Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Venezuela

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Venezuela. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Venezuela. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

>> Venezuela nhận lô vũ khí lớn từ Nga



35 chiếc tăng chiến đấu chủ lực T-72B1 cùng hàng loạt trang bị vũ khí hạng nặng khác đã được chuyển giao cho Venezuela.


Theo đó, ngày 25/5/2011, một chiếc tàu hàng lớn của Nga đã hoàn thành việc bàn giao lô vũ khí lớn cho Venezuela tại cảng Puerto Cabello. Sau đó toàn bộ lô vũ khí này đã được chuyển đến khu vực Fuerte Paramakay.

Trong lô hàng vũ khí lớn này đáng chú ý có 35 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B1, phiên bản xuất khẩu của T-72B.



Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B1 (Ảnh minh họa)


T-72B1 được trang bị pháo chính 125mm nòng trơn loại 2A46, súng máy đồng trục PKT 7,62mm, súng phòng không NSVT 12,7mm.

Tuy nhiên, T-72B1 xuất khẩu cho Venezuela không có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo.

T-72B1 được trang bị giáp composite, chủ yếu ở phần nóc xe, phía trước và 2 bên hông tháp pháo. Ngoài ra có thể gắn thêm giáp phản ứng nổ ERA để tăng độ bảo vệ cho xe.

Ngoài 35 chiếc T-72B1, Venezuela còn nhận từ Nga các loại vũ khí bộ binh hạng nặng sau:

-16 xe chiến đấu bộ binh BMP-3, được trang bị pháo 100mm loại 2A70, pháo đồng trục 30mm 2A72, cùng 3 súng máy 7,62mm, nhiều khả năng BMP-3 của Venezuela không được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Arena.



Xe chiến đấu bộ binh BMP-3.


- 32 chiếc xe chiến đấu bộ binh BTR-80A, loại bánh hơi 8*8, được trang bị pháo 30mm loại 2A72, súng máy đồng trục PKT 7.62mm.

- 21 hệ thống pháo phản lực bắn loại 9K51 BM-21 Grad, biến thể này có khả năng đạt tầm bắn 40km.

- xe chỉ huy và quan trắc chiến trường cho các đơn vị pháo binh 1V152, được đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BTR-80A.

- 13 lựu pháo tự hành 2S23 120mm, được đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BTR-80. Tầm bắn tối đa đạt 12,8km,

2S23 có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau, bắn đạn xuyên giáp với khả năng thâm nhập từ 600-650mm thép tấm ở cự ly 1000 mét. Bắn đạn có điều khiển bằng laser, tầm bắn 9km với xác xuất trúng đích từ 80-90%.



Lựu pháo tự hành 2S23 120mm. Ảnh: Military Today?


- 24 cối tự hành 2S12 Sani 120mm, được trang bị trên khung gầm xe GAZ-66, có tầm bắn tối thiểu là 500m, tối đa là 7,1km.

- Pháo phòng không tự hành ZSU-23-2 23mm, có trang bị radar dẫn hướng, tầm bắn hiệu quả khoảng 5km.

Bên cạnh các hệ thống vũ khí còn có một số xe tải 4,5 tấn loại Ural 43206, xe tải 6 tấn loại Ural 4320.

Tổng giá trị đơn hàng vũ khí này có giá trị lên đến 2,2 tỷ USD, hợp đồng mua bán này được thực hiện bằng một khoản vay ưu đãi mà Nga dành cho Venezuela.
[BDV news]


Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> Iran xây căn cứ tên lửa bí mật sát nách Mỹ



Iran đã trả tiền cho Venezuela để xây dựng căn cứ tên lửa tầm trung trên bán đảo Paraguana của quốc gia Nam Mỹ này, theo tiết lộ của báo Đức Die Welt.

Dẫn thông tin từ “nguồn tin cậy từ các cơ quan an ninh phương Tây”, Die Welt cho biết: Iran đang xúc tiến xây dựng một căn cứ cho loại tên lửa tầm trung Shahab-3 trên bán đảo Paraguana, Venezuela.

Một nhóm kỹ sư đến từ Công ty Khatam al-Anbia thuộc sở hữu của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã đến Paraguana từ tháng 2/2011.

Đích thân người đứng đầu lực lượng Không quân của Vệ binh Cách mạng Amir al-Hadschisadeh đã xúc tiến kế hoạch.

Theo đó, Iran sẽ xây dựng tại đây một khu phức hợp, bao gồm các bệ phóng tên lửa và các hệ thống kiểm soát. Một hệ thống hầm ngầm chứa tên lửa sâu đến 20m cùng trại lính, tháp canh và lô cốt cũng được xúc tiến xây dựng.



Tên lửa Shahab-3



Vị trí đặt căn cứ tên lửa


Các chi phí của Quân đội Venezuela sẽ được Iran chi trả bằng lợi nhuận từ việc bán dầu. Chi phí khởi động dự án, theo Die Welt mô tả là “lên đến nhiều triệu USD”, đã được Iran trả bằng tiền mặt.

Bán đảo Paraguana nằm trên bờ biển Venezuela và chỉ cách Colombia – đồng minh chính của Mỹ - khoảng 120km.

Theo Die Welt, thỏa thuận ngầm giữa 2 chính phủ có điều khoản Venezuela sẽ dùng căn cứ để bắn tên lửa vào các kẻ thù của Iran trong trường hợp quốc gia này bị tấn công.

Tên lửa Shahab-3 có thể được phóng bằng các giàn phóng di động giống tên lửa Scud hoặc phóng từ các bệ phóng cố định.

Giới quân sự Mỹ đang lo ngại một cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân tương tự cuộc khủng hoảng ở Cuba năm 1962 có thể tái diễn, bởi với tầm bắn lên đến 2.000km thì loại tên lửa này có thể bắn xa đến bang Miami (Mỹ). Iran cũng có thể sẽ triển khai thêm các loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn với tầm bắn xa hơn như Sejjil, khi đó tầm bắn còn có thể mở rộng hơn nữa.

Iran và Venezuela cũng sẽ thỏa thuận hợp tác chế tạo một loại tên lửa tầm trung nhằm trang bị cho Quân đội Venezuela trong tương lai.
[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Vũ khí Nga phủ đầy khu vực Mỹ Latinh



Danh sách các đối tác trong khu vực Mỹ Latinh của những nhà cung cấp vũ khí Nga ngày càng mở rộng hơn. Ngay cả quốc gia như Brazil trước đây vốn thích vũ khí Mỹ cũng thể hiện sự quan tâm đến trang thiết bị quân sự của Nga.

Những tổ hợp tên lửa phòng không S-300V của Nga dự kiến sẽ được cung cấp cho Venezuela trong một vài năm tới, Cục trưởng Cục khu vực của Cơ quan Xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga Sergei Ladygin tuyên bố với hãng tin Interfax hôm 14/4 tại triển lãm vũ khí LAAD-2011 ở Brazil từ ngày 12-15/4 vừa qua.

Theo ông, Venezuela là khách hàng mua vũ khí và trang thiết bị quân sự nhiều nhất của Nga tại Mỹ Latinh. “Một phần các thỏa thuận ký với Venezuela đã được thực hiện, còn các hợp đồng khác đang nằm trong giai đoạn thực hiện”, ông Sergei Ladygin tuyên bố với hãng tin Interfax.




Ông Ladygin bổ sung thêm rằng, trong 5 năm trở lại đây “các hợp đồng cung cấp trang thiết bị quân sự trị giá 11 tỷ USD đã được ký kết”, vì thế, Venezulea là một trong những quốc gia nhập khẩu chính vũ khí Nga tại Mỹ Latinh.

“Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Venezulea mua nhiều vũ khí đến như vậy. Vâng, là bởi vì Venezuela đã bắt đầu hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang và đây là một quá trình khách quan, không liên quan đến bất kỳ điều gì khác”, ông giải thích.

Nói đến tương lai ký các hợp đồng mới, theo ông Ladygin, điều đó sẽ phụ thuộc vào lãnh đạo chính trị - quân sự của Venezuela. “Chỉ có lãnh đạo mới có quyền thông qua quyết định mua hay không. Ít nhất, chúng ta vẫn luôn có khả năng sửa chữa và nâng cấp vũ khí đã cung cấp trước đây cũng như tiến hành đào tạo các chuyên gia quân sự để vận hành và sửa chữa trang thiết bị đã mua theo mong muốn của Venezuela”, ông Ladygin chia sẻ.

Ngoài Venezuela, các nước lớn khác thuộc Mỹ Latinh cũng bày tỏ sự quan tâm với trang thiết bị quân sự Nga. Phó Tổng giám đốc công ty Sukhoi Boris Bregman trước đây đã thông báo, công ty Sukhoi cùng với Rosoboronexport hy vọng có thể quay lại tham gia đấu thầu nếu vụ đấu thầu chiến đấu cơ được khôi phục tại Brazil.

Brazil cũng bày tỏ quan tâm đến việc tổ chức sản xuất trên lãnh thổ của mình xe bọc thép Tiger của Nga. Ngoài Brazil, Uruguay, Venezuela và hàng loạt quốc gia Mỹ Latinh khác đều quan tâm đến xe bọc thép mới của Nga.

Tại triển lãm LAAD-2011, công ty Trực thăng Nga đã ký các thỏa thuận thành lập trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật đối với trực thăng Mi-171A1 và Ka-32A11VS. Thỏa thuận đã được ký với Аtlas Taxi Aereo (công ty vận hàng trực thăng Mi-171A1) và Helipark Taxi Aereo (công ty vận hành Ka-32A11VS), phóng viên của Interfax – AVN cho hay.

Những máy bay không người lái (UAV) như Irkut – 3 và Irkut – 10 trưng bày tại triển lãm LAAD-2011 cũng đã gây được sự sự chú ý và quan tâm lớn của các nhà quân sự cũng như các chuyên gia dân sự khu vực Mỹ Latinh. Tập đoàn Irkut lần đầu tiên giới thiệu tại Brazil UAV Irkut-3 và Irkut-10 của mình.

Giám đốc marketing phụ trách khu vực các nước Bắc và Nam Mỹ của tập đoàn Irkut cho biết, trong quá trình diễn ra triển lãm, các cuộc gặp gỡ và hội đàm - với đại diện lãnh đạo quân sự cũng như tổ chức dân sự của Brazil, Chile, Ecuador, Peru và hàng loạt quốc gia Mỹ Latinh khác có quan tâm thực sự đến những hệ thống không người lái của Nga - đã được tổ chức.

Cục trưởng Cục khu vực của Cơ quan Xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga Sergei Ladygin cho rằng, Nga coi các nước Mỹ Latinh như một đối tác tiềm năng và gia tăng hợp tác kỹ thuật quân sự với những quốc tại khu vực này. Trước đó, ông tiết lộ: “Trong năm 2010, Nga đã nhận được hơn 1 tỷ USD từ việc cung cấp trang thiết bị cho khu vực Mỹ Latinh”.

Theo đánh giá của ông, vài năm trở lại đây, quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự với Venezuela phát triển ổn định; quan hệ Nga với Peru, Ecuador, Mexico, Colombia, Uruguay, Bolivia, Paragoay đạt được bước tiến mới về chất; các nước khác như Brazil và Argentina – những quốc gia có truyền thống mua vũ khí Mỹ và châu Âu – đã bắt đầu mua vũ khí của Nga.

Theo ông, tất cả điều đó chứng minh rằng các nước Mỹ Latinh không chỉ đánh giá cao vũ khí và trang thiết bị chiến đấu của Nga mà còn thấy nước Nga là một đối tác đáng tin cậy đối với họ.


[BDV news]


Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

>> Pháp điều tàu sân bay đến Libya



Paris hôm nay điều tàu sân bay Charles de Gaulle để tăng cường lực lượng cho cuộc tấn công chống lực lượng của nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi.

Con tàu hàng đầu của hạm đội hải quân Pháp khởi hành từ cảng hải quân Toulon vào lúc 12h GMT (19h Hà Nội) hôm nay, chở 20 máy bay chiến đấu, hầu hết là Rafale và Super Etendard, cùng các trực thăng chiến đấu và hai máy bay trinh thám loại E-2.

Các quan chức Pháp cho hay, tàu sân bay còn cách Libya 24 giờ tàu chạy, tuy nhiên nó cần từ 36 đến 48 giờ để cho máy bay và các thiết bị đổ bộ lên tàu.




Teen lwar Tomahawk của Mỹ bắn đi từ ven biển Bahamas nhằm vào Tripoli. Ảnh: AFP

Tàu sân bay được ba tàu chiến khác hộ tống, gồm tàu chống tàu ngầm, tàu phòng không và tàu đa nhiệm tàng hình. Ngoài ra còn một tàu tiếp liệu. Toàn bộ nhóm này được bảo vệ bởi một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Trong khi đó các máy bay chiến đấu của Pháp tiếp tục quần thảo trên bầu trời Libya, trong chiến dịch can thiệp của liên quân phương tây và một số quốc gia Arập.

Các chiến đấu cơ của Pháp tối qua đã thực hiện bốn vụ tấn công xuống lãnh thổ Libya, với mục tiêu phá hủy các chiến xa, xe bọc thép của quân đội trung thành với nhà lãnh đạo chính phủ Libya Gadhafi. Cùng lúc, hơn 110 tên lửa hành trình của Mỹ và Anh từ các tàu chiến xung quanh Libya nã vào thủ đô Tripoli của nước này.

Chính quyền Gadhafi cho hay, 48 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào Tripoli. Ông Gadhafi tuyên bố quyết tâm chống lại "cuộc xâm lăng trắng trợn" này, và đe dọa một cuộc chiến kéo dài khắp khu vực Địa trung hải.

Hôm nay, tham mưu trưởng quân đội Mỹ Michael Mullen phát biểu khẳng định rằng giai đoạn đầu của chiến dịch quốc tế nhằm áp đặt vùng cấm bay ở Libya đã "thành công".

Chiến dịch không kích Libya được Pháp, Anh, Mỹ và các nước đồng minh thực hiện sau khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua một nghị quyết cho phép áp dụng vùng cấm bay trên toàn lãnh thổ Libya, mở đường cho những cuộc không kích. Giai đoạn đầu này của chiến dịch là nhằm tiêu diệt khả năng phòng không của quân đội Libya, sau đó các phi cơ của liên quân sẽ triển khai ngày đêm nhằm đảm bảo không một máy bay quân sự hay dân sự nào của Libya được phép cất cánh nếu không được phép của ủy ban cấm bay.

Nga, Trung Quốc, Venezuela đã lên tiếng phản đối hoặc "lấy làm tiếc" về chiến dịch của liên quân do Pháp, Anh và Mỹ đứng đầu chống chính quyền Libya.

(vnexpress.net)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang