[BDV news] Trung Quốc đang trên con đường hiện đại hoá các loại tên lửa của mình để kịp thời đối phó với thách thức trong bối cảnh toàn cầu.
Xu hướng phát triển tên lửa của Trung Quốc làm cả thế giới phải lo ngại (Ảnh minh họa). Theo mạng Đông Phương ngày 23/03 đưa tin, hệ thống tên lửa phòng không PAC-3 tiên tiến nhất của Đài Loan không còn là đối thủ của Trung Quốc. Các chuyên gia phân tích cho rằng nếu như Trung Quốc bố trí một loại hình tên lửa tầm xa mới có khả năng mang nhiều đầu đạn, tốc độ càng nhanh, cự li phóng càng xa sẽ phá vỡ được mạng lưới phòng không của hệ thống đánh chặn tên lửa PAC-3 mà Đài Loan nhập khẩu từ Mỹ. Chính phủ Đài Loan cho biết, hiện nay Trung Quốc đã bắt đầu bố trí tên lửa đạn đạo Đông Phong – 16 (DF-16), loại tên lửa này có cự li phóng từ 800 – 1.000 km và tên lửa này sẽ được Trung Quốc sử dụng để đối phó với Đài Loan. Ngoài ra đại đa số các tên lửa của Trung Quốc đều có khả năng mang nhiều đầu đạn đồng thời có thể đánh trúng nhiều mục tiêu khác nhau như trạm radar, sân bay… Nhiều năm gần đây, sự phát triển vũ khí của Trung Quốc trở thành mối quan tâm đặc biệt của thế giới. Một chuyên gia quân sự Mỹ trong buổi trò chuyện với thời báo Đài Bắc cho biết, các thông tin công khai giới thiệu về DF-16 của Trung Quốc về cơ bản là quá ít. Hiện nay tính năng cụ thể của loại tên lửa này vẫn là một ẩn số đối với giới quân sự thế giới nhưng chỉ cần một mô hình của DF-16 cũng cho thấy sự khác biệt rõ ràng của nó đối với các loại tên lửa hiện nay. Chuyên viên nghiên cứu cao cấp Rick Fisher của Trung tâm nghiên cứu phân tích chiến lược Quốc tế Mỹ cho biết, DF-16 có những tính năng độc đáo được áp dụng các kĩ thuật tiên tiến trên Thế giới như sử dụng nguyên liệu rắn, và mang các đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên Ông cũng thừa nhận rằng những điều này ông biết được là do các “tin đồn” xung quanh tên lửa này. Điều làm cho quốc tế lo ngại chính là loại tên lửa này có tốc độ nhanh hơn, cự li phóng xa hơn, có khả năng đánh bại hệ thống phòng không PAC-3 của Đài Loan. Tên lửa đạn đạo có cự li phóng càng xa muốn tiếp cận được mục tiêu thì phải bay càng cao; mà bay càng cao thì thời gian tiếp đất càng dài do đó thời gian gia tốc trọng lực của đầu đạn sẽ nhiều hơn. Rick Fisher cho biết, nếu như so sánh giữa PAC-3 và DF-16 thì chắc chắn DF-16 sẽ đánh bại PAC-3. DF-16 sẽ được bố trí tại cơ sở số 52 tỉnh An Huy / Trung Quốc thuộc quyền giám sát của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc. Đồng thời nó sẽ được Trung Quốc sử dụng để đối phó với Đài Loan và các cơ sở quân sự của Mỹ trên biển Thái Bình Dương như Okinawa và Guam… Viện nghiên cứu “Dự án năm 2049” của Mỹ báo cáo rằng, "Cơ sở số 52 tại tỉnh An Huy của Trung Quốc được biên chế 5 lữ đoàn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, 3 lữ đoàn tên lửa đạn đạo tầm trung và hiện nay dường như đã thành lập 1 lữ đoàn tên lửa DF-16 hoặc là 1 lữ đoàn trong số 8 lữ đoàn trên đã sử dụng tên lửa DF-16 để thay thế cho các loại hình tên lửa đạn đạo tầm ngắn cũ". Chủ nhiệm văn phòng đại diện của Mỹ tại Đài Bắc Wendell Minnick cho biết, ông rất hoài nghi về tên lửa đạn đạo DF-16. Ông cho rằng, DF-16 có khả năng chỉ là loại tên lửa được cải thiện từ tên lửa DF-15 có cự li phóng là 600 km. Wendell Minnick nhấn mạnh: “Thẳng thắn mà nói nếu như DF-16 đã được triển khai thì không có lí do gì làm cho người Mỹ không biết”. Hiện nay các máy bay chiến đấu mới F-16 và các loại tàu ngầm của Đài Loan đều được nhập khẩu từ Mỹ. Theo Wendell Minnick, tên lửa DF-21D đã làm cho người Trung Quốc trở nên nổi tiếng, hiện nay trong kho vũ khí của Trung Quốc còn có một loại hình tên lửa mới cũng có đầu đạn thông minh (MRV) và xu hướng phát triển này của Trung Quốc làm thế giới phải lo ngại. Ông cũng tiết lộ rằng, Mỹ hiện nay cũng sử dụng đầu đạn thông minh trong việc thiết lập lá chắn tên lửa của mình. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Guam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Guam. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011
>> Tên lửa DF-16 của Trung Quốc đe doạ PAC-3
Nhãn:
DF-16,
Đài Bắc,
Đài Loan,
Guam,
Mỹ,
Okinawa,
tên lửa,
Tên lửa phòng không PAC-3,
Thái Bình Dương,
trung quốc,
Wendell Minnick
Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011
>> Trung Quốc triển khai 'siêu' tên lửa nhắm vào Đài Loan
Cục trưởng Cục an ninh Đài Loan Tsai Teh-sheng vừa thông báo: “Trung Quốc triển khai loại tên lửa mới, rất mạnh là Đông Phong 16 nhắm vào Đài Loan. Đây là tên lửa tầm xa và nó tăng sự đe dọa Đài Loan”.
Nhiều chuyên gia quân sự Đài Loan dự đoán Trung Quốc hiện có hơn 1.600 tên lửa nhắm vào hòn đảo này. Chúng chủ yếu được đặt ở Phúc Kiến và Giang Tây. Liberty Times dẫn một nguồn tin quân sự Đài Loan giấu tên cho biết, ngoài việc tăng số tên lửa, Trung Quốc còn sửa chỉnh sửa nhiều máy bay chiến đấu cũ, biến chúng thành những máy bay không người lái với sự trợ giúp công nghệ của Israel. Mục đích cuối cùng là giúp các chiến đấu cơ này thoát khỏi hệ thống phòng không Đài Loan và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trên đảo. Ở tầm cao hơn, Trung Quốc triển khai 45 trong tổng số 60 vệ tinh trên vũ trụ thu thập tin tức tình báo cho các hoạt động quân sự. Nhà phân tích Lin Cheng-yi của Học viện Academia Sinica khẳng định, Trung Quốc không còn diễn tập quân sự ở Phúc Kiến, khu vực đối diện Đài Loan mà chuyển sang các khu vực khác nhưng Bắc Kinh chưa bao giờ dừng việc tăng cường sức mạnh vũ trang, gia tăng các hoạt động quân sự tại các khu vực miền Nam, Bắc, thậm chí là phía Đông Đài Loan, tới tận Guam. Còn theo Bộ Quốc phòng Mỹ, từ khi ông Mã Anh Cửu lên lãnh đạo Đài Loan, quan hệ đôi bờ ấm hẳn lên nhưng Trung Quốc vẫn chưa loại trừ khả năng dùng quân đội thống nhất Đài Loan. Quan hệ đôi bờ ấm lên nhưng Trung Quốc vẫn tăng cường vũ khí nhắm vào Đài Loan. Do đó, Đài Loan rất tích cực tăng cường vũ trang nhưng do "ngại" Trung Quốc, chẳng mấy nước dám bán cho Đài Loan thứ gì, ngay cả Mỹ cũng không phải ngoại lệ. Tới nay, Washington chuyển giao cho đảo một số loại vũ khí và mỗi lần làm vậy, họ lại bị Trung Quốc phản đối gay gắt. Điển hình là thương vụ bán 6,4 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan hồi tháng 1/2010, khiến quan hệ Bắc Kinh-Washington lạnh nhạt. Sau vụ này, có lẽ Mỹ "chùn tay" nên từ đó tới nay, Mỹ chỉ làm rất ít để đối phó với tình trạng mất cân bằng về quân sự ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc với Đài Loan. |
Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011
>> 'Gia phả' tên lửa Đông Phong của Trung Quốc (kỳ 1)
Đông Phong là tên gọi chung cho khoảng 11 thế hệ tên lửa đạn đạo chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc, đóng vai trò "ô hạt nhân" giúp nước này cân bằng sức mạnh với các siêu cường khác.
Bình minh của binh chủng tên lửa đạn đạo của Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) bắt đầu khi nước này đạt được thỏa thuận với Liên Xô về việc làm quen và huấn luyện sử dụng những vũ khí chiến lược trong khoảng thời gian từ năm 1957 đến 1962. Trong thời gian đó, Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc rất nhiều tài liệu nghiên cứu như bản mẫu, chi tiết kỹ thuật của các loại tên lửa đất đối đất R-1, R-2. Dựa trên các tài liệu và tên lửa mẫu loại tên lửa R-2 (định danh NATO là SS-2-Sibling), năm 1960, Trung quốc đã chế tạo và bắn thử thành công tên lửa DF-1 (Đông Phong - 1) -thành viên đầu tiên của "gia đình" tên lửa Đông Phong. Dưới đây là thông tin về một số thành viên nổi bật của gia đình tên lửa Đông Phong: 1. Đông Phong 1 (DF-1) Hình dáng của DF-1 được dân chúng biết đến là mẫu tên lửa đặt trong bảo tàng. Tên lửa DF-1 có chiều dài 17,68m, đường kính 1,65m, khối lượng 20,4 tấn và có tầm bắn lớn nhất là 600km. Tên lửa DF-1 sử dụng nhiên liệu lỏng gồm hỗn hợp của oxi và cồn, có khả năng mang theo một đầu đạn quy ước nặng 1,3 tấn. Tuy nhiên, do DF-1 chưa một lần được phô diễn trước công chúng nên các thông số kỹ thuật của tên lửa này vẫn chưa được kiểm chứng. 2. Đông Phong 2 (DF-2) Dựa trên loại tên lửa R-5 (SS-3 Shyster) của Liên Xô, Trung Quốc tiếp tục phát triển tên lửa DF-2 của riêng mình với nhiều công nghệ tự nghiên cứu. Mặc dù thử nghiệm đầu tiên của loại tên lửa này thất bại ngày 21/3/1962, nhưng người Trung Quốc không nản chí và họ đã thành công trong cuộc thử nghiệm đầu tiên ngày 29/6/1964, sau khi giảm khối lượng tên lửa từ 45,5 tấn xuống 40,5 tấn và hạ tầm bắn xuống còn 1.050km. Mô phỏng tên lửa DF-2 tại vị trí phóng. Ngày 27/10/1966, phiên bản cải tiến của DF-2 là DF-2A đã được thử nghiệm thành công. Đây là bản tên lửa đầu tiên của Trung Quốc có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa DF-2A có chiều dài 20,6 mét; đường kính 1,65 mét; khối lượng 32 tấn và có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân 12 Kiloton đi xa 1.250 km. DF-2A có thời gian chuẩn bị khá lâu, phải mất khoảng 3 giờ đồng hồ người ta mới có khả năng phóng một tên lửa loại này. Trong cuộc xung đột với Liên Xô năm 1969, tên lửa DF-2 được sử dụng để nhằm vào Liên Xô nhưng Trung Quốc đã không phóng đi bất kỳ tên lửa nào. Năm 1979, Trung Quốc chính thức ngừng sử dụng loại tên lửa này và thay bằng các loại tên lửa mới hơn là DF-3 và DF-21. 3. Đông phong-3 (DF-3) Tên lửa DF-3 là bước tiến mới của công nghệ chế tạo tên lửa của Trung Quốc. Đây là loại tên lửa “hiện đại” tầm trung đầu tiên mà nước này chế tạo. Chương trình chế tạo DF-3 bắt đầu trước cả chương trình chế tạo DF-1, tuy nhiên Trung Quốc đã không thể hoàn thành mẫu thiết kế này do sự yếu kém về kỹ thuật khi đó. Sau này, tất cả thành tựu nghiên cứu DF-3 của Trung Quốc được chuyển cho chương trình DF-1. Tên lửa DF-3 chuẩn bị phóng. Ngay sau khi tên lửa DF-2 được sản xuất hàng loạt, Trung Quốc bắt tay vào thử nghiệm DF-3 từ bãi thử ở Shuangchengtzu năm 1967 và Wuchai năm 1969. Trung Quốc cho biết, họ tự lực thiết kế loại tên lửa này, nhưng các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng DF-3 đã “mượn” rất nhiều chi tiết kỹ thuật từ tên lửa R-12 (SS-4 Sandal) của Liên Xô. Phiên bản ban đầu của DF-3 có tầm bắn 2.650 km với đầu đạn 2.150 kg, sau đó năm 1984, DF-3 được nâng cấp lên DF-3A có tầm bắn 2.800 km và có khả năng mang theo 3 đầu đạn hạt nhân loại từ 50 - 100 Kilotont. Cho đến khi ngừng sử dụng năm 2002, Trung Quốc đã sản xuất rất nhiều DF-3. Quân đội Trung Quốc từng sử dụng từ 90 - 120 tên lửa và 36 - 60 tên lửa đã được bán cho Arập Xêut kèm đầu đạn hạt nhân. Từ thiết kế của tên lửa DF-3, Trung Quốc đã thiết kế thành công tên lửa CZ-1 (Trường Chinh-1) để phóng vệ tinh đầu tiên của họ lên vũ trụ năm 1971. 4. Đông Phong - 4 (DF-4) Đây là loại tên lửa liên lục địa (ICBM) đầu tiên của Trung Quốc này được thiết kế với tầm bắn lên tới 4.750 km để có thể vươn tới các căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, hoặc tấn công thủ đô Moscow của Nga. Sử dụng loại động cơ tương tự DF-3, nhưng DF-4 đã được cải tiến tăng thêm một tầng đẩy nữa, khiến nó có thể mang một đầu đạn hạt nhân 3 Megaton nặng 2.200kg, có thể bay xa từ 5.500 đến 6.000km. Diễu hành tên lửa DF-4 trên xe đặc chủng. Bản cải tiến DF-4A có thể bắn được các mục tiêu ở khoảng cách xa đến 7.000 km. Tên lửa DF-4 thường được đặt trong các hầm phóng thẳng đứng giấu kín trong núi và có thể phóng sau hai giờ chuẩn bị. DF-4 được thử thành công lần đầu tiên vào tháng 11/1971, tuy nhiên mãi đến năm 1984, loại tên lửa này mới được trang bị cho quân đội. Lý do chính của việc chậm trễ này là tiềm lực của Trung Quốc có giới hạn khi liên tục phát triển và sản xuất các loại tên lửa đạn đạo trong thời gian ngắn. Đến năm 1997, quân đội nước này đã có tất cả 20 tên lửa DF-4. 5. Đông phong - 5 (DF-5) Tên lửa DF-5 là loại tên lửa đạn đạo lớn nhất trong lực lượng tên lửa Trung Quốc. Có chiều dài 33m, đường kính 3,4m và khối lượng lúc phóng lên tới 183 tấn. Tên lửa DF-5 sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng hai tầng đẩy với nhiên liệu chính là Dimetylhydrazin và Nitơ têtraôxit. DF-5 có thể mang một đầu đạn hạt nhân 3 Megaton nặng 3.200 kg và có tầm bắn tối đa lên tới 12.000 km. Với tầm bắn này, tên lửa DF-5 có thể vươn tới phần phía Tây của nước Mỹ, cũng như toàn bộ châu Âu. Sáu năm sau khi giới thiệu DF-5, năm 1986, Trung Quốc đã giới thiệu phiên bản DF-5A với độ chính xác cao hơn (độ lệch 1km) và tầm bắn lên đến 13.000 km, có thể vươn tới hầu hết mọi nơi trên nước Mỹ. Đến năm 2000, toàn bộ 30 tên lửa thế hệ này trang bị cho quân đội Trung Quốc đều là bản DF-5A. Tên lửa DF-5 trên bệ phóng. Tên lửa DF-5 được thai nghén từ năm 1965, khi lãnh đạo Trung Quốc muốn nước này sản xuất được tên lửa có khả năng vươn tới Bắc Mỹ. Tuy nhiên, do sự thiếu hụt về ngân sách, đến năm 1975 dự án này mới chính thức tiến hành. Ngày 12/2/1980, tên lửa DF-5 được thử thành công, bắn trúng mục tiêu cách xa 9.000 km trên biển Thái Bình Dương. Năm 1984, lần đầu tiên ba tên lửa DF-5 xuất hiện trước công chúng trong cuộc diễu binh kỷ niệm 35 năm ngày độc lập của Trung Quốc. Thiết kế của tên lửa DF-5 cũng được sử dụng để sản xuất tên lửa CZ-2 (Trường Chinh-2) sử dụng để phóng vệ tinh của nước này.
(bdv news)
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)