Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: SS-4 Sandal

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn SS-4 Sandal. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SS-4 Sandal. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

>> 'Gia phả' tên lửa Đông Phong của Trung Quốc (kỳ 1)



Đông Phong là tên gọi chung cho khoảng 11 thế hệ tên lửa đạn đạo chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc, đóng vai trò "ô hạt nhân" giúp nước này cân bằng sức mạnh với các siêu cường khác.

Bình minh của binh chủng tên lửa đạn đạo của Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) bắt đầu khi nước này đạt được thỏa thuận với Liên Xô về việc làm quen và huấn luyện sử dụng những vũ khí chiến lược trong khoảng thời gian từ năm 1957 đến 1962.

Trong thời gian đó, Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc rất nhiều tài liệu nghiên cứu như bản mẫu, chi tiết kỹ thuật của các loại tên lửa đất đối đất R-1, R-2. Dựa trên các tài liệu và tên lửa mẫu loại tên lửa R-2 (định danh NATO là SS-2-Sibling), năm 1960, Trung quốc đã chế tạo và bắn thử thành công tên lửa DF-1 (Đông Phong - 1) -thành viên đầu tiên của "gia đình" tên lửa Đông Phong.

Dưới đây là thông tin về một số thành viên nổi bật của gia đình tên lửa Đông Phong:

1. Đông Phong 1 (DF-1)



Hình dáng của DF-1 được dân chúng biết đến là mẫu tên lửa đặt trong bảo tàng.

Tên lửa DF-1 có chiều dài 17,68m, đường kính 1,65m, khối lượng 20,4 tấn và có tầm bắn lớn nhất là 600km. Tên lửa DF-1 sử dụng nhiên liệu lỏng gồm hỗn hợp của oxi và cồn, có khả năng mang theo một đầu đạn quy ước nặng 1,3 tấn. Tuy nhiên, do DF-1 chưa một lần được phô diễn trước công chúng nên các thông số kỹ thuật của tên lửa này vẫn chưa được kiểm chứng.

2. Đông Phong 2 (DF-2)
Dựa trên loại tên lửa R-5 (SS-3 Shyster) của Liên Xô, Trung Quốc tiếp tục phát triển tên lửa DF-2 của riêng mình với nhiều công nghệ tự nghiên cứu. Mặc dù thử nghiệm đầu tiên của loại tên lửa này thất bại ngày 21/3/1962, nhưng người Trung Quốc không nản chí và họ đã thành công trong cuộc thử nghiệm đầu tiên ngày 29/6/1964, sau khi giảm khối lượng tên lửa từ 45,5 tấn xuống 40,5 tấn và hạ tầm bắn xuống còn 1.050km.


Mô phỏng tên lửa DF-2 tại vị trí phóng.

Ngày 27/10/1966, phiên bản cải tiến của DF-2 là DF-2A đã được thử nghiệm thành công. Đây là bản tên lửa đầu tiên của Trung Quốc có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa DF-2A có chiều dài 20,6 mét; đường kính 1,65 mét; khối lượng 32 tấn và có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân 12 Kiloton đi xa 1.250 km. DF-2A có thời gian chuẩn bị khá lâu, phải mất khoảng 3 giờ đồng hồ người ta mới có khả năng phóng một tên lửa loại này.

Trong cuộc xung đột với Liên Xô năm 1969, tên lửa DF-2 được sử dụng để nhằm vào Liên Xô nhưng Trung Quốc đã không phóng đi bất kỳ tên lửa nào. Năm 1979, Trung Quốc chính thức ngừng sử dụng loại tên lửa này và thay bằng các loại tên lửa mới hơn là DF-3 và DF-21.

3. Đông phong-3 (DF-3)
Tên lửa DF-3 là bước tiến mới của công nghệ chế tạo tên lửa của Trung Quốc. Đây là loại tên lửa “hiện đại” tầm trung đầu tiên mà nước này chế tạo. Chương trình chế tạo DF-3 bắt đầu trước cả chương trình chế tạo DF-1, tuy nhiên Trung Quốc đã không thể hoàn thành mẫu thiết kế này do sự yếu kém về kỹ thuật khi đó. Sau này, tất cả thành tựu nghiên cứu DF-3 của Trung Quốc được chuyển cho chương trình DF-1.


Tên lửa DF-3 chuẩn bị phóng.

Ngay sau khi tên lửa DF-2 được sản xuất hàng loạt, Trung Quốc bắt tay vào thử nghiệm DF-3 từ bãi thử ở Shuangchengtzu năm 1967 và Wuchai năm 1969. Trung Quốc cho biết, họ tự lực thiết kế loại tên lửa này, nhưng các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng DF-3 đã “mượn” rất nhiều chi tiết kỹ thuật từ tên lửa R-12 (SS-4 Sandal) của Liên Xô.

Phiên bản ban đầu của DF-3 có tầm bắn 2.650 km với đầu đạn 2.150 kg, sau đó năm 1984, DF-3 được nâng cấp lên DF-3A có tầm bắn 2.800 km và có khả năng mang theo 3 đầu đạn hạt nhân loại từ 50 - 100 Kilotont. Cho đến khi ngừng sử dụng năm 2002, Trung Quốc đã sản xuất rất nhiều DF-3. Quân đội Trung Quốc từng sử dụng từ 90 - 120 tên lửa và 36 - 60 tên lửa đã được bán cho Arập Xêut kèm đầu đạn hạt nhân. Từ thiết kế của tên lửa DF-3, Trung Quốc đã thiết kế thành công tên lửa CZ-1 (Trường Chinh-1) để phóng vệ tinh đầu tiên của họ lên vũ trụ năm 1971.

4. Đông Phong - 4 (DF-4)
Đây là loại tên lửa liên lục địa (ICBM) đầu tiên của Trung Quốc này được thiết kế với tầm bắn lên tới 4.750 km để có thể vươn tới các căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, hoặc tấn công thủ đô Moscow của Nga. Sử dụng loại động cơ tương tự DF-3, nhưng DF-4 đã được cải tiến tăng thêm một tầng đẩy nữa, khiến nó có thể mang một đầu đạn hạt nhân 3 Megaton nặng 2.200kg, có thể bay xa từ 5.500 đến 6.000km.


Diễu hành tên lửa DF-4 trên xe đặc chủng.

Bản cải tiến DF-4A có thể bắn được các mục tiêu ở khoảng cách xa đến 7.000 km. Tên lửa DF-4 thường được đặt trong các hầm phóng thẳng đứng giấu kín trong núi và có thể phóng sau hai giờ chuẩn bị.

DF-4 được thử thành công lần đầu tiên vào tháng 11/1971, tuy nhiên mãi đến năm 1984, loại tên lửa này mới được trang bị cho quân đội. Lý do chính của việc chậm trễ này là tiềm lực của Trung Quốc có giới hạn khi liên tục phát triển và sản xuất các loại tên lửa đạn đạo trong thời gian ngắn. Đến năm 1997, quân đội nước này đã có tất cả 20 tên lửa DF-4.

5. Đông phong - 5 (DF-5)
Tên lửa DF-5 là loại tên lửa đạn đạo lớn nhất trong lực lượng tên lửa Trung Quốc. Có chiều dài 33m, đường kính 3,4m và khối lượng lúc phóng lên tới 183 tấn. Tên lửa DF-5 sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng hai tầng đẩy với nhiên liệu chính là Dimetylhydrazin và Nitơ têtraôxit.

DF-5 có thể mang một đầu đạn hạt nhân 3 Megaton nặng 3.200 kg và có tầm bắn tối đa lên tới 12.000 km. Với tầm bắn này, tên lửa DF-5 có thể vươn tới phần phía Tây của nước Mỹ, cũng như toàn bộ châu Âu. Sáu năm sau khi giới thiệu DF-5, năm 1986, Trung Quốc đã giới thiệu phiên bản DF-5A với độ chính xác cao hơn (độ lệch 1km) và tầm bắn lên đến 13.000 km, có thể vươn tới hầu hết mọi nơi trên nước Mỹ. Đến năm 2000, toàn bộ 30 tên lửa thế hệ này trang bị cho quân đội Trung Quốc đều là bản DF-5A.


Tên lửa DF-5 trên bệ phóng.

Tên lửa DF-5 được thai nghén từ năm 1965, khi lãnh đạo Trung Quốc muốn nước này sản xuất được tên lửa có khả năng vươn tới Bắc Mỹ. Tuy nhiên, do sự thiếu hụt về ngân sách, đến năm 1975 dự án này mới chính thức tiến hành.

Ngày 12/2/1980, tên lửa DF-5 được thử thành công, bắn trúng mục tiêu cách xa 9.000 km trên biển Thái Bình Dương. Năm 1984, lần đầu tiên ba tên lửa DF-5 xuất hiện trước công chúng trong cuộc diễu binh kỷ niệm 35 năm ngày độc lập của Trung Quốc. Thiết kế của tên lửa DF-5 cũng được sử dụng để sản xuất tên lửa CZ-2 (Trường Chinh-2) sử dụng để phóng vệ tinh của nước này.

(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang