Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, Iran không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc. >> Tên lửa Club: 'Sát thủ giấu mặt' kinh hoàng của tàu chiến mặt nước Từ ngày 3-5/5 vừa qua, Israel đã liên tiếp tiến hành các cuộc không kích vào Syria để ngăn chặn các đoàn xe chở vũ khí cho lực lượng Hezbollah trên đất Lebanon. Thế nhưng, điều mà người Israel nhằm vào chính là kho tên lửa đạn đạo đất đối đất Conqueror-110 do Iran chế tạo. Loại tên lửa đất đối đất tầm ngắn này được chế tạo trên cơ sở tên lửa Đông Phong-11 của Trung Quốc. Nó thuộc dạng tên lửa nhiên liệu rắn, có điều khiển, bắt đầu thử nghiệm năm 2002, hiện nay đã được Iran phát triển đến thế hệ thứ 4. Tàu sân bay luôn là đối tượng tấn công của các loại tên lửa chống hạm khủng Theo thông tin trên website của Tạp chí “Học giả ngoại giao” (The Diplomat) của Nhật Bản ngày 11/5, loại tên lửa đạn đạo chống hạm có uy lực cực lớn của Iran được đặt tên là Khalije Fars “Persian Gulf” cũng được chế tạo trên cơ sở của Conqueror-110. Theo các phương tiện truyền thông của Iran, loại tên lửa siêu âm đầu đạn 650kg này có khả năng đối phó với mọi phương tiện đánh chặn, có khả năng tấn công chính xác tuyệt vời. Phiên bản cải tiến của loại tên lửa chống hạm này bắt đầu thử nghiệm đầu năm 2011, sau đó một thời gian ngắm Iran tuyên bố loại tên lửa này đã được sản xuất hàng loạt. Trong 1 vài lần phóng thử sau đó, quan chức quân sự Iran cho biết, khi tấn công các mục tiêu giả chiến hạm trên vịnh Ba Tư (Vịnh Persian), loại tên lửa này đã đạt hiệu suất chính xác tới 100%. Trong 1 bản báo cáo của Viện nghiên cứu quốc phòng Anh năm 2011, từ rất lâu, Iran đã để tâm nghiên cứu các loại tên lửa chống hạm ưu việt. Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, họ không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc. Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Khalije Fars “Persian Gulf” của Iran Tháng trước, Thứ trưởng Quốc phòng Iran Majid Bokaei tuyên bố: “Iran thiết kế và chế tạo loại tên lửa chống hạm khủng khiếp này trên cơ sở tên lửa đạn đạo đất đối đất. Sau khi phóng thử lần đầu tiên loại tên lửa này, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến các tàu chiến của hạm đội Mỹ rút lui khỏi Vịnh Persian”. Ông cho biết thêm rằng tên lửa vừa được phóng thử là một phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo đất đối đất mà nước này đang sở hữu và được cho là một tên lửa “đạn đạo” chứ không phải là tên lửa “hành trình”. Tuy có một số chuyên gia quân sự hoài nghi về khả năng tấn công các mục tiêu cơ động của loại tên lửa này nhưng rõ ràng tên lửa chống tàu sân bay Persian đã có rất nhiều cải tiến vượt bậc so với thế hệ tên lửa chống hạm ban đầu. Ví dụ như tầm bắn cao hơn, sử dụng nhiên liệu rắn (hiện trên thế giới rất ít nước chế tạo được tên lửa chống hạm nhiên liệu rắn, mà chủ yếu là tên lửa đạn đạo), đặc biệt là nâng cao độ chính xác cao trên hành trình bay và điều khiển quán tính ở đoạn giữa. Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E1 của Nga Tuy Iran không công bố mục tiêu nhằm vào của các loại tên lửa này nhưng rõ ràng loại tên lửa có đầu đạn nặng tới 650 kg này được chế tạo với mục đích chuyên trị những tàu sân bay khổng lồ của Mỹ, những tuần dương hạm hoặc tàu sân bay khoảng 4 vạn tấn còn quá “nhẹ ký” so với nó. Quả thực, đầu đạn tên lửa Iran nặng gấp rưỡi trọng lượng đầu đạn của một số “sát thủ tàu sân bay” của một số nước khác như Hùng Phong-3 của Đài Loan (TQ), 3M-54E1 của Nga (đầu đạn 400 - 450kg). Với sức công phá này, những tàu sân bay khổng lồ lớp Nimizt có lượng giãn nước 90.000 tấn của Mỹ hoàn toàn có thể bị đánh đắm bởi chỉ 1 quả tên lửa. “The Diplomat” cho biết thêm, để đối phó với những tình huống khẩn cấp, thời gian gần đây hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt hoạt động quân sự ở khu vực này, ví dụ như cuộc diễn tập rà quét lôi quốc tế trên vịnh Persian ở khu vực duyên hải Bahrain với sự tham gia của 41 quốc gia. Tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong - 3 của Đài Loan (TQ) Để đáp trả lại, Iran cũng đã tiến hành một loạt các hành động trả đũa như liên tiếp phóng thử tên lửa chống hạm, đưa vào biên chế hệ thống rà quét lôi tiên tiên nhất trên chiến hạm… Sau các động thái đó, Iran đã nhiều lần trấn an các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng, rằng sức mạnh quân sự của họ không nhằm đe dọa các nước khác mà chỉ để tự vệ trước sự uy hiếp của Mỹ. (Soha) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa chống tàu sân bay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa chống tàu sân bay. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013
>> Tên lửa Khalije Fars - sát thủ tàu sân bay mới của IRAN làm Mỹ choáng ?
Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012
>> Tên lửa chống tàu sân bay DF-21 có thực sự đáng sợ ?
Theo khẳng định của các nhà phân tích quân sự, trong thời gian rất gần, Trung Quốc có thể bắt đầu triển khai tên lửa đường đạn chống hạm DF-21, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển. Thực hư chuyện đó thế nào? >> 'Nhị pháo' Trung Quốc >> Đông Phong thổi bạt “ngôi” bá chủ? Người ta cho rằng, việc sử dụng các tên lửa đường đạn này sẽ cho phép các tàu sân bay mặc dù các cụm tàu sân bay tiến công sở hữu các phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa khác nhau. Điều đó sẽ giúp Trung Quốc tăng cường đáng kể ảnh hưởng của hạm đội của họ đối với chiến trường biển giáp với bờ biển Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng (ít ra là ở chiển trường này) đối với Hải quân Mỹ mà sức mạnh vốn dựa vào trước hết “các sân bay nổi”. Các vấn đề còn tồn tại Lịch sử sử dụng tên lửa chống tàu đối phương bắt đầu không phải trong thế kỷ trước mà sớm hơn nhiều. Và ở đây, người Nga thể hiện là những người sáng tạo đi đầu. Năm 1834-1838, nhà quân sự và sáng chế Nga K. A. Shilder đã nghiên cứu khả năng sử dụng tên lửa chiến đấu trong hạm đội và đề nghị phóng tên lửa từ tàu ngầm. Việc đóng một tàu ngầm kim loại do Shilder thiết kế dạng đinh tán đã được bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 5.1834 ở Peterburg, tại Nhà máy đúc Aleksandrovsky. Tàu này chính là để tấn công bằng các tên lửa sử dụng thuốc súng vào tàu địch đang bỏ neo, cũng như các đoàn tàu địch đang đi qua các eo biển. Những nghiên cứu và thử nghiệm đầu tiên với tên lửa đường đạn có điều khiển có thể sử dụng vào nhiệm vụ chống hạm đã được tiến hành ở Liên Xô trong thập niên 1960-1970, cũng với nguyên nhân mà vì thế Trung Quốc đang làm. Nhưng lúc đó, tên lửa R-27K của Liên Xô mới chỉ được khai thác thử nghiệm và không được nhận vào trang bị. Tuy nhiên, thời thế thay đổi, nhưng các vấn đề vẫn còn đó. Đồng thời, theo các chuyên gia nước ngoài, công nghệ hiện đại cho phép chế tạo đầu đạn của tên lửa đường đạn với hệ tự dẫn radar hay hồng ngoại để bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu lớn di động dạng như tàu sân bay hay tàu chiến có lượng giãn nước lớn khác. Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới? Dựa trên thông tin của tình báo Mỹ và phỏng đoán của các nhà phân tích Lầu Năm góc, báo chí đưa tin, Trung Quốc có thể đang phát triển một vũ khí chống hạm hoàn toàn mới. Theo Viện Hải quân Mỹ (The United States Naval Institute, một tổ chức phi chính phủ), thông tin về vũ khí này đã được đăng tải trên một ấn phẩm chuyên ngành của Trung Quốc mà các chuyên gia Mỹ coi là nguồn tin khá tin cậy. Sau đó, bản dịch và mô tả chi tiết hơn về hệ thống tên lửa này xuất hiện trên cổng thông tin điện tử hải quân Information Dissemination. Tính năng cơ bản của các loại tên lửa đường đạn chống hạm của Liên Xô và Trung Quốc : Đó là các tên lửa đường đạn dùng để tiêu diệt tàu nổi, trước hết là tàu sân bay. Vũ khí mới có cái tên ước lệ là Ship Ballistic Missile (ASBM). Người ta phỏng đoán, Trung Quốc đang phát triển ASBM dựa trên tên lửa tầm trung DF-21 (Dong Feng 21, CSS-5) tầm bắn gần 1.500 km. Hệ thống tên lửa đường đạn với tên lửa chiến lược DF-21 bắt đầu được nhận vào trang bị của quân đội Trung Quốc từ năm 1991. Hiện nay, tên lửa cơ động, hai tầng, cỡ nhỏ DF-21A đang thay thế DF-3 tại các căn cứ tên lửa Tianshui, Tonghua, Lianxiwang, nơi triển khai gần 50 tên lửa này. Từ đó, chúng có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm ở miền bắc Ấn Độ, nằm trên lãnh thổ các nước Trung Á, cũng như Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Trên cơ sở DF-21, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo tên lửa tầm trung mới DF-21X có tầm bắn 3.000 km, mà hệ thống điều khiển của nó được cho là có sử dụng công nghệ GPS để nâng cao độ chính xác. Trung Quốc sẽ mất gần 10 năm để phát triển tên lửa này, đương lượng nổ của đầu đạn trên tên lửa sẽ là 90 kT. ASBM được trang bị hệ dẫn phức tạp với đầu tự dẫn radar và lọc mục tiêu giai đoạn cuối giống như hệ thống điều khiển trên tên lửa đường đạn Pershing II của Mỹ. Tuy nhiên, các tên lửa này đã bị loại khỏi trang bị quân đội Mỹ và tiêu hủy theo Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn vào cuối thập kỷ 1980. Trong khi, hệ thống tự dẫn của Pershing II dùng để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố trên mặt đất với độ chính xác đến 30 m và việc dẫn tên lửa được tiến hành bằng cách so sánh với các bức ảnh radar địa hình chuẩn. Độ chính xác đó buộc đối phương phải suy tính về khả năng bảo vệ của các sở chỉ huy của mình. Trong hệ tự dẫn radar phỏng đoán của ASBM của Trung Quốc, các mục tiêu chính được chọn để tiêu diệt là các mục tiêu di động trên biển như tàu chiến cỡ lớn và tàu sân bay. Nhiệm vụ này không kém phần khó khăn so với nhiệm vụ đặt ra cho tên lửa Pershing II. Bởi vậy, chắc chắn hệ tự dẫn của các tên lửa dựa trên DF-21 sẽ giống hơn với đầu tự dẫn (máy ngắm radar) của các tên lửa hành trình chống hạm, hơn nữa, một số loại tên lửa hành trình chống hạm lại có tốc độ siêu âm cao có thể sánh với tốc độ bay của đầu đạn tên lửa đường đạn tầm trung. Các tên lửa đường đạn phóng từ máy bay AGM-69 SRAM (Mỹ) và Kh-15 (Nga) là các ví dụ điển hình của tên lửa tầm trung không đối diện với hệ dẫn quán tính. Biến thể chống hạm Kh-15S được trang bị đầu tự dẫn radar giai đoạn cuối. Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của loại vũ khí như ASBM có thể tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ Hoa lục từ hướng biển. Bằng cách loại trừ nguy cơ xuất hiện các binh đoàn tàu nổi của đối phương ở ngay biên giới Trung Quốc, ASBM có khả làm thay đổi triệt để tính chất tác chiến ở các vùng biển gần, cũng như triển vọng phát triển và các chương trình đóng tàu sân bay hiện có. Không có phương án thay thế? Nhận định trên đang gây tranh cãi bởi vì các nghiên cứu khoa học nhằm tìm kiếm các phương tiện tác chiến tin cậy chống các cụm tàu sân bay tiến công của Mỹ được tiến hành ở Liên Xô đã không dẫn đến những kết quả căn bản. Và xem ra đến nay vẫn chưa tìm ra phương án thay thế cho khái niệm chỉ rõ đối thủ chủ yếu tàu sân bay chính là tàu sân bay. Hải quân Liên Xô trước đây đã rất chú ý giải quyết vấn đề này và nhiệm vụ chống tàu sân bay đã là nhiệm vụ quan trọng thứ hai sau nhiệm vụ chiến lược là tấn công hạt nhân vào các mục tiêu trên bờ và tiêu diệt các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của đối phương tiềm tàng. Theo nhiều chuyên gia, đối với các lực lượng Hải quân Liên Xô hoạt động trên đại dương thế giới và trên bầu trời đại dương, nhiệm vụ tác chiến chống tàu sân bay Mỹ là nhiệm vụ số 1. Nhằm mục đích đó, ngoài các tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình, các tàu tuần dương tên lửa và máy bay hải quân mang tên lửa, Liên Xô huy động cả Không quân tầm xa (không quân chiến lược). ASBM là vũ khí chủ lực trong chiến lược tác chiến phi đối xứng chống Hải quân Mỹ Theo thông tin báo chí, ASBM có thể bay xa gần 1.800-2.000 km. Tên lửa vượt qua quãng đường này trong 12 phút. Vào giữa năm 2011, báo China Daily (Trung Quốc) đã đăng một tin ngắn dựa trên bình luận của tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức. Tin này viết rằng, tầm bắn của tên lửa đường đạn chống hạm dựa trên “các công nghệ cách mạng” DF-21D là 2.700 km. Điều đó sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát các khu vực có khả năng xảy ra đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington do những bất đồng về số phận tương lai của Đài Loan. Theo phỏng đoán của các nhà phân tích, nhờ khả năng năng lượng và kích thước của một tên lửa hai tầng, 15 tấn, tên lửa sẽ có thể mang đầu đạn thông thường nặng gần 500 kg uy lực đủ mạnh để gây tổn hại nghiêm trọng cho các tàu nổi cỡ lớn, kể cả tàu sân bay. Các chuyên gia đơn lẻ phỏng đoán rằng, ASBM có khả năng đánh chìm thậm chí tàu sân bay lớn nhất của Mỹ từ quả đạn đầu. Biến thể tiêu chuẩn của DF-21 được trang bị một đầu đạn hạt nhân 300 kT. Cũng có phỏng đoán cho rằng, tên lửa đường đạn chống hạm của Trung Quốc sẽ được dẫn tới mục tiêu bằng các vệ tinh, các hệ thống radar hay nhận thông tin về mục tiêu từ các máy bay không người lái. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện chưa có hệ thống vệ tinh định vị có khả năng hoạt động đầy đủ của riêng mình. Hệ thống vệ tinh định vị BeiDou-2 đến ngày 2.12.2011 chỉ có 6 trong 30 vệ tinh định vị mà nó cần, còn BeiDou-1 chỉ gồm 3 vệ tinh định vị. Dĩ nhiên là Trung Quốc đừng mong sử dụng hệ thống GPS của Mỹ một khi xung đột với Mỹ (còn nước nào ngoài Mỹ có hạm đội tàu sân bay mà để tiêu diệt nó phải cần đến loại vũ khí mạnh như vậy). Trong khi đó, Trung Quốc có thể tận dụng hệ thống định vị VLONASS của Nga mà gần đây đang được tăng cường đáng kể và đang được xúc tiến ra thị trường thế giới, hay hệ thống Beidou của họ. Hiện nay, được biết, Trung Quốc đang phát triển một trạm radar ngoài đường chân trời, có thể phát hiện tàu lớn dạng tàu sân bay ở cự ly đến 3.000 km và sử dụng các thông tin này để dẫn tên lửa. Các radar tương tự đã được Mỹ và Liên Xô sử dụng để phát hiện các máy bay ném bom hạng nặng và các vụ phóng tên lửa đường đạn xuyên lục đại. Hiện nay, các kiểu radar ngoài đường chân trời có trong trang bị của Nga, Mỹ, Trung Quốc và Australia. Các radar ngoài đường chân trời đời sau này được thiết kế làm nhiệm vụ kiểm soát tình hình trên mặt biển. Ở đây có thể nhắc đến radar mặt sóng ngoài đường chân trời triển khai trên bờ biển Podsolnukh-E dải sóng ngắn, dùng để sử dụng trong các hệ thống bờ biển kiểm soát tình hình mặt nước và trên không trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của quốc gia ven biển. Radar này do công ty NPK NIIDAR của Nga chế tạo. Các đài radar mới do Trung Quốc sản xuất có lẽ có thể được sử dụng để tác chiến chống tàu sân bay Mỹ cùng với các tên lửa chống hạm DF-21. Có lẽ tên lửa đường đạn chống hạm ASBM có độ bộc lộ thấp (công nghệ tàng hình) đối với radar và có khả năng cơ động cao, khiến đối phương khó có thể dự đoán quỹ đạo bay của nó. Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, Trung Quốc có thể đã tiến hành thử nghiệm ASBM vào năm 2005-2006. Điều vẫn còn chưa hoàn toàn rõ là biến thể chống hạm của DF-21, nếu quả thực nó tồn tại, chứ không phải là một “tin vịt” nữa, tiến bộ đến mức nào về khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển. Cũng chưa rõ là các nhà khoa học và công trình sư Trung Quốc đã chế tạo được đầu tự dẫn cỡ nhỏ có những tính năng độc đáo cho đầu đạn của ASBM và hệ thống điều khiển đầu đạn cơ động theo lệnh của đầu tự dẫn này hay chưa. Ngay vào đầu thập kỷ 1980, để tiêu diệt các binh đoàn tàu sân bay và tàu đổ bộ lớn của kẻ thù tiềm tàng trên các tuyến tiếp cận bờ biển phần châu Âu của Liên Xô và các nước khối Hiệp ước Varsava, trên cơ sở tên lửa đường đạn tầm trung 15Zh45 của hệ thống tên lửa cơ động Pioner và các hệ thống chỉ thị mục tiêu của Hải quân Liên Xô hệ thống trinh sát vũ trụ và chỉ thị mục tiêu trên biển (MKRTs ) Legenda và hệ thống radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu trên biển MRSTs-1 Uspekh, Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT) đã nghiên cứu phát triển hệ thống trinh sát-tiến công bờ biển (RUS). Dự án này đã bị đình chỉ vào giữa những năm 1980 do chi phí nghiên cứu chế tạo lớn và do việc đàm phán thủ tiêu tên lửa tầm trung. Về mặt chủng loại, ASBM của Trung Quốc tương tự dự án phát triển tên lửa này của Liên Xô. Điều gì sẽ xảy ra với các tên lửa đường đạn chống hạm thì thời gian sẽ cho ta thấy… * Nguyên gốc: Thực hư tên lửa đường đạn chống tàu sân bay (Nguồn: Aleksandr Karpenko // VPK, N.9(426), 7.3.12.) |
Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011
>> Khu vực triển khai DF-21C bị lộ
Báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về quân sự Trung Quốc được là bản tổng hợp tin tức từ truyền thông Ấn Độ. Trong đó có thông tin nói rằng Trung Quốc đã triển khai tên lửa hạt nhân tới khu vực giáp ranh với biên giới Ấn Độ. Những thông tin mới này đã được chứng thực bằng những hình ảnh vệ tinh do thám cho thấy rõ cả loại tên lửa hạt nhân mà quân đội Trung Quốc đã triển khai. Theo những tấm ảnh chụp từ vệ tinh, các chuyên gia có thể khẳng định chắc chắn những tổ hợp phóng tên lửa hạt nhân DF-21C đã được di chuyển đến khu vực lãnh thổ phía Tây của Trung Quốc. Các nhà phân tích hình ảnh chỉ ra, các tổ hợp phóng di động tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C được triển khai đến khu vực trung tâm của lãnh thổ Trung Quốc, cách Delingha vài trăm kilomet về phía Tây. Trên một trong những bức ảnh được vệ tinh GeoEye-1 chụp ngày 14/6/2010, có thể nhìn thấy rõ 2 tổ hợp phóng tên lửa nằm ở vị trí cách Delingha chỉ 230 km về phía Tây. Các tổ hợp này nằm bên sườn dốc ở khu vực sa mạc, dọc theo quốc lộ G215 của Trung Quốc. Các tổ hợp phóng, doanh trại, trạm bảo dưỡng kỹ thuật và dịch vụ được ngụy trang khéo léo, rất khó phân biệt với màu nâu bạc của sa mạc. Những hình ảnh vệ tinh cho thấy rõ phẫn mũi tên lửa có hình nón đặc trưng, phần còn lại có thể được phủ bạt. Vị trí triển khai DF-21C Đây là lần đầu tiên DF-21C bị phát hiện tại khu vực triển khai. Năm 2007 trên hình ảnh vệ tinh thương mại có thể quan sát được các dấu hiệu trực quan đầu tiên về quá trình chuyển đổi từ DF-4 sang DF-21 ở khu vực Delingha. Lần thứ hai là năm 2008, vệ tinh có thể quan sát được một hệ thống rộng lớn các bãi phóng tên lửa, kéo dài về phía tây Delingha, dọc theo quốc lộ G215. Có tất cả năm khu vực phóng trong vòng bán kính năm dặm với 2 khu vực bố trí tên lửa, ngoài ra còn có hàng chục bãi phóng khác dọc theo quốc lộ G215. |
Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
Với sự ra đời của Đông Phong 21D (DF-21D) của Trung Quốc, sự thống trị bấy lâu nay của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương đang bị đe dọa nghiêm trọng.
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6) Kỳ 4: Đông Phong thổi bạt “ngôi” bá chủ? Sau sự kiện Mỹ điều 2 cụm tàu sân bay (TSB) Nimitz và Independence tiến vào eo biển Đài Loan năm 1996, Trung Quốc càng quyết tâm phát triển những loại vũ khí có thể làm nhụt chí các đô đốc Mỹ, tiến tới hiện thực hóa tham vọng giành vị thế bá chủ ở tây Thái Bình Dương. Một trong những vũ khí đó là tên lửa đường đạn DF-21D có thể nhấn chìm TSB Mỹ từ cự ly 1.700 km. Thực hư đầy mâu thuẫn Thông tin về tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) DF-21D rất nghèo nàn. Người ta chỉ biết rằng, nó được chế tạo dựa trên tên lửa đường đạn mặt đất DF-21 (Phương Tây gọi là CSS-5). DF-21D là tên lửa hai tầng, nhiên liệu rắn, trọng lượng phóng dự đoán là gần 15 tấn, tầm bắn gần 1.700 km (có nguồn cho rằng tầm bắn 1.200 - 2.000 km, thậm chí 2.500 - 3.000 km). Tên lửa mang đầu đạn xuyên thông thường, nặng 500kg và có khả năng sử dụng thông tin chỉ thị mục tiêu từ các nguồn bên ngoài mà chủ yếu là các trạm radar ngoài đường chân trời trên bờ biển, cho phép phát hiện và phân loại các tàu mặt nước cỡ lớn ở cách đường bờ biển đến 3.000 km. DF-21D được cho là có sai số vòng tròn xác suất khoảng 10 m, tức là bảo đảm bắn trúng chắc chắn một mục tiêu như TSB hạt nhân của Mỹ. Tên lửa đường đạn tầm trung DF-21C. Giới chuyên gia cho rằng, DF-21D được trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động và mang đầu đạn lắp đầu tự dẫn radar hoặc hồng ngoại. Hiện chưa hoàn toàn rõ liệu Trung Quốc có khả năng phát triển một vũ khí như vậy hay không. Nếu không được lắp đầu đạn hạt nhân, thì chỉ có đầu tự dẫn radar và/hoặc hồng ngoại mới cho phép DF-21D mang đầu đạn thông thường tấn công hiệu quả các mục tiêu mặt nước cơ động. Điều khiến Hải quân Mỹ đặc biệt lo ngại là để sử dụng ASBM, Trung Quốc đã cải tiến một số loại máy bay không người lái và phóng vệ tinh do thám trang bị các hệ thống quang-điện tử và radar khẩu độ tia tổng hợp lên quỹ đạo để cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cho tên lửa. Trung Quốc cũng xúc tiến xây dựng các trạm radar ngoài đường chân trời làm phương tiện ưu tiên để cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cho ASBM. Tên lửa đường đạn tầm trung DF-21C. Thông tin về ASBM này cũng chưa rõ ràng và nhiều mâu thuẫn. Theo một số nguồn tin, tên lửa này đã được chế tạo và đang chuẩn bị cho bay thử, hoặc vẫn đang ở giai đoạn phát triển cuối cùng. Hải quân Mỹ thì cho rằng, DF-21D đã bước vào giai đoạn triển khai, mặc dù chưa biết vũ khí này đã được thử nghiệm đầy đủ hay chưa. Còn Lầu Năm Góc khẳng định, Trung Quốc thử nghiệm ASBM lần đầu tiên vào năm 2005. Có nguồn thì tiết lộ, DF-21D đã gần đến giai đoạn sản xuất loạt nhỏ ban đầu. Tuy nhiên, chưa chắc tên lửa này được đưa vào trang bị chính thức, nếu mẫu chế thử chưa được thử nghiệm. Năm 2010, Viện Project 2049 đưa tin, Trung Quốc sẽ xây dựng một căn cứ trang bị DF-21C và có thể cả DF-21D tại Thiều Quan (Quảng Đông) nhằm đối phó với khả năng Mỹ can thiệp khi xảy ra xung đột quân sự với Đài Loan, và khống chế Biển Đông. “Sát thủ” tàu sân bay Đó là biệt danh của DF-21D trong chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc. Nhìn chung, giới quan chức và phân tích quân sự Mỹ đều rất lo ngại trước sự xuất hiện của ASBM Trung Quốc. Từ nhiều năm nay, họ cảnh báo DF-21D có thể là mối đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng đối với các TSB vốn được coi là “át chủ bài” của sức mạnh quân sự Mỹ. ASBM có thể phá vỡ cán cân sức mạnh và thách thức địa vị bá chủ của Hải quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương và trên đại dương thế giới nói chung. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Robert Willard tuyên bố, việc Trung Quốc đưa vào sử dụng DF-21D có thể làm đảo lộn tận gốc bố trí binh lực trên Thái Bình Dương. Thậm chí, Thiếu tá James Kraska – chuyên gia an ninh hàng hải tại Học viện Hải quân Mỹ, còn đưa ra kịch bản Mỹ thua trong cuộc chiến trên biển vào năm 2015 khi TSB George Washington bị một tên lửa DF-21D bất ngờ tấn công, đánh đắm. TSB hạt nhân George Washington “nạn nhân” giả định của ASBM Trung Quốc vào năm 2015. Nhưng nhiều chuyên gia quân sự Mỹ vẫn hoài nghi khả năng chế tạo ASBM và các công nghệ liên quan của Trung Quốc. Theo họ, khả năng tiêu diệt TSB của DF-21D còn rất xa vời. Tuy vậy, Mỹ vẫn ráo riết tìm kiếm giải pháp để ngăn chặn mối đe dọa tiềm tàng từ ASBM. Họ đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu với thành phần quan trọng nhất là hệ thống chống tên lửa trên tàu chiến (các tàu chiến Aegis trang bị tên lửa chống tên lửa SM-3). Thực tế, bằng “vốn” hiện có, Hải quân Mỹ đã có thể đánh chặn ASBM mà Trung Quốc đang phát triển. Sắp tới, Mỹ sẽ có các loại tên lửa chống tên lửa mới như SM-3 Block 2B để đánh chặn tên lửa đường đạn có tầm bắn 12.000 km. SM-3 Block 2B sẽ ra đời vào năm 2020. Mỹ cũng xúc tiến các chương trình vũ khí tấn công nhanh toàn cầu siêu vượt âm, tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa, máy bay không người lái trên TSB và máy bay ném bom mới để đối phó với Trung Quốc. DF-21D không phải ASBM đầu tiên trên thế giới. Từ những năm 1960-1970, Liên Xô đã phát triển thành công tên lửa đường đạn chống tàu mặt nước cỡ lớn cơ động, kể cả TSB. Đó là tên lửa 4K18 R-27K sử dụng đầu tự dẫn radar thụ động, mang một đầu đạn hạt nhân mạnh, trang bị cho tàu ngầm và có tầm bắn 900 km. Năm 1974, Hải quân Liên Xô đưa R-27K vào sử dụng thử trên 1 tàu ngầm. Sau đó, vì nhiều lý do, Liên Xô đình chỉ chương trình R-27K và dừng phát triển loại ASBM tiên tiến hơn là R-33. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)