Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Irkut-10

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Irkut-10. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Irkut-10. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

>> Tổ hợp máy bay không người lái Irkut


Máy bay không người lái UAV trong giai đoạn ngày nay trở thành phương tiện bay không thể thiếu được của hầu hết các ngành, các lĩnh vực quan trọng trong đời sống và đặc biệt, trong chiến lược kinh tế Hải dương. Hàng máy bay Irkut giới thiệu hai phương án máy bay UAV đa nhiệm có thể thực hiện các loại nhiệm vụ khác nhau trong quân sự, an ninh cũng như trong dân sự.

Máy bay không người lái UAV Irkut - 200

Tổ hợp thiết bị máy bay trinh sát tìm kiếm điều khiển từ xa Irkut-200 là tổ hợp thiết bị tự động hoạt động thu thập các thông tin thời gian thực như ảnh chụp hàng không, video, thiết bị quan sát hồng ngoại và radar trinh sát, theo dõi địa hình, tập hợp thông tin và xử lý thông tin, đồng thời xác định tọa độ các vật thể trên mặt đất theo sự lựa chọn của trắc thủ điều khiển. Đồng thời máy bay trinh sát không người lái có thể sử dụng để vận chuyển những khối hàng nhỏ gọn và thật sự cần thiết ( thuốc cứu thương, dụng cụ y tế) trong những trường hợp đặc biệt quan trọng.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay UAV Irkut -200


Tổ hợp bao gồm có hai máy bay không người lái, hệ thống điều khiển từ xa và trang thiết bị hậu cần kỹ thuật.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống điều khiển UAV Irkut-200


Máy bay có thể thực hiện các chuyến bay liên tục trong vòng 12 h và truyền tín hiệu từ những trang thiết bị mang trên thân máy bay về trung tâm – hệ thống điều khiển và chỉ huy trên mặt đất, được bố trí trong khoachr cách là 200 km. máy bay có thể cất cánh và hạ cánh không cần thiết các trang bị hàng không đặc biệt, có thể cất cánh từ những khoảng đất trống hoặc đường nhựa có chiều dài 250 m. Trong cấu tạo thiết kế của máy bay không người lái UAV có sử dụng vật liệu composit, đảm bảo độ bền cao khi khối lượng máy bay tương đối nhẹ. Cấu trúc máy bay cho phép tháo rời hoặc lắp các bộ phận mà không cần dùng các trang bị đặc chủng, UAV Irkut-200 theo mô hình khí động học với cánh đuôi dạng chữ T điều khiển. Động cơ của UAV – DVS có công suất 60 mã lực với dự trữ dầu bay là 60kg. Cất cánh và hạ cánh sử dụng bánh xe càng máy bay với sự điều khiển từ hệ thống điều khiển trên mặt đất. Khi máy bay đã ở trên không – hệ thống bay chuyển sang trạng thái autopilot.

Những ưu điểm của tổ hợp máy bay không người lái là: khả năng tự động hóa các hoạt động của máy bay rất cao, không đòi hỏi những trang thiết bị hàng không đặc chủng, đồng thời giá thành khai thác sử dụng và bảo trì hệ thống để phục vụ lâu dài rất rẻ..

Thông số kỹ chiến thuật:

Sải cánh, m — 5,34

Chiều dài, m — 4,53

Chiều cao, m — 1,68

Tải trọng cất cánh max, kg — 200

Tải trọng hữu ích trên thân, kg — 50

Lượng dầu dự trữ, kg — 60

Trần bay hoạt động hiệu quả, m — đến 500

Trần bay cao nhất trên mặt biển, m — 5000

Thời gian bay liên tục, giờ — 12

Bán kính hoạt động theo radar dẫn đường, km — đến 200

Tốc độ cực đại, km/h — 210

Tốc độ hành trình tiết kiệm, km/h — 140

Chiều dài đường băng cất cánh, m — 250

Kíp lái và điều khiển, đội kỹ thuật phục vụ , người. — 4-5

Tổ hợp bay tự chọn máy bay không người lái – tầu lượn Irkut-850.

Tổ hợp máy bay không người lái Irkut-850 được sử dụng nhằm mục đích trinh sát, theo dõi và truyền tải thông tin mục tiêu. Irkut-850 có thể sử dụng để vận tải các gói hàng hoặc trang bị nhỏ. Mục đích chính của tổ hợp là thu thập các thông tin như ảnh, tín hiệu radar, quay video, quan sát và thu video tín hiệu hồng ngoại, tin hiệu được truyền hình ảnh thực, trong không gian 3 chiều thời gian thực, đồng thời xử lý tín hiệu chống trùng lặp chống nhòe và chống nhiếu, đồng thời xác định tọa độ các mục tiêu trên mặt đất theo lựa chọn của trắc thủ điều khiển máy bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Tầu lượn - UAV Irkut 850


Tổ hợp bao gồm hai thiết bị điều khiển tầu lượn tự chọn loại Stemme S-10VT, hệ thống điều khiển trang thiết bị và các trang thiết bị hỗ trợ kỹ thuật.

Máy bay được thiết kế theo mô hình tầu lượn, có khả năng hoạt động ở trạng thái có người lái và (điều khiển từ xa) autopilot. Chuyển trạng thái từ điều khiển có người lái sang trạng thái điều khiển từ xa, autopilot không cần bất cứ những nội dung kỹ thuật nào đặc biệt. Để cất cánh và hạ cánh có thể sử dụng các bãi đất rộng, yêu cầu không nhiều sự chuẩn bị.

Máy bay – tầu lượn không người lái Irkut-850 thực hiện chuyến bay trong thời gian 12h và truyền thông tin thu được theo thời gian thực từ các cảm biến được lắp đặt trên máy bay về đài điều khiển trên mặt đất trong bán kính hoạt động là 200km.

Những ưu điểm của tổ hợp: Tính tự động hóa ở cấp độ cao, những yêu cầu về trang thiết bị hàng không. Giá thành khai thác sử dụng và bảo trì bảo dưỡng tương đối thấp.



Tính năng kỹ thuật của tổ hợp máy bay không người lái Irkut-850:

Sải cánh, m — 23,0

Chiều dài, m — 8,42

Chiều cao, m — 1,80

Tải trọng cất cánh cực đại, kg — 860

Tải trong có ích, kg — 200

Tầm cao bay hoạt động, m — đến 3000

Trần bay thực tế ở chế độ điều khiển từ xa, m: — 9000

Trần bay thực tế khi có phi công, m: — 6000

Thời gian bay khi không có phi công, chế độ điều khiển từ xa, h: — 12

Thời gian bay khi có phi công h: — theo khả năng chịu đựng

Bán kính hoạt động theo bán kính truyền thông tin, km — đến 200

Vận tốc cực đại km/h — 270

Tốc độ hành trình km/h — 165

Chất lượng khí động học đạt được — 51

Tốc độ gió khi cất cánh, m/s — 10

Chiều dài đường băng, m — 300

Kíp lái máy bay và người phục vụ, ng. — 5

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Vũ khí Nga phủ đầy khu vực Mỹ Latinh



Danh sách các đối tác trong khu vực Mỹ Latinh của những nhà cung cấp vũ khí Nga ngày càng mở rộng hơn. Ngay cả quốc gia như Brazil trước đây vốn thích vũ khí Mỹ cũng thể hiện sự quan tâm đến trang thiết bị quân sự của Nga.

Những tổ hợp tên lửa phòng không S-300V của Nga dự kiến sẽ được cung cấp cho Venezuela trong một vài năm tới, Cục trưởng Cục khu vực của Cơ quan Xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga Sergei Ladygin tuyên bố với hãng tin Interfax hôm 14/4 tại triển lãm vũ khí LAAD-2011 ở Brazil từ ngày 12-15/4 vừa qua.

Theo ông, Venezuela là khách hàng mua vũ khí và trang thiết bị quân sự nhiều nhất của Nga tại Mỹ Latinh. “Một phần các thỏa thuận ký với Venezuela đã được thực hiện, còn các hợp đồng khác đang nằm trong giai đoạn thực hiện”, ông Sergei Ladygin tuyên bố với hãng tin Interfax.




Ông Ladygin bổ sung thêm rằng, trong 5 năm trở lại đây “các hợp đồng cung cấp trang thiết bị quân sự trị giá 11 tỷ USD đã được ký kết”, vì thế, Venezulea là một trong những quốc gia nhập khẩu chính vũ khí Nga tại Mỹ Latinh.

“Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Venezulea mua nhiều vũ khí đến như vậy. Vâng, là bởi vì Venezuela đã bắt đầu hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang và đây là một quá trình khách quan, không liên quan đến bất kỳ điều gì khác”, ông giải thích.

Nói đến tương lai ký các hợp đồng mới, theo ông Ladygin, điều đó sẽ phụ thuộc vào lãnh đạo chính trị - quân sự của Venezuela. “Chỉ có lãnh đạo mới có quyền thông qua quyết định mua hay không. Ít nhất, chúng ta vẫn luôn có khả năng sửa chữa và nâng cấp vũ khí đã cung cấp trước đây cũng như tiến hành đào tạo các chuyên gia quân sự để vận hành và sửa chữa trang thiết bị đã mua theo mong muốn của Venezuela”, ông Ladygin chia sẻ.

Ngoài Venezuela, các nước lớn khác thuộc Mỹ Latinh cũng bày tỏ sự quan tâm với trang thiết bị quân sự Nga. Phó Tổng giám đốc công ty Sukhoi Boris Bregman trước đây đã thông báo, công ty Sukhoi cùng với Rosoboronexport hy vọng có thể quay lại tham gia đấu thầu nếu vụ đấu thầu chiến đấu cơ được khôi phục tại Brazil.

Brazil cũng bày tỏ quan tâm đến việc tổ chức sản xuất trên lãnh thổ của mình xe bọc thép Tiger của Nga. Ngoài Brazil, Uruguay, Venezuela và hàng loạt quốc gia Mỹ Latinh khác đều quan tâm đến xe bọc thép mới của Nga.

Tại triển lãm LAAD-2011, công ty Trực thăng Nga đã ký các thỏa thuận thành lập trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật đối với trực thăng Mi-171A1 và Ka-32A11VS. Thỏa thuận đã được ký với Аtlas Taxi Aereo (công ty vận hàng trực thăng Mi-171A1) và Helipark Taxi Aereo (công ty vận hành Ka-32A11VS), phóng viên của Interfax – AVN cho hay.

Những máy bay không người lái (UAV) như Irkut – 3 và Irkut – 10 trưng bày tại triển lãm LAAD-2011 cũng đã gây được sự sự chú ý và quan tâm lớn của các nhà quân sự cũng như các chuyên gia dân sự khu vực Mỹ Latinh. Tập đoàn Irkut lần đầu tiên giới thiệu tại Brazil UAV Irkut-3 và Irkut-10 của mình.

Giám đốc marketing phụ trách khu vực các nước Bắc và Nam Mỹ của tập đoàn Irkut cho biết, trong quá trình diễn ra triển lãm, các cuộc gặp gỡ và hội đàm - với đại diện lãnh đạo quân sự cũng như tổ chức dân sự của Brazil, Chile, Ecuador, Peru và hàng loạt quốc gia Mỹ Latinh khác có quan tâm thực sự đến những hệ thống không người lái của Nga - đã được tổ chức.

Cục trưởng Cục khu vực của Cơ quan Xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga Sergei Ladygin cho rằng, Nga coi các nước Mỹ Latinh như một đối tác tiềm năng và gia tăng hợp tác kỹ thuật quân sự với những quốc tại khu vực này. Trước đó, ông tiết lộ: “Trong năm 2010, Nga đã nhận được hơn 1 tỷ USD từ việc cung cấp trang thiết bị cho khu vực Mỹ Latinh”.

Theo đánh giá của ông, vài năm trở lại đây, quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự với Venezuela phát triển ổn định; quan hệ Nga với Peru, Ecuador, Mexico, Colombia, Uruguay, Bolivia, Paragoay đạt được bước tiến mới về chất; các nước khác như Brazil và Argentina – những quốc gia có truyền thống mua vũ khí Mỹ và châu Âu – đã bắt đầu mua vũ khí của Nga.

Theo ông, tất cả điều đó chứng minh rằng các nước Mỹ Latinh không chỉ đánh giá cao vũ khí và trang thiết bị chiến đấu của Nga mà còn thấy nước Nga là một đối tác đáng tin cậy đối với họ.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang