Danh sách các đối tác trong khu vực Mỹ Latinh của những nhà cung cấp vũ khí Nga ngày càng mở rộng hơn. Ngay cả quốc gia như Brazil trước đây vốn thích vũ khí Mỹ cũng thể hiện sự quan tâm đến trang thiết bị quân sự của Nga.
Những tổ hợp tên lửa phòng không S-300V của Nga dự kiến sẽ được cung cấp cho Venezuela trong một vài năm tới, Cục trưởng Cục khu vực của Cơ quan Xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga Sergei Ladygin tuyên bố với hãng tin Interfax hôm 14/4 tại triển lãm vũ khí LAAD-2011 ở Brazil từ ngày 12-15/4 vừa qua. Theo ông, Venezuela là khách hàng mua vũ khí và trang thiết bị quân sự nhiều nhất của Nga tại Mỹ Latinh. “Một phần các thỏa thuận ký với Venezuela đã được thực hiện, còn các hợp đồng khác đang nằm trong giai đoạn thực hiện”, ông Sergei Ladygin tuyên bố với hãng tin Interfax. Ông Ladygin bổ sung thêm rằng, trong 5 năm trở lại đây “các hợp đồng cung cấp trang thiết bị quân sự trị giá 11 tỷ USD đã được ký kết”, vì thế, Venezulea là một trong những quốc gia nhập khẩu chính vũ khí Nga tại Mỹ Latinh. “Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Venezulea mua nhiều vũ khí đến như vậy. Vâng, là bởi vì Venezuela đã bắt đầu hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang và đây là một quá trình khách quan, không liên quan đến bất kỳ điều gì khác”, ông giải thích. Nói đến tương lai ký các hợp đồng mới, theo ông Ladygin, điều đó sẽ phụ thuộc vào lãnh đạo chính trị - quân sự của Venezuela. “Chỉ có lãnh đạo mới có quyền thông qua quyết định mua hay không. Ít nhất, chúng ta vẫn luôn có khả năng sửa chữa và nâng cấp vũ khí đã cung cấp trước đây cũng như tiến hành đào tạo các chuyên gia quân sự để vận hành và sửa chữa trang thiết bị đã mua theo mong muốn của Venezuela”, ông Ladygin chia sẻ. Ngoài Venezuela, các nước lớn khác thuộc Mỹ Latinh cũng bày tỏ sự quan tâm với trang thiết bị quân sự Nga. Phó Tổng giám đốc công ty Sukhoi Boris Bregman trước đây đã thông báo, công ty Sukhoi cùng với Rosoboronexport hy vọng có thể quay lại tham gia đấu thầu nếu vụ đấu thầu chiến đấu cơ được khôi phục tại Brazil. Brazil cũng bày tỏ quan tâm đến việc tổ chức sản xuất trên lãnh thổ của mình xe bọc thép Tiger của Nga. Ngoài Brazil, Uruguay, Venezuela và hàng loạt quốc gia Mỹ Latinh khác đều quan tâm đến xe bọc thép mới của Nga. Tại triển lãm LAAD-2011, công ty Trực thăng Nga đã ký các thỏa thuận thành lập trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật đối với trực thăng Mi-171A1 và Ka-32A11VS. Thỏa thuận đã được ký với Аtlas Taxi Aereo (công ty vận hàng trực thăng Mi-171A1) và Helipark Taxi Aereo (công ty vận hành Ka-32A11VS), phóng viên của Interfax – AVN cho hay. Những máy bay không người lái (UAV) như Irkut – 3 và Irkut – 10 trưng bày tại triển lãm LAAD-2011 cũng đã gây được sự sự chú ý và quan tâm lớn của các nhà quân sự cũng như các chuyên gia dân sự khu vực Mỹ Latinh. Tập đoàn Irkut lần đầu tiên giới thiệu tại Brazil UAV Irkut-3 và Irkut-10 của mình. Giám đốc marketing phụ trách khu vực các nước Bắc và Nam Mỹ của tập đoàn Irkut cho biết, trong quá trình diễn ra triển lãm, các cuộc gặp gỡ và hội đàm - với đại diện lãnh đạo quân sự cũng như tổ chức dân sự của Brazil, Chile, Ecuador, Peru và hàng loạt quốc gia Mỹ Latinh khác có quan tâm thực sự đến những hệ thống không người lái của Nga - đã được tổ chức. Cục trưởng Cục khu vực của Cơ quan Xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga Sergei Ladygin cho rằng, Nga coi các nước Mỹ Latinh như một đối tác tiềm năng và gia tăng hợp tác kỹ thuật quân sự với những quốc tại khu vực này. Trước đó, ông tiết lộ: “Trong năm 2010, Nga đã nhận được hơn 1 tỷ USD từ việc cung cấp trang thiết bị cho khu vực Mỹ Latinh”. Theo đánh giá của ông, vài năm trở lại đây, quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự với Venezuela phát triển ổn định; quan hệ Nga với Peru, Ecuador, Mexico, Colombia, Uruguay, Bolivia, Paragoay đạt được bước tiến mới về chất; các nước khác như Brazil và Argentina – những quốc gia có truyền thống mua vũ khí Mỹ và châu Âu – đã bắt đầu mua vũ khí của Nga. Theo ông, tất cả điều đó chứng minh rằng các nước Mỹ Latinh không chỉ đánh giá cao vũ khí và trang thiết bị chiến đấu của Nga mà còn thấy nước Nga là một đối tác đáng tin cậy đối với họ.
[BDV news]
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn S-300VM Antey-2500. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn S-300VM Antey-2500. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
>> Vũ khí Nga phủ đầy khu vực Mỹ Latinh
Nhãn:
Châu Âu,
Irkut-10,
Khu vực Mỹ Latinh,
S-300VM Antey-2500,
Tập đoàn Irkut,
tên lửa,
Tên lửa phòng không,
Trực thăng Nga,
Venezuela,
Vũ khí Mỹ,
Vũ khí Nga,
Аtlas Taxi Aereo
Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011
>> Vũ khí Nga tại Aero India 2011
Trong Aero India 2011, các hãng quốc phòng Nga sẽ giới thiệu khoảng 80 vũ khí.
Chiến đấu cơ đa năng Su-35. Đây là tiêm kích thế hệ 4,5 được áp dụng một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5. Tính năng hiện đại, khả năng không chiến tốt, tầm bay xa, tải trọng vũ khí lớn, chiến đấu cơ này đang thu hút sự quan tâm rất lớn từ nước ngoài. Máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130. Ngoài nhiệm vụ chính là huấn luyện phi công, Yak-130 có thể đảm đương các phi vụ tấn công hạng nhẹ một cách xuất sắc. Nhanh nhẹn, dễ điều khiển, độ tin cậy cao là những ưu điểm vượt trội của loại máy bay này so với các máy bay huấn luyện khác. Hai mẫu máy bay vận tải đa năng IL-76MD, một chiếc được gắn động cơ D-30KP, một chiếc trang bị động cơ PS-90, máy bay tiếp dầu trên không IL-78MK. Mặc dù đang bị bán tháo khắp nơi, song các nhà sản xuất của Nga vẫn mang đến hai mẫu tiêm kích MiG-29K và MiG-29KUB, hai loại máy bay này có khả năng hoạt động trên tàu sân bay. Được áp dụng khá nhiều công nghệ tiên tiến với hy vọng cứu vãn hình ảnh của MiG-29 trong con mắt các nhà quân sự thế giới. Thủy phi cơ lưỡng dụng Be-200. Đây là loại thủy phi cơ đa năng, tùy chọn trang bị theo yêu cầu của khách hàng. Trinh sát hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, vận tải hàng hóa, sơ tán người bị nạn. Trực thăng tấn công hạng nặng Mil Mi-28NE: đây là phiên bản trực thăng tấn công có hỏa lực mạnh, đặc tính bay ưu việt, khả năng sống sót trên chiến trường cao. Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26T2: với tải trọng lên đến 20 tấn, Mi-26T tỏ ra là một loại “ngựa thồ” xuất sắc. Trực thăng cảnh báo sớm đường không Ka-31, trực thăng đa dụng Ansat và Ka-32A11VS. Trong ảnh là chiếc Ka-31. Ngoài ra còn có trực thăng tấn công có khả năng chở quân Mil Mi-35M, đây là phiên bản xuất khẩu của trực thăng tấn công hạng năng nổi tiếng Mi-24. Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300VM Antey-2500 (NATO định danh là SA-23 Gladiator/Giant). Đây là bản nâng cấp của S-300V được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiệu quả nhất thế giới hiện nay. Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E (NATO định danh là SA-11) đây là bản nâng cấp của Buk-M2 với nhiều tính năng hiện đại. Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2E (Nato định danh là SA-15), đây cũng là bản hiện đại hóa của Tor-M2. Phiên bản nâng cấp của hệ thống pháo tích hợp tên lửa phòng không Tunguska-M1. Bên cạnh đó Cục Thiết kế Cơ khí của Nga sẽ giới thiệu một hệ thống phòng không tầm thấp mới trên cở sở ống phóng Strelets của tên lửa phòng không vác vai Igla-S.
Defencetalk)
|
Nhãn:
Aero India 2011,
Buk-M2E,
Defencetalk,
Mi-26T2,
Nga,
S-300VM Antey-2500,
Tunguska-M1
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)