“Muốn có hòa bình phải chuẩn bị cho chiến tranh”. Tư tưởng này đã trở thành phương châm sống còn cho bất kỳ quốc gia nào bị các nước lớn đe dọa dùng vũ lực tấn công xâm lược. Máy bay ném bom chiến lược B-52. Vậy, chuẩn bị cho chiến tranh như thế nào để ngăn ngừa được chiến tranh, giữ vững hòa bình? Đó là phải chuẩn bị một sức mạnh đủ để giáng trả, buộc đối phương phải trả giá cực đắt hoặc giá đắt không thể chịu đựng nổi nếu gây chiến. Sức mạnh đó chính là sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh. Bài học từ Triều Tiên, Iran và Philippines Trong công cuộc phòng thủ bảo vệ Tổ quốc chống chiến tranh xâm lược, hệ thống phòng thủ được coi là tin cậy, vững chắc thể hiện đầu tiên bởi khả năng ngăn ngừa chiến tranh. Muốn vậy phải có một sức mạnh đủ để răn đe đối phương. Nếu đối phương gây chiến thì đương nhiên sẽ bị giáng trả quyết liệt. Dù thắng hay bại họ đều phải trả giá. Nếu xét thấy giá phải trả khiến họ không thể chịu đựng nổi thì chiến tranh chưa thể xảy ra hoặc sẽ phải kết thúc khi đã lỡ tiến hành. >>> Học thuyết AirSea Battle và nguy cơ xung đột Tuy mục đích là như nhau song tùy theo tình hình cụ thể, mỗi quốc gia có cách lựa chọn cho mình để tạo nên sức mạnh răn đe khác nhau. Có quốc gia tìm kiếm chủ yếu là từ sức mạnh quân sự như Triều Tiên hay Iran, có quốc gia thì xây dựng các mối liên minh quân sự như Philippines … Chúng ta chia sẻ, thông cảm và không có gì ngạc nhiên khi Triều Tiên hay Iran đang chịu rất nhiều áp lực mà vẫn tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân. Có thể nói 2 quốc gia này đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranh. Triều Tiên đã kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc nối lại các đàm phán hòa bình để tiến tới ký kết Hiệp định hòa bình nhằm chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên cũng khẳng định lại lập trường của mình là chỉ quay trở lại bàn đàm phán hạt nhân nếu Mỹ và đồng minh chấm dứt chính sách thù địch và LHQ chấm dứt các lệnh trừng phạt bất hợp lý của mình. Trong điều kiện thứ nhất, đàm phán hòa bình để tiến tới ký kết một hiệp định hòa bình là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất. Về nguyên tắc, 2 miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến năm 1950-1953 chỉ chấm dứt bằng một lệnh ngừng bắn không có giá trị như một hiệp định hòa bình. Vì vậy, việc ký kết một hiệp định hòa bình như thế về mặt chính thức giúp cho quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ không còn thù địch nữa. Tuy nhiên, lời kêu gọi của Triều Tiên đã ngay lập tức bị Mỹ và Hàn Quốc bác bỏ. Và đương nhiên, không còn con đường nào khác, Triều Tiên phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mà Hàn Quốc và Mỹ có thể gây ra. Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng đang nghẹt thở bởi đòn trừng phạt cấm vận phi lý và các động thái chuẩn bị chiến tranh giáng vào Iran của Mỹ, NATO và Israel. Gần Việt Nam có Philippines đang rất căng với Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc không ngớt đe dọa tấn công Philippines, nhưng Philippines vẫn cứng rắn trong việc bảo vệ chủ quyền. Điểm chung của Triều Tiên và Iran là bị đe dọa, bị chèn ép, bị gây chiến, là nước có thế lực yếu hơn. Vì vậy, vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa… là lực lượng răn đe hữu hiệu nhất mà họ cố đeo đuổi để tự bảo vệ mình. Mỹ-Hàn có thể thắng Triều Tiên, Mỹ-NATO và Israel có thể thắng Iran nhưng chịu đựng được cái giá phải trả hay không là một vấn đề, một suy nghĩ khi đặt lên bàn cân tính toán thiệt hơn. Với Philippines, so với Trung Quốc chỉ là “con muỗi”, nhưng Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm, bởi sau lưng Philippines là Mỹ-một sức mạnh đáng giá mà Trung Quốc cần đắn đo. Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion P của Việt Nam Kinh nghiệm của cuộc chiến tranh tại Việt Nam là một bài học tươi nguyên. Trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, lực lượng giữa Việt Nam và Mỹ thì không cần dùng từ “so sánh”, nhưng tại sao Mỹ vẫn phải tuyên bố ngừng chiến dịch vô điều kiện? Mỹ tung vào chiến dịch này 193 pháo đài bay chiến lược B-52. BTL PK-KQ cùng các chuyên gia Liên Xô sau một tuần nghiên cứu, tính toán đã trả lời câu hỏi của Đại tướng TTL về tỷ lệ rơi B-52 như sau: - B-52 rơi 1%-2% (2-4 chiếc). Mỹ chịu đựng được. - B-52 rơi 6%-7% (12-14 chiếc). Nhà Trắng sẽ rung chuyển (BQP Mỹ) - B-52 rơi trên 10%(trên 20 chiếc) Mỹ sẽ bỏ cuộc, chấp nhận thua. Thực tế chứng minh là pháo đài bay B-52-Thần tượng của không lực Hoa Kỳ tan xác trên bầu trời Hà Nội với một con số 17% (34 chiếc). Mặc dù “Tốc độ 34 chiếc bị bắn rơi trong 10 ngày qua thì 3 tháng sau B-52 của Mỹ sẽ tuyệt chủng” (Hãng Roi-tơ ngày 29 /12/1972). Nhưng 34 B-52 là con số khủng khiếp khiến Hoa Kỳ không thể chịu đựng nổi. >> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 1) Vậy, giả sử không có Mỹ hậu thuẫn, Trung Quốc sẽ tấn công Philippines để chiếm bãi đá ngầm hiện đang tranh chấp, tỷ lệ bao nhiêu tàu ngầm, khu trục hạm, máy bay của Trung Quốc “mất sức chiến đấu” thì Trung Quốc sẽ chịu đựng không nổi, dù cho sau đó chiếm được bãi đá ngầm kia? Không khó để phán đoán, bởi, người, thì Trung Quốc có thừa, chi vô tư, nhưng tàu ngầm… thì không nhiều bằng Mỹ. Một trung đoàn hoặc sư đoàn bộ binh bị tiêu diệt không là gì, trong phút chốc thành lập lại ngay quân số và phiên hiệu. Nhưng khi một tàu ngầm hoặc khu trục bị đánh chìm thì chấn động rất lớn và phải tốn hàng năm mới khôi phục lại được. Bởi thế, “tỷ lệ chung cuộc và hệ quả” trong các chiến dịch quân sự chắc Trung Quốc và Philippines đã chi li tính toán, cân nhắc. Suy cho cùng, mọi cuộc chiến tranh đều bắt nguồn, xuất phát từ lợi ích. Nếu quốc gia nào đó có một sức mạnh đủ để giáng trả gây cho đối phương một giá đắt không chịu đựng nổi thì sẽ ngăn ngừa được chiến tranh. |
Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012
>> Cách Việt Nam răn đe và ngăn ngừa chiến tranh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét