[VITINFO news] Giới thiệu một mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ, rút ra từ chiến dịch quân sự chống Libya gần đây và từ các cuộc chiến tranh chống lại Nam Tư, Iraq trước đây.
Mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ Lực lượng vũ trang của các nước nhỏ cần phải rút ra bài học từ chiến dịch quân sự chống Libya gần đây và từ các cuộc chiến tranh chống lại Nam Tư, Iraq trước đây. Bài học đó là: lực lượng vũ trang của các nước nhỏ cần phải hiện đại hóa để có đủ khả năng đáp ứng với các mối đe dọa trong điều kiện "thế giới đa cực" hiện nay. Trọng tâm của việc hiện đại hóa này là phải nâng cao sức mạnh chiến đấu của hai lực lượng - Phòng không và Không quân. Hai lực lượng đặc biệt quan trọng trên đây cần phải được trang bị các loại vũ khí hiện đại dựa trên công nghệ cao. Lực lượng Phòng không và lực lượng Không quân phải là một Lực lượng thống nhất (là một Quân chủng giống như tổ chức quân đội của Nga). Lực lượng Phòng không cần phải có các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PS và S-300 PMU-1 (4 đến 6 tiểu đoàn); và để bảo vệ các hệ thống này cần có thêm hệ thống tên lửa phòng không tầm gần “Tor-M1V” và hệ thống pháo-tên lửa phòng không “Pantsir-S1”. Để bảo vệ các khu vực quân sự và công nghiệp quan trọng Lực lượng Không quân cần phải có các loại máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ 4 ++ (theo tỷ lệ: 20 máy bay MIG-35, 30 máy bay MIG-29SMT và 50 máy bay SU-27SM). Ngoài ra, để nâng cao khả năng tác chiến thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt cần có khoảng (20-30) máy bay trực thăng hiện đại Ka-52 hoặc MI-28N. Hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU-1 Để tối ưu hóa hoạt động tác chiến của hai lực lượng Phòng không và Không quân cần phải có ít nhất 2 máy bay AWACS A-50U và Binh chủng rađar phải được trang bị (3-4) đài radar AWACS “Protivnhik-G”. Máy bay AWACS A-50U và đài radar AWACS “Protivnhik-G” thực hiện nhiệm vụ cảnh báo các cuộc tấn công tên lửa của đối phương, phát hiện mục tiêu ở cự ly 340 km và ở độ cao 120 km. Trong trường hợp quốc gia có ngân sách quân sự không đủ lớn thì có thể trang bị cho Lực lượng Không quân như sau: 50 máy bay MIG-29K thế hệ 4++ và 70 máy bay MIG-23-98-2 đã được cải tiến nâng cấp lên mức thế hệ 4+. Bằng cách này cho phép giảm đáng kể ngân sách trang bị cho Lực lượng Không quân. Máy bay MIG-23-98-2 - phiên bản được cải tiến hoàn thiện nhất của loại máy bay đa chức năng MIG-23ML - về tính năng kỹ thuật tương đương với máy bay thế hệ 4+. Máy bay MIG-23-98-2 được trang bị các loại tên lửa hiện đại R-27ER, RVV-AE, và vũ khí chính xác cao để tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền và trên biển ngay cả trong trường hợp có nhiễu điện tử. Không cần thiết phải trang bị hàng trăm xe tăng hiện đại đắt tiền cho Lực lượng lục quân. Phương án tốt hơn là cải tiến nâng cấp vũ khí hiện có, và trang bị thêm khoảng (20-30) Hệ thống tên lửa chống tăng “Hermes” (với số lượng 720 tên lửa chống tăng có các cự ly sát thương 15, 40 và 100 km). Đối với lực lượng bộ binh cơ giới cần trang bị 200 xe bọc thép BMP-3, 100 xe bọc thép hạng nặng BTR-4, 1000 tên lửa chống tăng “Kornet-E”, và (10-15) máy bay không người lái loại rẻ Tu-300 “Korsun” và “Inspektor-301”. Lực lượng Hải quân của nước nhỏ có thể trang bị 4 tàu ngầm diesel thiết kế 677 “Lada”, 10 tàu tên lửa cao tốc “Molnhia” có hệ thống pháo-tên lửa phòng không “Kortik” (thay cho hệ thống pháo phòng không AK-630M cũ trước đây), và 2 tầu tấn công “Shichzyachzhuan” thiết kế 051S của Trung quốc (mã phân loại của NATO Destroyer 051 "Luda class"). Với thành phần tinh gọn này lực lượng Hải quân có khả năng làm nguội lạnh tham vọng của cả một đối phương mạnh. Để bảo vệ bờ biển cần trang bị thêm cho Lực lượng Hải quân Hệ thống tên lửa Bastion “Bờ đối Biển” và Pháo bờ biển “Bereg” (số lượng tùy thuộc vào độ dài bờ biển). Hiện nay, Algeria là nước có quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang gần giống nhất với quan điểm trình bày trên đây. Cùng với nhận thức quy luật của các cuộc xung đột quân sự mới diễn ra gần đây, Lãnh đạo các nước nhỏ cần phải suy nghĩ về việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, để một ngày nào đó không bị hàng trăm quả tên lửa “Tomogav” bắn vào các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng dân sự của đất nước. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Tư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Tư. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011
>> Mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ
Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011
>> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 2)
[BDV news] Khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc là tiền đề không thể thiếu để các nhiệm vụ chế áp phòng không ngày càng chính xác và hiệu quả hơn. Trong tương lai, người ta không phải mạo hiểm mạng sống phi công cho những nhiệm vụ nguy hiểm này.
Tính chính xác là ưu tiên hàng đầu Một trong những điểm yếu của thiết kế tên lửa AGM-88 ở chỗ: một khi ra đa đối phương tắt tín hiệu và tên lửa không phát hiện được ra đa và trở nên không thể kiểm soát, biến thành thành nguy cơ lớn cho bất kỳ mục tiêu nào dưới mặt đất không phân biệt địch, ta hay dân thường. Trong chiến dịch không kích của quân đồng minh vào Nam Tư năm 1999, một tên lửa AGM-88 HARM đã mất mục tiêu và đánh trúng vào một ngôi nhà tại Sofia, Bulgaria cách đó 80 km. Sau sự kiện đó, nhà sản xuất loại tên lửa này đã phát triển một mô đun mới có tên HDAM (HARM Destruction of Enemy Air Defence Attack Module - Mô đun phá hoại tấn công phòng không của đối phương dành cho tên lửa chống bức xạ tốc độ cao). Thông số kỹ thuật tên lửa AGM-88 HARM và cấu tạo chi tiết của hệ thống dẫn đường HDAM. “Trái tim” của mô đun này chính là hệ thống định vị GPS tích hợp tiên tiến, giúp tên lửa không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn phát sóng của ra đa để định vị mục tiêu. Nó giúp AGM-88 đối phó được với chiến thuật bật/tắt ra đa thường thấy và không gây nguy hại cho những vùng xung quanh. Kể từ khi phát triển, AGM-88 HARM được nâng cấp qua rất nhiều phiên bản như AGM-88 bản A,B nâng cấp đầu dò nhạy hơn, AGM-88C được thêm chức năng chống nhiễu và mới nhất là phiên bản AGM-88E AARGM, được trang bị cả đầu dò bị động và chủ động, hoạt động trên dải sóng milimét. Loại tên lửa diệt radar mới nhất này dự kiến được trang bị trong không quân Mỹ từ tháng 11/2010. Tên lửa ALARM Ngoài AGM-88 HARM, trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” tại Iraq, NATO còn sử dụng một loại tên lửa diệt ra đa khác là ALARM. Trên chiến trường, ALARM thường được trang bị cho các máy bay Panavia Tornado. Tuy nhiên, Tornado chỉ mang ALARM khi thực hiện nhiệm vụ hỗn hợp, chứ không chuyên biệt như máy bay EA-18G Growler của Mỹ. Máy bay chiến đấu Panavia Tornado trang bị tên lửa diệt radar ALARM. Hỗ trợ cùng các loại vũ khí trên là những thiết bị trinh sát hiện đại như bộ thu sóng AN/ALQ-218 trang bị trên máy bay EA-18G Growler có khả năng nhận biết, thu thập và phân tích các loại sóng radar ở các bước sóng khác nhau, từ đó đưa ra phương án gây nhiễu thích hợp. Với khả năng phân tích và gây nhiễu rất nhiều băng tần, sự kết hợp của bộ thu sóng AN/ALQ-218, bộ gây nhiễu sóng ra đa AN/ALQ-99, thiết bị phá sóng liên lạc Raytheon ALQ-227(V)1, cùng hệ thống thông tin liên lạc INCANS cho phép phi công có thể thoải mái liên lạc trong tình trạng môi trường xung quanh bị nhiễu nặng, khiến phi cơ này trở thành bá chủ trong nhiệm vụ chế áp điện tử, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong chiến tranh công nghệ cao ngày nay. Trang bị tiêu chuẩn của máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler với các thiết bị thu phát, gây nhiễu sóng radar, thiết bị liên lạc hiện đại cùng tên lửa không đối không AIM-120C và tên lửa diệt radar AGM-88. Thiết bị bay tác chiến không người lái Hiện tại, nhiệm vụ S/DEAD thuộc về máy bay có người lái. Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt nguy hiểm, các loại máy bay chế áp phòng không là mục tiêu số một của các phòng không và không quân đối phương. Vì vậy, ý tưởng sử dụng phương tiện bay tác chiến không người lái UAV/UCAV ngày càng được để mắt tới. Chiến thuật này đã được thử nghiệm trong các cuộc chiến quy mô nhỏ, đối phó với những hệ thống phòng không yếu cả về chất lượng và số lượng như chiến dịch “Hòa bình cho Galile” của Israel chống lại Lebanon năm 1982 và lực lượng hỗn hợp Mỹ sử dụng trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”. Loại UAV sử dụng trong chiến dịch “Hòa bình cho Galile” có tên Harpy, do Israel sản xuất; có cấu tạo cánh tam giác (delta), có khả năng bay liên tục hai giờ và tầm hoạt động 500 km. Được trang bị đầu dò sóng ra đa bị động, có thể lần theo đài phát ra đa đối phương và lao thẳng vào phá hủy chúng với lượng thuốc nổ 32 kg mang theo trong thân. Hiện, Harpy trở lên khá lỗi thời và đã được Israel xuất khẩu rộng rãi sang Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Máy bay không người lái (UAV) Harpy trang bị trong quân đội Hàn Quốc do Israel sản xuất, có tầm hoạt động 500 km và thời gian bay hai giờ liên tục. Tương tự, quân đội Mỹ cũng sử dụng UCAV (UAV mang vũ khí) MQ-9 Reaper để chống lại các mục tiêu tại Afghanistan, trong đó có sử dụng hạn chế trong các nhiệm vụ S/DEAD. UCAV MQ-9 Reaper và kho vũ khí của nó (bốn tên lửa Hellfire và hai bom thông minh). Trong tương lai, UAV sẽ được chuyên biệt hóa để thực hiện cả các nhiệm vụ ELINT và S/DEAD. Để phục vụ mục tiêu này, cả châu Âu và Mỹ đã đầu tư hàng tỷ USD vào những chương trình phát triển UAV/UCAV hiện đại. Trong đó, có gói thầu 1,1 tỷ USD của không quân Đức nhằm mua 5 UCAV Eurohawk. Thiết bị này có thể tuần tiễu quanh mục tiêu trong suốt 35 giờ liên tục và trang bị các loại tên lửa đối đất như Hellfire, Brimstone để tiêu diệt chúng. UAV loại Eurohawk của Đức. Trong tương lai, nó sẽ đảm nhận cả nhiệm vụ trinh sát và tác chiến đường không. Trong cuộc tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới, những cuộc tập kích đường không luôn mang lại thành công lớn, vì thế những chiến thuật chế áp phòng không luôn được tập luyện, cải tiến ở các cường quốc giàu kinh nghiệm và tìm mọi cách học tập ở những cường quốc mới, ít kinh nghiệm hơn, nhưng không kém tham vọng giành ngôi bá chủ. |
Nhãn:
A-18G Growler,
Ấn Độ,
Chế áp phòng không,
Đức,
Eurohawk,
Hàn Quốc,
Hòa bình cho Galile,
Israel,
Nam Tư,
Panavia Tornado,
Radar AGM-88,
trung quốc,
UCAV MQ-9 Reaper
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011
>> Kỷ nguyên 'Dân chủ Tomahawk'
[Vietnamdefence] Libya đang là nạn nhân tiếp theo của chính sách bạo lực cường quyền dưới chiêu bài đạo đức giả hiệu. Tên lửa Tomahawk trở thành phương tiện “truyền bá, cưỡng ép dân chủ” hữu hiệu của thế giới tự do.
Libya - thêm một cuộc chiến tranh có mùi dầu lửa Thế kỷ XVII, thời trị vì của Vua Pháp Louis XIV (1661-1715), Hồng y áo xám khét tiếng Armand Jean du Plessis de Richelieu đã hạ lệnh khắc trên tất cả khẩu đại bác đúc tại Pháp dòng chữ Ultima ratio regum (Lý lẽ cuối cùng của các ông vua). Một thế kỷ sau, Vua Phổ Friedrich II cũng cho dập dòng chữ Ultima ratio regis (Lý lẽ cuối cùng của nhà vua) trên các khẩu đại bác của Phổ. Đó chính là triết lý của người phương Tây trong các cuộc chiến phong kiến tương tàn ở châu Âu khi mà các vị quân chủ tranh giành đất đai, của cải và quyền lực bằng lý lẽ, ngoại giao không được phải chuyển sang dùng binh đao, phải vận dụng “lý lẽ” cuối cùng là đại bác. Người Pháp cũng có câu ngạn ngữ: “Muốn giết chó thì bảo chó điên”, tức là muốn gia hại ai đó thì chỉ cần tạo ra cớ. Người Mỹ vận dụng rất giỏi và linh hoạt ngạn ngữ này. Lúc Mỹ chia cắt và xâm lược Việt Nam thì họ nói để “ngăn chặn hiểm họa cộng sản, bảo vệ thế giới tự do”. Để có cớ đưa không quân ra đánh phá miền Bắc Việt Nam, họ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Năm 1999, Mỹ và NATO không kích Nam Tư với cớ Nam Tư vi phạm nhân quyền ở Kosovo. Sau sự kiện 11.9.2001, Mỹ dùng chiêu bài “chống khủng bố” hết đánh Afghanistan, lại đi bắt cóc người trên khắp thế giới, tra tấn, hành hạ, ngược đãi họ trong những nhà tù chính thức và bí mật; cả thế giới bó tay để Mỹ tung hoành, tác oai tác quái. Để xâm chiếm Iraq và loại bỏ ông Saddam Hussein năm 2003, Mỹ, Anh và nhiều nước phương Tây đồng thanh quy kết Iraq phát triển vũ khí hủy diệt lớn. Và nay, họ lại đánh Libya tơi bời với cớ bảo vệ dân lành chống lại sự đàn áp của ông Gaddafi, thúc đẩy dân chủ ở nước này. Tóm lại, khi kẻ mạnh muốn đánh kẻ yếu thì không thiếu lý do, nếu có thật thì tốt, còn không thì có thể ngụy tạo ra vô số. Một điều lạ là tuy Libya bị chiến tranh thông tin của báo chí phương Tây tấn công mãnh liệt, họ lại có rất ít “bằng chứng” về sự tàn bạo, dã man của chế độ Gaddafi, trái ngược hẳn với những “bằng chứng” ấn tượng và phong phú, phần nhiều là ngụy tạo ở Nam Tư. Phương Tây chỉ cần những thông tin báo chí nghèo nàn, định kiến, ác ý và thiếu bằng cớ đó, cộng với những lời kêu cứu thê thảm của phe đối lập nổi dậy ở Benghazi là đủ cho ra lò 1 Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ, mở đường cho chiến dịch quân sự chống Libya khai diễn vào tối 19.3.2011. Ô, thế thì vì sao mà các nhà dân chủ lại thích dùng bom với tên lửa để “dân chủ hóa” nước khác thế nhỉ?! Mỹ và các nước phương Tây suốt ngày và ở đâu cũng “tụng kinh” dân chủ. Dân chủ đã trở thành bài học dạy đời đặc quyền của các ông thầy đạo đức này, đã trở thành thứ giáo lý, thứ tôn giáo thật sự. Nhưng sự đời oái oăm là những “nhà truyền giáo” hiện đại có lượng từ bi hải hà này mà tấm lòng chỉ đăm đăm lo cho tương lai nhân loại và quyền lợi con người không hiểu sao lại hay dụng võ, lại hay dùng chiêu “truyền giáo bằng thanh kiếm”, hay nói một cách hình tượng và cập nhật hơn là bằng “tên lửa Tomahawk” đến thế. Tên lửa Tomahawk đã trở thành “lý lẽ cuối cùng” của Mỹ và phương Tây trong vài chục năm trở lại đây và có lẽ còn như vậy trong nhiều năm nữa. Nếu thế kỷ XVIII-XIX, người ta nói nhiều đến kỷ nguyên của “Ngoại giao pháo thuyền” trong quan hệ quốc tế, thì từ cuối thể kỷ XX, chúng ta chứng kiến sự ra đời một biến tướng của nó, của kỷ nguyên “Dân chủ Tomahawk”. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)