng của hành động này của CNOOC đối với các hoạt động dầu khí của PVN và các đối tác, Tổng Giám đốc Đỗ Văn Hậu khẳng định khu vực 09 lô dầu khí mà CNOOC gọi thầu là khu vực hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Petrovietnam và các đối tác sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động dầu khí phù hợp với các hợp đồng dầu khí đã ký và luật pháp của Việt Nam và sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam bảo đảm cho các hoạt động này triển khai thuận lợi.

Ngày 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Trước hết cần khẳng định khu vực mà Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp."

Ông Lương Thanh Nghị khẳng định, việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Học giả quốc tế khẳng định 9 lô dầu khí thuộc VN

Nhiều học giả quốc tế khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Tại cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông ngày 27/6 tại thủ đô Washington, Mỹ, một số học giả quốc tế đã khẳng định các lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hành động này của Trung Quốc đã được ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia, nêu ra trong phiên thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia. Ảnh: Vietnam+.

Ông khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN sau đó, ông Thayer cho rằng Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô, "tất cả đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam." Ông cũng cho rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn là một hành động có tính thương mại.

Cùng chung quan điểm, tiến sỹ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ, cảnh báo rằng bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ hai lần" trước khi quyết định.

Trước đó, học giả Việt Nam, tiến sỹ Trần Trường Thủy, cũng đề cập đến diễn biến mới nhất này. Ông đưa ra bản đồ 9 lô trên Biển Đông mà Trung Quốc mời thầu, khẳng định các lô này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và không phải là khu vực tranh chấp.

Nhận xét về Luật Biển mới được Quốc hội Việt Nam thông qua, giáo sư Thayer khẳng định đây là một "diễn biến rất tích cực" vì Việt Nam muốn và cần thiết phải khai thác biển của mình. Ông nói "đến năm 2025, một nửa GDP của Việt Nam là từ biển, vì vậy Việt Nam cần luật để điều chỉnh và xác định rõ ràng nhiệm vụ của các cấp, các ngành.

Trong buổi thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, các học giả Philippines và Trung Quốc tranh cãi khá gay gắt về vấn đề chủ quyền tại bãi Scarborough, nơi mới xảy ra căng thẳng giữa hai nước.

Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 27 và 28/6, do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tổ chức.

Các học giả từ nhiều nước, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ thảo luận ở nhiều chủ đề, từ các diễn biến gần đây trên Biển Đông, vấn đề Biển Đông trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc-ASEAN, luật pháp và tập quán quốc tế trong giải quyết tranh chấp...

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell tham dự và phát biểu.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

>> Điểm mặt 5 'lưỡi kiếm' của Trung Quốc đang chĩa vào Philippines

Trong một diễn biến mới xoay quanh những căng thẳng gần đây tại bãi đá Hoàng Nham/Scarborough, Trung Quốc đã điều động 5 tàu chiến tới một địa điểm chưa xác định gần Philippines.


Tuy phía Trung Quốc cho biết 5 tàu này được điều tới khu vực đó tham gia khóa huận luyện, nhưng cũng có thể sẽ điều động để hỗ trợ cho tàu đánh cá Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough.

>>Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?
>> Trung Quốc tung thế cờ hiểm ở Biển Đông

Ngoài ra, sự xuất hiện của 5 tàu chiến Trung Quốc này có thể là nhằm đáp trả việc Mỹ điều động tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Virginia (USS North Carolina) neo đậu tại vịnh Subic (cách Hoàng Nham/Scarborough) hơn 200km.

Hoặc cũng có thể, hành động này nhắm tới việc Philippines sắp tiếp nhận tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ hai từ Mỹ - được xem tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất của lực lượng Hải quân Philippines già nua.

Dưới đây là một số thông tin về 3 loại tàu Hải quân Trung Quốc xuất hiện gần Philippines:


http://nghiadx.blogspot.com
Trong số 5 tàu được điều động tới vùng biển, có sự góp mặt của 2 khu trục lớp Lữ Giang I Type 052B (số hiệu 168 và 169). Lớp Lữ Giang I thiết kế để đáp ứng nhiệm vụ phòng không, chống hạm và chống tàu ngầm.


Lữ Giang I có lượng giãn nước khoảng 6.500 tấn, dài 154m. Thủy thủ đoàn trên tàu 280 người.


http://nghiadx.blogspot.com
Lữ Giang I có năng lực phòng không khá mạnh với tổ hợp tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil (48 quả) với 2 bệ phóng đặt ở phía sau tháp pháo tàu và một ở trên nóc hangar chứa trực thăng.

Tên lửa được dẫn đường bằng đầu tự dẫn radar bán chủ động, tầm bắn chống máy bay 38km, chống tên lửa hành trình 20km.

Tên lửa được điều khiển bằng radar MR90 (trên tàu trang bị 4 radar), loại radar này có thể cung cấp 2 kênh dẫn 2 tên lửa đồng thời tiến công mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoài ra, khả năng phòng không còn được bổ sung bằng 2 tổ hợp pháo phòng không tầm ngắn Type 730. Tổ hợp trang bị một pháo 7 nòng cỡ 30mm có tầm bắn lớn nhất khoảng 3.000m và radar điều khiển hỏa lực cùng thiết bị ngắm quang – điện.

http://nghiadx.blogspot.com
Lữ Giang 1 trang bị hệ thống định vị thủy âm lắp dưới thân tàu để kết hợp cùng thiết bị hỏa lực đối phó với các mối nguy hiểm dưới lòng biển.

Hỏa lực chống ngầm gồm 2 bệ phóng rocket săn ngầm 6 nòng cỡ 240mm Type 87 đặt ngay trước tháp pháo 100mm (ảnh trên).

Và 2 cụm máy phóng ngư lôi (mỗi cụm 3 ống) loại 324mm bắn ngư lôi hạng nhẹ Yu-7 có tầm bắn ngắn 7,3km, xuyên sâu xuống mặt nước 400m (ảnh dưới).

Bên cạnh đó, khả năng săn ngầm của tàu còn có sự hỗ trợ từ một trực thăng Kamov Ka-28 hoặc trực thăng nội Z-9C.

http://nghiadx.blogspot.com
Hỏa lực chống hạm của Lữ Giang I thực sự nguy hiểm (các tàu chiến của Philippine không bao giờ có thể là đối thủ). Tàu trang bị tới 16 tên lửa hành trình đối hạm tầm xa YJ-83 có tầm bắn tới 180km, đầu đạn nặng 165kg.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ hiện đại Giang Khải I Type 054A.

Hai tàu tiếp theo trong đội tàu 5 chiếc của Trung Quốc thuộc lớp tàu hộ vệ hiện đại Giang Khải I Type 054A. Tàu có lượng giãn nước hơn 4.000 tấn, dài 134m. Chiếc tàu thiết kế tác chiến đa nhiệm vụ: phòng không, chống hạm và chống ngầm

Tuy xếp vào lớp tàu hộ vệ (frigate) nhưng hỏa lực của Giang Khải I giống hệt Lữ Giang I nhưng số lượng ít hơn. Ngoài ra, thay vì dùng pháo hạm 100mm thì Giang Khải I dùng pháo hạm 76mm.

http://nghiadx.blogspot.com

Đặc biệt, Giang Khải I thiết kế hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa 32 tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil hoặc cũng có thể là biến thể hải quân HQ-16 do Trung Quốc tự sản xuất sao chép 9M317.

Nhìn chung, 2 tàu Lữ Giang I và 2 tàu Giang Khải I được điều động tới gần Philippines đều có năng lực tác chiến phòng không mạnh tương đối.

Dường như nó nhắm đến “vô hiệu hóa” sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Virginia với vũ khí chống hạm chủ yếu là 12 tên lửa hành trình tầm xa UGM-109 Tomahawk hoặc tên lửa tầm ngắn UGM-84 Harpoon.

Còn nếu nói về khả năng chống ngầm thì rõ ràng Lữ Giang I và Giang Khải I khó sờ được tới Virginia. Trong khi đó, nếu chỉ xét thông số kỹ thuật thì Virginia với ngư lôi hạng nặng Mark 48 (cự ly 40-50km) vượt trội hơn hẳn.

http://nghiadx.blogspot.com

Chiếc cuối cùng trong đội tàu 5 chiếc của Hải quân Trung Quốc trên khu vực không xác định gần Philippines là tàu đổ bộ đa năng Type 071. Đây là tàu đổ bộ lớn nhất của Hải quân Trung Quốc từ trước đến nay với lượng giãn nước khoảng 17.000-20.000 tấn.

http://nghiadx.blogspot.com

Tàu thiết kế với boong phóng máy bay lớn ở phía sau giành cho trực thăng vận tải hạng trung, hạng nặng hạ cánh.

http://nghiadx.blogspot.com

Cận cảnh cửa đuôi tàu Type 071 với các tàu đổ bộ đệm khí bên trong, thiết kế này giống hết tàu đổ bộ hiện đại của Mỹ - Pháp. Type 071 có thể chở theo một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cùng 15-20 xe bọc thép lội nước.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

>> Trung Quốc góp phần làm nhà máy ngư lôi Kyrgyzstan hồi sinh?



Trung Quốc và Ấn Độ đặt hàng đã cứu sống nhà máy ngư lôi Dastain của Kyrgyzstan, trong khi đó Nga muốn mua lượng lớn cổ phần.



Mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, nhà máy ngư lôi Dastain – Issyk-Kul (Kyrgyzstan) hiện là một trong những đối tượng trọng điểm mua sắm của các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga.

Nhưng, là doanh nghiệp duy nhất có khả năng sản xuất trong số các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng tương tự, nhà máy này trước đây từng cận kề phá sản, mãi đến sau khi có đơn đặt hàng của Trung Quốc và Ấn Độ, nhà máy này mới “cải tử hoàn sinh”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tờ “Kanwa Defense Review” Canada cho biết, quan chức cấp cao của Tổng cục Xuất nhập khẩu Trang bị quân sự Kazakhstan (KASPEX) tiết lộ, năm 1998, họ đã độc lập xuất khẩu cho Trung Quốc 40 quả ngư lôi hạng nặng tốc độ cao Blizzard.


Báo Nga cho biết, Liên Xô cũ từng có 3-4 nhà máy sản xuất vũ khí ngư lôi của Hải quân. Nhưng, sau khi Liên Xô giải thể, chỉ có nhà máy ngư lôi Dastain – Issyk-Kul của Kyrgyzstan giữ được khả năng sản xuất, đã phát triển đến ngày nay, trở thành nhà máy có khả năng sản xuất ngư lôi duy nhất trong các nước Liên Xô cũ.

Trong thời kỳ Liên Xô, bình quân mỗi năm nhà máy này sản xuất 400 quả ngư lôi, nhưng khả năng sản xuất hiện tại chỉ bằng 1/4 trước kia, hàng năm sản xuất 30-40 quả ngư lôi. Một quả ngư lôi có giá bán là 1 triệu USD. Linh kiện được sản xuất tại Nga, cuối cùng được tập trung lắp ráp tại nhà máy ngư lôi Dastain.

Ngoài ngư lôi, nhà máy này còn sản xuất vật dụng hàng ngày. Nhà máy có diện tích 24 héc-ta, có 1 trại hè cho trẻ em, 1 trường học nội trú, 4 trường mẫu giáo.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi Blizzard có tốc độ khoảng 200 hải lý/giờ, gấp 5-6 lần ngư lôi bình thường, đặc biệt phù hợp với tấn công các tàu chiến mặt nước cỡ lớn như tàu sân bay.
Trong thời kỳ Liên Xô cũ, những thông tin về số lượng sản phẩm và địa điểm giao hàng của nhà máy ngư lôi Dastain đều được giữ bí mật nghiêm ngặt, bởi vì nhà máy này có ý nghĩa chiến lược đối với Liên Xô. Khi đó, về cơ bản, cả năm nhà máy đã hoạt động hết công suất, dốc sức sản xuất để bảo đảm cung ứng vũ khí ngư lôi cho Hải quân Liên Xô và các nước đồng minh.

Sau khi được xuất xưởng, sản phẩm sẽ được vận chuyển bằng đường sắt. Khi đó có 8.000 công nhân. Tất cả cán bộ đều phải chịu sự kiểm tra của cơ quan tình báo KGB, ký thỏa thuận bảo mật.

Sau khi Liên Xô tan rã, nhà máy ngư lôi Dastain rơi vào một hoàn cảnh rất khó khăn. Từ năm 1993, cơ bản không có bất cứ đơn đặt hàng nào, số lượng công nhân giảm mạnh xuống còn 2.000 người. Vào thời điểm đó, tất cả các nhà máy của Kyrgyzstan đều đối mặt với tình trạng khó khăn này, rất nhiều nhà máy đã liên tiếp bị đóng cửa, bán đổ bán tháo.

http://nghiadx.blogspot.com
Tờ “Kanwa Defense Review” còn cho biết, năm 2003, các công ty Trung Quốc và Nga đã thiết kế lại ngư lôi hạng nặng Blizzard-E phiên bản Trung Quốc. Cũng trong năm, đã đạt được kết quả mang tính giai đoạn. Loại ngư lôi này có tốc độ tới 90-100 m/s, dài 8,2 m, nặng 2.700 kg, trọng lượng đầu đạn 210 kg, tầm phóng lớn hơn 7 km.
Nhưng, sau khi Aliyev lên làm giám đốc nhà máy, thông qua những nỗ lực, đã giành được thành công đơn đặt hàng của Trung Quốc và Ấn Độ, bắt đầu sử dụng máy bay vận chuyển sản phẩm, mới làm cho nhà máy dần dần ra khỏi khó khăn, hoạt động trở lại.

Sau khi dùng hết ngư lôi dự trữ sản xuất trước năm 1993, Nga bắt đầu quan tâm trở lại đối với sản phẩm của nhà máy ngư lôi Dastain của Kyrgyzstan, mức độ quan tâm ngày càng tăng lên.

Từ năm 2007, doanh nhân Nga đã thành lập một công ty đặc biệt, bắt đầu mua với giá cao các tài sản của nhà máy ngư lôi trong tay tư nhân của Kyrgyzstan, nhanh chóng làm cho cổ phần sở hữu nhà nước của Kyrgyzstan của nhà máy này giảm xuống còn 36%.

http://nghiadx.blogspot.com
Đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, ngư lôi tốc độ cao, tầm phóng xa trên thế giới thuộc về ngư lôi Oxygen Type 93. Đây là một loại ngư lôi cỡ lớn có đường kính 61 cm, tốc độ tối đa 50 hải lý/giờ, tầm phóng tối đa 20 km; loại có tốc độ 36 hải lý/giờ thì có tầm phóng tối đa 40 km. Trong các ngư lôi hiện đang được biên chế, ngư lôi Mk50 của Hải quân Mỹ là có tốc độ cao nhất, lên tới 60-70 hải lý/giờ. Nhưng, tốc độ ngư lôi Blizzard của Nga lên tới 200 hải lý/giờ, là loại ngư lôi siêu tốc.


Sau khi lên nhậm chức giám đốc nhà máy này, Xiershaofu (dịch âm) đã tiến hành cải tổ doanh nghiệp, phát hành lại cổ phiếu, làm cho cổ phần nhà nước tăng lên 48%. Từ năm 2008, hai bên Nga-Kyrgyzstan bắt đầu đàm phán thủ tục mua bán, sau khi trải qua nhiều lần đàm phán, chính phủ Chudinov của Kyrgyzstan và Nga đã đạt được thỏa thuận chuyển nhượng 48% cổ phần nhà máy ngư lôi, điều kiện là Nga giảm nợ 190 triệu USD cho Kyrgyzstan.

Nhưng thỏa thuận này không được thực hiện ngay lập tức, khi lên nắm quyền, Tổng thống Kurmanbek Bakiyev đã không tuân thủ lời hứa. Sau khi thay đổi chính quyền, hai bên Nga-Kyrgyzstan tiếp tục đàm phán, chính phủ Atambayev và chính phủ Putin đã đạt được thỏa thuận, chuyển nhượng 48% cổ phần, điều kiện tương tự là giảm nợ.

Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng không được thực hiện. Một là do bên trong khu vực nhà máy đang xây dựng trung tâm thương mại và cửa hàng. Hai là Nga lo ngại nhà máy ngư lôi Dastain bị phía Kyrgyzstan quốc hữu hóa. Hơn nữa, phía Kyrgyzstan còn muốn hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia NATO.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi Blizzard sử dụng động cơ tên lửa tạo ra nhiều lỗ bọt khí ở đầu ngư lôi, làm cho ngư lôi hoàn toàn bị lỗ bao quanh, lực cản của nước giảm mạnh, từ đó đạt tốc độ rất cao.


Một số chuyên gia Kyrgyzstan cho rằng, phía Kyrgyzstan cần giữ lại nhà máy ngư lôi độc nhất vô nhị, không thể chuyển nhượng cho Nga.

Nhưng, cựu lãnh đạo nhà máy này, hiện là nghị sĩ Rakhmonov của Kyrgyzstan cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia NATO cơ bản không cần sản phẩm của nhà máy ngư lôi Dastain, vì vậy không thể hợp tác với họ. Kyrgyzstan chỉ có thể duy trì hợp tác liên tục với Nga, nếu không 10 năm sau, nhà máy lại có thể bị đóng cửa.

Ông cho rằng, tiến bộ công nghệ của nhà máy không thể trì trệ, hải quân hiện đại cần có vũ khí trang bị ngày càng mới. Trong 10 năm tới, vũ khí do nhà máy ngư lôi Dastain sản xuất có thể không còn cần cho bất cứ ai. Hơn nữa, toàn bộ linh kiện cần cho sản xuất ngư lôi của nhà máy đều đến từ Nga, chỉ có hợp tác với Nga mới có thể “đi được xa”.

Ngoài ra, không chỉ có Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, nhà máy ngư lôi Dastain – Issyk-Kul còn cần phải phát triển thị trường tiêu thụ mới.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi Blizzard nặng 2,7 tấn, đường kính 533 mm, dài 8,2 m, được phóng bởi ống phóng ngư lôi thông thường, tốc độ dưới nước là 100 m/s (khoảng 200 hải lý/giờ), tầm phóng hiệu quả là 6 – 12 km. Nó có thể tấn công tàu ngầm đang chạy với tốc độ 50 hải lý/giờ ở độ sâu 400 m, có khả năng công phá rất lớn.


http://nghiadx.blogspot.com
Xung quanh động cơ tên lửa chính trên trục trung tâm phía sau của ngư lôi có 8 vòi phun nhỏ.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Sau thập niên 1980, việc thiết kế, phát triển ngư lôi của Trung Quốc đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm công nghệ của phương Tây. Trong hình là ngư lôi hạng nhẹ MK-50 do Mỹ chế tạo.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Việc thiết kế và chế tạo ngư lôi dẫn đường kiểu mới có độ khó cao hơn tên lửa. Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của phương Tây, thông qua tự nghiên cứu phát triển trong nhiều năm, Trung Quốc đã phát triển được nhiều ngư lôi dẫn đường kiểu mới. Trong hình là ngư lôi MU90 của Pháp, thuộc một trong những ngư lôi hạng nhẹ tiên tiến nhất của phương Tây.


http://nghiadx.blogspot.com
http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi hạng nặng trang bị cho tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi hạng nặng tiên tiến nhất của Hải quân Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Một loại ngư lôi hạng trung của Hải quân Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi hạng trung của Trung Quốc chuẩn bị thử nghiệm dưới nước.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Trung Quốc trang bị nhiều loại ngư lôi khác nhau. Trong hình là tàu ngầm nội địa Trung Quốc 039 trang bị ngư lôi hạng nặng nội địa.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo trang bị ngư lôi hạng nặng nhập khẩu.


http://nghiadx.blogspot.com
Binh sĩ Hải quân Trung Quốc chuẩn bị đưa ngư lôi kiểu cũ vào tàu ngầm 033.


http://nghiadx.blogspot.com
Kho ngư lôi kiểu cũ của Hải quân Trung Quốc.


Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

>> Con 'át' của Malaysia trên biển Đông


Trong những đội tàu tác chiến khá hiện đại của Malaysia, bên cạnh lớp tàu Lekiu ngang ngửa với tàu chiến các quốc gia Đông Nam Á, họ còn tàu ngầm Scorpene.

>> Tàu ngầm Kilo của Việt Nam mạnh nhất ở DNA ?

Đây là thứ vũ khí cực kì hiệu quả mà các quốc gia ASEAN chưa có (đã và đang đặt mua).

Scorpene là loại tàu ngầm hiện đại của Pháp, với khả năng “tàng hình” khá tốt cùng hệ thống trang thiết bị tiêu chuẩn. Hiện tại Scorpene cùng với Kilo của Nga và Type 214 của Đức là bộ ba tàu ngầm diesel-điện đắt hàng trên thế giới.

Trang bị vũ khí

Scorpene có 6 ống phóng lôi 21 inch, những ống phóng lôi này có thể bắn ngư lôi điều khiển và tên lửa chống hạm SM-39 Exocet có tầm bắn 50km, được hỗ trợ bởi hệ thống đo xa/tìm kiếm điện tử AR-900. Cơ số tàu ngầm mang theo sẽ là 18 quả ngư lôi hay tên lửa hoặc 30 quả mìn, tất cả cơ chế phân loại vũ khí và nạp ngư lôi đều tự động hóa hoàn toàn.

Nếu sử dụng ngư lôi tấn công thì loại ngư lôi hạng nặng Black Shark (Cá mập đen) sẽ được sử dụng, đây là loại ngư lôi điều khiển bằng dây được tích hợp với đầu dò thủy âm chủ động/ bị động Astra, hệ thống dẫn đường đa mục tiêu và thiết bị điều khiển kết hợp với một hệ thống “chống-đối phó”. Loại ngư lôi này có một động cơ điện là loại ắc-quy hỗn hợp ôxít bạc và nhôm.



Thiết kế tròn trơn láng của Scorpene




Một trong hai chiếc tàu ngầm Scorpene của Malaysia.


Hệ thống điều khiển và giám sát

Hệ thống điều khiển tác chiến SUBTICS có 6 màn hình đa chức năng và một bàn mô phỏng tác chiến trung tâm. Tất cả cả hoạt động của tàu đều được quyết định tại phòng điều khiển, và cũng như những chiếc sản phẩm của Pháp khác (Formidable là một ví dụ), khả năng tự động hóa được đẩy lên mức cao độ, với chế độ điều khiển tự động bánh lái và động cơ, hệ thống giám sát liên tục hệ thống đẩy và thiết bị, giám sát tập trung và liên tục các nguy cơ hiện hữu đối với tàu ngầm (như rò rỉ, hỏa hoạn hay sự xuất hiện các loại khí lạ), cũng như tình trạng của hệ thống máy móc có ảnh hưởng đến sự an toàn của tàu khi đang lặn.

Ở hệ thống giám sát của tàu ngầm Scorpene, thông tin dữ liệu sẽ được kết hợp từ hệ thống định vị toàn cầu GPS, bộ ghi nhật kí, máy đo độ sâu và hệ thống căn chỉnh hướng. Bản thân tàu ngầm sẽ hiển thị môi trường xung quanh lẫn nhiệt độ và độ ồn của con tàu phát ra, qua đó giúp kíp tàu giám sát trạng thái dễ bị phát hiện bởi các hệ thống dò tìm tàu ngầm hay không.




Các màn hình điều khiển trên Scorpene

Thiết kế bí mật cao

Thiết kế của Scorpene hướng đến khả năng trở thành một mẫu tàu ngầm cực kì yên tĩnh với khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu tuyệt vời. Hình dáng thân tàu ngầm được chế tạo với mục tiêu là giảm tiếng ồn thủy động học đến mức tối đa. Các thiết bị được lắp đặt trên các mấu đàn hồi tốt, giúp con tàu chống sốc tốt hơn.

Khi lặn Scorpene sẽ tạo ra các tín hiệu thủy âm nhỏ nhất có thể, qua đó giảm tầm phát hiện của các hệ thống theo dõi của đối phương, khả năng này có được nhờ vào thiêt kế tròn thon dài, ít các phần phụ nhô ra ngoài và một chân vịt cải tiến.


Một chiếc Scorpene chuẩn bị hạ thủy


Hình vẽ mặt cắt các khoang tác chiến

Còn ở giữa các khoang, thiết bị được gắn trên các chốt đàn hồi bất cứ chỗ nào có thể, và hệ thống ồn nhất thì sẽ được gắn tới 2 mấu cao su để làm giảm tiếng ồn con tàu.

Việc làm giảm tiếng ồn tàu ngầm, biến con tàu trở thành “tàng hình” và khả năng chịu sốc, vốn là mối nguy hiểm lớn nhất khi các loại vũ khí chủ yếu diệt tàu ngầm bằng sóng xung kích, là ưu điểm lớn giúp Scorpene tác chiến trong tình trạng chiến tranh hay hòa hoãn, cũng như hỗ trợ các nhóm biệt kích người nhái tác chiến tại các vùng ven biển.

Thân thiện với thủy thủ

Việc sử dụng thép cường độ cao giúp làm giảm áp lực thân tàu, đồng thời cho phép mang nhiều dầu và đạn dược hơn. Ngoài ra không gian của kíp tàu 32 người cũng được ở rộng, tạo điều kiện làm việc thoải mái cho các thủy thủ tàu ngầm.

Trên tàu, các không gian nghỉ ngơi và làm việc đều được điều hỏa không khí bởi máy chuyên dụng, Scorpene còn có 6 giường ngủ dành thêm cho các hoạt động đặc biệt.


Mô phỏng không gian sinh hoạt của thủy thủ

Đề đề phòng trường hợp khẩn cấp, hệ thống bảo vệ sẽ kích hoạt, cung cấp nước uống, đồ ăn lẫn áp suất và không khí để đảm bảo toàn bộ thủy thủ tàu sẽ sống trong ít nhất 7 ngày, dĩ nhiên, hệ thống cứu hộ khi tàu ngầm chìm cũng được trang bị kèm theo.

[BDV news]

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

>> Nga sẽ can dự vào vấn đề Biển Đông?



Nga đã có phản ứng khá nhanh sau khi ASEAN và Trung Quốc thông qua được Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC.


Kommersant được coi là báo phản ánh quan điểm của giới kinh doanh Nga và một trong các báo lớn phát hành toàn liên bang, bài này giữ cách diễn đạt của Nga về Biển Đông.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Ngày 21/7, ở Indonesia đã khai mạc cuộc gặp thường niên ASEAN – Trung Quốc, trong đó các bên đã thông qua “lộ trình” về các quy tắc ứng xử trên biển Đông có tranh chấp.

Chín năm qua, Bắc Kinh và các bên tranh chấp các nguồn giàu cacbuahydro trong khu vực này đã không thể thoả thuận được văn bản này. Tuy nhiên, các nước ASEAN cho rằng “lộ trình” chưa đủ sức bảo vệ chống lại những tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc, nên họ cố gắng vận động các quốc gia thế giới, trong đó có Nga, tham gia hợp tác với khu vực.

Ngày 22/7, các nước thành viên ASEAN thảo luận về triển vọng hợp tác đó với Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov, Phóng viên báo Kommersant Aleksandr Gabuev đưa tin chi tiết từ Bali.

Tất cả những người tham dự hội nghị bộ trưởng ASEAN năm nay ở Bali nhất trí gọi “lộ trình” được thông qua hôm qua là sự kiện lịch sử. Văn kiện này có một lịch sử khá dài.

Ngay từ năm 2002, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và ASEAN (Brunei, Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Lào, Malaysia, Mianma, Singapore, Thái Lan và Philippines) đã ký tuyên bố về ứng xử trên biển Đông.

Văn kiện này quy định những nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp và một trong những mục đích chủ yếu của nó là đưa ra việc soạn thảo bộ luật ứng xử trong khu vực, một văn kiện có tính pháp lý bắt buộc.



Cuối cùng, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.


Tuy nhiên, khi bắt tay vào thoả thuận các nguyên tắc của bộ luật, các bên rơi vào các cuộc thương thảo kéo dài. Như rất nhiều người tham dự hội nghị than phiền với phóng viên báo Kommersant rằng, có lỗi trong việc này là lập trường khác biệt của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không muốn ràng buộc mình bằng bất cứ cam kết nào. Từ năm 2002, Trung Quốc tích cực củng cố hạm đội của mình và xem ra tính toán rằng các lập luận bằng vũ lực sẽ tác động tốt nhất.

Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đòi những vùng lãnh thổ rộng lớn trong vùng biển Đông. Vấn đề là ở chỗ, theo dữ liệu của các nhà địa chất Trung Quốc, trong thềm lục địa có nhiều tài nguyên – 213 tỷ thùng dầu mỏ. Theo đánh giá của Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ, đây là khu vực đứng thứ 3 về trữ lượng dầu khí trên thế giới sau Venezuela và Arab Saudi.

Để lập luận cho các yêu sách của mình về nguồn tài nguyên giàu có này, các bên tranh chấp cố gắng thiết lập sự kiểm soát trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tên quốc tế là Spratly) và quần đảo Hoàng Sa (tên quốc tế là Paracel). Điều này cho phép đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm biển quanh mỗi đảo.

Hiện nay các bên tranh chấp đều tích cực xây dựng ở đây cơ sở vật chất, do đó trên biển Đông bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ xung đột nguy hiểm.

Đến nay các đụng độ đã xảy ra mỗi tháng. Hồi tháng 5, các tàu quân sự Trung Quốc đã tiến đến gần các tàu của Tổng công ty dầu mỏ quốc gia Việt Nam PetroVietnam và cắt cáp thăm dò của tàu, việc này đã gây nên những phản đối chống Trung Quốc mạnh mẽ.

Sau đó một đụng độ tương tự đã xảy ra với các tàu nghiên cứu của Philippines. Manila đã kết tội Trung Quốc xâm phạm nội thủy của mình và tuyên bố phạt đại sứ Trung Quốc ở Philippines vì ông này đã to tiếng với một sĩ quan địa phương trong cuộc tranh cãi về phân định lãnh thổ.

Tháng 6, Trung Quốc đã cử một tàu chiến thăm hữu nghị Singapore, con tàu này đã đi qua tất cả những vùng có tranh chấp trên biển Đông.

Cách hành xử ngày càng hung hăng của Bắc Kinh khiến một số nước láng giềng của nước này tìm kiếm sự bảo hộ của Mỹ. Nhất là năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tuyên bố việc giải quyết công bằng các tranh chấp ở biển Đông nằm trong lĩnh vực lợi ích quốc gia của Mỹ.



Tàu Hải quân Mỹ tập trận ở Philippines.


Đồng thời, Mỹ là đồng minh quân sự của Philippines và một năm rưỡi trở lại đây tăng mạnh việc hợp tác quân sự với cả Việt Nam. Sau hết, trước đây một tuần lần đầu tiên Mỹ, Australia và Nhật Bản đã diễn tập chung ở biển Đông. Dù mỗi nước chỉ cử 1 tàu tham dự thì sự việc đã làm Bắc Kinh rất cảnh giác đề phòng.

Xét tổng thể, chính triển vọng hình thành một liên minh chống Trung Quốc mạnh ở biển Đông với sự tham gia của Mỹ đã thúc đẩy Trung Quốc hợp tác. Kết quả là đã xuất hiện “lộ trình” xác định những nguyên tắc chung ứng xử trong khu vực, trong đó có việc thông báo cho nhau về các cuộc chuyển quân và thăm dò địa chất. Song để chuyển nó thành bộ luật có tính ràng buộc pháp lý thì còn cần những cuộc đàm phán kéo dài.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc định mô tả việc ký “lộ trình” như một bước đột phá. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chuyên trách các cuộc đàm phán này Lưu Chấn Dân tuyên bố: “Đây là văn kiện bản lề trong lĩnh vực hợp tác của Trung Quốc và ASEAN. Bây giờ chúng ta đã có những triển vọng lớn lao để hợp tác”.

Các nước láng giềng của Trung Quốc ở biển Đông tiếp nhận sự kiện này dè dặt hơn. Nguồn tin ở Bộ Ngoại giao Singapore giải thích cho phóng viên báo Kommersant: “Các cuộc đàm phán về văn bản ràng buộc pháp lý có thể còn kéo dài mấy năm nữa, còn ngay bây giờ cần sự bảo hiểm chống sự đối đầu với Trung Quốc”.

Theo ông, trong những điều kiện như vậy ASEAN muốn dựa vào việc lôi kéo các nước ngoài khu vực can dự vào đây để làm đối trọng đối với ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông nói: “Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có hiện diện ở khu vực nhưng chúng tôi còn muốn thấy những nước khác can dự vào đây, trong đó có Ấn Độ, Australia. Chúng tôi đặt nhiều hi vọng vào Nga”.

Ngày 22/7, trong cuộc gặp cấp bộ trưởng Nga – ASEAN mà đại diện cho Nga là Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov. Theo người nói chuyện với phóng viên báo Kommersant ở Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Moscow sẵn sàng đáp lại đề nghị của ASEAN, củng cố vị thế của mình ở khu vực.

Theo ông, những ưu tiên của Nga là hợp tác với Đông Nam Á nhằm hiện đại hoá (trước hết như thị trường tiêu thụ sản phấm của Nga), cũng như thúc đẩy sáng kiến mà Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm đào đưa ra tháng 9/2010 về củng cố an ninh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trên nguyên tắc an ninh toàn vẹn”

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang