Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu ngầm Đức

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm Đức. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

>> IDAS : Tên lửa phòng không cho tàu ngầm của Hải quân Đức


Tại triển lãm Singapore Airshow 2012, Công ty Diehl Defense (Đức) đã giới thiệu nhiều hệ thống quốc phòng có ý nghĩa lớn đối với các khách hàng châu Á, đặc biệt đáng quan tâm là hệ thống phòng không bảo vệ tàu ngầm IDAS (Interactive Defence and Attack System for Submarines).


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa IDAS

IDAS là hệ thống phòng không, được trang bị các tên lửa phòng không dưới âm, dùng để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, tốc độ nhỏ, chủ yếu là trực thăng chống ngầm đang thả phao thủy âm tại khu vực tàu ngầm đang hoạt động. Ở trạng thái đó, các trực thăng thường bay ở độ cao nhỏ với tốc độ thấp và dễ bị tổn thương trước tên lửa tấn công từ bên dưới mặt nước.

4 tên lửa phòng không bố trí trong tàu ngầm được phóng ra từ các ống phóng lôi tiêu chuẩn cỡ 533 mm như các ngư lôi, sau đó bung các cánh lái, khi lên khỏi mặt nước, động cơ tên lửa khởi động và tên lửa lao đến mục tiêu.

Một trong những khó khăn chủ yếu là phát triển động cơ cho tên lửa có khả năng chuyển động dưới mặt nước và trên mặt nước, đạt tốc độ dưới âm trong không trung và có tầm bắn 20 km. Người ta cũng đã giải quyết thành công bài toán chế tạo kênh sợi quang điều khiển tên lửa phòng không. Các nhà thiết kế lo ngại, kênh sợi quang có thể làm việc khác nhau khi ở dưới mặt nước và trong không trung, nhưng những lo ngại đã tan biến trong quá trình thử nghiệm.

Ban đầu, các nhà thiết kế dự định trang bị hệ dẫn ảnh nhiệt cho tên lửa, nhưng sau đó họ đã đi đến ý kiến cho rằng, hệ dẫn kiểu đó là quá phức tạp và thừa đối với một tên lửa phòng không có điều kiện kiểu này với chức năng tiêu diệt các mục tiêu có tốc độ tương đối nhỏ. Kênh dẫn sợi quang được kết hợp với hệ thống thủy âm của tàu ngầm là đủ cho nhiệm vụ đánh chặn trực thăng.

http://nghiadx.blogspot.com
Phóng thử IDAS từ tàu ngầm đang lặn

Ban đầu, IDAS được phát triển để trang bị cho các tàu ngầm lớp Type 212 của Đức, nhưng chương trình đã bị đóng băng do Đức cắt giảm ngân sách quốc phòng. Hệ thống từng được dự định đưa vào trang bị cho Hải quân Đức vào năm 2014, nhưng nay sẽ ít có khả năng đáp ứng thời hạn này. Công ty Diehl cho biết, hải quân nước ngoài rất quan tâm đến hệ thống phòng không này.

Để phát triển IDAS, công ty Diehl đã hợp tác với công ty đóng tàu ngầm HDW, vốn là công ty thành viên của hãng Thyssen-Krupp Marine Systems (TKMS).

Năm 2008, công ty đã thực hiện các vụ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm U33 lớp Type 212. Các vụ thử này đã cho phép nghiên cứu hành vi của tên lửa hoạt động ở cả hai môi trường.

Tên lửa rời khỏi mặt nước với các tín hiệu bộc lộ cực nhỏ, sau đó nó chuyển sang chế độ leo cao thẳng đứng cùng với động cơ tên lửa được khởi động. Các vụ thử tiếp sau sẽ cho phép hoàn thành đầy đủ các nhiệm ụ như chỉ thị mục tiêu ổn định và dẫn tên lửa trên suốt đường bay và đánh giá hiệu quả bắn.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

>> Thái Lan hoãn kế hoạch mua tàu ngầm



Theo Bangkok Post, Bộ trưởng Quốc phòng Yuttasak Sasipraha quyết định loại bỏ kế hoạch chi 7,5 tỷ baht (257 triệu USD) mua 6 tàu ngầm Type 206A của Đức.

Bộ trưởng Yuttasak Sasiprah cho biết, hôm 19/9 ông đã bổ nhiệm Ủy ban giám sát quốc phòng do tướng Jong Sak Panickul – cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng đứng đầu.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Type 206A

Ủy ban có trách nhiệm đánh giá lại dự án mua tàu ngầm, mà trước đó vào cuối tháng 4/2011 đã được Hội đồng quốc phòng phê chuẩn mua 6 chiếc Type 206A. Lưu ý rằng, người nắm giữ ghế Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là ông Prawit Wongsuwan.

“Tôi muốn đánh giá hiệu quả chi phí,” ông Yuttasak nói. “Chính phủ tiền nhiệm đã thông qua việc thành lập hạm đội tàu ngầm và tuyển dụng nhân sự đã hoàn tất nhưng việc thu mua tàu ngầm vẫn đang chờ đợi.”

Tướng Yuttasak cũng nói rằng, ông không quan tâm tới thời hạn 30/9 và phía Đức đưa ra cho Hải quân Thái Lan xem xét quyết định mua tàu ngầm đã qua sử dụng Type 206A. Ông nói Hải quân Đức có thể mở rộng thời hạn.

“Nhưng nếu Đức từ chối gia hạn, Hải quân có thể đề xuất tàu ngầm tới từ quốc gia khác,” Bộ trưởng quốc phòng nói.

Theo nguồn tin từ Hải quân Thái Lan, Ủy ban giám sát quốc phòng đã “tiến cử” các loại tàu ngầm tới từ Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc. “Hải quân sẽ để các chính trị gia được lựa chọn,” nguồn tin nói. “Chúng tôi chỉ chờ đợi.”

Tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện diesel Type 206A có lượng giãn nước 498 tấn (dưới mặt biển), kích thước 48,6x4,6x4,5. Tàu có khả năng lặn sâu tối đa 200m, thủy thủ đoàn 23 người. Type 206A trang bị 8 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

>> Nhộn nhịp thị trường tàu ngầm Đông Nam Á



Có nhu cầu sở hữu tàu ngầm rất lớn nhưng chưa hội đủ điều kiện tự chế tạo, nên hoạt động mua sắm tàu ngầm ở Đông Nam Á diễn ra hết sức sôi động.


http://nghiadx.blogspot.com

Thái Lan quyết định mua 2 tàu ngầm tấn công Type 206A của Đức.


Sôi động nhất thế giới

Các chuyên gia quân sự đánh giá, trong các cuộc đối đầu trên biển, ưu thế tác chiến và khả năng dành quyền kiểm soát chiến trường thuộc về nước sở hữu vũ khí lặn được dưới nước. Vì vậy, từ sau 2 cuộc đại chiến thế giới, vai trò tàu ngầm trong hải quân được nâng từ “vũ khí của kẻ yếu” trở thành phương tiện không thể thiếu của các quốc gia muốn vươn lên từ biển.

Vị thế của lực lượng này càng trở nên nổi bật ở châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt ở Đông Á, nơi gần đây xuất hiện nhiều thách thức an ninh hàng hải mới. Nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột Ấn Độ (Institute of Peace and Conflict Studies) chỉ ra: “Các quốc gia ở khu vực này có khao khát giống nhau là có thể sở hữu những chiếc tàu ngầm có khả năng chiến đấu cao”.

Bên cạnh sự thúc đẩy từ nhu cầu quốc phòng, tích lũy tài chính thời gian qua cho phép các nước này mạnh dạn chi trả cho việc mua sắm tàu ngầm. Điều này khiến khu vực trở thành một trong những thị trường tàu ngầm sôi động nhất thế giới.

“Chập chững” phát triển lực lượng tàu ngầm

Ở Đông Á, trong khi các quốc gia Đông Bắc Á có nền tảng công nghiệp quốc phòng khá vững chắc, đã xây dựng và phát triển lực lượng tàu ngầm của riêng mình từ khá lâu thì thời gian gần đây, các quốc gia ở Đông Nam Á mới đầu tư mạnh cho lực lượng này. Có nhu cầu sở hữu tàu ngầm rất lớn nhưng chưa hội đủ điều kiện tự chế tạo nên các nước Đông Nam Á phải nhập khẩu tàu ngầm từ nước ngoài.

Trong đó, bên cạnh một số nước như Singapore, Indonesia, Malaysia đã biên chế một số tàu ngầm cho hải quân, thì các nước khác như Việt Nam, Thái Lan, Philippines mới đang “chập chững” xây dựng lực lượng, thậm chí có nước mới chỉ vạch ra kế hoạch mua tàu ngầm.

Điển hình nhất là Philippines. Đang phải chịu áp lực lớn từ tranh chấp chủ quyền biển đảo, quốc đảo này quyết định phải có ít nhất 1 tàu ngầm cho hải quân. Tiết lộ với Tạp chí Jane's Navy International, đại diện Hải quân Philippines cho biết nước này đang tiến hành các nghiên cứu nhằm xác định các yêu cầu đối với tàu ngầm, trên cơ sở đó, sẽ đề xuất với Bộ Quốc phòng về việc mua sắm tàu ngầm trong năm tới.

Đại diện Hải quân Phillipines cho biết, hiện còn quá sớm để nói đó sẽ là một tàu ngầm mới hay cũ. Những khó khăn kinh tế của Philippines thường thúc đẩy nước này mua các loại vũ khí trang bị đã qua sử dụng.

Là quốc gia đầu tiên và duy nhất sở hữu tàu sân bay ở Đông Nam Á nhưng Hải quân Thái Lan tự coi là “lạc hậu với tàu ngầm”. Hiện nay, nhu cầu sở hữu tàu ngầm của Thái Lan được nhấn mạnh bởi họ có rất ít kiến thức về nó, trong khi công nghệ được nâng cấp liên tục.

Tờ Bangkok Post dẫn lời một quan chức Hải quân Thái Lan cho biết: “Một số nước láng giềng còn thanh lý cả tàu ngầm vậy mà lính hải quân Thái Lan chưa khi nào được tiếp xúc với tàu ngầm. Chúng tôi vẫn lạc hậu về công nghệ tàu ngầm”.

Đến nay, Chính phủ Thái Lan đã đồng ý mua 2 tàu ngầm tấn công loại Type-206A đã qua sử dụng của Đức. Chi phí cho 2 tàu ngầm này khoảng 220 triệu USD và được thanh toán vào tài khóa 2012. Trước đó, một báo cáo đánh giá thực lực tàu ngầm các nước châu Á – Thái Bình Dương từ phía Trung Quốc cho biết, Thái Lan từng có dự định mua tàu ngầm lớp Amur của Nga hoặc lớp Tống (Song) của Trung Quốc.

Hải quân Thái Lan tuyên bố, hầu hết ngân sách quốc gia cần chi cho lĩnh vực kinh tế, vì thế lực lượng này sẽ đề xuất mua tàu ngầm đã qua sử dụng. Tuy nhiên, SAMTO (Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế của Nga) cho biết, Thái Lan đặt hàng của Đức 6 chiếc trong giai đoạn 2013-2014. Điều này cho thấy, Thái Lan dù mới bắt tay xây dựng nhưng đang có những kế hoạch để tiến nhanh tới việc hoàn thiện lực lượng tàu ngầm.

Về phía Việt Nam, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, cho biết, “5-6 năm tới ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm với 6 tàu hiện đại”. Đại tướng khẳng định, Việt Nam mua tàu ngầm là để tự vệ, bảo vệ hòa bình chủ quyền của đất nước.

Việc mua sắm tàu ngầm của Việt Nam là để hiện thực hóa chủ trương đưa hải quân tiến thẳng lên hiện đại. Tuy nhiên, mức độ đầu tư phải căn cứ vào khả năng tài chính của đất nước. “Ta quá chú tâm trang bị mua sắm mà đời sống nhân dân khó khăn thì không thể, Đảng nhà nước hết sức thận trọng vấn đề này”, đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết.

Cái giá không hề rẻ

Quả thực, việc sở hữu tàu ngầm không hề rẻ, vì ngoài khoản tiền mua tàu ngầm, chi phí xây dựng và duy trì các hạm đội cũng khá lớn. Đơn cử, Hải quân Malaysia đang biên chế 2 tàu ngầm Scorpene và chi phí để bảo trì cho các tàu ngầm này là 16,5 triệu USD/năm. Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia, Abdul Latiff Ahmad chi phí trên chưa gồm tiền chi cho phụ tùng thay thế.

Đó cũng chưa kể tới các chi phí sửa chữa những lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng như trường hợp Tanka Abdul Rahman, chiếc tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên của Hải quân Malaysia đã không thể nổi lên sau khi lặn xuống, hay việc Singapore cải tiến các tàu ngầm lớp Challenger (lớp Sjoormen trong biên chế Hải quân Thụy Điển) nhằm thích ứng với điều kiện khí hậu sở tại.

Dù vậy, các quốc gia trong khu vực chưa hề có ý định ngưng đầu tư cho lực lượng này. Một loạt các kế hoạch mua sắm lớn được vạch ra, ngay với cả các nước đã sở hữu tàu ngầm trong tay. Hải quân Malaysia đang có kế hoạch mua nhiều tàu ngầm loại nhỏ Andrsta cho các nhiệm vụ ven biển.

Còn Singapore, nước có lực lượng hải quân hiện đại nhất khu vực, đang sở hữu 4 chiếc tàu ngầm đang dự tính mua 2 chiếc tàu ngầm lớp Vastergotland (cũng của Thụy Điển) để thay thế tàu ngầm lớp Challenger (mua từ 1995).


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm Type-209, nguyên mẫu của tàu ngầm lớp Chakra của Đức.


Cuối năm 2010, dù đang sở hữu 2 tàu ngầm lớp Chakra (Type-209/1200 của Đức) đã được nâng cấp bởi công ty Hàn Quốc DSME (Daewoo Shipbuilding And Marine Engineering) nhưng Indonesia vẫn bày tỏ mong muốn sớm có 39 tàu ngầm trong tương lai. Thông tin này được hãng tin Antara News dẫn nguồn tin từ Hải quân Indonesia.

Theo đó, Phó tư lệnh Hải quân Indonesia, Phó đô đốc Marset cho biết, số tàu ngầm kể trên sẽ được triển khai để đảm bảo việc tuần tra lãnh hải và bảo vệ chủ quyền. Ngoài ra, Indonesia đang có kế hoạch mua bổ sung thêm 2 tàu ngầm nữa trong giai đoạn 2011-2012 bất chấp các khó khăn về kinh tế thời gian qua (kế hoạch này từng bị ngừng do thiếu tiền đầu tư). Các ứng viên cho kế hoạch này của Indonesia là tàu ngầm của Nga, Đức, Pháp, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong đó, 2 nhà cung cấp sau cùng có nhiều khả năng sẽ đồng ý bán tàu ngầm cho Indonesia. Theo nguồn tin quân sự Nga, một quan chức dấu tên trong chính phủ Seoul hy vọng hợp đồng với Indonesia sẽ mở đường cho tàu ngầm Hàn Quốc tiến vào khu vực Đông Nam Á bởi các quốc gia khác như Malaysia, Thái Lan cũng có kế hoạch mua tàu ngầm trang bị cho quân đội.

Tốn kém nhưng dẫu sao, còn hơn có tiền mà không mua được như trường hợp Đài Loan. Mắc vào quan hệ địa chính trị phức tạp giữa Trung Quốc và Mỹ, lực lượng tàu ngầm cũ kỹ 4 chiếc của Đài Bắc đang “nằm dài” chờ ngày “hồi sinh”. Trong đó, 2 chiếc có thời gian phục vụ hơn 60 năm chỉ để huấn luyện, 2 chiếc còn lại dù không thể đảm bảo được khả năng bảo vệ lãnh hải hiệu quả nhưng vẫn phải ra khơi. Mỗi lần như vậy, Tư lệnh Hải quân và Tư lệnh hạm lại hết sức lo lắng cho số phận của thủy thủ đoàn. Tháng 10/2010, một đoàn đại biểu quân sự Đài Loan đã đến Moscow để đàm phán các vấn đề mua bán vũ khí trong đó có cả tàu ngầm điện- diesel nhưng xem chừng đây là nhiệm vụ bất khả thi.

Theo phân tích thị trường tàu ngầm của nhóm dự báo Forecast International (Mỹ), đến năm 2020, đội tàu ngầm điện-diesel (SSK) thế giới sẽ được bổ sung 71 chiếc, chiếm 64% tổng số tàu ngầm được đóng trong giai đoạn 2011-2020). Chi phí đóng số tàu này ước 30,36% khối lượng thị trường.

Theo báo cáo của Nga, giữ vị trí đầu tiên trong danh sách nhà cung cấp tàu ngầm mới lớn nhất thế giới là Đức (17 chiếc với tổng giá trị 6,2 tỷ USD). Trong đó, giai đoạn 2007-2010, Đức đã xuất khẩu 9 chiếc NAPL với tổng giá trị lên tới hơn 3 tỷ USD). Vị trí thứ 2 thuộc về Nga và Pháp.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang